Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7 Kết nối tri thức cả năm

Tải về

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7 Kết nối tri thức - Giáo án trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7 Kết nối tri thức được Hoatieu chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết này là mẫu kế hoạch bài dạy Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 7 Kết nối tri thức bao gồm giáo án sinh hoạt dưới cờ lớp 7 kết nối tri thức, giáo án sinh hoạt lớp 7 Kết nối tri thức và giáo án bài dạy theo chủ đề. Giáo án HĐTN lớp 7 KNTT được trình bày trên file word rất thuận tiện cho các thầy cô trong việc tham khảo và chỉnh sửa.

Mẫu giáo án Giáo án HĐTN 7 Kết nối tri thức dưới đây được Hoatieu chia sẻ hoàn toàn miễn phí và chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ các thầy cô khi biên soạn giáo án cho riêng mình.

Tải giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 7 Kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 1: EM VỚI NHÀ TRƯỜNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau chủ đề này, HS sẽ:

  • Phát triển được mối quan hệ hòa đồng với thầy cô, các bạn và hài lòng về các mối quan hệ này.
  • Hợp tác được với thầy cô, các bạn để thực hiện các nhiệm vụ chung và giải quyết được những vấn đề nảy sinh.
  • Giới thiệu được những nét nổi bật, tự hào về nhà trường.
  • Tham gia hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, của nhà trường.

2. Về năng lực

- Năng lực chung:

  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

- Năng lực riêng: Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề một cách triệt để, hài hòa.

3. Phẩm chất

  • Nhân ái: HS biết yêu thương quý trọng bạn bè, thầy cô
  • Trung thực: HS thể hiện đúng cảm xúc của bản thân khi tìm hiểu về truyền thống nhà trường, mạnh dạn hợp tác với bạn bè thầy cô để giải quyết các nhiệm vụ chung
  • Trách nhiệm: HS có ý thức xây dựng và giữ gìn trường lớp gọn gàng, sạch đẹp. Có trách nhiệm giữ gìn, bồi đắp tình cảm yêi mến bạn bè, kính trọng thầy cô yêu quý trường lớp.
  • Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc học chủ đề, biết vượt qua khó khăn để học tập tốt

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, Giáo án.
  • Hình ảnh, video clip liên quan đến hoạt động.
  • Giấy nhớ các màu khác nhau.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
  • Nghiên cứu trước các nội dung của chủ đề.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

NỘI DUNG 1: PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ HÒA ĐỒNG, HỢP TÁC VỚI THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN

(2 tiết)

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a, Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b, Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c, Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d, Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức.

- GV phổ biến cách chơi và luật chơi:

+ Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 10 bạn xếp thành 2 hàng trong lớp học. Trong thời gian 3 phút, lần lượt viết tên thầy cô giáo và các bạn trong lớp học.

+ Đội nào viết được nhiều, đúng tên các thầy cô giáo hoặc các bạn trong lớp học thì đội đó giành được chiến thắng.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi.

- GV dẫn dắt HS vào hoạt động: Để nắm rõ hơn làm thế nào để phát triển được mối quan hệ hòa đồng với thầy cô giáo, các bạn và hài lòng về các mối quan hệ này ; hợp tác được với các thầy cô giáo, các bạn để thực hiện các nhiệm vụ chung và giải quyết được những vấn đề nảy sinh, chúng ta cùng thực hiện những hoạt động trong tiết học ngày hôm nay – Nội dung 1: Phát triển mối quan hệ hòa đồng, hợp tác với thầy cô và các bạn.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô giáo và các bạn

a, Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chia sẻ được những kinh nghiệm về cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô giáo và các bạn; nêu được cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô giáo và các bạn.

b, Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c, Sản phẩm học tập: HS làm việc nhóm và trả lời câu hỏi.

d, Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận, trao đổi và trả lời câu hỏi: Em hãy chia sẻ những kinh nghiệm để tạo dựng mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn.

- GV hướng dẫn HS:

+ Mỗi HS sủ dụng giấy nhờ 2 màu, một màu ghi những điểm tốt, màu còn lại ghi những điểm chưa tốt về sự hòa đồng giữa các HS với thầy, cô giáo và với các bạn trong lớp.

+ Ghi chép xong, HS dán các tờ giấy nhớ vào 1 tờ giấy chung của nhóm (A4 hoặc A3). Những tờ giấy nào có đặc điểm giống nhau thì nhấc ra khỏi tờ giấy chung.

+ Các nhóm đặt tên cho sản phẩm của nhóm mình và treo sản phẩm lên bảng.

- GV yêu cầu HS: Nêu những điều rút ra được qua phần trình bày của các nhóm và cá nhân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận về cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô giáo và các bạn.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô giáo và các bạn

- Để phát triển được mối quan hệ hòa đồng với thầy cô giáo và các bạn, mỗi chúng ta cần :

+ Luôn tôn trọng, lắng nghe để thấu hiểu ý kiến của thầy cô giáo và các bạn.

+ Khi gặp khó khăn nên trò chuyện, tâm sự, chia sẻ, hỏi ý kiến thầy cô giáo.

+ Phát ngôn tích cực, giao tiếp cởi mở, cùng học, cùng tham gia các hoạt động với bạn.

+ Nhường nhịn, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

+ Khiêm tốn học hỏi thầy cô giáo và các bạn.

+ Tôn trọng sự khác biệt. Các đặc điểm tính cách của thầy cô giáo và các bạn trong lớp rất đa dạng, phong phú. Do đó mỗi chúng ta cần biết điều chỉnh bản thân để tạo nên một lớp học thân thiện, hòa đồng, gắn kết chặt chẽ với nhau.

.............................

Giáo án sinh hoạt lớp 7 Kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 1: EM VỚI NHÀ TRƯỜNG

Tuần 1 – Tiết 3:

SINH HOẠT LỚP

XÂY DỰNG NỘI QUY LỚP HỌC HẠNH PHÚC

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

1.1. Năng lực chung

Giao tiếp, hợp tác: Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm, thể hiện khả năng hợp tác với các bạn trong nhóm; mạnh dạn trong việc trao đổi, tranh luận với GV và các nhóm khác.

1.2. Năng lực đặc thù

Thiết kế và tổ chức hoạt động: Rèn sự tự tin khi diễn đạt suy nghĩ, trình bày ý tưởng trước đông người; rèn kỹ năng xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động và đánh giá.

2. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Ý thức hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, tích cực học tập.

- Nhân ái: Thiết lập được mối quan hệ hài hoà với mọi người xung quanh.

- Trách nhiệm: Nêu cao trách nhiệm trong hoạt động tập thể.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV

- Nội dung liên quan buổi sinh hoạt lớp.

- Kế hoạch tuần mới.

- Giấy A0, bút dạ.

2. Đối với HS:

- Bản sơ kết tuần

- Kế hoạch tuần mới.

- Bút dạ, Giấy khổ A1/A2 để HS ghi kết quả thảo luận nhóm.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

Phần 1. Sinh hoạt lớp (10 phút)

- GV yêu cầu cán sự lớp điều hành lớp tự đánh giá và sơ kết tuần, xây dựng kế hoạch tuần mới.

- GV nhận xét bổ xung, động viên, khen ngợi, giải quyết những khó khăn cùng HS.

Phần 2: Sinh hoạt theo chủ đề (35 phút)

a. Mục tiêu

- Học sinh nêu được cảm xúc của bản thân về ngày khai trường.

- Xây dựng được tiêu chí “Lớp học hạnh phúc”.

b. Nội dung

- HS tham gia chia sẻ cảm xúc của bản thân về ngày khai trường.

- HS tham gia xây dựng được tiêu chí “Lớp học hạnh phúc”.

c. Sản phẩm

Phiếu kết quả thực hiện của từng nhóm theo yêu cầu của giáo viên.

d. Tổ chức hoạt động

- Bước 1: Giao nhiệm vụ

Giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ theo tổ 1 trong 3 nhiệm vụ:

+ Cảm xúc của bản thân về ngày khai trường.

+ Những điều học hỏi được về cách hợp tác giải quyết các vấn đề nảy sinh trong khi thực hiện những nhiệm vụ chung.

+ Tổ chức cho học sinh thảo luận để xây dựng tiêu chí “Lớp học hạnh phúc”.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS chia sẻ theo nhiệm vụ của tổ, thảo luận góp ý cho tổ còn lại:

+ Cảm xúc của bản thân về ngày khai trường.

+ Những điều học hỏi được về cách hợp tác giải quyết các vấn đề nảy sinh trong khi thực hiện những nhiệm vụ chung.

+ Tổ chức cho học sinh thảo luận để xây dựng tiêu chí “Lớp học hạnh phúc”.

- Bước 3: Báo cáo, tthảo luận

HS tranh biện kết quả các bạn đã tham gia trình bày.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

+ GV kết luận Hoạt động 2.

+ GV tuyên dương các nhóm thực hiện tốt, nhắc nhở các nhóm còn thực hiện chưa hiệu quả.

Hoạt động nối tiếp

GV dặn dò HS:

- Về nhà tiếp tục nghiên cứu tiêu chí “Lớp học hạnh phúc” để thực hiện cho lớp mình.

- Chuẩn bị những nội dung cho tiết Sinh hoạt dưới cờ tuần sau:

+ Trình bày được nội quy, quy định của trường lớp.

+ Hợp tác với thầy cô và các bạn thực hiện các nội quy của trường, lớp.

...........................

Giáo án sinh hoạt dưới cờ lớp 7 Kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 1. EM VỚI NHÀ TRƯỜNG

YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Phát triển được mối quan hệ hòa đồng với thầy cô, các bạn và hài lòng về các mối quan hệ này

Hợp tác được với thầy cô, các bạn để thực hiện các nhiệm vụ chung và giải quyết được những vấn đề nảy sinh.

Giới thiệu được những nét nổi bật, tự hào về nhà trường

Tham gia hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh của nhà trường.

Rèn luyện được năng lực giao tiếp, hợp tác, tự chủ; phẩm chất nhân ái, trách nhiệm.

*********************

Tuần 1 - Tiết 1. Sinh hoạt dưới cờ - Khai giảng năm học mới

I. MỤC TIÊU:

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

· Nêu được ý nghĩa của ngày khai giảng

· Thể hiện được cảm xúc vui vẻ, tự tin và có ấn tượng tốt về ngày khai giảng

· Rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật, kĩ năng giao tiếp, phẩm chất nhân ái, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với TPT, BGH và GV

· Thành lập BTC ngày lễ khai giảng

· Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong BTC

· Xây dựng kịch bản chương trình lễ khai giảng

· Thành lập đội nghi lễ của trường: đội trống, đội cờ

· Gửi giấy mời các đại biểu tham dự lễ khai giảng

· Chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật để tổ chức lễ khai giảng.

2. Đối với HS

· Chuẩn bị trang phục, hoa, cờ theo sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm (GVCN)

· Tập các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày khai giảng

· Tập dượt nghỉ lễ khai giảng

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Tổ chức lễ khai giảng

Thực hiện các nghi thức theo chương trình của ngày khai giảng chào mừng năm học mới:

- Đón tiếp đại biểu

- Tổ chức lễ diễu hành: Rước cờ, ảnh Bác

- Lễ chào cờ

- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu đến dự lễ khai giảng

- Đại diện địa phương hoặc nhà trường đọc thư của Chủ tịch nước gửi GV và HS nhân ngày khai giảng

- Hiệu trưởng nhà trường đọc diễn văn khai giảng, đánh trống khai trường

- Đại diện GV và HS phát biểu ý kiến, cam kết thi đua dạy tốt, học tốt.

- Đại biểu phát biểu ý kiến, chào mừng ngày khai giảng.

Hoạt động 2. Văn nghệ chào mừng năm học mới

- Người dẫn chương trình (MC) giới thiệu các tiết mục văn nghệ. Các lớp trình diễn các tiết mục văn nghệ phù hợp với nội dung chào mừng năm học mới.

- Gợi ý một số bài hát: Mái trường mến yêu (tác giả: Lê Quốc Thắng), Chào năm học mới (tác giả: Phạm Hải Đăng), Mùa thu ngày khai trường (tác giả: Vũ Trọng Tường)…

ĐÁNH GIÁ

- HS chia sẻ cảm xúc về ngày khai giảng và mục tiêu phấn đấu trong năm học mới

- Chia sẻ sự hòa đồng với thầy cô và các bạn trong quá trình chuẩn bị và tham gia các hoạt động của ngày khai giảng.

...........................................

Để xem trọn bộ giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 7 Kết nối tri thức miễn phí, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
8 5.321
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7 Kết nối tri thức cả năm
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm