Ma trận theo chủ đề môn Tin học 7 Sách Kết nối tri thức 2024

Tải về

Ma trận theo chủ đề môn Tin học 7 Sách Kết nối tri thức 2024 được rất nhiều người quan tâm và tìm kiếm. Hoatieu.vn xin cung cấp cho bạn đọc bảng đặc tả kỹ thuật đề kiểm tra theo chủ đề môn Tin học lớp 7. Mời bạn đọc tham khảo và tải về nhé.

1. Ma trận theo chủ đề là gì?

Khá nhiều bạn thắc mắc về ma trận trong chương trình giáo dục như thế nào? Có thể thấy, ma trận được sử dụng trong việc kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy và học tập.

Những năm gần đây, ở bậc học Trung học cơ sở, Trung học phổ thông trong khi ra đề kiểm tra 15 phút, 1 tiết ở bất cứ dạng nào, từ tự luận đến trắc nghiệm, giáo viên đều phải lập ma trận đề thi.

Ma trận đề là bản đồ mô tả chi tiết các nội dung, các chuẩn cần đánh giá, nó là bản thiết kế kĩ thuật dùng để biên soạn đề kiểm tra, đề thi. Cụ thể là nội dung đề kiểm tra đó là ra ở bài học nào, ở chương nào, ở phần nào, ra ở cấp độ (các cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng) mỗi cấp độ có bao nhiêu câu hỏi, mỗi câu bao nhiêu điểm, tổng số điểm của mỗi cấp độ là bao nhiêu, tỉ lệ điểm của mỗi cấp độ so với điểm của toàn bài kiểm tra như thế nào, rồi tổng số câu của cả đề là bao nhiêu.

2. Ma trận theo chủ đề môn Tin học 7 Sách Kết nối tri thức

TIN HỌC LỚP 7

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA THEO CHỦ ĐỀ

Chủ đề

Nội dung

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Chủ đề 1 (A)

Bài 1. Thiết bị vào ra

Nhận biết

– Biết và nhận ra được các thiết bị vào – ra có nhiều loại, hình dạng khác nhau,

– Biết được chức năng của mỗi loại thiết bị này trong thu thập, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.

– Nêu được ví dụ cụ thể về những thao tác không đúng cách sẽ gây ra lỗi cho các thiết bị và hệ thống xử lí thông tin.

Vận dụng

– Thực hiện đúng các thao tác với các thiết bị thông dụng của máy tính.

3 (TN)

1 (TH)

Bài 2. Phần mềm máy tính

Nhận biết

– Phân biệt được hệ điều hành với phần mềm ứng dụng.

– Nêu được tên một số phần mềm ứng dụng đã sử dụng.

Thông hiểu

– Giải thích được sơ lược chức năng điều khiển và quản lí của hệ điều hành,

2 (TN)

1 (TN)

Bài 3. Quản lí dữ liệu trong máy tính

Nhận biết

– Nêu được ví dụ minh hoạ.

– Biết được tệp chương trình cũng là dữ liệu, có thể được lưu trữ trong máy tính.

Thông hiểu

– Giải thích được phần mở rộng của tên tệp cho biết tệp thuộc loại gì,

Vận dụng

– Thao tác tạo, sao chép, di chuyển, đổi tên, xoá tệp và thư mục.

Vận dụng cao

– Thao tác thành thạo:tạo, sao chép, di chuyển, đổi tên, xoá tệp và thư mục.

2 (TN)

1 (TN)

1 (TH)

1 (TH)

Chủ đề 2 (C)

Bài 4. Một số kênh trao đổi thông tin trên Internet

Nhận biết

– Nêu được một số chức năng cơ bản của mạng xã hội. Nhận biết được một số website là mạng xã hội.

– Nêu được tên một kênh trao đổi thông tin thông dụng trên Internet và loại thông tin trao đổi trên kênh đó.

– Nêu được ví dụ cụ thể về hậu quả của việc sử dụng thông tin vào mục đích sai trái.

Vận dụng

– Sử dụng được một số chức năng cơ bản của một mạng xã hội để giao lưu và chia sẻ thông tin.

3 (TN)

1 (TH)

Chủ đề 3 (D)

Bài 5. Ứng xử trên không gian mạng

Nhận biết

– Nêu được một số ví dụ truy cập không hợp lệ vào các nguồn thông tin và kênh truyền thông tin.

– Biết được tác hại của bệnh nghiện Internet, từ đó có ý thức phòng tránh.

– Nêu được cách ứng xử hợp lí khi gặp trên mạng hoặc các kênh truyền thông tin số những thông tin có nội dung xấu, thông tin không phù hợp lứa tuổi.

Vận dụng

– Biết nhờ người lớn giúp đỡ, tư vấn khi cần thiết, chẳng hạn khi bị bắt nạt trên mạng

– Thực hiện được giao tiếp qua mạng (trực tuyến hay không trực tuyến) theo đúng quy tắc và bằng ngôn ngữ lịch sự, thể hiện ứng xử có văn hoá.

3 (TN)

2 (TN)

Chủ đề 4

(E)

Bài 6. Làm quen với phần mềm bảng tính

Nhận biết

– Nêu được một số chức năng cơ bản của phần mềm bảng tính.

2 (TN)

Bài 7. Tính toán tự động trên bảng tính

Nhận biết

– Sử dụng được công thức và dùng được địa chỉ trong công thức, tạo được bảng tính đơn giản có số liệu tính toán bằng công thức.

Vận dụng

– Thực hiện được một số phép toán thông dụng

2 (TN)

1 (TN)

2 (TN)

Bài 8. Công cụ hỗ trợ tính toán

Nhận biết

– Nhận ra và giải thích được chức năng của một số hàm đơn giản như MAX, MIN, SUM, AVERAGE, COUNT

Vận dụng

– Sử dụng được một số hàm đơn giản như MAX, MIN, SUM, AVERAGE, COUNT.

2 (TN)

1 (TN)

1 (TN)

Bài 9. Trình bày bảng tính

Nhận biết

– Biết được một số chức năng định dạng dữ liệu số và trình bày bảng tính

Vận dụng

- Thực hiện được một số chức năng định dạng dữ liệu số và trình bày bảng tính

Vận dụng cao

- Áp dụng được một số hàm tính toán dữ liệu như SUM, COUNT, AVERAGE, MIN, MAX

2 (TN)

Bài 10. Hoàn thiện bảng tính

Vận dụng cao

– Sử dụng được bảng tính điện tử để giải quyết một vài công việc cụ thể đơn giản.

3 (TH)

Bài 11. Tạo bài trình chiếu

Nhận biết

– Nêu được một số chức năng cơ bản của phần mềm trình chiếu.

Vận dụng

– Tạo được một báo cáo có tiêu đề, cấu trúc phân cấp, ảnh minh hoạ, hiệu ứng động.

2 (TN)

1 (TN)

2 (TH)

Bài 12. Định dạng đối tượng trên trang chiếu

Vận dụng

– Sao chép được dữ liệu phù hợp từ tệp văn bản sang trang trình chiếu.

– Sử dụng được các định dạng cho văn bản, ảnh minh hoạ và hiệu ứng một cách hợp lí.

2 (TN)

1 (TN)

2 (TH)

Bài 13. Thực hành tổng hợp: Hoàn thiện bài trình chiếu

Vận dụng.

- Sử dụng hiệu ứng một cách hợp lý.

- Tổng hợp, sắp xếp các nội dung đã có thành một bài trình chiếu hoàn chỉnh.

3(TH)

Chủ đề 5 (F)

Bài 14.Thuật toán tìm kiếm

Thông hiểu

- Giải thích được thuật toán tìm kiếm tuần tự.

- Biểu diễn và mô phỏng được hoạt động của các thuật toán cơ bản (sắp xếp, tìm kiếm, ...) trên một bộ dữ liệu vào có kích thước nhỏ.

1 (TN)

2 (TN)

Bài 15.Tìm kiếm nhị phân

Thông hiểu

- Giải thích được thuật toán tìm kiếm nhị phân.

- Giải thích được mối liên quan giữa sắp xếp và tìm kiếm, nêu được ví dụ minh hoạ.

- Biểu diễn và mô phỏng được hoạt động của các thuật toán tìm kiếm nhị phân với bộ dữ liệu đầu vào có kích thước nhỏ.

1 (TN)

2 (TN)

Bài 16.Thuật toán sắp xếp

Nhận biết

– Nêu được ý nghĩa của việc chia một bài toán thành những bài toán nhỏ hơn.

Thông hiểu

- Giải thích được một vài thuật toán sắp xếp cơ bản

- Biểu diễn và mô phỏng được hoạt động của các thuật toán sắp xếp với bộ dữ liệu đầu vào có kích thước nhỏ.

2 (TN)

2 (TN)

29 TN

12 TN

15 TH

4 TH

48%

20%

25%

7%

68%

32%

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Dành cho giáo viên thuộc chuyên mục Tài liệu và mục Giáo dục - Đào tạo thuộc chuyên mục Biểu mẫu.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
5 7.353
Ma trận theo chủ đề môn Tin học 7 Sách Kết nối tri thức 2024
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm