Báo cáo tình hình triển khai nội dung giáo dục địa phương và hoạt động trải nghiệm lớp 3

Hoatieu xin chia sẻ Báo cáo tình hình triển khai nội dung giáo dục địa phương và hoạt động trải nghiệm lớp 3. Đây là bản báo cáo nêu rõ quá trình triển khái, áp dụng nội dung chương trình giáo dục địa phương tích hợp với các hoạt động trải nghiệp khối lớp 3 tiểu học cùng một số khuyến nghị. Mời các bạn tham khảo chi tiết tại bài viết.

Báo cáo thực hiện chương trình giáo dục địa phương lớp 3
Báo cáo thực hiện chương trình giáo dục địa phương lớp 3

1. Báo cáo tình hình triển khai nội dung giáo dục địa phương và hoạt động trải nghiệm lớp 3

BÁO CÁO TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI GDĐP VÀ HĐTT LỚP 3

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Nhà trường

- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nội dung giảng dạy Tài liệu giáo dục địa phương thành phố Hà Nội năm học 2022-2023. Chỉ đạo việc dạy lồng ghép nội dung GDĐP vào trong tất cả các môn học.

- Chỉ đạo các tổ chuyên môn,yêu cầu giáo viên dạy lớp 3 năm học 2022-2023 lên kế hoạch nghiên cứu và triển khai thực hiện nội dung giảng dạy Tài liệu giáo dục địa phương thành phố Hà Nội, đồng thời thực hiện giảng dạy bộ sách Hoạt động trải nghiệm lớp 3.

- Tổ chức cho giáo viên tham gia tập huấn hướng dẫn về nội dung, hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong thực hiện nội dung nội dung giảng dạy Tài liệu giáo dục địa phương thành phố Hà Nội do phòng GD & ĐT Quận Đống Đa tổ chức và thực hiện giảng dạy bộ sách Hoạt động trải nghiệm lớp 3 .

- Tổ chức các tiết chuyên đề để giáo viên rút ra quy trình dạy học HĐTN, nắm bắt được các phương pháp đặc trưng cũng như áp dụng các phương pháp mới vào việc dạy học

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc triển khai thực hiện nội dung giảng dạy Tài liệu giáo dục địa phương thành phố Hà Nội .

- Hằng năm (khi kết thúc năm học) báo cáo tình hình thực hiện nội dung nội dung giảng dạy Tài liệu giáo dục địa phương thành phố Hà Nội về Phòng Giáo dục và Đào tạo để theo dõi, chỉ đạo.

2. Tổ chuyên môn lớp 3

Căn cứ vào nội dung giáo dục địa phương Hà Nội :

- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nội dung bộ sách Tài liệu giáo dục địa phương thành phố Hà Nội trong toàn khối 3.

- Chỉ đạo giáo viên khối 3 xây dựng kế hoạch dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nội dung giáo dục địa phương theo hướng tăng cường rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu tài liệu để tiếp nhận và vận dụng kiến thức thông qua giải quyết các vấn đề thực tiễn của địa phương.

- Hằng năm (khi kết thúc năm học) tổ chuyên môn báo cáo tình hình thực hiện nội dung nội dung giảng dạy Tài liệu giáo dục địa phương thành phố Hà Nội về nhà trường để tổng hợp và theo dõi, chỉ đạo.

3. Qúa trình thực hiện

- Giáo viên tổ khối 3 đã nghiên cứu bộ sách Tài liệu giáo dục địa phương thành phố Hà Nội và sách giáo khoa hoạt động trải nghiệm lớp 3 để xây dựng phân phối chương trình, thời khóa biểu, kế hoạch dạy học tuần đối với hoạt động trải nghiệm, lồng ghép các chủ đề , bài học của bộ sách Tài liệu giáo dục địa phương thành phố Hà Nội với một số môn học và bài học theo từng tuần .

- Khi xây dựng kế hoạch dạy tuần, trong các tiết sinh hoạt chuyên môn Khối 3 đã lựa chọn từng hoạt động trong từng chủ đề, nội dung giáo dục địa phương có liên quan tới các chủ đề trong từng tuần của hoạt động trải nghiệm , của môn TNXH , Đạo đức, Tiếng Việt để dạy học tích hợp. Khối tổ chức thực hiện nghiêm túc kế hoạch đã xây dựng.
- Tổ khối thường xuyên trao đổi thông tin cập nhập mới nhất từ địa phương để lồng ghép trong các tiết học trên lớp. Cung cấp các tài liệu video, tranh ảnh để các lớp triển khai thực hiện trong các tiết học. Khối chỉ đạo các lớp tích cực dạy học theo hướng tích hợp, lồng ghép trong tất cả các môn học nhắm gắn kiến thức của học sinh với thực tế của cuộc sống.

- Khuyến khích, động viên giáo viên vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Động viên các lớp phối kết hợp nhằm giúp học sinh được trải nghệm nhiều trong thực tế. Tăng cường tính tích cực của học sinh thông qua hình thức điều tra, sưu tầm để học sinh chủ động tiếp thu kiến thức mới.

- Thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nội dung giáo dục địa phương của học sinh lớp 3 tích hợp trong đánh giá hoạt động trải nghiệm thông qua hoạt động thực hành , hoạt động vận dụng trong các giờ học. Học sinh chủ động sử dụng kiến thức kĩ năng để giải quyết vấn đề, tình huống liên quan đến chủ điểm qua đó kiến thức kĩ năng được khắc sâu, từ đó phát huy tính sáng tạo .

4. Một số khuyến nghị

- Giáo viên mong muốn xây dựng kho học liệu chung cho toàn quận nhằm giúp giáo viên giữa các trường giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của nhau.

2. Yêu cầu của nội dung giáo dục của địa phương đối với cấp Tiểu học

Nội dung giáo dục của địa phương là một bộ phận không thể tách rời trong thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về văn hóa, lịch sử, truyền thống, địa lý, kinh tế, hướng nghiệp, chính trị xã hội, môi trường của địa phương; bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa của quê hương, đất nước và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của thực tiễn.

Những yêu cầu về nội dung giáo dục của địa phương đối với cấp tiểu học được quy định Theo khoản 1 Công văn 3036/BGDĐT-GDTH năm 2021 như sau:

- Nội dung giáo dục của địa phương là một bộ phận không thể tách rời trong thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về văn hóa, lịch sử, truyền thống, địa lý, kinh tế, hướng nghiệp, chính trị xã hội, môi trường của địa phương; bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa của quê hương, đất nước và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của thực tiễn.

- Ở cấp Tiểu học, nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp với các môn học và hoạt động trải nghiệm; quá trình tổ chức thực hiện cần được lồng ghép trong chương trình các môn học và hoạt động trải nghiệm; đảm bảo tính thực tiễn, tính khoa học, tính sư phạm, phù hợp với các đặc điểm tâm lí, trình độ phát triển nhận thức của học sinh, không gây quá tải cho học sinh.

- Tài liệu giáo dục địa phương cần đảm bảo tính chỉnh thể, sự phát triển liên tục, nhất quán giữa các khối lớp và các cấp học. Các mạch nội dung được thiết kế trong tài liệu cần mang tính mở, linh hoạt giúp giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, hình thức phù hợp để thực hiện tích hợp vào các môn học, hoạt động giáo dục đảm bảo mục tiêu, yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình.

Mời bạn đọc cùng tham khảo các tài liệu có liên quan tại mục Giáo dục - Đào tạo trong mục biểu mẫu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 191
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi