Chương trình giáo dục phổ thông môn Giáo dục thể chất
Trong chương trình phổ thông mới, Giáo dục thể chất là môn học bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12, đảm nhiệm một trong bốn mặt giáo dục Đức - Trí - Thể - Mỹ. Dưới đây là nội dung chi tiết chương trình giáo dục phổ thông môn Giáo dục thể chất.
- Các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông mới
- Phân phối chương trình môn Thể dục bậc THPT
- Phân phối chương trình môn Thể dục Tiểu học
- Phân phối chương trình môn Thể dục bậc THCS
Nội dung Chương trình giáo dục phổ thông môn Giáo dục thể chất
MỤC LỤC
Trang
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC...................................................................................................... 3
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH................................................................... 3
III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH......................................................................................... 4
IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT........................................................................................................ 5
V. NỘI DUNG GIÁO DỤC..................................................................................................... 7
LỚP 1............................................................................................................................... 8
LỚP 2............................................................................................................................... 9
LỚP 3............................................................................................................................. 10
LỚP 4............................................................................................................................. 11
LỚP 5............................................................................................................................. 12
LỚP 6............................................................................................................................. 13
LỚP 7............................................................................................................................. 15
LỚP 8............................................................................................................................. 16
LỚP 9............................................................................................................................. 18
LỚP 10........................................................................................................................... 19
LỚP 11........................................................................................................................... 20
LỚP 12........................................................................................................................... 22
VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC........................................................................................ 23
VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC............................................................................. 25
VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH............................. 26
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC
Giáo dục thể chất là môn học bắt buộc, được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12.
Môn Giáo dục thể chất góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh, trọng tâm là: trang bị cho học sinh kiến thức và kĩ năng chăm sóc sức khoẻ; kiến thức và kĩ năng vận động; hình thành thói quen tập luyện, khả năng lựa chọn môn thể thao phù hợp để luyện tập nâng cao sức khoẻ, phát triển thể lực và tố chất vận động; trên cơ sở đó giúp học sinh có ý thức, trách nhiệm đối với sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng, thích ứng với các điều kiện sống, sống vui vẻ, hoà đồng với mọi người.
Nội dung chủ yếu của môn Giáo dục thể chất là rèn luyện kĩ năng vận động và phát triển tố chất thể lực cho học sinh bằng những bài tập thể chất đa dạng như: các bài tập đội hình đội ngũ, các bài tập thể dục, các trò chơi vận động, các môn thể thao và kĩ năng phòng tránh chấn thương trong hoạt động thể dục thể thao.
Nội dung giáo dục thể chất được phân chia theo hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp
– Giai đoạn giáo dục cơ bản: Môn Giáo dục thể chất giúp học sinh biết cách chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể; hình thành thói quen tập luyện nâng cao sức khoẻ; thông qua các trò chơi vận động và tập luyện thể dục, thể thao hình thành các kĩ năng vận động cơ bản, phát triển các tố chất thể lực, làm cơ sở để phát triển toàn diện. Học sinh được lựa chọn nội dung hoạt động thể dục thể thao phù hợp với thể lực của mình và khả năng đáp ứng của nhà trường.
– Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Môn Giáo dục thể chất được thực hiện thông qua hình thức câu lạc bộ thể dục thể thao. Học sinh được chọn nội dung hoạt động thể thao phù hợp với nguyện vọng của mình và khả năng đáp ứng của nhà trường để tiếp tục phát triển kĩ năng chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể, phát triển về nhận thức và năng khiếu thể thao, đồng thời giúp những học sinh có năng khiếu thể thao tự chọn định hướng nghề nghiệp phù hợp.
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình môn Giáo dục thể chất quán triệt đầy đủ quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực, kế hoạch giáo dục và định hướng về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục
được quy định tại Chương trình tổng thể. Xuất phát từ đặc trưng của môn học, một số quan điểm sau được nhấn mạnh trong xây dựng chương trình:
1. Chương trình môn Giáo dục thể chất được xây dựng dựa trên nền tảng lí luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu của khoa học thể dục thể thao và khoa học sư phạm hiện đại, trong đó có các kết quả nghiên cứu về giáo dục học, tâm lí học, sinh lí học, phương pháp giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao; kinh nghiệm xây dựng chương trình môn Giáo dục thể chất của Việt Nam và các nước có nền giáo dục tiên tiến; kết quả phân tích thực tiễn giáo dục, điều kiện kinh tế – xã hội Việt Nam và sự đa dạng của học sinh.
2. Chương trình môn Giáo dục thể chất bảo đảm phù hợp với tâm – sinh lí lứa tuổi và quy luật phát triển thể chất của học sinh; phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục; vận dụng các phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với đặc điểm của môn học, hỗ trợ việc hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực ở học sinh.
3. Chương trình môn Giáo dục thể chất có tính mở, tạo điều kiện để học sinh được lựa chọn các hoạt động phù hợp với thể lực, nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường; đồng thời tạo điều kiện để nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế và đặc điểm của mỗi địa phương.
III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu chung
Môn Giáo dục thể chất giúp học sinh hình thành, phát triển kĩ năng chăm sóc sức khoẻ, kĩ năng vận động, thói quen tập luyện thể dục thể thao và rèn luyện những phẩm chất, năng lực để trở thành người công dân phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế, góp phần phát triển tầm vóc, thể lực người Việt Nam; đồng thời phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao.
2. Mục tiêu cấp tiểu học
Môn Giáo dục thể chất giúp học sinh biết cách chăm sóc sức khoẻ và vệ sinh thân thể, bước đầu hình thành các kĩ năng vận động cơ bản, thói quen tập luyện thể dục thể thao, tham gia tích cực các hoạt động thể dục, thể thao nhằm phát triển các tố chất thể lực, làm cơ sở để phát triển toàn diện và phát hiện năng khiếu thể thao.
3. Mục tiêu cấp trung học cơ sở
Môn Giáo dục thể chất giúp học sinh tiếp tục củng cố và phát triển các kĩ năng chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh thân thể và vận động cơ bản, thói quen tập luyện và kĩ năng thể dục thể thao; nếp sống lành mạnh, hoà đồng và trách nhiệm; ý thức tự giác, tích cực vận dụng những điều đã học để tham gia các hoạt động thể dục, thể thao; bồi dưỡng năng khiếu thể thao.
4. Mục tiêu cấp trung học phổ thông
Môn Giáo dục thể chất giúp học sinh lựa chọn môn thể thao phù hợp để rèn luyện hoàn thiện thể chất; vận dụng những điều đã học để điều chỉnh chế độ sinh hoạt và tập luyện, tham gia tích cực các hoạt động thể dục, thể thao; có ý thức tự giác, tự tin, trung thực, dũng cảm, có tinh thần hợp tác thân thiện, thể hiện khát khao vươn lên; từ đó có những định hướng cho tương lai phù hợp với năng lực, sở trường, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
(Do nội dung còn dài, hoatieu.vn xin được phép trích dẫn một phần, nội dung cụ thể các bạn xem trong file tải.)
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Giáo dục - Đào tạo, mục Biểu mẫu.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:
Vũ Thị Thái Lan
- Ngày:
Chương trình giáo dục phổ thông môn Giáo dục thể chất
348,1 KB 25/12/2020 4:22:00 CH
Gợi ý cho bạn
-
Mẫu biên bản sinh hoạt chuyên môn
-
6 Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định 81 năm 2025
-
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 5 môn Công nghệ (3 bộ sách mới)
-
Lời tuyên thệ của trọng tài và vận động viên Hội khỏe Phù Đổng
-
Kế hoạch tổ chức hội thi Rung chuông vàng 2023 - 2024
-
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 5 môn Giáo dục thể chất Cánh Diều
-
Sổ theo dõi của lớp phó học tập
-
Mẫu đơn đề nghị miễn, giảm học phí, hỗ trợ tiền ăn ở cho học sinh bán trú 2025
-
Mẫu giấy mời họp phụ huynh cuối học kì II
-
Mẫu biên bản nhận xét, đánh giá kết quả BDTX của giáo viên 2025
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Top 4 bài phân tích 16 câu giữa bài Vội vàng
Mẫu hợp đồng góp vốn
Có thể bạn quan tâm
-
Mẫu bài thi viết chữ đẹp 2025
-
13 Mẫu đăng ký học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh 2025 Giáo viên
-
Mẫu Biên bản sinh hoạt lớp 2025 các cấp, ngắn mới nhất
-
Bản đăng ký Dân vận khéo năm mới nhất 2025
-
Kịch bản chương trình ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 năm 2025 mới nhất
-
9 Mẫu đơn xin học thêm năm 2025 và cách viết
-
Mẫu nhận xét môn Tiếng Việt tiểu học theo Thông tư 27
-
Cách viết +3 mẫu bản kiểm điểm nói chuyện trong giờ học 2025
-
Đơn xin trông giữ ngoài giờ 2025 mới nhất
-
Mẫu biên bản sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học 2025 (9 mẫu)
-
Bản thành tích cá nhân đề nghị khen thưởng trong công tác đội và phong trào thiếu niên 2025
-
Hướng dẫn tính điểm theo tín chỉ đại học 2025

Bài viết hay Giáo dục - Đào tạo
Những câu chuyện về tấm gương Hồ Chí Minh
Mẫu đơn Công khai thông tin dành cho cơ sở dạy thêm ngoài nhà trường 2025
Khẩu hiệu tuyên truyền ngày thành lập Công đoàn Việt Nam
Mẫu giấy xin xác nhận không vi phạm pháp luật trong 1 năm dành cho thí sinh thi lại lớp 10
Biểu mẫu tổng hợp phân loại chi đoàn
Mẫu đề nghị học sinh cần giúp đỡ
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến