5 mẫu Báo cáo kết quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS 2024 mới nhất

Tải về

Hoatieu xin chia sẻ một số mẫu bài Báo cáo kết quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS 2024 mới nhất. Kỹ năng sống là những trải nghiệm có hiệu quả nhất, giúp giải quyết hoặc đáp ứng các nhu cầu cụ thể, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của con người. Việc đưa kỹ năng sống vào dạy trong nhà trường là rất cần thiết. Mời các bạn tham khảo Báo cáo kết quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS dưới đây.

1. Kỹ năng sống là gì?

Kỹ năng sống là khái niệm khá quen thuộc trong môi trường giáo dục bên cạnh khái niệm tiếp thu kiến thức trong sách vở. Đặc biệt, ngày nay việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ngày càng được đẩy mạnh và nâng cao.

Có thể hiểu kỹ năng sống là năng lực cá nhân mà con người có được thông qua giáo dục hoặc kinh nghiệm trực tiếp, nó giúp cho con người có cách ứng xử tích cực và có hiệu quả, đáp ứng mọi biến đổi của đời sống xã hội, sống khoẻ mạnh, an toàn hơn.

2. Báo cáo kết quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS là gì?

Báo cáo kết quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS là mẫu biên bản mà các chủ thể dùng để báo cáo về kết quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS. Trong giai đoạn hiện nay, việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một trong những nhiệm vụ có vai trò vô cùng quan trọng, việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách của trẻ sau này.

3. Ý nghĩa của Kỹ năng sống cho học sinh

Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nhằm thực hiện mục tiêu như sau: Chuyển dịch kiến thức (cái chúng ta biết), thái độ và giá trị (cái chúng ta nghĩ, cảm thấy hoặc tin tưởng) thành thao tác, hành động và thực hiện thuần thục các thao tác, hành động đó như khả năng thực tế (cái cần làm và cách thức làm nó) theo xu hướng tích cực và mang tính chất xây dựng.

Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tập trung vào các kỹ năng tâm lý - xã hội là những kỹ năng được vận dụng để tương tác với người khác và giải quyết có hiệu quả các vấn đề của cuộc sống. Việc hình thành các kỹ năng sống luôn gắn kết với việc hình thành các kỹ năng học tập và được vận dụng phù hợp với lứa tuổi, điều kiện sống,..

Học sinh THCS (12-16 tuổi) là lứa tuổi có nhiều thay đổi mạnh mẽ về thể chất, sức khỏe và tâm sinh lý. Tuổi dậy thì các em dễ thay đổi tình cảm, hành vi, chóng vui chóng buồn. Dưới đây là những kỹ năng sống cần thiết cho học sinh trung học cơ sở.

10 nhóm kỹ năng sống cần thiết cho khối học sinh THCS bao gồm:

  • Kỹ năng tự phục vụ bản thân
  • Kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời
  • Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
  • Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc
  • Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân
  • Kỹ năng giao tiếp và ứng xử
  • Kỹ năng hợp tác và chia sẻ
  • Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông
  • Kỹ năng đối diện và ứng phó khó khăn trong cuộc sống
  • Kỹ năng đánh giá người khác.

4. Báo cáo công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS

Báo cáo công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS
Báo cáo công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS

Dưới đây là mẫu báo cáo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS vô cùng chi tiết và cụ thể của một trường THCS do Hoatieu sưu tầm được. Mời các bạn tham khảo.

PHÒNG GD-ĐT ........

TRƯỜNG THCS ........

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /BC-THCSNH

........, ngày tháng . năm 20..

BÁO CÁO
THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
TRONG TRƯỜNG HỌC

Thực hiện Công văn số …../SGDĐT-GDTXCTCTHSSV ngày …. của Sở Giáo dục và Đào tạo ........ về việc báo cáo công tác giáo dục kỹ năng sống trong trường học, trường THCS ........ báo cáo kết quả thực hiện công tác giáo dục kỹ năng sống trong trường học năm học 20... - 20... như sau:

I. CÔNG TÁC THAM MƯU CHỈ ĐẠO

1. Công tác tham mưu với UBND xã/thị trấn và Phòng GDĐT về việc thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống

- Nhà trường chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương, lồng ghép các hoạt động ngoại khóa, giờ sinh hoạt đầu tuần dưới hình thức chuyên đề, ký cam kết thực hiện, các cuộc thi tìm hiểu về Luật giao thông đường bộ, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá, Luật phòng, chống ma túy... với các tình huống thực tế, cụ thể giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng thuyết trình, ra quyết định, giải quyết vấn đề….

2. Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện tại nhà trường.

- Nhà trường quan tâm giáo dục kỹ năng sống bằng hình thức truyền thông, tuyên truyền lồng ghép trong chương trình giáo dục chính khóa, giáo dục pháp luật. Qua đó, tích hợp thêm kiến thức thực tiễn giúp cho học sinh có thể phát triển trên mọi phương diện.

- Ngoài ra, trường cũng quan tâm giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. Đây là một loại hình hoạt động quan trọng, không thể thiếu được trong sinh hoạt tập thể của học sinh. Hoạt động này giúp các em phát huy năng khiếu, sở trường, góp phần rèn luyện các em mạnh dạn, tự tin trước đám đông; làm giảm áp lực cho học sinh sau những giờ học căng thẳng, đồng thời góp phần rèn luyện một số phẩm chất như tính tổ chức, kỉ luật, tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, lòng nhân ái, ý chí vươn lên trong công việc và cuộc sống.

- Giáo dục kỹ năng sống thông qua chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được nhà trường tập trung vào 6 vấn đề lớn gồm: Lẽ sống của thanh niên trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình; Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Truyền thống dân tộc và truyền thống cách mạng, bảo vệ di sản văn hóa; Thanh niên với vấn đề lập thân, lập nghiệp; Những vấn đề có tính nhân loại như: bệnh tật, đói nghèo, dân số, môi trường, giáo dục và phát triển, hòa bình, hợp tác hữu nghị giữa các dân tộc…

- Đặc biệt, giáo dục kỹ năng sống còn được nhà trường thực hiện thông qua hoạt động xã hội, thiện nguyện, nhân đạo. Qua đó, góp phần bồi dưỡng và phát triển về nhân cách, giáo dục học sinh biết đồng cảm, biết chia sẻ yêu thương, biết kết nối cộng đồng.

- Bên cạnh đó, trường giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động tiếp cận khoa học - kỹ thuật, giúp các em tiếp cận những thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến. Từ đó, kích thích sự say mê, tìm tòi, khám phá, xây dựng động lực học tập tốt hơn cho học sinh. Cùng đó là thông qua các chương trình trải nghiệm, hướng nghiệp và tham quan thực tế, giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống và ứng xử đúng đắn, đồng thời bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc; xây dựng được kế hoạch rèn luyện đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và trở thành người công dân có ích.

- Trong năm học 20... - 20..., ngoài việc thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục theo quy định, Trường THCS ........ đã tổ chức nhiều hoạt động, chương trình sáng tạo, mang nét riêng và có tính giáo dục cao.

II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN

1. Nội dung giáo dục kỹ năng sống:

1. Kỹ năng tự nhận thức.

2. Kỹ năng xác định giá trị.

3. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc

4. Kỹ năng ứng phó với căng thẳng.

5. Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ.

6. Kỹ năng thể hiện sự tự tin

7. Kỹ năng giao tiếp

8. Kỹ năng lắng nghe tích cực

9. Kỹ năng thể hiện sự cảm thông

10. Kỹ năng thương lượng.

11. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn.

12. Kỹ năng hợp tác.

13. Kỹ năng tư duy phê phán.

14. Kỹ năng tư duy sáng tạo.

15. Kỹ năng ra quyết định

16. Kỹ năng giải quyết vấn đề.

17. Kỹ năng kiên định.

18. Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm.

19. Kỹ năng đạt mục tiêu.

20. Kỹ năng quản lý thời gian.

21. Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin.

2. Hình thức giáo dục kỹ năng sống.

a) Một số hình thức câu lạc bộ, như:

- Những người yêu thích văn học

- Những nhà vật lí, toán học trẻ

- Sinh học và môi trường.

b) Gắn với các hoạt động giáo dục thể chất

- Thể thao.

- Du lịch (leo núi, bơi lội...)

- Trò chơi dân gian.

c) Gắn với các hoat động giáo dục thẩm mĩ

- Âm nhạc

- Vẽ,

- Kịch...

d) Gắn với các hoạt động giáo dục nghề nghiệp

- Hướng nghiệp

- Các nghề truyền thống

e) Gắn với các hoạt động xã hội, cộng đồng

- Chăm sóc các công trình lịch sử, di tích văn hóa tại địa phương

- Thăm và chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng, người có công tại địa phương….

3. Phương pháp giáo dục kỹ năng sống.

- Tổ chuyên môn đã thực hiện và yêu cầu giáo viên các môn xây dựng tốt kế hoạch và chương trình lồng ghép vào các bộ môn.

- Tổ chuyên môn duyệt kế hoạch nội dung chương trình lồng ghép ở các bộ môn. Đánh giá việc thực hiện ở các cuộc họp tổ chuyên môn.

- Trong các tiết có chương trình lồng ghép giáo dục kỹ năng sống giáo viên cần soạn vào giáo án và góp ý sau các tiết dự giờ.

- Phối hợp giáo dục các kỹ năng khác cho học sinh như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử văn hóa …

- Thông qua các tiết dạy giáo viên tự tìm tòi, liên hệ thực tế linh hoạt để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

- Giáo viên sưu tầm nội dung tài liệu , hình ảnh minh họa cho các hoạt động đạt hiệu quả cao hơn.

4. Đội ngũ giáo viên tham gia giáo dục kỹ năng sống.

- 100% giáo viên trong toàn trường được tập huấn và tham gia tích cực vào công tác tuyên truyền và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

- Giáo viên làm tốt công tác của mình được phân công.

a) Giáo viên chủ nhiệm:

- Thực sự đổi mới phương pháp thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;

- Đưa giáo dục kỹ năng sống vào hoạt động sinh hoạt chủ nhiệm.

- Tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện, coi trọng việc tự rèn luyện của học sinh, khuyến khích và động viên kịp thời, quan tâm đến học sinh thuộc diện đặc biệt (về kinh tế, về sự phát triển thể chất…)

- Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, làm cho họ nhận thức được tầm quan trọng và cùng với nhà trường giáo dục và rèn luyện cho con em về Kỹ năng sống.

b) Giáo viên Tổng phụ trách Đội:

- Đưa giáo dục kỹ năng sống vào giờ sinh hoạt dưới cờ.

- Có nhiều hình thức trong tổ chức các hoạt động tập thể gắn với nội dung rèn luyện kỹ năng như đã nêu ở phần trên.

- Gắn việc rèn luyện kỹ năng với những nội dung cụ thể của Phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực như làm cho trường lớp xanh sạch đẹp, đổi mới phương pháp học tập, chăm sóc các di tích lịch sử, văn hoá và cách mạng, đưa tiếng hát dân ca và trò chơi dân gian vào trường học…

- Có sự động viên và khuyến khích kịp thời cá nhân và tập thể.

c) Giáo viên bộ môn: Đưa giáo dục kỹ năng sống vào trong các giờ học bộ môn

5. Cơ sở vật chất, tài liệu giáo dục kỹ năng sống.

- Cơ sở vật chất chỉ đáp ứng các điều kiện giáo dục kiến thức, chưa đầu tư nhiều cho các hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoài giờ lên lớp và giáo dục kỹ năng sống.

- Tài liệu giáo dục kỹ năng sống còn chưa phong phú và cập nhật thường xuyên.

6. Công tác phối hợp với các Trung tâm Giáo dục kỹ năng sống ngoài nhà trường.

- Nhà trường đã phối hợp cùng Trung tâm học tập cộng đồng xã ........, đoàn Thanh niên CS HCM xã ........ tổ chức các hoạt động truyền thông về giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh bằng các hoạt động cụ thể: Chăm sóc Nghĩa trang Liệt sĩ ………., thăm mẹ Việt Nam anh hùng nhân các ngày lễ lớn, tham gia bảo tồn các công trình lịch sử tại địa phương …

7. Quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục kỹ năng sống.

- Phân công cụ thể trách nhiệm, công việc cho cán bộ, giáo viên phụ trách công tác được giao.

- Có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên đối với cá nhân được giao công việc và tiến độ hoàn thành công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

- Có báo cáo sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong năm học.

8. Khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng sống.

- Khi thực hiện giáo dục một số giáo viên còn gặp khó khăn, lúng túng bởi chưa có tài liệu cho giáo viên và học sinh, tiêu chí đánh giá chưa cụ thể.

- Việc giáo dục kỹ năng sống còn một số hạn chế bởi đa phần giáo dục kỹ năng là lồng ghép, tích hợp các môn học, chưa được xây dựng thành môn học riêng trong chương trình phổ thông nên việc thực hiện chưa thực sự mang lại hiệu quả cao.

- Cơ sở vật chất, thiết bị trong trường học chưa đáp ứng được hoạt động giáo dục kỹ năng sống linh hoạt, phong phú; phương pháp còn hạn chế, chưa triển khai đồng đều ở các lớp học.

- Việc thực hiện ở các bộ môn chưa đồng đều.

- Một số học sinh chưa nắm bắt kỹ các kỹ năng mà giáo viên đã truyền đạt.

- Ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống chưa được nhận thức một cách đúng mức trong một bộ phận giáo viên

- Kinh phí cho tổ chức còn hạn chế

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Ưu điểm

- Đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; hướng dẫn tích hợp giáo dục kỹ năng sống qua một số môn học và hoạt động giáo dục ở nhà trường.

- Một số hoạt động giáo dục kỹ năng sống đã được chú ý thực hiện trong khuôn khổ và yêu cầu của Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động, do vậy giáo viên dễ dàng vận dụng nhiều hình thức, phương pháp, phương tiện dạy học linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng và thể loại bài dạy.

- Đa số học sinh nhà trường chăm ngoan, nắm được những kiến thức cơ bản về Kỹ năng sống, bước đầu biết vận dụng vào thực tiễn.

- Có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh

- Bằng hình thức giáo dục qua các phương tiện thông tin đại chúng đã thu hút được sự chú ý và hưởng ứng của xã hội, của phụ huynh học sinh. Hình thức tổ chức giáo dục đã bước đầu được thực hiện trong một số môn học, thông qua hoạt động ngoại khoá và các hoạt động trải nghiệm khác nhau.

2. Hạn chế, khó khăn

- Khi thực hiện giáo dục một số giáo viên còn gặp khó khăn, lúng túng;

- Việc giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường còn một số hạn chế bởi đa phần giáo dục kỹ năng là lồng ghép, tích hợp các môn học, chưa được xây dựng thành môn học riêng trong chương trình phổ thông nên việc thực hiện chưa thực sự mang lại hiệu quả cao.

- Cơ sở vật chất, thiết bị trong trường học chưa đáp ứng được hoạt động giáo dục kỹ năng sống linh hoạt, phong phú; phương pháp còn hạn chế, chưa triển khai đồng đều ở các lớp học.

- Việc thực hiện ở các bộ môn chưa đồng đều.

- Một số học sinh chưa nắm bắt kỹ các kỹ năng mà giáo viên đã truyền đạt.

3. Nguyên nhân

- Khi thực hiện giáo dục một số giáo viên còn gặp khó khăn, lúng túng bởi chưa có tài liệu cho giáo viên và học sinh, tiêu chí đánh giá chưa cụ thể.

- Một số bộ môn giáo viên quen với việc tập trung cung cấp kiến thức mà ít quan tâm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

- Cơ sở vật chất, thiết bị trong trường học mới chỉ đáp ứng nhu cầu giảng dạy kiến thức cho học sinh, chưa đáp ứng được hoạt động giáo dục kỹ năng sống linh hoạt, phong phú.

- Một bộ phận không nhỏ là cha mẹ học sinh không có thời gian quan tâm con

cái điều này ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động trải nghiệm sáng tạo của

học sinh ngoài giờ ở học ở nhà trường.

- Ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống chưa được nhận thức một cách đúng mức trong một bộ phận giáo viên

- Kinh phí cho tổ chức còn hạn chế

IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

- Việc hình thành và phát triển kỹ năng sống không những dựa vào bản thân của học sinh mà đó còn là sự giúp sức và hỗ trợ từ phía gia đình, nhà trường, từ các tổ chức đoàn thể, từ cơ quan truyền thông,

- Cần tăng cường việc tích hợp việc dạy kỹ năng sống trong tất cả các môn học và cần thiết kế những môn chuyên biệt.

- Cần phải đầu tư cho đội ngũ chuyên nghiên cứu về tâm lý học đường, giá trị sống, kỹ năng sống để thiết kế chương trình, bài giảng và xây dựng đội ngũ chuyên trách để tham gia giảng dạy, tư vấn cho học sinh về các vấn đề liên quan đến cuộc sống của các em.

- Hỗ trợ về cơ sở vật chất nhà trường cho việc nghiên cứu, rèn luyện và giảng dạy kỹ năng sống cho học sinh.

Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện công tác giáo dục kỹ năng sống trong trường học năm học 20… - 20…. của trường THCS ........, nhà trường trân trọng báo cáo.

Nơi nhậnHIỆU TRƯỞNG

- Phòng GD-ĐT ........

- Lưu VT

5. Báo cáo kết quả giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường 2023

PHÒNG GD&ĐT……..
TRƯỜNG TH……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

….….ngày … tháng …..năm…….

BÁO CÁO
Tình hình triển khai công tác giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường
Năm học 20..... - 20.....

Thực hiện sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã............ về công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường, trường Tiểu học............ báo cáo tình hình triển khai và kết quả thực hiện công tác giáo dục kĩ năng sống trong nhà trường năm học 20..... - 20..... cụ thể như sau:

I. Công tác chỉ đạo của nhà trường:

- Nhà trường triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo của ngành, văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tới 100% CBGV viên toàn trường.

- Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường luôn coi trọng công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Chỉ đạo giáo viên giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua tiết học hoạt động ngoài giờ lên lớp và tích hợp, lồng ghép trong các môn học.

- Nhà trường tổ chức dự giờ, thường xuyên kiểm tra tiết dạy hoạt động ngoài giờ lên lớp - Rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, kĩ năng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đối với đội ngũ giáo viên.

- Phối kết hợp giữa nhà trường với địa phương, gia đình và các tổ chức khác để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

- Nhà trường đã lên kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tích hợp trong kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp cụ thể theo từng tháng và triển khai tới 100% CBGV.

II. Kết quả đạt được

1. Sau mỗi năm triển khai, công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của nhà trường đã có những chuyển biến nhất định: 100% học sinh toàn trường đã nắm được một số kĩ năng sống cơ bản đối với học sinh tiểu học đó là:

- Kĩ năng tự chuẩn bị đồ dùng học tập, trang phục đến trường;

- Kĩ năng giữ gìn vệ sinh chung;

- Kĩ năng bảo vệ hoa và cây nơi công cộng;

- Kĩ năng ứng xử khi tiếp xúc với người lạ;

- Kĩ năng ứng xử khi bị lạc;

- Kĩ năng giao tiếp với bạn bè, thầy, cô giáo, gia đình, xã hội …;

- Kĩ năng bảo vệ bản thân và phát triển bản thân;

- Kĩ năng phòng tránh tai nạn, thương tích;

- Kĩ năng cảm thông, chia sẻ;

- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng;

- Kĩ năng hợp tác;

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm;

- Kĩ năng tự phục vụ;

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin;

- Kĩ năng kiên định và từ chối;

2. Sự phối hợp giữa nhà trường với địa phương, gia đình và các tổ chức khác trong công tác giáo dục KNS: Thực hiện tốt, hiệu quả.

III. Đánh giá chung

1. Ưu điểm:

- Nhà trường đã chỉ đạo việc dạy và học theo đúng nội dung chương trình. Tạo mọi điều kiện cho giáo viên tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Giáo viên vận dụng nhiều hình thức, phương pháp, phương tiện dạy học linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng và thể loại bài dạy.

- Học sinh ngoan, nắm được những kiến thức cơ bản về kĩ năng sống, bước đầu biết vận dụng vào thực tiễn.

- Có sự phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

2. Hạn chế:

- Việc linh hoạt tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong môn học của một số ít giáo viên còn chưa thực sự được coi trọng, chưa làm triệt để.

Một số học sinh đặc biệt là học sinh phân trường Đầm Mương với với đặc thù là gần 100% học sinh là con em dân tộc ít người nên trong giao tiếp, ứng xử các dụt dè, chưa mạnh dạn, tự tin.

3. Nguyên nhân:

Do học sinh của trường chủ yếu là con em gia đình làm nông nghệp, nhiều học sinh là con em dân tộc ít người, trường lại có nhiều điểm trường lẻ nên phần nào cũng hạn chế đến môi trường giao tiếp của học sinh.

Một số giáo viên chưa nghiên cứu kĩ bài dạy để thấy được với bài này cần giáo dục kĩ năng gì?, cũng có ít giáo viên chưa thực sự coi trọng việc rèn kĩ năng sống mà chủ yếu coi trọng việc dạy kiến thức khoa học.

IV. Giải pháp triển khai giáo dục KNS trong thời gian tới

1. Phương hướng:

- Tiếp tục tuyền truyền giáo dục, đẩy mạnh công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong toàn trường.

2. Giải pháp:

- Tiếp tục chỉ đạo giáo viên giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp mỗi tuần, tích hợp, lồng ghép trong các môn học.

- Tổ chức, triển khai hình thức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

- Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá hoạt động của giáo viên, tổ chức tọa đàm rút kinh nghiệm việc triển khai và thực hiện giáo dục kĩ năng sống trên quy mô tổ, trường.

- Tăng cường hơn nũa việc tham mưu tăng cường cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học để giáo viên và học sinh có điều kiện giảng dạy và học tập tốt hơn.

V. Kiến nghị, đề xuất

1. Đối với địa phương:

Quan tâm, phối hợp với nhà trường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

Quan thâm tham mưu với các cấp để đầu tư thêm trang thiết bị, cơ sở hạ tầng để nhà trường có điều kiện tốt hơn trong việc chỉ đạo thực hiện các hoạt động.

2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo: Mở thêm chuyên đề về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

BÁO CÁO SỐ LIỆU
Tình hình triển khai công tác giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường 

I. Thống kê các số liệu:

TT

Nội dung

Số lượng

1

Tổng số giáo viên của nhà trường

2

Tổng số học sinh của nhà trường

3

Số học sinh được tham gia giáo dục KNS

4

Số học sinh tham gia học KNS ngoài giờ chính khóa

5

Số Giáo viên nhà trường tham gia dạy KNS

6

Số chuyên gia, giáo viên ngoài nhà trường tham gia dạy KNS

7

Số lần nhà trường có liên kết với các đơn vị ngoài nhà trường tham gia dạy KNS

8

Số lần nhà trường triển khai hình thức GD KNS thông qua tích hợp, lồng ghép các môn học

9

Số lần nhà trường triển khai hình thức giáo dục KNS qua môn học ngoài giờ chính khóa

10

Số lần nhà triển khai hình thức giáo dục KNS qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo

11

Số lần nhà trường tổ chức bồi dưỡng, tập huấn giáo viên dạy KNS

12

Số CLB sở thích, tài năng của học sinh do các nhà trường thành lập quản lý

13

Các hình thức khác

II. Thống kê các giáo trình, tài liệu KNS đang sử dụng:

TTTên tài liệuTác giảNXBNăm xuất bản
1
2
3
4
5

III. Thống kê danh sách các CLB sở thích, tài năng của học sinh:

IV. Các chuyên đề giáo dục KNS cho học sinh:

1. Kĩ năng ứng xử khi tiếp xúc với người lạ.

2. Kĩ năng phòng tránh rtai nạn thương tích

Trên đây là những nội dung đã triển khai và thực hiện về công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của trường Tiểu học............

Trên đây là những nội dung đã triển khai và thực hiện về công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của trường Tiểu học............

Nơi nhận:

- Phòng GDĐT (b/c);

- Lưu.VP

6. Báo cáo tình hình triển khai công tác giáo dục kỹ năng sống

Báo cáo kết quả giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường
Báo cáo kết quả giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường

Dưới đây là mẫu Báo cáo tình hình triển khai công tác giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường THCS thực tế. Mẫu đã nêu được công tác chỉ đạo nổi bật qua kết quả triển khai và sự phối hợp trong và ngoài nhà trường, qua đó đưa ra những đánh giá, nhận xét ưu khuyết điểm và đề xuất những giải pháp sửa đổi.

PHÒNG GDĐT............

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS:.........

 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 

…., ngày….tháng ….năm…….

BÁO CÁO TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CÔNG TÁC GIÁO DỤC
KỸ NĂNG SỐNG TRONG NHÀ TRƯỜNG

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TW của Bộ chính trị khóa XII về "đẩy mạnh và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh’’ Bộ GDĐT phối hợp với ban tuyên giáo trung ương, nhà xuất bản giáo dục việt nam biên soạn bộ tài liệu “Thực hành kỹ năng sống” từ lớp 6 đến lớp 9.

Thực hiện công văn số ...../PGDĐT ngày .../.../20....của Phòng GD ĐT ....... về triển khai tài liệu “kỹ năng sống” trong nhà trường năm học 20... - 20....

I: Công tác chỉ đạo

1. Kết quả triển khai, sự chuyển biến công tác giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường ở từng cấp học về công tác giáo dục KNS

- Nhà trường đã thường xuyên chú trọng rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh lồng ghép vào các môn học như: Giáo dục công dân, Ngữ văn, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Công nghệ… và thông qua nhiều hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội, tổ chức hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt các câu lạc bộ, hát múa tâp thể và dân vũ, tuyên tuyền thực hiện đúng pháp luật, phòng chống các tệ nạn xã hội.

- CB, GV nhiệt tình trong công tác, tích cực đổi mới phương pháp dạy học. Học sinh được phát huy quyền làm chủ trong mọi hoạt động giáo dục. Hoạt động dạy và học có kết quả thực chất.

2. Phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức trong và ngoài nhà trường

- Chỉ đạo việc phối hợp giữa các tổ chức trong nhà trường như Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên, Hội Chữ thập đỏ và các ngành liên quan ở địa phương cùng với nhà trường có chương trình phối hợp tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đề ra.

- Có kế hoạch cùng với nhà trường xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, cho học sinh, đảm bảo về cơ sở vật chất cho nhà trường đáp ứng các tiêu chí của trường học thân thiện, học sinh tích cực.

III. Đánh giá chung

1. Kết quả nổi bật

Nhà trường huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường Giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của nhà trường và đáp ứng yêu cầu của địa phương. Phát huy tính chủ động tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả. Duy trì và giữ vững mục tiêu “xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” 05/CT-TW của Bộ chính trị khóa XII..

- Kiện toàn Ban chỉ đạo việc tổ chức thực hiện “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ngay từ đầu năm học, gồm các đồng chí Lãnh đạo, đại diện BCH Công đoàn, BCH Đoàn thanh niên, Tổng phụ trách, các Tổ trưởng chuyên môn và Ban đại diện cha mẹ học sinh để tham mưu, tư vấn, theo dõi, chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt kế hoạch.

- Tiếp tục duy trì và giữ vững trường học Xanh - Sạch - Đẹp và an toàn.

Để bảo đảm trường học an toàn, sạch sẽ, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế đúng quy cách, CBGV và học sinh tích cực tham gia trồng cây xanh, bảo vệ môi trường, giữ gìn trường lớp sạch sẽ.

Đảm bảo tốt vệ sinh trường học: Trường và lớp học thường xuyên sạch sẽ; CSVC thường xuyên được sửa chữa, dọn rửa các nhà vệ sinh học sinh đảm bảo sạch.

- Dạy và học có hiệu quả phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi lớp giúp các em tự tin trong học tập.

Tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh. Khuyến khích học sinh đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao.

- Tăng cường việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh

Thông qua các giờ dạy, hoạt động để rèn kỹ năng ứng xử với các tình huống trong cuộc sống và thói quen, kỹ năng làm việc theo nhóm.
Rèn kỹ năng ứng xử văn hoá, chung sống hoà bình, phòng ngừa bạo lực học đường và các tệ nạn xã hội.

Rèn sức khoẻ, ý thức bảo vệ sức khoẻ, kỹ năng phòng chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội khác.

Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh trong những ngày lễ lớn với nhiều nội dung hoạt động như: Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, vui chơi, tổ chức các trò chơi dân gian, các hoạt động giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi học sinh.

- Tổ chức cho học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá cách mạng ở địa phương.

Nhà trường nhận chăm sóc, thăm các gia đình Thương binh, Liệt sỹ. Thực hiện lồng ghép với các môn học: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Lịch sử …để giáo dục truyền thống văn hoá dân tộc, tinh thần cách mạng một cách có hiệu quả nhất cho tất cả học sinh.

2. Nguyên nhân, hạn chế

- Còn có phần hạn chế trong hoạt động dạy và học. Có đổi mới phương pháp dạy và học nhưng chưa đều, chưa rộng và đặc biệt chưa lôi cuốn được đại bộ phận học sinh sáng tạo, vươn lên và có ý thức tự học.

- Việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh mặc dù được quan tâm nhưng hiệu quả chưa đạt như mong muốn, thể hiện: Kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm còn hạn chế; một số học sinh chưa có ý thức rèn luyện và bảo vệ sức khoẻ, thiếu kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích và ứng xử văn hoá

- Việc thực hiện ở các bộ môn chưa đồng đều.

- Một số học sinh chưa nắm bắt kỹ các kỹ năng mà giáo viên đã truyền đạt.

IV. Giải pháp triển khai giáo dục KNS trong thời gian tới

1.Phương hướng, giải pháp

- Tổ chuyên môn đã thực hiện và yêu cầu các nhóm bộ môn xây dựng tốt kế hoạch và chương trình lồng ghép vào các bộ môn.

- Tổ chuyên môn duyệt kế hoạch nội dung chương trình lồng ghép ở các bộ môn

- Đánh giá việc thực hiện ở các cuộc họp tổ chuyên môn.

-Trong các tiết có chương trình lồng ghép giáo dục kĩ năng sống giáo viên cần soạn vào giáo án và góp ý sau các tiết dự giờ.

- Phối hợp giáo dục các kĩ năng khác cho học sinh như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử văn hóa …

- Thông qua các tiết dạy giáo viên tự tìm tòi, liê n hệ thực tế linh hoạt để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

- Giáo viên sưu tầm nội dung tài liệu , hình ảnh minh họa cho các hoạt động đạt hiệu quả cao hơn.

V. Kiến nghị và đề xuất

- Một số học sinh chưa nắm bắt kỹ các kỹ năng mà giáo viên đã truyền đạt.

- Cần có thêm tài liệu tham khảo để giáo viên thực hiện.

Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG

- Phòng GDĐT (b/c);

- Lưu: VT.

 

7. Báo cáo thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

…………., ngày….tháng ….năm…….

BÁO CÁO

THỰC HIỆN GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CỦA HỌC SINH NĂM HỌC ................

- Căn cứ Kế hoạch năm học ................của trường THCS .................

- Trên cơ sở kết quả thực hiện kế hoạch năm học…………

Tổ Lý - Hóa - CN báo cáo sơ kết việc thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh năm học..........cụ thể như sau:

I. Nội dung và biện pháp đã thực hiện:

1. Nội dung:

- Thực hiện ở các môn học đã được tập huấn ở huyện và triển khai cụ thể ở các môn học cụ thể như:

- Môn vật lý:

+ Giáo dục bảo vệ môi trường.

+ Giáo dục về an toàn cho học sinh

+ Giáo dục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

- Môn Hóa học:

+ Giáo dục bảo vệ môi trường.

- Môn Sinh học:

+ Giáo dục bảo vệ môi trường.

+ Giáo dục về an toàn cho học sinh

+ Giáo dục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

- Môn Công nghệ:

+ Giáo dục bảo vệ môi trường.

+ Giáo dục về an toàn cho học sinh

+ Giáo dục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

2. Biện pháp:

- Tổ chuyên môn đã thực hiện và yêu cầu các nhóm bộ môn xây dựng tốt kế hoạch và chương trình lồng ghép vào các bộ môn.

- Tổ chuyên môn duyệt kế hoạch nội dung chương trình lồng ghép ở các bộ môn

- Đánh giá việc thực hiện ở các cuộc họp tổ chuyên môn.

- Trong các tiết có chương trình lồng ghép giáo dục kĩ năng sống giáo viên cần soạn vào giáo án và góp ý sau các tiết dự giờ.

- Phối hợp giáo dục các kĩ năng khác cho học sinh như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử văn hóa …

- Thông qua các tiết dạy giáo viên tự tìm tòi, lien hệ thực tế linh hoạt để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

- Giáo viên sưu tầm nội dung tài liệu , hình ảnh minh họa cho các hoạt động đạt hiệu quả cao hơn.

3. Kết quả đạt được:

Qua thời gian thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đã đạt được kết quả sau:

- Giáo viên đã nắm vững được các nội dung lồng ghép cho học sinh trong các tiết dạy.

- Xây dựng tốt các kế hoạch, nội dung bài giảng phù hợp với các môn học

- Học sinh đã từng bước hiểu rõ và thực hiện tương đối tốt các kỹ năng đã được học như: Không phá cây xanh trong sân trường và nơi công cộng; sử dụng điện năng an toàn, tuyên truyền sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, học sinh không hút thuốc lá …

III. Hạn chế:

- Việc thực hiện ở các bộ môn chưa đồng đều.

- Một số học sinh chưa nắm bắt kỹ các kỹ năng mà giáo viên đã truyền đạt.

1. Đề xuất:

- Cần có tài liệu tham khảo để giáo viên thực hiện.

Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của tổ Lý - Hóa - Sinh - CN năm học………….

TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN

8. Báo cáo đánh giá việc giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh

PHÒNG GD&ĐT……..
TRƯỜNG TH……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

….….ngày … tháng …..năm…….

BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ VIỆC GIÁO DỤC, RÈN LUYỆN CÁC KĨ NĂNG
SỐNG PHÙ HỢP VỚI ĐỘ TUỔI HỌC SINH NĂM HỌC 20..... - 20.....

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Thuận lợi:

- Các cấp uỷ đảng, chính quyền và các ban ngành địa phương luôn quan tâm, tạo điều kiện xây dựng cơ sở vật chất nhà trường.

- Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2.

- Nhà trường thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

- Đa số phụ huynh học sinh đã quan tâm đến việc học tập của con em mình, thường xuyên tạo điều kiện cho nhà trường làm tốt công tác giáo dục cho học sinh.

- Đội ngũ thầy cô giáo thực sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong công tác, ý thức, trách nhiệm tự giác trong công tác chuyên môn cao, coi trọng việc giáo dục rèn kĩ năng sống cho học sinh.

2. Khó khăn:

Một bộ phận nhân dân chưa thực sự quan tâm đến việc rèn kĩ năng sống cho học sinh.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Giáo dục kĩ năng sống thông qua phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực":

Nhà trường chỉ đạo nghiêm túc công tác chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá, xếp loại học sinh; chú trọng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và quản lý.

BCH Công đoàn phối hợp với BGH nhà trường triển khai đến toàn thể công đoàn viên, học sinh về việc học tập và thực hiện Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD&ĐT ngày 22/7/2008 và Kế hoạch số 307/KH-BGD&ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo và triển khai phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ".

BCH Công đoàn và các công đoàn viên thực hiện có kết quả phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" nhà trường không ngừng xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp, tổ chức trồng mới nhiều cây xanh, cây cảnh, trồng và chăm sóc bồn hoa, công trình măng non. Thường xuyên tu sửa bảo quản cơ sở vật chất, quét dọn trường lớp, phòng học tạo quang cảnh trường lớp luôn gọn gàng, sạch sẽ.

2. Giáo dục kĩ năng sống cho HS thông qua các hoạt động ngoại khóa:

- Ban giám hiệu kết họp cùng các đoàn thể, tổ chuyên môn, ban đại diện cha mẹ học sinh đề ra kế hoạch tổ chức thực hiện các hoạt động ngoại khóa mang tính giáo dục theo từng chủ điểm. Trong những buổi họp hội đồng sư phạm, các kế hoạch này được thông qua để các bộ phận có liên quan biết công việc cụ thể mà thực hiện. Ban giám hiệu cũng đã phân công đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách công tác ngoài giờ trực tiếp theo dõi việc thực hiện các hoạt động này. Chi đoàn giáo viên và Đội thiếu niên tiền phong là nòng cốt trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa.

- Thực hiện chủ trương lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh vào trong các hoạt động giáo dục nên nhà trường đã mở ra nhiều sân chơi với các hoạt động ngoại khóa đa dạng và hấp dẫn để góp phần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

- Với hình thức tổ chức sinh động, đa dạng nên các hoạt động ngoại khóa luôn thu hút được học sinh tham gia. Nhà trường đã tổ chức cuộc thi tìm hiểu về An toàn giao thông giúp các em học sinh nắm được những qui định cơ bản về an toàn giao thông đường bộ cũng như giáo dục các em ý thức nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông.

- Hưởng ứng việc thực hiện phong trào thi đua gối sóng chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11, trường cũng đã tổ chức nhiều hoạt động mang tính giáo dục cao. Với chủ đề về ngày Nhà giáo Việt Nam, các tập báo tường, báo ảnh của các lớp tham gia với nhiều bài viết cảm nhận sâu sắc về công ơn thầy cô mình hay những kỉ niệm đẹp của tuổi học trò. Các em đã trang trí, trình bày các tập báo và tập ảnh của lớp mình hết sức khoa học và thẩm mỹ.

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh nên nhà trường tổ chức cho các khối lớp thực hiện mô hình với chủ đề: Môi trường xanh, sạch, đẹp. Hàng tuần, hàng tháng các lớp chăm sóc và bảo vệ vườn hoa, bồn hoa của lớp, khối mình bằng những việc làm cụ thể như: nhặt cỏ, tỉa lá, bắt sâu, trồng bổ sung cây cảnh, cây hoa, tưới nước.... Buổi văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam diễn ra hết sức sôi nỗi và đầy màu sắc. Các tiết mục văn nghệ của các lớp, nhất là các tiết mục múa, được các em chăm chút rất cẩn thận từ động tác đến trang phục đặc biệt là một số tiết mục hát múa dân ca nên luôn được những tràng pháo tay tán thưởng từ hàng ghế khán giả.

- Phát động trong học sinh toàn trường thi vẽ tranh thể hiện mơ ước của mình. Học sinh các khối lớp đã tham gia thi vẽ rất nhiệt tình. Mỗi bức tranh đều thể hiện niềm mơ ước giản dị của lứa tuổi học trò. Tuy kết quả đạt được chưa cao nhưng đã rèn được cho các em khướu thẩm mỹ, trí tưởng tượng và kĩ năng trình bày sáng tạo, nâng cao khả năng thẩm mỹ của các em.

- Một tuần, trong giờ ra chơi, các em tập thể dục, múa hát và tập dân vũ. Sau đó, các em tham gia vào các trò chơi dân gian. Khi chơi các trò chơi này các em đều rất hào hứng, vui tươi vì đó là các trò chơi mang tính lành mạnh, truyền thống và an toàn.

Có thể nói, những hoạt động ngoại khóa của trường ............ đóng vai trò quan trọng trong giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh của nhà trường. Những hoạt động này luôn được tập thể giáo viên ủng hộ cũng như sự đồng tình và hỗ trợ của phụ huynh học sinh về vật chất lẫn tinh thần, tạo nên sự gắn bó giữa gia đình và nhà trường trong việc hình thành nhân cách của các em. Vì vậy 100% học sinh được rèn kỹ năng sống cơ bản phù hợp với lứa tuổi của học sinh tiểu học.

III. KẾT LUẬN

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, việc trang bị cho các em học sinh những kĩ năng sống là một việc rất quan trọng và cần thiết. Với mục đích xây dựng môi trường giáo dục thân thiện thì những hoạt động ngoại khóa của nhà trường đã phần nào giúp các em học sinh hình thành những kĩ năng sống cần thiết để bước vào một cấp học mới với sự tự tin và năng động hơn.

Trên đây là báo cáo đánh giá việc giáo dục, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh của nhà trường năm học 20..... - 20...... Trong năm học qua, nhà trường đã thực hiện tốt kế hoạch các chỉ tiêu về giáo dục, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh góp phần thúc đẩy mạnh mẽ đưa phong trào giáo dục của Trường ............ đi lên xứng đáng là trường chuẩn Quốc gia.

Nơi nhận:

- Phòng GDĐT (b/c);

- Lưu.VP

Trên đây là các bài Báo cáo kết quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS 2024 mới nhất. Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết liên quan khác tại mục Giáo dục - Đào tạo thuộc chuyên mục Biểu mẫu. 

Đánh giá bài viết
7 12.265
5 mẫu Báo cáo kết quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS 2024 mới nhất
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm