Mẫu Báo cáo tình hình triển khai Học bạ số cấp Tiểu học mới nhất 2025

Tải về

Dựa trên Quyết định số 131/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, công tác triển khai thực hiện học bạ điện tử và các điều kiện bảo đảm triển khai thực hiện học bạ số cấp Tiểu học hiện đang được đẩy mạnh trong giai đoạn 2024 - 2025. Hoatieu.vn xin gửi tới bạn mẫu báo cáo công tác, kết quả triển khai học bạ số cấp Tiểu học tại đây, mời bạn cùng tham khảo.

Báo cáo tình hình triển khai học bạ số cấp Tiểu học giúp đánh giá quá trình thực hiện và kết quả đạt được trong việc áp dụng học bạ điện tử tại các trường tiểu học. Báo cáo này cung cấp cái nhìn tổng quan về các khía cạnh khác nhau của việc triển khai học bạ số, từ công tác chuẩn bị, tập huấn, đến việc sử dụng và đánh giá hiệu quả của hệ thống.

1. Mẫu báo cáo công tác triển khai Học bạ số cấp Tiểu học

Dưới đây là mẫu báo cáo công tác triển khai thực hiện thí điểm Học bạ số cấp Tiểu học được Hoatieu.vn sưu tầm gửi tới các bạn cùng tham khảo.

UBND ...........................

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: ... /BC-PGDĐT

.............., ngày ... tháng ... năm 20....

BÁO CÁO
Công tác triển khai thực hiện thí điểm Học bạ số cấp tiểu học
---------------------

I. Đặc điểm tình hình giáo dục tại địa phương

1. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tiểu học

- Về đội ngũ giáo viên: tổng số giáo viên và giáo viên Tổng phụ trách Đội: ... người; trong đó giáo viên Thể dục có ... người, giáo viên tiếng Anh ... người, giáo viên Âm nhạc ... người, giáo viên Tin học-CN ... người, giáo viên Mỹ thuật ... người; tỷ lệ giáo viên/ lớp là 1,4. Hiện nay đang tuyển giáo viên cho các đơn vị để bổ sung cho số giáo viên nghỉ hưu trong thời gian qua; các đơn vị thiếu giáo viên đã tiến hành hợp đồng giáo viên giảng dạy đáp ứng cơ bản nhu cầu dạy học.

- Về cán bộ quản lý giáo dục tiểu học

Hiệu trưởng có ... người, trong đó trình độ đào tạo Đại học sư phạm tiểu học ... người, tỷ lệ ....%, còn thiếu ... hiệu trưởng, chờ thi tuyển;

Phó Hiệu trưởng có ... người, trong đó trình độ đào tạo Đại học sư phạm tiểu học ... người, tỉ lệ 100%.

2. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và học liệu

Tổng số phòng học hiện có ... phòng, tỷ lệ .... ; đáp ứng đủ mỗi lớp 01 phòng học. Trang thiết bị cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu dạy học cho các cơ sở giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện; các phòng chức năng đảm bảo;

Một số cơ sở giáo dục đã bố trí được màn hình, ti vi đến một số lớp học để kết nối
khai thác sử dụng các học liệu.

3. Quy mô trường, lớp, học sinh

- Tổng số trường: ..., trong đó có ... trường TH-THCS

Số trườngSố lớpSố học sinh
9 buổi/ tuần
Bán trú

Tất cả các cơ sở giáo dục tiểu học đều có đủ phòng học để tổ chức dạy học 02 buổi/ ngày; sĩ số học sinh cơ bản biên chế đúng theo quy định Điều lệ trường tiểu học, chỉ có một ít lớp tại thị trấn .............. bố trí trên ... học sinh/ lớp, tuy nhiên không có lớp biên chế từ ... học sinh/ lớp. Trường lớp được phân bố đều tại các xã, thị trấn tạo điều kiện cho các em được đến trường.

II. Thực trạng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và Học bạ điện tử trước khi triển khai thí điểm Học bạ số

1. Thuận lợi

- Có các văn bản hướng dẫn của các cấp;

- Sở GD&ĐT theo dõi, kiểm tra, nhắc nhở, định hướng cách thực hiện thường

- Được UBND huyện hỗ trợ kinh phí thực hiện chưa kí số.

2. Khó khăn và nguyên nhân

- Năm đầu tiên thực hiện nên còn nhiều bở ngỡ;

- Xảy ra nhiều lỗi trong quá trình thực hiện, các lỗi khó phát hiện, mất nhiều thời gian xử lý, hầu hết các trường không tự xử lý lỗi được mà phải nhờ nhân viên VNPT thực hiện, nên mất rất nhiều thời gian (phải làm lần lượt các trường);

- Nguyên nhân: kỹ thuật, công nghệ về giải pháp học bạ số của hệ sinh thái giáo dục thông minh vnEdu 4.0 của VNPT chưa tốt. Cách tập huấn, hướng dẫn của VNPT chưa hiệu quả dẫn đến hầu hết các trường không tự làm được.

3. Kết quả đạt được

100% các trường đã thực hiện

III. Kết quả thực hiện thí điểm Học bạ số

1. Công tác tham mưu và chỉ đạo, hướng dẫn triển khai

Đơn vị đã triển khai thực hiện kịp thời hiệu quả các nhiệm vụ theo thẩm quyền trách nhiệm được quy định tại kế hoạch số ............/KH-BGDĐT ngày ............... về việc triển khai thí điểm Học bạ số cấp Tiểu học; Công văn số ............/BGDĐT-GDTH ngày ............... về việc triển khai thí điểm Học bạ số và các văn bản của các đã ban hành về việc hướng dẫn triển khai thí điểm Học bạ số phù hợp với điều kiện thực tế tại đơn vị theo các văn bản hướng dẫn.

2. Công tác tổ chức thực hiện tại các cơ sở giáo dục

- Căn cứ Công văn số ............/PGDĐT-TH ngày .............. của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện .................... ban hành về việc triển khai thí điểm Học bạ số cấp tiểu học từ năm học 20... - 20..., các nhà trường đã thực hiện:

+ Xây dựng kế hoạch triển khai học bạ số từ năm học 20... - 20...;

+ Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng học bạ số;

+ Thành lập Ban quản lý học bạ số năm học 20... - 20...;

- Có giải pháp phù hợp để trang bị chữ ký số cho cán bộ quản lý, giáo viên sử dụng trong thực hiện nhiệm vụ nói chung và ký số Học bạ số theo thẩm quyền; Tập huấn và hướng dẫn giáo viên thực hiện chữ ký số và các bước ký số học bạ trên hệ thống Vnedu;

- Phối hợp với các đơn vị cung cấp dịch vụ Học bạ số xây dựng kế hoạch tập huấn sử dụng, vận hành, hỗ trợ kỹ thuật và các nội dung liên quan đến hệ thống Học bạ số.

2.1. Về phần mềm ứng dụng: Vnedu thực hiện bình thường

............

Chỉnh sửa và tải về

Mời bạn xem chi tiết và tải về mẫu báo cáo đầy đủ được đính kèm theo đường liên kết trong bài viết.

2. Mẫu báo cáo kết quả triển khai Học bạ số cấp Tiểu học

2.1. Báo cáo kết quả triển khai thực hiện học bạ điện tử và các điều kiện bảo đảm triển khai thực hiện Học bạ số cấp Tiểu học số 1

Mẫu được sử dụng để báo cáo kết quả triển khai thực hiện thí điểm học bạ điện tử (học bạ số) cấp Tiểu học. Mẫu gồm các thông tin cơ bản như: tình hình ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, những thuận lợi, khó khăn, kiến nghị, đề xuất trong quá trình triển khai thực hiện học bạ điện tử,....

Báo cáo tình hình triển khai học bạ số cấp Tiểu học

Mời các bạn tải về mẫu báo cáo chuẩn file Word, PDF theo đường liên kết trong bài hoặc tiến hành chỉnh sửa trực tiếp trên trang mẫu tại đây. Mời các bạn cùng tham khảo.

UBND ............................

TRƯỜNG TIỂU HỌC ...............

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:....................

.................., ngày ... tháng ... năm 20 ....

BÁO CÁO

Kết quả triển khai thực hiện học bạ điện tử và các điều kiện bảo đảm triển khai thực hiện học bạ số cấp tiểu học

Thực hiện công văn số ...../PGD&ĐT-GDTH,ngày .../..../2024 của Phòng GD&ĐT huyện .................., về việc chuẩn bị nội dung làm việc với đoàn kiểm tra thực hiện thí điểm Học bạ số cấp Tiểu học của Sở GDĐT. Trường Tiểu học ................. báo cáo kết quả thực hiện như sau:

I. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ

1. Thuận lợi:

- Ứng dụng công nghệ thông tin chuyển đổi số giúp tăng cường hiệu suất làm việc.

- Công nghệ chuyển đổi số cung cấp tính linh hoạt và tiện lợi cho người dùng, quản lý dữ liệu và thông tin có thể đượct ruy cập một cách dễ dàng từ bất kỳ đâu và bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet.

- Tạo ra dữ liệu và thông tin chuyển đổi số cho phép thu thập và phân tích dữ liệu một cách chi tiết và nhanh chóng.

2. Khó khăn:

Năm đầu tiên nên đôi lúc còn lúng túng trong quá trình thực hiện do chưa nhớ các thao tác trong quá trình ký học bạ.

II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI HỌC BẠ ĐIỆN TỬ, ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN HỌC BẠ SỐ

1. Đối với việc triển khai học bạ điện tử

1.1.Kết quả triển khai học bạ điện tử tại đơn vị

Đối với việc của BGH và tổ chuyên môn: triển khai hướng dẫn ngắn gọn dễ hiểu đến giáo viên,100% giáo viên trong nhà trường thực hiện học bạ điện tử theo quy định áp dụng ở các khối lớp (Từ lớp 1 đến lớp 4).

1.2. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình nhập dữ liệu học bạ điện tử từ lớp 1 đến lớp 4

* Thuận lợi:

- Giáo viên trong nhà trường đều có máy tính kết nối

- Các giáo viên được tập huấn,thực hành trên phầm mềm học bạ điện tử.

- Học bạ điện tử cho phép việc ghi chép và lưu trữ thông tin về kết quả học tập, thông tin trên hệ thống quản lý học sinh điện tử, giúp tiết kiệm thời gian, tài chính.

- Học bạ điện tử cho phép truy cập nhanh chóng vào thông tin học tập từ bất kỳ đâu có kết nối internet. Thông tin có thể được chia sẻ dễ dàng với phụ huynh, giáo viên và cơ quan quản lý giáo dục.

* Khó khăn:

- Quá trình nhập liệu thông tin điện tử gặp khó khăn như các lỗi nhập liệu có thể xảy ra và gây ra sự không chính xác trong thông tin học bạ.

- Mới thực hiện nên các thao tác của GV trên máy tính khi ký số còn lúng túng.

2. Đánh giá các điều kiện bảo đảm để triển khai thực hiện học bạ số

1.1. Đánh giá các điều kiện bảo đảm để triển khai thực hiện học bạ số gồm: Máy tính kết nối mạng internet; phần mềm quản lí nhà trường để có thông tin, dữ liệu về giáo viên, học sinh, kết quả học tập; chữ kí số; nhân sự quản trị, sử dụng phần mềm học bạ số...

- Nhà trường có hệ thống mạng kết nối internet đến tất cả máy tính của CBGV, VN.

- Nhà trường sử dụng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu của Bộ Giáo dục để quản lý dữ liệu về giáo viên, học sinh, kết quả học tập, cơ sở vật chất...

1.2. Việc phối hợp với đơn vị cung ứng dịch vụ trong việc triển khai thực hiện học bạ số

- Đơn vị cung ứng làm việc với nhà trường để xác định các yêu cầu kỹ thuật cho học bạ điện tử, bao gồm tính năng, giao diện người dùng, khả năng mở rộng, bảo mật và tích hợp với hệ thống hiện có của trường.

- Đơn vị cung ứng cung cấp hướng dẫn cho giáo viên về cách sử dụng học bạ điện tử kịp thời .

- Hỗ trợ kỹ thuật và duy trì: Thiết lập quy trình hỗ trợ kỹ thuật và duy trì với đơn vị cung ứng đảm bảo các sựcố kỹ thuật được xử lý nhanh chóng .

1.3. Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp kĩ thuật bảo đảm triển khai thực hiện học bạ số

* Thuận lợi:

- Học bạ số đảm bảo lưu trữ đầy đủ, chính xác thông tin về học sinh và kết quảhọc tập, rèn luyện của học sinh trong quá trình học tập tại cấp học.

- Đồng thời đảm bảo nhất quán, toàn vẹn thông tin khi học bạ đã được phát hành (không thể thay đổi thông tin).

- Đảm bảo thuận tiện cho việc sử dụng, quản lý, tra cứu, xác thực học bạ trực tuyến,cho phép xuất ra bản mềm của học bạ số,có thể in được trên giấy theo mẫu học bạ quy định của Bộ GD&ĐT, để sử dụng trong một số trường hợp cụ thể.

* Khó khăn:

- Phần mềm nhập điểm, nhận xét về học tập, NL, PC còn ở nhiều mục khác nhau. Mất nhiều thời gian khi thực hiện.

* Giải pháp:

- Một số tính năng của phần mềm nhập điểm cần có sự thống nhất ở cùng một mục , đáp ứng kịp thời theo chương trình GDPT 2018.

3. Kết quả thực hiện (Đến tháng ...../2024)

- .....% CB, GV, NV đã có chữ ký số.

- .....% chữ ký số đã đăng ký thành công với cổng học bạ số.

- Nhà trường đã có đủ tài khoản để đăng nhập cho CBGV, NV.

- Tổng số học sinh lớp 1,2,3,4 năm học 20... - 20...: ..... học sinh, trong đó:

+ Tổng số học bạ số đã được nhập đầy đủ dữ liệu trên hệ thống (Ghi nhận xét, kết quả tổng hợp đánh giá giáo dục và các thành tích của học sinh): ..... HS.

+ Tỷ lệ % số học bạ số được nhập đầy đủ dữ liệu trên hệ thống: .....%.

+ Tổng số học bạ số được ký số đầy đủ: ..... học sinh.

+ Tỷ lệ % số học bạ số được ký số đầy đủ: .....%.

+ Tổng số học bạ số đã gửi được lên cổng tiếp nhận HBS của Sở: ..... HS.

+ Tỷ lệ % học bạ số đã gửi được lên cổng tiếp nhận HBS của Sở: ..... %

4. Kiến nghị, đề xuất

4.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo; Phòng Giáo dục và Đào tạo;

- Nhà trường đề xuất in học bạ 01 lần vào cuối cấp học và có đóng dấu đỏ để có thể công chứng khi cần thiết.

4.2. Đối với đơn vị cung ứng dịch vụ

- Tiếp tục tăngcường hỗ trợ về kĩ thuật cho nhà trường.

Trên đây là nội dung báo cáo Kết quả triển khai thực hiện học bạ điện tử và các điềukiện bảo đảm triển khai thực hiện học bạ số cấp tiểu học của trường Tiểu học .............../.

Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT;
- Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Chỉnh sửa và tải về

2.2. Báo cáo kết quả triển khai thực hiện học bạ điện tử và các điều kiện bảo đảm triển khai thực hiện học bạ số cấp Tiểu học số 2

Các bạn có thể chỉnh sửa mẫu báo cáo trên trang dưới đây hoặc tải về  file Word, PDF được đính kèm trong bài viết để tiện sử dụng cho quá trình báo cáo.

UBND ............................

TRƯỜNG TIỂU HỌC ...............

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:....................

.................., ngày ... tháng ... năm 20 ....

BÁO CÁO
Kết quả triển khai thực hiện học bạ điện tử và các điều kiện bảo đảm triển
khai thực hiện học bạ số cấp tiểu học

Thực hiện công văn số ......../PGD&ĐT-GDTH, ngày ...../...../2024 của Phòng GD&ĐT huyện ........................., về việc kết quả triển khai thực hiện học bạ điện tử và các điều kiện bảo đảm triển khai thực hiện học bạ số cấp tiểu học. Trường Tiểu học ................. báo cáo kết quả thực hiện như sau:

I. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ

* Thuận lợi:

- Ứng dụng công nghệ thông tin chuyển đổi số giúp tăng cường hiệu suất làm việc.

- Công nghệ chuyển đổi số cung cấp tính linh hoạt và tiện lợi cho người dùng, quản lý dữ liệu và thông tin có thể được truy cập một cách dễ dàng từ bất kỳ đâu và bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet.

- Tạo ra dữ liệu và thông tin chuyển đổi số cho phép thu thập và phân tích dữ liệu một cách chi tiết và nhanh chóng.

* Khó khăn:

- Việc nâng cấp hệ thống, mua sắm thiết bị và phần mềm khá tốn kém.

- Một số giáo viên còn hạn chế công nghệ thông tin thực hiện lúng túng, chưa chính xác.

II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI HỌC BẠ ĐIỆN TỬ, ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN HỌC BẠ SỐ

1. Đối với triển khai học bạ điện tử

1.1. Kết quả triển khai học bạ điện tử tại các cơ sở giáo dục

Đối với việc của BGH và tổ chuyên môn triển khai hướng dẫn ngắn gọn dễ hiểu đến giáo viên, 100% giáo viên trong nhà trường thực hiện học bạ điện tử theo quy định áp dụng ở các khối lớp.

1.2. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình nhập dữ liệu học bạ điện tử từ lớp 1 đến lớp 4

* Thuận lợi:

- Giáo viên trong nhà trường đều có máy tính kết nối internet.

- Các giáo viên được tập huấn, thực hành trên phầm mềm học bạ điện tử.

- Học bạ điện tử cho phép việc ghi chép và lưu trữ thông tin về kết quả học tập, thông tin trên hệ thống quản lý học sinh điện tử, giúp tiết kiệm thời gian, tài chính.

- Học bạ điện tử cho phép truy cập nhanh chóng vào thông tin học tập từ bất kỳ đâu có kết nối internet. Thông tin có thể được chia sẻ dễ dàng với phụ huynh, giáo viên và cơ quan quản lý giáo dục.

* Khó khăn:

- Quá trình nhập liệu thông tin điện tử gặp khó khăn như các lỗi nhập liệu có thể xảy ra và gây ra sự không chính xác trong thông tin học bạ.

- Một số gia đình có thể không có kết nối internet không có máy tính hoặc thiết bị di động để truy cập vào học bạ điện tử. Điều này có thể tạo ra khoảng cách số hóa.

2. Đánh giá các điều kiện bảo đảm để triển khai thực hiện học bạ số

2.1. Đánh giá các điều kiện bảo đảm để triển khai thực hiện học bạ số gồm: Máy tính kết nối mạng internet; phần mềm quản lí nhà trường để có thông tin, dữ liệu về giáo viên, học sinh, kết quả học tập; chữ kí số; nhân sự quản trị, sử dụng phần mềm học bạ số...

Nhà trường có hệ thống mạng kết nối internet để tất cả máy tính của CBGVVN, Nhà trường sử dụng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu của Bộ Giáo dục để quả lý dữ liệu về giáo viên, học sinh, kết quả học tập, cơ sở vật chất...

2.2. Việc phối hợp với đơn vị cung ứng dịch vụ trong việc triển khai thực hiện học bạ số

Đơn vị cung ứng làm việc với nhà trường để xác định các yêu cầu kỹ thuật cho học bạ điện tử, bao gồm tính năng, giao diện người dùng, khả năng mở rộng, bảo mật và tích hợp với hệ thống hiện có của trường.

Đơn vị cung ứng cung cấp hướng dẫn cho giáo viên về cách sử dụng học bạ điện tử.

Hỗ trợ kỹ thuật và duy trì: Thiết lập quy trình hỗ trợ kỹ thuật và duy trì với đơn vị cung ứng đảm bảo các sự cố kỹ thuật được xử lý nhanh chóng

2.3. Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp kĩ thuật bảo đảm triển khai thực hiện học bạ số

- Thuận lợi:

Học bạ số đảm bảo lưu trữ đầy đủ, chính xác thông tin về học sinh và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh trong quá trình học tập tại cấp học.

Đồng thời đảm bảo nhất quán, toàn vẹn thông tin khi học bạ đã được phát hành (không thể thay đổi thông tin).

Đảm bảo thuận tiện cho việc sử dụng, quản lý, tra cứu, xác thực học bạ trực tuyến, cho phép xuất ra bản mềm của học bạ số, có thể in được trên giấy theo mẫu học bạ quy định của Bộ GD&ĐT, để sử dụng trong một số trường hợp cụ thể.

- Khó khăn:

Học bạ, sổ điểm điện tử chưa cập nhật đầy đủ kịp thời theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

Phần mềm nhập điểm, nhận xét cờn ở nhiều mục khác nhau. Mất nhiều thời
gian khi thực hiện.

Thực hiện chữ kí số của giáo viên mất thêm phí.

- Giải pháp:

Thực hiện đồng loạt chữ kí số

Một số tính năng của phần mềm nhập điểm cần có sự thống nhất, đáp ứng kịp thời theo chương trình GDPT 2018.

3. Kiến nghị, đề xuất

3.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo; Phòng Giáo dục và Đào tạo;

Nhà trường đề xuất in học bạ 01 lần vào cuối cấp học.

3.2. Đối với đơn vị cung ứng dịch vụ./

Tăng cường hỗ trợ về kĩ thuật và tài chính.

Trên đây là nội dung báo cáo Kết quả triển khai thực hiện học bạ điện tử và các điều kiện bảo đảm triển khai thực hiện học bạ số cấp tiểu học của trường Tiểu học .................../.

Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT;
- Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Chỉnh sửa và tải về

2.3. Báo cáo kết quả triển khai thực hiện học bạ điện tử và các điều kiện bảo đảm triển khai thực hiện học bạ số cấp Tiểu học số 3

Mẫu đơn được Ban giám hiệu trường tiểu học các địa phương sử dụng với mục đích báo cáo kết quả triển khai thực hiện học bạ điện tử và các điều kiện bảo đảm triển khai thực hiện học bạ số cấp Tiểu học, các bạn hãy tải về file trong bài để tiện sử dụng nhé!

UBND ............................

TRƯỜNG PTDTBT ...............

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:......../............

.................., ngày ... tháng ... năm 20 ....

BÁO CÁO
Kết quả triển khai thực hiện học bạ điện tử và các điều kiện bảo đảm triển
khai thực hiện học bạ số cấp Tiểu học

I. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ

1. Thuận lợi:

Tập thể cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục.

Hệ thống mạng internet tại của nhà trường ngày càng được cải thiện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu triển khai các ứng dụng CNTT.

2. Khó khăn:

Một số giáo viên và phụ huynh còn hạn chế về kỹ năng sử dụng CNTT.

Kinh phí cho việc ứng dụng CNTT và chuyển đổi số còn hạn chế.

Vấn đề an ninh mạng chưa được quan tâm để đảm bảo an toàn cho dữ liệu giáo dục.

II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI HỌC BẠ ĐIỆN TỬ; ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN HỌC BẠ SỐ

1. Đối với việc triển khai học bạ điện tử

1.1. Kết quả triển khai học bạ điện tử tại các cơ sở giáo dục tiểu học:

Năm học 20... - 20... nhà trường tổ chức cho 100% các lớp 1,2,3,4 thực hiện học bạ điện tử.

Việc triển khai học bạ điện tử đã mang lại nhiều lợi ích như: Nâng cao hiệu quả quản lý kết quả học tập của học sinh. Giảm tải công việc cho giáo viên và nhà trường. Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh.

1.2. Những thuận lợi, khó khăn (nếu có) trong quá trình nhập dữ liệu học bạ điện tử từ lớp 1 đến lớp 4:

* Thuận lợi:

Quá trình nhập dữ liệu được thực hiện nhanh chóng và chính xác nhờ vào sự hỗ trợ của phần mềm.

* Khó khăn: Kinh phí in ấn không được hỗ trợ

2. Đánh giá các điều kiện bảo đảm để triển khai thực hiện học bạ số

2.1. Đánh giá các điều kiện bảo đảm để triển khai thực hiện học bạ số gồm:

- Máy tính kết nối mạng internet: 100% lớp học có đủ máy tính kết nối mạng internet để triển khai học bạ số.

- Phần mềm quản lí nhà trường: 100% lớp học sử dụng phần mềm quản lí nhà trường có chức năng quản lý học bạ số như phần mềm Vnedu

- Nhân sự quản trị, sử dụng phần mềm học bạ số: Nhà trường có đồng chí Hiệu trưởng và giáo viên dạy tin học đủ năng lực quản trị và sử dụng phần mềm
học bạ số.

2.2. Việc phối hợp với đơn vị cung ứng dịch vụ trong việc triển khai thực hiện học bạ số: Nhà trường thương xuyên phối kết hợp với công ty Vinaphone hỗ trợ kĩ thuật sử dung phần mềm Vnedu

2.3. Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp kĩ thuật bảo đảm triển khai thực hiện học bạ số.

Thuận lợi:

- Cung cấp thông tin minh bạch về học tập và tiến độ của học sinh, giúp giáo viên và quản lý trường dễ dàng quản lý và đánh giá hiệu suất học tập

- Giảm bớt thủ tục hành chính, giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho cả học sinh và giáo viên. Nó cũng có thể cung cấp phản hồi tức thì để giúp cải thiện quá trình học tập.

Khó khăn: Kinh phí hỗ trợ học bạ điện tử còn hạn chế

Giải pháp kĩ thuật: Tăng cường xã hội hóa và tuyên truyền vận động phụ huynh ủng hộ, hỗ trợ việc in ấn học bạ lưu

3. Kiến nghị, đề xuất: Không

Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT;
- Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Chỉnh sửa và tải về

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục Giáo dục - Đào tạo trong chuyên mục Biểu mẫu.

Đánh giá bài viết
5 687
Mẫu Báo cáo tình hình triển khai Học bạ số cấp Tiểu học mới nhất 2025
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng