Báo cáo tổng kết phong trào thi đua trường Mầm non 2024

Báo cáo tổng kết phong trào thi đua trường Mầm non 2024 đưa ra những chỉ tiêu và thành tích đạt được trong suốt một năm của nhà trường. Mời các bạn tham khảo và tải về tại đây.

1. Báo cáo tổng kết phong trào thi đua trường Mầm non là gì?

Báo cáo tổng kết phong trào thi đua trường Mầm non là mẫu được lập ra để tổng kết lại công tác phát động phong trào thi đua và công tác khen thưởng của nhà trường trong suốt một năm học. Từ đó đưa ra phương hướng, nhiệm vụ thi đua trong năm học mới.

2. Báo cáo tổng kết phong trào thi đua trường Mầm non

UBND HUYỆN ...........

TRƯỜNG MẦM NON XÃ ...........

Số: ............

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

..........., ngày ....tháng ...năm ...

BÁO CÁO
Tổng kết phong trào thi đua năm học ..................

Căn cứ Kế hoạch số: ........., ngày ....tháng ....năm ..... Của trường Mầm non ...........: “Kế hoạch phát động phong trào thi đua năm học .............”;

Căn cứ kết quả thực hiện phong trào thi đua của nhà trường trong năm học ...................

Trường Mầm non ........... Báo cáo tổng kết phong trào thi đua năm học .................., phát động phong trào thi đua năm học ............ với nhứng nội dung sau

A. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THI ĐUA NĂM HỌC ..................:

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG :

Năm học .............. là năm học có nhiều sự thay đổi với nhiều thách thức đặt ra đối với ngành giáo dục nói chung, cô và trò nhà trường mầm non ........... nói riêng: Xác định lại mục tiêu giáo dục, Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, Duy trì và đảm bảo chất lượng giáo dục, … Vì vậy trong các hoạt động và các phong trào thi đua nhà trường đều hướng giáo viên tới những yêu cầu, mục tiêu, thách thức đã được xác định nhằm đạt được mục tiêu giáo dục mà nhà trường.

2. Đánh giá đội ngũ giáo viên:

Tổng số CBGV: 33 đồng chí. CBQL: 03 đồng chí; Giáo viên: 30 đồng chí;

Đa số giáo viên trong nhà trường đều có kinh nghiệm, có chuyên môn trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Một số giáo viên tuy phải kiêm nhiệm nhiều công việc nhưng đã cố gắng hoàn thành công tác chuyên môn và hoàn thành tốt công việc được giao, tích cực trong các phong trào của nhà trường;

Tính đến thời điểm cuối năm học số lượng giáo viên nhà trường đã gần đủ so với chỉ tiêu biên chế (Thiếu 01 giáo viên so với chỉ tiêu biên chế đầu năm học. Tuy đủ về số lượng nhưng chất lượng đội ngũ cần phải được nâng cao hơn nữa, số lượng giáo viên cốt cán của nhà trường còn mỏng.

3. Thuận lợi, khó khăn:

3.1. Thuận lợi:

- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT, sự ủng hộ của chính quyền địa phương, các tổ chức, ban ngành đoàn thể;

- Ban giám hiệu luôn đoàn kết, thống nhất và luôn có sợ phối hợp trong mọi hoạt động của nhà trường;

- Đội ngũ giáo viên trẻ, đa số nhiệt tình với công việc được giao và với phong trào nhà trường phát động;

- Cơ sở vật chất phục vụ đảm bảo phục vụ cho công tác dạy và học.

- Học sinh đi học đều, được ăn trưa tại trường và được học 2 buổi/ ngày nên thuận lợi cho công tác chăm sóc, giáo dục của nhà trường.

3.2. Khó khăn:

- Nhận thức của phụ huynh trong công tác xã hội hóa giáo dục cũng như công tác phối hợp với cô giáo trong công tác chăm sóc giáo trẻ ở một số điểm trường như: ..........., ........., ........., ........, .............. còn hạn chế, ảnh hưởng không ít đến phong trào xây dựng “Trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm” và phong phào “Thi đua dạy tốt – học tốt” của nhà trường;

- Một số giáo viên trẻ thiếu kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt là việc áp dụng phương pháp, hình thức dạy học linh động, sáng tạo còn hạn chế.

- Công tác phối hợp hai chiều giữa giáo viên với BGH nhà trường đôi khi còn chưa tốt; giáo viên còn lúng túng trong việc sử lý những tình huống phát sinh trong công việc hàng ngày;

- Tổ chuyên môn chưa chủ động tham mưu với BGH trong công tác chuyên môn; khi thực hiện công việc được giao đôi khi còn chưa tích cực vẫn phải đôn đốc, nhắc nhở;

- Một số giáo viên chưa tích cực tham gia vào hoạt động phong trào do nhà trường phát động.

II. KẾT QUẢ PHONG TRÀO THI ĐUA:

4.1. Đối với giáo viên

4.1.1. Công tác tư tưởng, chính trị:

100% CBGV nhà trường có lập trường tư tưởng, chính trị vững vàng, luôn chấp hành tốt nọi chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Pháp luật của nhà nước. Không tham gia vào các tệ nạn trong xã hội như: Cờ bạc, lô đề, tín dụng đen, mê tín dị đoan...

Triển khai tốt công tác tăng cường giáo dục, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và của nghành giáo dục đối với học sinh, đặc biệt là tổ chức tuyên truyền thông tin đung, đầy đủ đến với cán bội giáo viên về luật an ninh mạng vừa được quốc hội khóa XIV thông qua ngày 12/6/2018, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019; thông tin về mục đích, ý nghĩa chủ chương của đảng nhà nước trong việc thảo luận đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt.

Thực hiện tốt học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phòng cách Hồ chí Minh về xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân, vận dụng cụ thể vào từng đơn vị trường học, tập trung tổ chức giáo dục chuẩn mực đạo đức gắn với trách nhiệm của học sinh, cán bộ giáo viên gia đoạn hiện nay;

Tăng cường công tác nắm bắt tình hình chính trị, tư tưởng trong học sinh, giáo viên, tổ chức thực hiện hiệu quả hoạt động đối thoại giữa lãnh đạo nhà trường, cán bộ giáo viên để nắm bắt được tâm tư nguyện vọng và xử lý kịp thời những vẫn đề khó khăn, bức xúc trong giáo viên. Chủ động phát hiện phối hợp với, chính quyền địa phương để xử lý những vẫn đề phức tạp.

4.1.2. Công tác chuyên môn và giảng dạy.

Đa số cán bộ, giáo viên đều chấp hành nghiêm túc các qui chế chuyên môn. Thực hiện tốt kỷ luật lao động của nhà trường. Có ý thức trong các phong trào thi đua. Tích cực đăng ký các hoạt dộng thao giảng, thăm lớp, dự giờ và tham gia các hoạt động chuyên môn của nhà trường: Hội thảo, thao giảng chuyên môn, các phong trào thi đua của chuyên môn….;

Phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” được cụ thể hóa thông qua công tác thao giảng và dự giờ định kỳ với nhiều tiết dạy được đánh giá cao, được đánh giá Giỏi như: Tiết dạy của cô giáo Lù Thị Ngân, Bùi Thị Tuyết Nhung, Viên Thị Yến, Viên Thị Thiện … Tuy trong thời gian thi đua chào mừng ngày 20-11 đồng thời diễn ra nhiều hoạt động phong trào của Phòng tổ chức xong các cô giáo vẫn đầu tư nhiều công sức chuẩn bị cho tiết dạy, có nhiều tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy thu được hiệu quả: tiết dạy cô: Bùi Thị Nguyệt, Bùi Thị Tuyết Nhung, Lù Thị Ngân, Ngũ Thị Như Quỳnh...;

Tổng kết cuối năm học tổng số tiết dự: 117 tiết Trong đó: Giỏi: 13 tiết, Khá 88 tiết, trung bình: 16 tiết. Trong quá trình kiểm tra đột xuất, định kì không có đồng chí giáo viên nào vi phạm qui chế chuyên môn, vi phạm về hồ sơ sổ sách, các tiết dạy đề đạt từ trung bình trở lên, không có tiết dạy chưa đạt yêu cầu.

4.1.3. Các hoạt động phong trào:

Trong năm học .................. nhà trường đã phát động 04 thi đua trọng tâm: Phong trào: “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, Phong trào “ Thi đua dạy tốt, học tốt”, Phong trào hoạt động ngoại khóa: “Đánh bóng truyền hơi, nhày erobich, đánh cầu lông”; “Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo và trrang trí lớp học” Từ nguyên vật liệu sẵn có rẻ tiền hưởng ứng thực hiện chuyên đề: “Phòng chống rác thải nhựa”:

+ Phong trào thi đua: “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”: Toàn thể GV trong nhà tường đã hưởng ứng phong trào nhà trường phát động, đã xây dựng được môi trường trong và ngoài lớp học: 8/8 điểm trưởng đã xây dựng môi trường ngoài lớp học cho trẻ trải nghiệm. 21/21 nhóm lớp đã tiến hành tranh trí lớp theo yêu cầu của nhà trường. Tại điểm trường chính đã tiến hành cải tạo, bổ sung khu vườn cổ tích. Nổi bật trong phong trào xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là điểm trường Nam Sơn do cô giáo Viên Thị Vui đứng lớp: Lớp học được trang trí khoa học, đồ dùng tự tạo phong phú, có vườn rau xanh tốt cho trẻ trải nghiệm.

+ Phong trào thi đua: “Dạy tốt, học tốt” chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11/20...: Toàn thể GV đã tích cực hưởng ứng phong trào thi đua dạy tốt, học tốt để trào mừng ngày 20/10 và ngày 20/11: Kết quả cụ thể: có 10 tiết dạy xếp loại giỏi; 39 tiết dạy xếp loại khá; Điển hình trong phong trào này là cô giáo: Bùi Thị Tuyết Nhung, Viên Thị Yến; Lù Thị Ngân, Viên Thị Thiện

+ Hoạt động ngoại khóa: Đánh bóng truyền hơi, nhày aerobic, đánh cầu lông, bóng truyền với các đơn vị tường trong cụm chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11/20...: Nhà trường đã thành lập được đội bóng truyền hơi, đội nhảy elobic và tiến hành hoạt động vào các buổi chiều từ thứ 2 → thứ 5 hàng tuần. Nhà trường đã liên kết với trường PTDTBT tiểu học và Trung học CS ........... thành lập đội bóng truyền nữ tham dự giải bóng truyền của Phong GD&ĐT phát động và đạt giải 03. Điển hình và tích cực tham gia phong trào có đ/c: Ngũ Thị Như Quỳnh, Viên Thị Thiện, Phạm Thị Hồng Thư, Nguyễn Thị Thủy, Lù Thị Ngân, Nguyễn Thị Ngân, Chu Thị Xuyến, Phù Thị Hiền, Sân Thị Dương, Lý Thị Lan...Hoạt động ngoại khóa diễn ra sôi nổi và tích cức từ tháng 9 -> ngày 18/11/20.....

+ Phong trào: “Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo và trrang trí lớp học” Từ nguyên vật liệu sẵn có rẻ tiền hưởng ứng thực hiện chuyên đề: “Phòng chống rác thải nhựa”: Toàn thể CBGV cùng tích cự tham gia hưởng ứng phong trào nhà trường phát đông; kết quả thu được: Tổng số đồ dùng thu được: 90 đồ dùng được làm từ chai, lọ nhựa, đã tổ chức sơn vẽ tường khu vực ngoài cổng trường.

4.1.4. Thực hiện các cuộc vận động

Ngay từ đầu năm học nhà trường đã triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của cấp trên, đồng thời lập kế hoạch cụ thể bám sát với thực tiễn của đơn vị để các tổ chức đoàn thể, cán bộ, giáo viên biết và triển khai thực hiện.

Triển khai vào học đúng theo tinh thần chỉ đạo của ngành, của UBND huyện và dần đi vào ổn định nề nếp dạy và học, thực hiện đầy đủ các cuộc vận động như “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo” Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thực hiện 8 lời Bác Hồ căn dặn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Hà Giang”. .v.v. cảnh quan nhà trường ngày càng sạch sẽ, xanh tươi và thân thiện hơn. Cô và trò nhà trường phấn đấu xây dựng môi trường học tập thân thiện, văn minh. Toàn thể CBGV trong nhà trường tích cực hưởng ứng và tham gia.

4.2. Đối với học sinh:

- Nhìn chung đa số các cháu học sinh của các nhóm lớp đã có nề nếp học tập. Trẻ tương đối mạnh rạn, tự tin, đa số trẻ biết chào hỏi cô giáo, các bạn và khi có khách đến lớp.

- Trẻ khỏe mạnh, sạch sẽ đã biết tham gia vào tất cả các hoạt động trong ngày cô giáo tổ chức;

- Trẻ đi học đều, tỷ lệ chuyên cần đạt 91% trở lên.

III. HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN, GIẢI PHÁP:

5.1. Hạn chế

Ngoài những kết quả đã đạt được, trong phong trào thi đua nhà trường còn tồn tại một sô hạn chế như sau:

+ Phong trào thi đua “Dạy tốt – Học tốt”:

- Tỷ lệ tiết dạy giỏi còn ít (đa số tập chung vào 3-4 giáo viên cốt cán của nhà trường); tiết dạy đạt loại khá: 7 điểm: 53/88=60,2%. Như vậy cho thấy chất lượng giờ dạy chưa thực sự tốt.: Những Đ/c có xếp loại giờ dạy từ 8 điểm trở lên thì mới sứng đáng xếp loại khá (Còn những đ/ccó giờ dạy từ 7 điểm được vớt từ tiết TB 6 điểm hoặc 6,5 điểm, còn 6 điểm được vớt từ tiết 5 điểm những tiết dạy 5 điểm tiết chưa đạt yêu cầu); Qua kết quả như vậy cho thấy chất lượng chuyên của đội ngũ GV nhà trường chưa thực sự tốt, trong thực tế tổng số 29 GV để đánh giá thực chất xếp loại chuyên môn giỏi chỉ được khoảng: 03 đ/c.

- Công tác chuẩn bị cho tiết dạy và soạn giảng: Soạn giáo án, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho tiết dạy, bố trí chỗ ngồi cho trẻ chưa được quan tâm, chú trọng; Nội dung tiết dạy chưa được đầu tư, nghiên cứu kỹ chương trình giáo dục mầm non dẫn đến có tiết dạy nội dung về kiến thức còn sơ sài; Hệ thống câu hỏi trong bài dạy của một số đ/c còn rườm rà, dài dòng, khó hiểu đối với trẻ; Giáo án soạn giảng của đa sô giáo viên dập khuân, copy từ năm học trước không có sự đầu tư, chỉnh sửa, nâng cấp giáo án, soạn giảng chỉ để cho có và đủ. Khi soạn giảng chưa có sự đầu tư thời gian, chưa nghiên cứu kỹ chương trình GDMN và tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục MN. HSSS: Chất lượng chưa tốt (Không có bộ nào xếp loại tốt, xếp loại khá đánh gía đúng chỉ có khoảng 10 bộ).

- Tác phong sư phạm: Kỹ năng di chuyển, chọn vị trí đi, đứng, ngồi của một số cô giáo chưa hợp lý, sử lý tình huống còn lúng túng, chưa triệt để; Khi tổ chức hoạt động nhiều cô giáo còn rất bí từ;

- Hình thức tổ chức nhiều tiết dạy chưa phong phú (vẫn mang nặng hình thức tổ chức của chương trình giáo dục cải cách), chưa có nhiều sự sáng tạo, chưa phát huy được tính tích cực cho trẻ; nhiều cô chưa có sự học hỏi, trau dồi, tìm tòi, sáng tạo và chưa rút được ra kinh nghiệm và thay đổi khi được nhận xét góp ý của nhà trường, tổ chuyên môn và qua các buổi thao giảng. Một số cô giáo chưa có tinh thần cầu tiến, bằng lòng với những gì mình đang có, tổ chức hoạt động đi theo lối mòn truyền thống, ngại thay đổi, ngại bứt phá.

- Về trẻ: Một số nhóm lớp trẻ chưa có nề nếp, còn đùa nghịch, chưa chú ý tham gia vào hoạt động cô tổ chưc: Lớp nhà trẻ diểm trường chính, lớp nhà trẻ điểm trường Khung Nhung, lớp MG: 3 tuổi, 4 tuổi điểm trường chính, lớp ghép 3+4 tuổi điểm trường Nhíu Lủng...; Kỹ năng trả lời câu hỏi, hoạt động nhóm, chia sẻ, phối hợp và đặc biệt là giao tiếp bằng tiếng Việt của trẻ còn hạn chế ở một số điểm trường: Nhíu Lủng, Làng Thàng, Pản Hò. Chất lượng kiểm tra cói năm học điểm Nam Sơn hạn chế; Đặc biết hơn cả chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ cuối năm học tất cả các độ tuổi chưa cao. Đặc biệt đối với trẻ 5 tuổi: Nhà trường và PGD về kiểm tra đánh giá chất lượng còn thấp.

+ Phong trào thi đua: “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”:

- Công tác xây dựng môi trường trong lớp học: Đã số các lớp trang trí còn chưa khoa học; cách sắp xếp đồ dùng cũng như các góc chơi một số nhóm lớp chưa hợp lý. Chưa có nhiều đồ dùng tự tạo sử dụng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương cũng như đồ dùng sử dụng nguyên vật liệu tái chế. Trang trí lớp chưa có sự sáng tạo (đa số là lựa chọn biện pháp kế thừa, ngại thay đổi, chưa có sự đầu tư, học hỏi và bứt phá: Ngoài trừ lớp 3+4+5 tuổi điểm trường Làng Thàng, Trúc Sơn do được đoàn từ thiện trang trí và điểm trường Nam Sơn thì tất cả các nhóm lớp đều mắc phải hạn chế trên, đặc biệt 4 lớp trường chính và một số lớp ở điểm trường đồ dùng con để ngổn ngang, quần áo, cặp sách, bàn ghế...để chưa gọn gàng); Tất cả các đoàn KT đều đánh giá công tác trang trí lớp học còn quá sơ sài, ít đồ dùng đồchơi tự tạo.

- Công tác xấy dựng môi trường ngoài lớp học: Đa số chủ yếu các điểm trường mới xây dựng được vườn rau và trồng được một số cây hoa. Đa số các điểm trường chưa xây dựng được góc chơi với cát, sỏi, nước, góc thư viện xanh cho trẻ xem tranh truyện, tô vẽ...Vườn hoa ở một số điểm trường chưa có nhiều loại hoa (Đa số các điểm trường chưa thực hiện nội dung bổ sung cây cảnh, hoa, đồ chơi, góc chơi ngoài trời theo bộ tiêu trí đánh giá chấm điểm công tác thi đua khen thưởng tại hội nghị CCVC đầu năm học. Tại điểm trường chính góc văn hóa truyền thống và khu vui chơi giáo dục PTVĐ đồ dùng trong góc còn ít, còn đơn điệu chưa phong phú, GV điểm trường chưa chủ động tham mưu, bổ sung xây dựng kịp thời. Khu vườn cổ tích, 2 bồn hoa ở dãy lớp học, các chậu cây cảnh xung quanh trường chưa được chú ý chăm sóc, tu tạo (Khi được BGH nhà trường nhắc nhỏ mới thực hiện, xong lại thôi, chưa có sự chăm sóc đều theo định kỳ). Phân trường trưởng điểm trường chính chưa phát huy được vai trò trong hoạt động: Xây dựng, tạo cảnh quan môi trường. Khu trợ quê, tròi đọc sách, góc chơi với cát, nước, sỏi... tại điểm trường chính chưa được quan tâm tu sửa, và sử dụng thường xuyên.

+ Hoạt động ngoại khóa: Đánh bóng truyền hơi, nhảy aerobic

- Sự tham gia của giáo viên còn chưa được đều, chưa tích cực (đặc biệt sau ngày 18/11/20...). Chất lượng chưa cao, chưa duy trì được thường xuyên; Thời gian các buổi tập chưa được nhiều.

5.2. Nguyên nhân

+ Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của phong trào thi đua “Dạy tốt – học tốt”: Giáo viên chưa có ý thức tự học, tìm tòi và sáng tạo; Chưa để tâm đến những lời nhận xét của người dự; chưa nghiên cứu kỹ trương trình khi soạn giảng (Mang nặng tính hình thức, soạn để cho đủ, coppy giáo án, ngại chỉnh sửa; đặc biệt vẫn mắc phải những hạn chế ở những hoạt động đã được nhà trường, tổ chuyên môn đã thao giảng, chỉnh sửa, những lỗi trong những hoạt động của năm trước, kỳ trước đã được đóng góp, rút kinh nghiệm nhưng vẫn mắc phải). Về trẻ một số nhóm lớp cô giáo chưa tìm ra biện pháp để rèn nề nếp cho trẻ lớp mình.

+ Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong phong trào xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm: Cô giáo chưa tích cực tuyên truyền để thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục để vận động sự đóng góp, ủng hộ của phụ huynh học sinh về cả vật chất cũng như ngày công; chưa có sự tìm tòi, sáng tạo trong công tác xây dựng môi trường, đặc biệt là xây dựng những góc chơi mà sử dụng nguyên vật liệu xẵn có, rẻ tiền.

+ Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong phong trào ngoại khoa: Do một số lớp phụ huynh đón trẻ còn muộn nên thời gian về hoạt động ngoại khóa còn muộn; Một số giáo viên có hoàn cảnh gia đình con đi học vào buổi tối, tăng gia sản xuất thêm nên chưa có thời gian dành cho hoạt động ngoại khóa. Một số giáo viên chưa thực sự nhiệt tình.

5.3. Giải pháp

Tiếp tục chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch và tổ chức hội thảo chuyên môn để toàn thể GV được học tập nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng sư phạm (Một năm ít nhất mỗi giáo viên được dạy thao giảng ít nhất 01 lần). Tăng cường kiểm ta đột xuất, dự giờ những giáo viên còn hạn chế về chuyên môn để có biện pháp hướng dẫn và giúp đỡ. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn đều đặn, có iệu quả để đưa những nội dung GV còn vướng mắc vào sinh hoạt, cùng nhau tháo gỡ. Tăng cường tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứ bài học theo đúng chỉ đạo của phòng GD&ĐT một măn ít nhất 05 lần.

Tiếp tục phát động phong trào xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đến toàn thể giáo viên trong nhà trường; chỉ đọa tổ chuyên môn thường xuyên kiểm tra, đánh giá đôn đốc các giáo viên xây dựng. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng môi trường ngoài lớp học: Chỉ đạo tiếp tục bổ sung, củng cố xây dựng vườn thuốc nam, vườn hoa, vườn rau, các góc chơi ngoài trời: Góc chơi với cát, nước sỏi, góc xem tranh ảnh, tranh truyện...Khuyến khích GV sử dụng nguyên vật liệu sẵn có, rẻ tiền, sử dụng những đồ dùng nhựa tái chế để xây dựng các góc chơi. Tổ chức lựa chọn những giáo viên khéo tay, sáng tạo đi giúp đỡ các điểm trường trong phong trào xây dựng môi trường chơi ngoài trời. Tiếp tục chỉ đạo giáo viên điểm trường chính tích cực tham mưu cho BGH để tăng cường cải tạo khu vườn cổ tích, bổ sung đồ dùng trong góc văn hóa truyền thống, khu chợ quê, khu vui chơi với cát, nước, sỏi và khu vui chơi GDPT vận động cho trẻ.

Hoạt động ngoại khóa: Tiếp tục phối hợp với BCH công đoàn theo dõi chấm công, tổng kết đánh giá việc tham gia hoạt động ngoại khóa của GV trong nhà trường. Tiếp tục duy trì hoạt động ngoại khóa hiệu quả vào cuối các buổi chiều từ thứ 2- > thứ 5 hàng tuần.

II . PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO THI ĐUA NĂM HỌC ............

Phát huy những thành tích đã đạt được trong năm học .................. nhà trường phát động phong trào thi đua năm học ............:

* Đợt 1: Thi đua lập thành tích chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/20... từ ngày 05/9/20... đến ngày 31/12/20...: Gồm các phong trào sau:

1. Phong trào thi đua: “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”;

2. Phong trào thi đua: “Dạy tốt, học tốt”; “Giao lưu đánh bóng truyền hơi chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11/20...;

3. Hoạt động ngoại khóa: Đánh bóng truyền hơi, nhày erobich, đánh cầu lông, tổ chức giao lưu văn nghệ, bóng truyền với các đơn vị tường trong cụm chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11/20...;

* Đợt 2 : Thi đua lập thành tích xuất sắc chào mừng Ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam 03/02/20...; Phong trào thi đua: “Đôi mới, sáng tạo trong dạy và học' ”; Chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 08/3/20... gồm các hoạt động sau:

4. Phong trào thi đua: “Làm đồ dùng, đồ chơi từ chai lọ, nguyên vật liệu rẻ tiền”;

5. Hội thi “Khéo tay hay làm”;

* Đợt 3: Thi đua lập thành tích chào mừng ngày thành lập đoàn TNCSHCM 26/3/202..; Thi đua lập thành tích xuất sắc chào mừng ngày Giải phóng Miền Nam 30/4, ngày Quốc tế lao động 01/5 và ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (từ ngày 20/03/202... đến ngày 20/5/202..) gồm các phong trào sau:

6. Phong trào: “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; “Cán bộ công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”

7. Hội thi: “Đoàn viên thanh lịch”.

Trên đây là dự thảo Báo cáo tổng kết phong trào thi đua năm học ............ và phát động phong trào thi đua năm học ............. Kính mong toàn thể giáo viên trong nhà trường cùng lỗ lực phấn đấu để đạt được nhiều thành tích cao hơn nữa trong phong trao thi năm học ............./.

Nơi nhận:

- Phòng GD-ĐT (Để b/c);

- BGH; BCHCĐ;

- Tổ trưởng 03 tổ chuyên môn;

- Lưu: Trường.

KT. HIỆU TRƯỞNG

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
1 8.864
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm