Báo cáo tình hình triển khai nội dung giáo dục địa phương và hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học
Hoatieu xin chia sẻ Báo cáo tình hình triển khai nội dung giáo dục địa phương và hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học. Đây là bản báo cáo nêu rõ tình hình việc áp dụng nội dung chương trình giáo dục địa phương tích hợp với các hoạt động trải nghiệp trong cấp tiểu học. Mời các bạn tham khảo và tải file word miễn phí tại bài viết.
Báo cáo thực hiện chương trình giáo dục địa phương
1. Yêu cầu của nội dung giáo dục của địa phương đối với cấp Tiểu học
Nội dung giáo dục của địa phương là một bộ phận không thể tách rời trong thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về văn hóa, lịch sử, truyền thống, địa lý, kinh tế, hướng nghiệp, chính trị xã hội, môi trường của địa phương; bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa của quê hương, đất nước và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của thực tiễn.
Những yêu cầu về nội dung giáo dục của địa phương đối với cấp tiểu học được quy định Theo khoản 1 Công văn 3036/BGDĐT-GDTH năm 2021 như sau:
- Nội dung giáo dục của địa phương là một bộ phận không thể tách rời trong thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về văn hóa, lịch sử, truyền thống, địa lý, kinh tế, hướng nghiệp, chính trị xã hội, môi trường của địa phương; bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa của quê hương, đất nước và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của thực tiễn.
- Ở cấp Tiểu học, nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp với các môn học và hoạt động trải nghiệm; quá trình tổ chức thực hiện cần được lồng ghép trong chương trình các môn học và hoạt động trải nghiệm; đảm bảo tính thực tiễn, tính khoa học, tính sư phạm, phù hợp với các đặc điểm tâm lí, trình độ phát triển nhận thức của học sinh, không gây quá tải cho học sinh.
- Tài liệu giáo dục địa phương cần đảm bảo tính chỉnh thể, sự phát triển liên tục, nhất quán giữa các khối lớp và các cấp học. Các mạch nội dung được thiết kế trong tài liệu cần mang tính mở, linh hoạt giúp giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, hình thức phù hợp để thực hiện tích hợp vào các môn học, hoạt động giáo dục đảm bảo mục tiêu, yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình.
2. Báo cáo tình hình triển khai nội dung giáo dục địa phương và hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học
UBND THỊ XÃ........ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: ...../BC-PGDĐT | ....., ngày ..... tháng .... năm 20.... |
BÁO CÁO
Kết quả công tác tổ chức Giáo dục địa phương bậc tiểu học
trên địa bàn thị xã ........... năm học 20... - 20....
Thực hiện Công văn số ...../SGDĐT-NV1 ngày ..../..../20.... của Sở GDĐT ....... về báo cáo kết quả thực hiện công tác tổ chức giáo dục địa phương cho học sinh bậc tiểu học; Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã ........... báo cáo kết quả thực hiện công tác tổ chức giáo dục địa phương cho học sinh bậc tiểu học trên địa bàn thị xã như sau:
Phần A. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC GIÁO DỤC ĐỊA phương NĂM HỌC 20... - 20....
I. Đặc điểm tình hình địa phương
1. Thông tin chung
- Số trường tiểu học: 10
- Số lớp: 231
- Số giáo viên tham giao công tác giáo dục địa phương: 136
2. Thuận lợi và khó khăn
a) Thuận lợi:
Sở GD&ĐT ....... quan tâm, chỉ đạo công tác giáo dục địa phương tại các đơn vị trên địa bàn tỉnh khá sát: tổ chức tập huấn; cung cấp tài liệu…
Phòng GD&ĐT đã tổ chức tập huấn về giảng dạy chương trình địa phương cho tất cả cán bộ, giáo viên giảng dạy các bộ môn: Tiếng Việt, Lịch sử, Địa lý, Đạo đức của các trường trực thuộc quản lý của UBND thị xã.
Ban Giám hiệu các trường quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác giáo dục địa phương tại đơn vị khá tốt.
Giáo viên giảng dạy tại các trường phần lớn có trách nhiệm, thực hiện đúng tinh thần đã được tập huấn về giáo dục địa phương.
Tài liệu dành cho giảng dạy chương trình địa phương được các trường trang bị đầy đủ, đảm bảo cho công tác giảng dạy.
Thị xã ........... là địa bàn có nhiều các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh, các lễ hội…thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa về chương trình địa phương cho học sinh.
b) Khó khăn:
Ban Giám hiệu một số trường do không đúng chuyên môn nên chưa sát sao trong việc quản lý, chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy chương trình giáo dục địa phương tại đơn vị.
Một số giáo viên còn chưa xác định được ý nghĩa công tác giáo dục địa phương đối với học sinh nên việc giảng dạy còn chưa được đầu tư đúng mức.
Tâm lý ngại học các môn xã hội, xem nhẹ nội dung giáo dục địa phương của các bộ môn còn tồn tại ở không ít học sinh.
Việc tổ chức cho học sinh tham quan thực tế các di tích lịch sử ở địa phương chưa thực hiện được đồng bộ ở các trường vì thiếu kinh phí, giáo viên bộ môn chưa có kinh nghiệm trong việc quản lý, tổ chức cho học sinh tham quan với số lượng lớn.
II. Tình hình thực hiện
1. Triển khai, tổ chức và xây dựng kế hoạch
Phòng GD&ĐT tạo mọi điều kiện để đội ngũ cán bộ và giáo viên cốt cán được tham dự đầy đủ các đợt tập huấn do Sở GD&ĐT tổ chức; thành lập tổ báo cáo viên sau các đợt tập huấn của Sở để triển khai lại tinh thần tập huấn và có những thống nhất chung trong việc thực hiện chương trình địa phương đến 100% giáo viên giảng dạy các bộ môn: Tiếng Việt, Lịch sử, Địa lý, Đạo đức của các trường trên địa bàn thị xã.
Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường tiểu học xây dựng lại kế hoạch dạy học, xác định nội dung giảng dạy chương trình địa phương ở từng bộ môn, có sự ký duyệt và kiểm soát của Ban Giám hiệu để đưa vào thực hiện đồng bộ giữa các giáo viên ở từng tổ bộ môn.
2. Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý, chỉ đạo Giáo dục địa phương
Phòng GD&ĐT thông qua các kỳ họp triển khai nhiệm vụ năm học, sơ kết, tổng kết các hoạt động chuyên môn từng học kỳ đã chỉ đạo các trường chú trọng trong việc xây dựng chương trình giảng dạy, xác định nội dung Giáo dục địa phương theo đúng tinh thần đã được tập huấn.
Trong các đợt kiểm tra chuyên đề tại các trường trong năm học, Phòng GD&ĐT đã đưa nội dung kiểm tra việc thực hiện Giáo dục địa phương vào kiểm tra. Qua đó đánh giá được thực chất việc tổ chức dạy học chương trình địa phương ở các trường, từ đó có những tư vấn, định hướng chấn chỉnh kịp thời.
Tổ chuyên môn, Ban Giám hiệu các trường trong quá trình kiểm tra giáo án của giáo viên, dự giờ thăm lớp đã chú ý nhận xét, góp ý về việc thực hiện chương trình địa phương để có thể tư vấn, định hướng giáo viên trong quá trình thực hiện.
Một số trường trong sinh hoạt chuyên môn thường kỳ hoặc sinh hoạt chuyên môn tổ đã thực hiện việc đánh giá và rà soát việc thực hiện giáo dục địa phương.
Ban giám hiệu một số trường đã quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện hỗ trợ về kinh phí, nhân lực cho tổ chuyên môn thực hiện các hoạt động dạy học, hoạt động ngoại khóa có liên quan đến giáo dục địa phương.
Phòng GD&ĐT đã tổ chức dự giờ, kiểm tra giáo án của giáo viên dạy các môn có giảng dạy chương trình Giáo dục địa phương.
III. Việc thực hiện kế hoạch tổ chức giáo dục địa phương cho học sinh của các đơn vị
1. Nội dung, quy trình và hình thức tổ chức
1.1 Nội dung:
Tất cả các trường trên thị xã đều sử dụng tài liệu Giáo dục địa phương theo quy định.
a) Môn Tiếng Việt:
- Năm học 20... - 20...: Phân môn Văn dạy theo tài liệu Văn thơ .......;
Phân môn Tiếng Việt và Tập làm văn soạn giảng theo Sách giáo khoa.
- Năm học 20... - 20...: Sử dụng tài liệu dạy-học Tiếng Việt địa phương Tỉnh ....... (do NXB Giáo dục Việt Nam xuất bản) tích hợp 3 phân môn Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn.
b) Môn Lịch sử
- Năm học 20... - 20...: Sử dụng tài liệu Lịch sử địa phương Tỉnh ....... (do NXB Giáo dục Việt Nam xuất bản).
- Năm học 20... - 20... Sử dụng tài liệu dạy-học Lịch sử địa phương Tỉnh ....... (do NXB Giáo dục Việt Nam xuất bản)
c) Môn Địa lý
- Năm học 20... - 20... trở về trước: Soạn giảng theo Tài liệu Địa lý địa phương bậc tiểu học do Sở GD&ĐT ....... ban hành..
- Năm học 20... - 20...: Soạn giảng theo Tài liệu dạy học Địa lý địa phương Tỉnh ....... (do NXB Giáo dục Việt Nam xuất bản)
d) Môn Đạo đức
Soạn giảng theo nội dung yêu cầu của Sách giáo khoa: Thực hành, ngoại khóa các vấn đề của địa phương
1.2 Quy trình:
Tổ chuyên môn các trường căn cứ tinh thần đã được tập huấn ở Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT tổ chức thảo luận chọn bài giảng để đưa vào chương trình giảng dạy; Giáo viên căn cứ chương trình đã thống nhất chung thiết kế bài giảng để thực hiện.
1.3 Hình thức:
Giảng dạy trên lớp và tổ chức các hoạt động tham quan, ngoại khóa.
2. Các biện pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng Giáo dục địa phương cho học sinh của các đơn vị.
Nâng cao nhận thức của giáo viên và học sinh về ý nghĩa dạy và học Chương trình giáo dục địa phương.
Đổi mới phương pháp giảng dạy, thiết kế các hoạt động theo hướng phát huy năng lực: Để học sinh tự khám phá nội dung học theo phiếu học tập giáo viên yêu cầu từ tiết học trước.
Khai thác các nguồn học liệu mở trên Internet để phục vụ cho bài dạy của giáo viên và bài học của học sinh được sinh động lôi cuốn.
Làm tốt công tác xã hội hóa, vận động sự đóng góp của PHHS tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các chuyến du khảo về nguồn để bồi dưỡng tình yêu quê hương, sự hiểu biết về lịch sử, văn hóa…của học sinh.
Thảo luận nội dung giảng dạy Giáo dục địa phương trong sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn.
3. Việc trang bị tài liệu giáo dục địa phương cho thƣ viện nhà trƣờng, cho giáo viên và học sinh.
Tất cả các trường tiểu học trên địa bàn thị xã đều đảm bảo trang bị đủ các tài liệu giáo dục địa phương để giáo viên giảng dạy. Thư viện trường đều có tài liệu giáo dục địa phương để ban giám hiệu và giáo viên tham khảo.
Với học sinh: Các trường đều động viên các em đăng ký mua tài liệu để học tập. Đối với học sinh không có tài liệu, giáo viên sẽ photocopy bài dạy để học sinh chuẩn bị trước tiết học, đảm bảo thực hiện tốt các tiết dạy giáo dục địa phương theo quy định.
IV. Kết quả thực hiện
a) Môn Tiếng Việt
- Số trường thực hiện giáo dục địa phương môn Tiếng Việt 10/10 trường
- Thực hiện giáo dục địa phương môn Tiếng Việt cho khối lớp 1,2,3,4,5. Số tiết 18 tiết.
- Việc đưa các nội dung kiến thức kỹ năng môn Tiếng Việt địa phương vào trong quá trình kiểm tra đánh giá học sinh được thực hiện trong bài kiểm tra thường xuyên sau nội dung học tập.
* Hoạt động trải nghiệm
Tùy điều kiện về cơ sở vật chất và kinh phí, một số trường đã tổ chức cho học sinh đi tham quan tìm hiểu thực tế hoặc thực hiện hoạt động ngoại khóa cho một khối lớp nhất định. Tuy nhiên việc này chưa được tiến hành đồng bộ giữa các trường.
Hình thức tổ chức: Ngoại khóa tại trường hoặc tham quan tại các di tích lịch sử trên địa bàn thị xã, tỉnh như: Tượng đài chiến thắng ..........., Mộ cổ Hàng Gòn,
Văn miếu Trấn Biên…
b) Môn Địa lý
- Số trường thực hiện giáo dục địa phương môn Địa lý 10/10 trường
- Thực hiện giáo dục địa phương môn Địa lý cho khối lớp ..... Số tiết: 04.
- Chủ đề: Địa lý .......
- Số học sinh tham gia: Tất cả học sinh khối ..... của các trường.
- Việc đưa các nội dung kiến thức kỹ năng môn Địa lý địa phương vào trong quá trình kiểm tra đánh giá học sinh được thực hiện trong bài kiểm tra thường xuyên sau nội dung học tập.
* Ngoại khóa: Hầu hết các trường chưa thực hiện ngoại khóa đối với môn Địa lý.
c) Môn Lịch sử
- Số trường thực hiện giáo dục địa phương môn Lịch sử 10/10 trường
- Thực hiện giáo dục địa phương môn Lịch sử cho khối lớp 1,2,3,4,5 Số tiết: 7.
- Chủ đề:
+ Lớp 1: Giới thiệu khái quát về vùng đất .......
+ Lớp 2: Lịch sử khai phá vùng đất Biên Hòa – ....... (Thế kỉ XVI – XVII)
+ Lớp 3: ....... trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1861 – 1954)
+ Lớp 4, 5: ....... trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng đất nước (Từ 30/4/1975 đến nay)
- Số học sinh tham gia: 100% học sinh các trường.
- Việc đưa các nội dung kiến thức kỹ năng môn Lịch sử địa phương vào trong quá trình kiểm tra đánh giá học sinh được thực hiện trong bài kiểm tra thường xuyên sau nội dung học tập.
* Ngoại khóa
Phần lớn các trường tiểu học trên địa bàn chưa thực hiện hoạt động ngoại khóa đối với nội dung giáo dục địa phương
d) Môn Đạo đức
- Số trường thực hiện giáo dục địa phương môn Đạo đức: 10/10 trường
- Thực hiện giáo dục địa phương môn Đạo đức cho khối lớp: 1,2,3,4,5 Số tiết: 1 tiết/khối
- Chủ đề: Thực hành, ngoại khóa các vấn đề của địa phương (an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội)
- Số học sinh tham gia: 100% học sinh các trường.
- Việc đưa các nội dung kiến thức kỹ năng môn Đạo đức địa phương vào trong quá trình kiểm tra đánh giá học sinh được thực hiện trong bài kiểm tra thường xuyên.
* Ngoại khóa
- Tất cả các tiết giáo dục địa phương môn Đạo đức đều thực hiện ngoại khóa.
- Hình thức tổ chức: Học sinh theo nhóm tìm hiểu về các vấn đề tại địa phương mình đang sống theo yêu cầu của giáo viên, sau đó thực hành báo cáo kết quả tìm hiểu tại lớp.
- Địa điểm: Thực hiện báo cáo tại lớp.
2. Những tồn tại và nguyên nhân
Một số giáo viên ở các trường còn chưa nhận thức đúng ý nghĩa việc giảng dạy chương trình giáo dục địa phương nên chưa có sự đầu tư đúng mức cho việc thiết kế bài dạy nên bài giảng còn đơn điệu, chưa sinh động và chưa tạo được hứng thú cho học sinh.
Học sinh còn có tâm lý coi nhẹ các môn học xã hội đặc biệt là phần giáo dục địa phương nên chưa có động cơ và thái độ học tập đúng đắn.
Do điều kiện cơ sở vật chất và kinh phí của một số trường còn hạn chế nên việc tổ chức cho các em học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa, tham quan thực tế để có kiến thức về địa phương còn chưa được thực hiện đồng bộ.
3. Bài học kinh nghiệm
Ban Giám hiệu các trường phải quan tâm, kịp thời có những giải pháp để giúp giáo viên và học sinh thực hiện tốt nội dung này trong giảng dạy, học tập: Trang bị tài liệu, trang thiết bị dạy học; Huy động các nguồn lực trong và ngoài nhà trường hỗ trợ giáo viên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan thực tế tại địa phương cho học sinh.
Bản thân người giáo viên khi thực hiện chương trình giáo dục địa phương phải hiểu được ý nghĩa của việc làm; phải chịu khó tìm tòi các nguồn tư liệu để mở rộng kiến thức thực tế cho học sinh; phải thiết kế các hoạt động nhằm thu hút học sinh trong tiết học; kết hợp tốt hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh trong quá trình học để kích thích khả năng tư duy và chịu khó học tập, tìm hiểu về địa phương của các em.
Ban giám hiệu các trường thực hiện xã hội hóa giáo dục trong việc tổ chức cho học sinh thực hiện tham quan thực tế.
Phần B. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CÔNG TÁC TỔ CHỨC GIÁO DỤC ĐỊA phương CHO HỌC SINH TẠI CÁC ĐƠN VỊ
I. Nhiệm vụ chung
Tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc giảng dạy chương trình giáo dục địa phương theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Việc giảng dạy chương trình giáo dục địa phương phải đáp ứng đúng yêu cầu giáo dục và dạy học: Trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề địa phương.
II. Những nhiệm vụ, mục tiêu và giải pháp cụ thể
Tiếp tục thực hiện các nội dung giáo dục địa phương ở các môn Tiếng Việt, Lịch sử, Địa lý, Đạo đức với số tiết, nội dung và hình thức theo quy định.
Mỗi cán bộ quản lý và giáo viên trong quản lý, điều hành, trong giảng dạy chương trình địa phương cần xác định rõ mục tiêu giảng dạy chương trình này để tổ chức tốt các hoạt động dạy và học, đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Các tổ chuyên môn có môn học giảng dạy chương trình giáo dục địa phương cần đưa nội dung trao đổi về nội dung, phương pháp giảng dạy vào sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn: Chú ý đến tính liên tục, tính toàn diện khi lựa chọn các bài học, các chủ đề dạy học; cách thức thiết kế các hoạt động nhằm phát huy năng lực, kích thích khả năng tư duy của học sinh; hình thức và nội dung kiểm tra, đánh giá phù hợp sao cho vừa đánh giá được kết quả học tập vừa để các em không xem thường nội dung học tập này.
Các trường tùy tình hình thực tế cần sáng tạo, linh hoạt trong tổ chức các hoạt động ngoại khóa; tạo điều kiện để giáo viên và học sinh được đi tham quan thực tế gắn liền với giáo dục địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu của việc dạy và học.
Đề xuất, kiến nghị: Không
3. Báo cáo tình hình triển khai nội dung giáo dục địa phương và hoạt động trải nghiệm lớp 3
Link tải file:
BÁO CÁO TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI GDĐP VÀ HĐTT LỚP 3
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Nhà trường
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nội dung giảng dạy Tài liệu giáo dục địa phương thành phố Hà Nội năm học 2022-2023. Chỉ đạo việc dạy lồng ghép nội dung GDĐP vào trong tất cả các môn học.
- Chỉ đạo các tổ chuyên môn,yêu cầu giáo viên dạy lớp 3 năm học 2022-2023 lên kế hoạch nghiên cứu và triển khai thực hiện nội dung giảng dạy Tài liệu giáo dục địa phương thành phố Hà Nội, đồng thời thực hiện giảng dạy bộ sách Hoạt động trải nghiệm lớp 3.
- Tổ chức cho giáo viên tham gia tập huấn hướng dẫn về nội dung, hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong thực hiện nội dung nội dung giảng dạy Tài liệu giáo dục địa phương thành phố Hà Nội do phòng GD & ĐT Quận Đống Đa tổ chức và thực hiện giảng dạy bộ sách Hoạt động trải nghiệm lớp 3 .
- Tổ chức các tiết chuyên đề để giáo viên rút ra quy trình dạy học HĐTN, nắm bắt được các phương pháp đặc trưng cũng như áp dụng các phương pháp mới vào việc dạy học
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc triển khai thực hiện nội dung giảng dạy Tài liệu giáo dục địa phương thành phố Hà Nội .
- Hằng năm (khi kết thúc năm học) báo cáo tình hình thực hiện nội dung nội dung giảng dạy Tài liệu giáo dục địa phương thành phố Hà Nội về Phòng Giáo dục và Đào tạo để theo dõi, chỉ đạo.
2. Tổ chuyên môn lớp 3
Căn cứ vào nội dung giáo dục địa phương Hà Nội :
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nội dung bộ sách Tài liệu giáo dục địa phương thành phố Hà Nội trong toàn khối 3.
- Chỉ đạo giáo viên khối 3 xây dựng kế hoạch dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nội dung giáo dục địa phương theo hướng tăng cường rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu tài liệu để tiếp nhận và vận dụng kiến thức thông qua giải quyết các vấn đề thực tiễn của địa phương.
- Hằng năm (khi kết thúc năm học) tổ chuyên môn báo cáo tình hình thực hiện nội dung nội dung giảng dạy Tài liệu giáo dục địa phương thành phố Hà Nội về nhà trường để tổng hợp và theo dõi, chỉ đạo.
3. Qúa trình thực hiện
- Giáo viên tổ khối 3 đã nghiên cứu bộ sách Tài liệu giáo dục địa phương thành phố Hà Nội và sách giáo khoa hoạt động trải nghiệm lớp 3 để xây dựng phân phối chương trình, thời khóa biểu, kế hoạch dạy học tuần đối với hoạt động trải nghiệm, lồng ghép các chủ đề , bài học của bộ sách Tài liệu giáo dục địa phương thành phố Hà Nội với một số môn học và bài học theo từng tuần .
- Khi xây dựng kế hoạch dạy tuần, trong các tiết sinh hoạt chuyên môn Khối 3 đã lựa chọn từng hoạt động trong từng chủ đề, nội dung giáo dục địa phương có liên quan tới các chủ đề trong từng tuần của hoạt động trải nghiệm , của môn TNXH , Đạo đức, Tiếng Việt để dạy học tích hợp. Khối tổ chức thực hiện nghiêm túc kế hoạch đã xây dựng.
- Tổ khối thường xuyên trao đổi thông tin cập nhập mới nhất từ địa phương để lồng ghép trong các tiết học trên lớp. Cung cấp các tài liệu video, tranh ảnh để các lớp triển khai thực hiện trong các tiết học. Khối chỉ đạo các lớp tích cực dạy học theo hướng tích hợp, lồng ghép trong tất cả các môn học nhắm gắn kiến thức của học sinh với thực tế của cuộc sống.
- Khuyến khích, động viên giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Động viên các lớp phối kết hợp nhằm giúp học sinh được trải nghệm nhiều trong thực tế. Tăng cường tính tích cực của học sinh thông qua hình thức điều tra, sưu tầm để học sinh chủ động tiếp thu kiến thức mới.
- Thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nội dung giáo dục địa phương của học sinh lớp 3 tích hợp trong đánh giá hoạt động trải nghiệm thông qua hoạt động thực hành , hoạt động vận dụng trong các giờ học. Học sinh chủ động sử dụng kiến thức kĩ năng để giải quyết vấn đề, tình huống liên quan đến chủ điểm qua đó kiến thức kĩ năng được khắc sâu, từ đó phát huy tính sáng tạo .
4. Một số khuyến nghị
- Giáo viên mong muốn xây dựng kho học liệu chung cho toàn quận nhằm giúp giáo viên giữa các trường giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của nhau.
Trên đây là Báo cáo tình hình triển khai nội dung giáo dục địa phương và hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học, Báo cáo tình hình triển khai nội dung giáo dục địa phương và hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học khối lớp 3 năm học 2022-2023. Bản báo cáo đã được HoaTieu.vn làm thành file word tải về để thầy cô chỉnh sửa và hoàn thiện nội dung thuận tiện hơn. Hy vọng bản báo cáo được chia sẻ và giúp đỡ nhiều giáo viên trong công tác giảng dạy theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục Giáo dục - Đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.
- Chia sẻ:Lê Diệu Linh
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến