Giáo án, Kế hoạch bài dạy môn Tin học 7 Sách Kết nối tri thức 2024

Tải về

Giáo án, Kế hoạch bài dạy môn Tin học 7 Sách Kết nối tri thức 2024 được cập nhật cho bạn đọc tham khảo trọn bộ nhất. Mời các bạn tải về Kế hoạch bài dạy môn Tin học 7 trong bài viết của Hoatieu.vn để xem đầy đủ 16 bài trong chương trình nhé.

Mẫu giáo án Tin học 7 Sách Kết nối tri thức được chia sẻ hoàn toàn miễn phí và chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ các thầy cô khi biên soạn giáo án cho riêng mình.

1. Kế hoạch bài dạy môn Tin học 7 trong sách kết nối tri thức

Trong quá trình giảng dạy, việc lập kế hoạch giảng dạy sẽ giúp cho giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả giáo viên và học viên nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn.

Đổi mới phương pháp và kế hoạch giảng dạy theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học viên đòi hỏi học viên phải tự tìm kiếm, khám phá kiến thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên thông qua việc phối hợp các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học tích cực, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại có ứng dụng công nghệ thông tin.

Các bài trong chương trình Tin học 7 bao gồm:

Bài 1. Thiết bị vào - ra

Bài 2. Phần mềm máy tính

Bài 3. Quản lí dữ liệu trong máy tính

Chủ đề 2. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin

Bài 4. Mạng xã hội và một số kênh trao đổi thông tin trên Internet

Chủ đề 3. Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số

Bài 5. Ứng xử trên mạng

Chủ đề 4. Ứng dụng tin học

Bài 6. Làm quen với phần mềm bảng tính

Bài 7. Tính toán tự động trên bảng tính

Bài 8. Công cụ hỗ trợ tính toán

Bài 9. Trình bày bảng tính

Bài 10. Hoàn thiện bảng tính

Bài 11. Tạo bài trình chiếu

Bài 12. Định dạng đối tượng trên trang chiếu

Bài 13. Thực hành tổng hợp: hoàn thiện bài trình chiếu

Chủ đề 5. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính

Bài 14. Thuật toán tìm kiếm sự tuần tự

Bài 15. Thuật toán tìm kiếm nhị phân

Bài 16. Thuật toán sắp xếp

2. Kế hoạch bài dạy Bài 1 Thiết bị vào - ra Tin học 7 sách Kết nối

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Trường:...................

Tổ:............................

Họ và tên giáo viên:

……………………

TÊN BÀI DẠY: Bài 1. Thiết bị vào - ra

Môn: Tin học lớp: 7

Thời gian thực hiện: (2 tiết)

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức: Sau bài học này em sẽ:

  • Củng cố và phát triển kiến thức về xử lí thông tin ở lớp 6
  • Biết và nhận ra được các thiết bị vào – ra có nhiều loại, hình dạng khác nhau
  • Biết được chức năng của các thiết bị vào – ra trong thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
  • Nêu được ví dụ cụ thể về những thao tác không đúng cách, gây ra lỗi cho thiết bị.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:

Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về khái niệm Thiết bị vào – ra.

Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra ví dụ về: Thiết bị vào – ra, cách sử dụng thiết bị an toàn.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ cụ thể về những thao tác không đúng cách, gây ra lỗi cho thiết bị.

2.2. Năng lực Tin học

Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:

Năng lực C (NLc):

- Kể được chức năng của các thiết bị vào – ra trong thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.

- Biết sử dụng thiết bị một cách an toàn và có trách nhiệm.

- Thực hiện đúng các thao tác với các thiết bị thông dụng của máy tính.

3. Về phẩm chất:

- Học sinh có ý thức trách nhiệm đối với việc sử dụng thiết bị.

- Thể hiện sự cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.

- Truyền đạt các thông tin chính xác, khách quan.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính giáo viên, phiếu học tập

- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 7

III. Tiến trình dạy học

Khởi động (5p)

a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết là các thiết bị vào ra là một trong bốn thành phần của máy tính hỗ trợ con người xử lí thông tin.

b) Nội dung: Học sinh đọc đoạn văn bản trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi: em biết những được điều gì sau khi đọc xong đoạn văn bản đó.

c) Sản phẩm: Họcsinh trả lời về thông tin trong đoạn văn bản.

d) Tổ chứcthực hiện: Chiếu đoạn văn bản, hoặc yêu cầu học sinh đọc trong Sách giáo khoa.

Hình thành kiến thức mới

1. Thiết bị vào - ra

HĐ 1.1. Phân biệt thiết bị vào, thiết bị ra. (15p)

a) Mục tiêu: Giúp học sinh phân biệt được thiết bị vào, thiết bị ra.

b) Nội dung:Phiếu học tập số 1.

c) Sản phẩm:Kết quả điền phiếu của các nhóm.

d) Tổ chứcthực hiện:

- Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu mục đích yêu cầu và tiến trình của hoạt động thảo luận trước lớp.

  • Chia nhóm HS.
  • Phát phiếu học tập.

- Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS phân công nhóm trưởng, người báo cáo.
  • HS thảo luận và viết câu trả lời theo nhóm.

- Báo cáo, thảo luận

  • HS trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Kết luận, nhận định

  • GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

Ghi nhớ:

- Thiết bị vào được dùng để nhập thông tin vào máy tính.

- Thiết bị ra xuất thông tin từ máy tính ra để con người nhận biết được.

3. Kế hoạch bài dạy Tin học 7 sách Kết nối Bài 2 Phần mềm máy tính

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Trường:...................

Tổ:............................

Họ và tên giáo viên:

……………………

TÊN BÀI DẠY: Bài 2. Phần mềm máy tính

Môn: Tin học lớp: 7

Thời gian thực hiện: (2 tiết)

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức: Sau bài học này em sẽ:

- Nhận thức được vai trò của phần mềm trong hoạt động của máy tính.

- Phân chia phần mềm thành hai loại: hệ điều hành và phần mềm ứng dụng.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về khái niệm hệ điều hành, phần mềm ứng dụng,..

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra khái niệm hệ điều hành, phần mềm ứng dụng.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh phân biệt được sự khác nhau giữa hệ điều hành và phần mềm ứng dụng.

2.2. Năng lực Tin học

- Giải thích được sơ lược chức năng điều khiển và quản lí của hệ điều hành, qua đó phân biệt được hệ điều hành với phần mềm ứng dụng.

- Nêu được tên một số phần mềm ứng dụng đã sử dụng. Giải thích được phần mở rộng của tên tệp cho biết tệp thuộc loại gì, nêu được ví dụ minh hoạ.

3. Về phẩm chất:

- Học sinh có ý thức trách nhiệm đối với việc sử dụng thiết bị học.

- Nhận ra được trong một tổ chức, các thành viên có vai trò, vị trí khác nhau để thực hiện mục tiêu chung. Từ đó tự giác, củng cố ý thức tổ chức kỉ luật.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính giáo viên, phiếu học tập

- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 7

III. Tiến trình dạy học

Hoạt động 1. Khởi động (10p)

a) Mục tiêu: Giúp học sinh định hướng được bài học:

- Nếu không có chương trình máy tính (phần mềm), thành phần thiết bị chỉ là khối vật chất không phản hồi.

.........

4. Giáo án Tin học 7 sách Kết nối Bài 3 Quản lí dữ liệu trong máy tính

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Trường:...................

Tổ:............................

Họ và tên giáo viên:

……………………

TÊN BÀI DẠY: Bài 3. Quản lí dữ liệu trong máy tính

Môn: Tin học lớp: 7

Thời gian thực hiện: (2 tiết)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Biết được tệp chương trình cũng là dữ liệu, có thể được lưu trữ trong máy tính.

- Nêu được ví dụ về biện pháp an toàn dữ liệu như sao lưu dữ liệu, phòng chống xâm nhập trái phép và phòng chống virus,…

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về tệp, thư mục, quản lí dữ liệu

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra cách tổ chức, quản lí dữ liệu trong máy tính.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh chỉ ra được các biện pháp bảo vệ dữ liệu trong máy tính.

2.2. Năng lực Tin học

- Thao tác thành thạo với tệp và thư mục: tạo mới, sao chép, di chuyển, đổi tên, xoá tệp và thư mục (Nla).

3. Phẩm chất:

- Học sinh có ý thức trách nhiệm đối với việc sử dụng thiết bị học.

- Có ý thức trong việc bảo vệ an toàn dữ liệu trong máy tính cũng như an toàn thông tin cá nhân.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính giáo viên, phiếu học tập

- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 7

III. Tiến trình dạy học

Hoạt động 1. Khởi động (10p)

a) Mục tiêu:

- Củng cố khái niệm cây thư mục.

- Rèn luyện kĩ năng phân loại dữ liệu, đặt tên thư mục.

b) Nội dung:

bài dạy môn Tin học 7

c) Sản phẩm: Cây thư mục của học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

- Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu mục đích yêu cầu và tiến trình của hoạt động thảo luận trước lớp. Chia nhóm HS.

- Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS phân công nhóm trưởng, người báo cáo.
  • HS thảo luận và vẽ cây thư mục ra giấy (Khuyến khích sử dụng sơ đồ tư duy)

- Báo cáo, thảo luận

  • HS trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Kết luận, nhận định

  • GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

1. Tên tệp và thư mục trong máy tính

HĐ 1.1. Tên tệp và thư mục trong máy tính. (10p)

a) Mục tiêu: Học sinh nhận thấy được sự cần thiết phải phân loại dữ liệu, một số lưu ý khi đặt tên thư mục.

b) Nội dung: Đọc đoạn văn bản trong SGK – 13

c) Sản phẩm: Nội dung đoạn văn gồm 3 ý chính:

- Sự cần thiết phải phân loại dữ liệu và tổ chức chúng theo cấu trúc để dễ tìm kiếm.

- Một số lưu ý khi đặt tên tệp và thư mục giúp gợi nhớ và phục vụ mục tiêu tìm kiếm.

- Tệp chương trình máy tính cũng được lưu trữ trong bộ nhớ giống như tệp dữ liệu.

c) Tổ chức thực hiện:

- Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu mục đích, yêu cầu của hoạt động.

- Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc đoạn văn bản (SGK – Trang 13) từ đó nêu được nội dung cơ bản đoạn văn bản truyền tải.

- Báo cáo: Trả lời cá nhân

- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

.....................

5. Tải Kế hoạch bài dạy môn Tin học 7 Sách Kết nối tri thức cả năm

Tài liệu Giáo án, Kế hoạch bài dạy môn Tin học 7 Sách Kết nối tri thức cả năm 16 bài mẫu bản word đã được cập nhật đầy đủ trên trang Hoatieu.vn. Do tài liệu gồm nhiều trang nên trang Hoatieu chưa thể trình bày hết.

Mời bạn đọc tải về Giáo án, Kế hoạch bài dạy môn Tin học 7 Sách Kết nối tri thức cả năm file doc đính kèm trong bài viết để tham khảo chi tiết nội dung bộ mẫu kế hoạch bài giảng Tin học 7 Sách Kết nối tri thức.

Ngoài ra, bạn đọc có thể xem thêm các bài viết liên quan tại mục Dành cho giáo viên thuộc chuyên mục Tài liệu. 

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
2 9.441
Giáo án, Kế hoạch bài dạy môn Tin học 7 Sách Kết nối tri thức 2024
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm