Bản đặc tả đề thi cuối kỳ 1 sinh học 9

Bản đặc tả đề kiểm tra cuối kỳ sinh học 9 là một bản mô tả cấu trúc đề thi chi tiết, có vai trò như một hướng dẫn để viết một đề kiểm tra hoàn chỉnh. Mời các thầy cô tham khảo và tải về bản đặc tả đề thi môn sinh học lớp 9 Hoatieu chia sẻ dưới đây để có cơ sở xây dựng những bộ đề thi sinh học chất lượng nhất.

1. Xây dựng ma trận và bản đặc tả là gì?

Khái niệm ma trận và bản đặc tả không phải là khái niệm mới, tuy nhiên đối với các cán bộ giáo viên khá quen thuộc với khái niệm này thì với những người làm trong các đơn vị, tổ chức khác thì chưa chắc đã biết hoặc đã hiểu về khái niệm này. Xây dựng ma trận và bản đặc tả thường được sử dụng trong lĩnh vực giáo dục.

Ma trận đề là bản đồ mô tả chi tiết các nội dung, các chuẩn cần đánh giá, nó là bản thiết kế kĩ thuật dùng để biên soạn đề kiểm tra, đề thi. Cụ thể là nội dung đề kiểm tra đó là ra ở bài học nào, ở chương nào, ở phần nào, ra ở cấp độ (các cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng) mỗi cấp độ có bao nhiêu câu hỏi, mỗi câu bao nhiêu điểm, tổng số điểm của mỗi cấp độ là bao nhiêu, tỉ lệ điểm của mỗi cấp độ so với điểm của toàn bài kiểm tra như thế nào, tổng số câu của cả đề là bao nhiêu. Nghĩa là phải lập bảng kê khai cụ thể, chi tiết.

Bản đặc tả có thể hiểu là bản mô tả chi tiết những yêu cầu, mức độ cần kiểm tra trong mỗi nội dung trong chủ đề.

2. Bản đặc tả đề thi cuối kỳ 1 sinh học 9

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ 1

thời gian/ câu trắc nghiệm/tự luận3.544.55
sttNỘI DUNG KIẾN THỨCđơn vị kiến thứcCÂU HỎI THEO MỨC ĐỘ NHẬN THỨCtổng số câuTổng thời giantỉ lệ %thời lượng giảng dạysố điểm tương đươngsố điểm cân chỉnhtổng số câu TLTổng số câu
trắc nghiệm
NHẬN BIÊTTHÔNG HIỂUVẬN DỤNGVẬN DỤNG CAO
chTNThời gianch TLThời gianchTNThời gianch TLThời gianchTNThời gianch TLThời gianchTNThời gianch TLThời gianchTNchTL
1Chương I.Men ĐenLai 1 cặp tính trang-14----014.0020.0%2tiết221
Chương III. ADN và GenADN-13.5----013.5040.0%4tiết4426
ADN và bản chất của gen--14--014.00
Mối quan hệ giữa gen và ARN---0-
Mối quan hệ giữa gen và tính trạng--14--014.00
5Chương IV.
Biến dị
Đột biến gen-13.5---15--028.0040.0%4tiết4416
6Đột biến cấu trúc NST-13.5-----15028.50
Đột biến số lưọng NST13.5------013.50
7Thường biến-----15-15029.50
tổng0041400312002100021001145100%10tiết1010412
tỉ lệ40%30%20%10%100%
tổng điểm432110.00

Mời các bạn xem và tải bản đầy đủ trong file tải về nhé

3. Ma trận đề thi sinh học 9

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I

MÔN: SINH HỌC LỚP 9 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 phút

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Câu hỏi

Thời gian (phút)

% tổng điểm

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

TN

TL

1

1. Các thí nghiệm của Men Đen

1.1 Menđen và di truyền học

1

1

1

1

10

15

1.2. Lai một cặp tính trạng

1

9

1.3. Lai hai cặp tính trạng

2

2. Nhiễm sắc thể

2.1.Nhiễm sắc thể

1

1

1

9,5

2

1

12,75

30

2.2. Nguyên phân

2.3. giảm phân

1

1,25

2.4. Phát sinh giao tử và thụ tinh

2.5 Cơ chế xác định giới tính

2.6. Di truyền liên kết

3

3. ADN và gen

3.1.ADN

1

1,25

1

1

10,25

25

3.2.ADN và bản chất của gen

1

10

3.3. Mối quan hệ giữa gen và ARN

3.4. Prôtêin

3.5.Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

4

4. Biến dị

4.1. Đột biến gen

1

1

1

4.2. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

1

11

25

4.3.Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

4.4. Thường biến

1

10

5.Di truyền học người

5.1. Phương pháp nghiên cứu di truyền người .

1

1

1

1

5

5.2. Bệnh và tật di truyền ở người

Tổng

4

4

4

22,.5

1

9,5

1

9

6

4

45

Tỉ lệ (%)

40

30

20

10

Tỉ lệ chung (%)

70

30

100%

4. Đề mẫu sinh học lớp 9

SỞ GD & ĐT TỈNH ......

TRƯỜNG PT DTNT THCS ......

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

Năm học: 2021 - 2022

Môn: Sinh học 9

Thời gian: 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Chọn 1 đáp án đúng điền vào phiếu trả lời

Câu 1: Phép lai dưới đây được coi là lai phân tích:

A. P: AA x AA B. P: Aa x Aa C. P: AA x Aa D. P: Aa x aa

Câu 2: NST là cấu trúc có ở:

A. Ngoài tế bào B. Trong các bào quan C. Trong nhân tế bào D. Trên màng tế bào

Câu 3. Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau: - A-T-X-G-T-A-T-X-G-A- . Hãy xác định đoạn mạch đơn bổ sung với nó.

A. – T – A – G – X – A – T – A – G – X – T-

B. – T – A – T – G – X – T – A – X – G – T-

C. – A – T – X – G – T – A – T –G – X – T-

D. – A – T – A – X – G – A – T-.X – X – T -

Câu 4: Đột biến gen là

A. Những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số nucleotit.

B. Những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nucleotit.

C. Những biến đổi trên ADN.

D. Những biến đổi về ARN

Câu 5: Kết quả của lần giảm phân I là từ 1 tế bào mẹ mang bộ NST lưỡng bội (2n NST) tạo ra

A. 4 tế bào con mang bộ NST đơn bội (n NST).

B. 2 tế bào con mang bộ NST đơn bội kép (n NST kép)

C. 2 tế bào con mang bộ NST lưỡng bội (2n NST)

D. 2 tế bào con mang bộ NST lưỡng bội kép (2n NST kép)

Câu 6: Phương pháp nào được sử dụng riêng để nghiên cứu di truyền người?

A. Nghiên cứu phả hệ, nghiên cứu trẻ đồng sinh. B. Nghiên cứu tế bào.

C. Nghiên cứu phả hệ, nghiên cứu vật chất di truyền. D. Xét nghiệm.

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm) Nêu diễn biến quá trình tự nhân đôi của AND? Quá trình nhân đôi and diễn ra theo những nguyên tắc nào?

Câu 2 (2 điềm) Phân biệt thường biến và đột biến?

Câu 3. (2 điểm) 1 loài sinh vật có bộ NST : 2n=20

a. Tính số nhóm gen liên kết

b, Tính số NST đơn và số NST kép, số tâm động, số crômatit qua kì giữa của nguyên phân

Câu 4: ( 1 điểm) Ở một loài, gen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với mắt trắng do gen a quy định. Cho cá thể mắt đỏ thuần chủng giao phối với cá thể mắt trắng thu được F1 đều mắt đỏ.

a. Hãy lập sơ đồ lai nói trên.

b. Nếu tiếp tục cho cá thể F1 lai với nhau kết quả sẽ như thế nào?

Cho biết gen quy định màu mắt nằm trên NST thường.

HƯỚNG DẪN CHẤM: ĐỀ THI CUỐI KÌ I MÔN SINH 9

1. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm

1

2

3

4

5

6

D

C

A

B

B

A

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm) Nêu diễn biến quá trình tự nhân đôi của AND? Quá trình nhân đôi and diễn ra theo những nguyên tắc nào?

* Diễn biến quá trình nhân đôi

Quá trình tự nhân đôi ADN (sao chép) diễn ra qua các giai đoạn theo thứ tự sau:

- Khi mới bắt đầu nhân đôi, phân tử ADN tháo xoắn, 2 mạch đơn trong phân tử ADN tách nhau dần dần dưới tác dụng của các enzyme. (0,25đ)

- Sau khi được tách ra, các nuclêôtit trên mạch đơn lần lượt liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung (A-T, G-X) để tạo mạch mới. (0,25đ)

- Khi quá trình tự nhân đôi kết thúc, hai phân tử ADN con được tạo thành rồi đóng xoắn (0,25đ)

- Kết quả: Hai phân tử ADN mới được tạo ra có cấu tạo giống nhau và giống ADN mẹ ban đầu. (0,25đ)

* Nguyên tắc của quá trình nhân đôi AND

- Quá trình nhân đôi ADN tuân theo 2 nguyên tắc:

+ Nguyên tắc bổ sung (NTBS): Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. Các nuclêôtit tự do của môi trường liên kết với nuclêôtit của mạch khuôn theo NSTBS: A liên kết với T, G liên kết với X và ngược lại. (0,5đ)

+ Nguyên tắc bán bảo toàn (giữ lại một nửa): trong mỗi ADN con có 1 mạch cũ của ADN mẹ, mạch còn lại được tổng hợp mới. (0,5đ)

Câu 2 (2 điềm) Phân biệt thường biến và đột biến?

Thường biến

Đột biến

Thường xảy ra tập trung theo một hướng xác định.

Xảy ra riêng lẻ theo nhiều hướng khác nhau.

0,5 đ

- Chỉ làm biến đổi kiểu hình, không làm biến đổi kiểu gen nên không di truyền được.

- Làm biến đổi kiểu gen nên di truyền được.

0,5 đ

- Do tác động trực tiếp từ điều kiện môi trường.

- Do tác động của các tác nhân vật lí, tác nhân hóa học gây nên.

0,5 đ

- Không phải nguyên liệu cho chọn giống mà mang ý nghĩa thích nghi.

- Có ý nghĩa là nguyên liệu cho chọn giống.

0,5 đ

- Có lợi cho sinh vật.

- Hầu hết có hại cho sinh vật, một số ít có lợi hoặc trung tính.

Câu 3. (2 điểm) 1 loài sinh vật có bộ NST : 2n=20

a.Tính số nhóm gen liên kết : n= 20:2=10 nhóm gen liên kết (1 điểm)

b, Tính số NST đơn và số NST kép, số tâm động, số crômatit tại kì Giữa của nguyên phân

NST đơn

NST kép

số tâm động

số crômatit

(1điểm)

Kì Giữa nguyên phân

0

20

20

40

Câu 3 (1 điểm)

Giải thích các bước giải:

A- đỏ, a- trắng

P: t/c AA x aa

G : A a

F1 : 100% Aa( đỏ) (0,5 điểm)

b, F1 x F1 : Aa x Aa

G 1A : 1a 1A : 1a

F2 : 1 AA : 2 Aa : 1 aa

3 đỏ : 1 trắng (0,5 điểm)

5. Lưu ý khi làm bản đặc tả sinh học 9

Lưu ý:

  • Câu hỏi theo mức độ nhận thức ở trên là gợi ý, quý Thầy Cô có thể điều chỉnh lại cho phù hợp với đặc thù của trường mình nhưng phải nằm trong đơn vị kiến thức chung như trên.
  • Những câu hỏi đề xuất là những câu hỏi nhỏ, nên thấy số lượng câu hỏi nhiều, các trường có thể để câu hỏi nhỏ trên nằm trong câu hỏi lớn của nội dung kiến thức.
  • Câu hỏi pisa có thể không nằm trong các bài trên nhưng vẫn thuộc các nội dung kiến thức trong ma trận chung.
  • Nghiên cứu kỷ công văn 3280/GDĐT-GDTrH ngày 27/08/2020 của Bộ GD và ĐT về hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, bộ môn sinh học để ra đề kiểm tra cuối kì 1.

6. Cấu trúc bản đặc tả đề thi sinh học 9

- Cấu trúc đề thi sinh học lớp 9:

  • Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.
  • Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm, (gồm 16 câu hỏi: nhận biết: 12 câu, thông hiểu: 4 câu), mỗi câu 0,25 điểm;
  • Phần tự luận: 6,0 điểm (Nhận biết: 1,0 điểm; Thông hiểu: 2,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm).

Trên đây là bản đặc tả đề thi cuối kỳ 1 sinh học 9 hay ma trận đề kiểm tra sinh học 9. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các bài tập khác trong chương trình Lớp 9 mảng Học tập nhé.

Các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để thảo luận học tập và giải đáp bất cứ điều gì chưa hiểu nhé, thành viên trong nhóm sẽ giúp đỡ rất tận tình.

Đánh giá bài viết
1 3.125
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi