Sổ chủ nhiệm lớp 3 năm học 2024-2025
Hoatieu xin chia sẻ mẫu sổ chủ nhiệm lớp 3 năm học 2024-2025 chi tiết nhất. Đây là mẫu sổ chủ nhiệm mới nhất gồm đầy đủ các nội dung từ quy định đánh giá học sinh, các mẫu bảng thống kê số liệu học sinh, kế hoạch chủ nhiệm theo từng tháng đến mẫu họp phụ huynh,.... Mời các bạn tham khảo trong bài.
Sổ chủ nhiệm lớp 3 năm học 2024-2025 là một tài liệu quan trọng giúp giáo viên chủ nhiệm lớp 3 ghi chép và theo dõi các hoạt động trong năm học. Để giúp thầy cô dễ dàng hơn khi sử dụng mẫu sổ này, bài viết sẽ cũng cấp hướng dẫn cách ghi sổ chủ nhiệm tiểu học lớp 3 theo Thông tư 27. Sau đây là nội dung chi tiết.
Mẫu sổ chủ nhiệm lớp 3 mới nhất
- 1. Bìa sổ chủ nhiệm lớp 3
- 2. Mẫu sổ chủ nhiệm lớp 3
- 2.1. Nhiệm vụ của giáo viên
- 2.2. Quy định đánh giá học sinh tiểu học
- 2.3. Bảng điều tra cơ bản học sinh
- 2.4. Bảng tổng số ngày học sinh nghỉ học
- 2.5. Danh sách các tổ, nhóm học sinh
- 2.6. Danh sách học sinh có năng lực đặc biệt
- 2.7. Danh sách học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- 2.8. Danh sách ban đại diện cha mẹ học sinh lớp
- 2.9. Kế hoạch chủ nhiệm theo từng tháng
- 2.10. Bảng thống kê chất lượng học sinh
- 2.11. Nội dung họp CMHS
- 3. Cách ghi sổ chủ nhiệm tiểu học lớp 3 theo thông tư 27
- 3.1. Về nhiệm vụ của học sinh
- 3.2. Về thông tin học sinh
- 3.3. Ban cán sự lớp
- 3.4. Danh sách học sinh phân công theo nhóm và tổ
- 3.5. Về kế hoạch năm học
- 3.6. Về mục tiêu cần đạt
- 3.7. Về kế hoạch tháng
- 3.9. Về việc theo dõi kết quả định kỳ
- 3.10. Về mục theo dõi chuyên cần
- 3.11. Theo dõi các khoản đóng góp
- 3.12. Theo dõi họp phụ huynh
1. Bìa sổ chủ nhiệm lớp 3
2. Mẫu sổ chủ nhiệm lớp 3
2.1. Nhiệm vụ của giáo viên
1. Giáo viên có những nhiệm vụ sau đây
a) Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và kế hoạch giáo dục của nhà trường. Chủ động thực hiện và chịu trách nhiệm về kế hoạch giáo dục; tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn (nội dung, phương pháp giáo dục, kiểm tra đánh giá học sinh) và chất lượng, hiệu quả giáo dục từng học sinh của lớp mình phụ trách, bảo đảm quy định của chương trình giáo dục, phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của nhà trường.
b) Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn và nhà trường; thường xuyên cập nhật những chỉ đạo của ngành; chuẩn bị, tổ chức dạy học và đánh giá học sinh theo quy định; thực hiện các hoạt động chuyên môn khác.
c) Xây dựng mối quan hệ thân thiện, dân chủ giữa giáo viên với học sinh, với cha mẹ học sinh và cộng đồng; giúp học sinh chủ động, sáng tạo, tự tin, tự chủ trong học tập và rèn luyện.
d) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; ứng xử văn hóa, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; gương mẫu trước học sinh; thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của học sinh.
đ) Thực hiện tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên; tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp; thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên giáo viên theo quy định; trao đổi chia sẻ chuyên môn cùng đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường thông qua các đợt sinh hoạt chuyên môn, tập huấn.
e) Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học tập và sinh hoạt chuyên môn; sáng tạo, linh hoạt trong việc tự làm đồ dùng dạy học.
g) Tham gia lựa chọn sách giáo khoa theo quy định; đề nghị nhà trường trang bị các xuất bản phẩm tham khảo, thiết bị dạy học theo quy định, phù hợp để sử dụng trong quá trình dạy học.
h) Tham gia kiểm định chất lượng giáo dục.
i) Tham gia thực hiện giáo dục bắt buộc, phổ cập giáo dục và xóa mù chữ ở địa phương.
k) Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình học sinh, cộng đồng và các tổ chức xã hội liên quan để thực hiện nhiệm vụ giáo dục.
l) Quản lý, tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục tại điểm trường khi được hiệu trưởng phân công.
m) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của hiệu trưởng.
2. Giáo viên làm công tác chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 của Điều này, còn có các nhiệm vụ sau đây:
a) Chủ động nắm bắt thông tin từng học sinh của lớp được phân công làm công tác chủ nhiệm; xây dựng các hoạt động giáo dục của lớp thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh.
b) Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng và được hiệu trưởng phê duyệt.
c) Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ, giáo viên, tổng phụ trách Đội, các tổ chức xã hội có liên quan để tổ chức các hoạt động giáo dục và hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của học sinh lớp mình chủ nhiệm; tổng hợp nhận xét, đánh giá học sinh cuối kỳ I và cuối năm học; hướng dẫn học sinh bình bầu và đề nghị khen thưởng; lập danh sách học sinh đề nghị ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi học bạ cho học sinh.
d) Báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với hiệu trưởng.
2.2. Quy định đánh giá học sinh tiểu học
QUY ĐỊNH
ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 4. Yêu cầu đánh giá
1. Đánh giá học sinh thông qua đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và những biểu hiện phẩm chất, năng lực của học sinh theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
2. Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số kết hợp với nhận xét; kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.
3. Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan; không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
Chương II
TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ
Điều 5. Nội dung và phương pháp đánh giá
1. Nội dung đánh giá
a) Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
b) Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi như sau:
- Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Những năng lực cốt lõi:
+) Những năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo;
+) Những năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.
2. Phương pháp đánh giá
Một số phương pháp đánh giá thường được sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh gồm:
a) Phương pháp quan sát: Giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của học sinh để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.
Do quy định quá dài nên mời các bạn xem đầy đủ các quy định khác trong file tải về.
2.3. Bảng điều tra cơ bản học sinh
ĐIỀU TRA CƠ BẢN HỌC SINH
(Theo vần chữ cái)
Số TT | Họ và tên học sinh | Năm sinh | Nữ | Họ và tên bố | Nghề nghiệp | Họ và tên mẹ |
1 | Đặng Bảo An | 14/08/2014 | Đặng Văn Diệp | Làm ruộng | Hà Thị Thảo | |
2 | Nguyễn Địch Trường An | 21/12/2014 | Nguyễn Cao Long | Làm ruộng | Ngô Thị Khuyên | |
3 | Hoàng Ngọc Anh | 7/2/2014 | Hoàng Văn Luận | Làm ruộng | Đinh Thị Hường | |
4 | Đặng Ngọc Ánh | 21/10/2014 | x | Đặng Ngọc Giáp | Làm ruộng | Hà Thị Liên |
5 | Đặng Văn Bình | 25/07/2014 | Đặng Chí Thanh | Làm ruộng | Bùi Thị Hường | |
6 | Nguyễn Thu Chang | 25/11/2014 | x | Nguyễn Hữu Tiến | Làm ruộng | Hoàng Thị Thúy Tuyên |
7 | Hoàng Anh Chung | 20/08/2014 | Hoàng Văn Lý | Làm ruộng | Hà Thị Nga | |
8 | Phan Văn Dũng | 23/03/2014 | Phan Văn Thuần | Làm ruộng | Hoàng Thị Hồng Gấm | |
9 | Trần Tuấn Dũng | 3/11/2014 | Trần Nguyên | Làm ruộng | Nguyễn Thị Thanh Nhàn | |
10 | Nguyễn Thị Thùy Dung | 19/09/2014 | x | Nguyễn Đức Hạnh | Làm ruộng | Nguyễn Thị Thanh Hưng |
11 | Cù Xuân Đăng | 15/09/2014 | Cù Xuân Trường | Làm ruộng | Nguyễn Thị Lý | |
12 | Nguyễn Hữu Đạt | 17/12/2014 | Nguyễn Hải Lưu | Làm ruộng | Hà Thị Diện | |
13 | Đặng Minh Đức | 21/04/2014 | Đặng Tuấn Cương | Làm ruộng | Hà Thị Hồng Nhung | |
14 | Nguyễn Hương Giang | 5/11/2014 | x | Nguyễn Hữu Tuấn | Làm ruộng | Trần Thị Viên |
Mời các bạn xem đầy đủ bảng thông tin của học sinh trong file tải về.
2.4. Bảng tổng số ngày học sinh nghỉ học
TỔNG SỐ NGÀY HỌC SINH NGHỈ HỌC
(Nghỉ học có phép ghi : P, không xin phép ghi : K)
TT | Họ và tên học sinh | Số ngày nghỉ /tháng | TS ngày nghỉ | Bỏ học | Chuyển trường (ngày) | |||||||||
8+9 | 10 | 11 | 12 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | Có phép | Không phép | ||||
1 | Đặng Bảo An | 1P | ||||||||||||
2 | Nguyễn Đ. Trường An | |||||||||||||
3 | Hoàng Ngọc Anh | 1P | ||||||||||||
4 | Đặng Ngọc Ánh | |||||||||||||
5 | Đặng Văn Bình | |||||||||||||
6 | Nguyễn Thu Chang | |||||||||||||
7 | Hoàng Anh Chung | 3P | ||||||||||||
8 | Phan Văn Dũng | |||||||||||||
9 | Trần Tuấn Dũng | |||||||||||||
10 | Nguyễn T. Thùy Dung | |||||||||||||
11 | Cù Xuân Đăng | |||||||||||||
12 | Nguyễn Hữu Đạt | |||||||||||||
13 | Đặng Minh Đức | |||||||||||||
14 | Nguyễn Hương Giang |
2.5. Danh sách các tổ, nhóm học sinh
DANH SÁCH CÁC TỔ (NHÓM) HỌC SINH
TT | Tên học sinh Tổ 1 (nhóm 1) | Tên học sinh Tổ 2 (nhóm 3) | Tên học sinh Tổ 3 (nhóm 3) |
1 | Như Ý | Thu Hằng | Ánh Thương |
2 | Tuấn Dũng | Bảo An | Xuân Đăng |
3 | Minh Đức | Hải Long | Mai Phương |
4 | Hoàng Phong | Thu Chang | Ngọc Sơn |
5 | Anh Tuấn | Như Ngọc | Văn Dũng |
6 | Hương Giang | Anh Chung | Văn Bình |
7 | Ngọc Ánh | Văn Quân | Hữu Đạt |
8 | Trường An | Thu Phương | Hà Vi |
9 | Hồng Phương | Gia Hưng | Quang Minh |
10 | Ngọc Anh | Thu Trang | Công Hoàng |
11 | Phương Vy | Hồng Hạnh | Anh Quân |
12 | Đoan Trang | Duy Thái | Thùy Dung |
2.6. Danh sách học sinh có năng lực đặc biệt
DANH SÁCH HỌC SINH CÓ NĂNG LỰC ĐẶC BIỆT
TT | Họ và tên | Năng lực |
| ||
2.7. Danh sách học sinh có hoàn cảnh khó khăn
DANH SÁCH HS CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
Họ và tên | Khó khăn |
Hộ nghèo | |
Hộ nghèo | |
Hộ nghèo |
2.8. Danh sách ban đại diện cha mẹ học sinh lớp
DANH SÁCH BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH LỚP
TT | Họ và tên | Địa chỉ (Điện thoại) | Chức vụ trong BĐDCMHS |
1 | Trưởng ban | ||
2 | Phó ban | ||
3 | Phó ban |
2.9. Kế hoạch chủ nhiệm theo từng tháng
KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM THÁNG 8 + 9
1. Chủ đề: Chào mừng năm học mới và tìm hiểu truyền thống nhà trường
2. Mục tiêu:
- Xây dựng và phổ biến nội quy, nền nếp học tập ở trường, ở nhà.
- Xây dựng chỉ tiêu phấn đấu cho bản thân và lớp chủ nhiệm.
- Tìm hiểu nhiệm vụ trọng tâm của năm học.
- Tuyên truyền học sinh tham gia tiêm phòng Covid 19 đầy đủ.
3. Kế hoạch tổ chức thực hiện:
- Vận động 100% học sinh đến lớp.
- Tổ chức lao động vệ sinh trường lớp sạch sẽ, thực hiện nghiêm túc việc đeo khẩu trang.
- Ổn định công tác tổ chức lớp học, giáo dục truyền thống nhà trường.
- Tuyền truyền tới phụ huynh về việc tiêm vắc xin phòng bệnh Covid 19 cho học sinh (mũi 1, mũi 2,....đảm bảo đầy đủ và đúng thời gian)
- Tham gia đầy đủ Lễ khai giảng năm học mới với không khí vui tươi, phấn khởi.
- Bầu ban cán sự lớp để điều hành các công việc: học tập, lao động vệ sinh, thể dục,....
- Nắm bắt thông tin hoàn cảnh học sinh khó khăn (hộ nghèo, hộ cận nghèo)
- Tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm để có kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo cho học sinh.
- Lập nick cho học sinh tham gia các cuộc thi trên mạng Internet (Trạng nguyên Tiếng Việt, Toàn Tài, IOE, Violympic Toán, Vioedu,...)
- Đánh giá công tác tháng 8+9.
4. Kết quả:
- HS đến lớp đầy đủ, ổn định tổ chức lớp, đa số các em có ý thức trong học tập biết giúp đỡ bạn khi khó khăn.
- Phụ huynh chấp hành tốt việc tiêm phòng cho con em mình (còn 5 HS chưa tiêm mũi 1)
- Chất lượng khảo sát của học sinh đầy năm môn Toán tương đối cao, môn Tiếng Việt còn 4 học sinh dưới điểm trung bình (Phong, Hạnh, Thái, Hoàng do kĩ năng viết còn yếu)
- Phụ huynh học sinh có mặt tương đối đầy đủ để tham gia họp phụ huynh đầu năm. 100% nhất trí với kế hoạch nhà trường để tổ chức, giáo dục học sinh đạt hiệu quả.
- Đã lập được 15 nick Trạng nguyên Tiếng Việt, 8 nick violympic để học sinh tham gia luyện tập.
KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM THÁNG 10
1. Chủ đề: Chăm ngoan – Học giỏi
2. Mục tiêu:
- Tìm hiểu chủ đề 20/10 và tuyên truyền đến học sinh ý nghĩa Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.
- Phát động tuần lễ “Dạy tốt, học tốt”chào mừng ngày 20/10.
- Tuyên truyền về ý thức tham gia giao thông đường bộ.
- Làm tốt công tác vệ sinh lớp học và khu vực được phân công.
3. Kế hoạch tổ chức thực hiện:
- Tổ chức tuyên truyền ý nghĩa ngày 20/10 đến học sinh (cho xem video bài hát, múa...)
- Tiếp tục củng cố, xây dựng nền nếp học tập hiệu quả.
- Chú trọng trường lớp, vệ sinh lớp học và khu vực sạch sẽ vào tất cả các ngày trong tuần.
- Huy động học sinh trồng hoa vào bồn cây tạo cảnh quan sư phạm xanh sạch.
- Tiếp tục xây dựng hệ thống bài tập (phiếu cuối tuần) để đánh giá mức độ hoàn thành của học sinh.
- Phụ đạo học sinh chậm kiến thức môn học nhất là rèn kĩ năng đọc cho em Hạnh, Phong.
- Tăng cường rèn chữ viết đẹp, giữ vở sạch.
- Hướng dẫn học sinh năng khiếu tham gia các vòng tự luyện trên mạng internet.
- Nhắc nhở học sinh về ý thức tham gia giao thông đường bộ an toàn.
- Đánh giá công tác tháng 10.
4. Kết quả:
- Học sinh tham gia giao lưu trên mạng tương đối đông song kiến thức, kĩ năng còn chưa nhanh.
- Chữ viết của một số học sinh chưa đẹp, viết chậm còn sai nhiều lỗi chính tả.
KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM THÁNG 11
1. Chủ đề: Kính yêu thầy cô
2. Mục tiêu:
- Phát động phong trào thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
- Giáo dục cho học sinh về truyền thống “Tôn sư trọng đạo”.
- Làm tốt công tác vệ sinh lớp học và khu vực được phân công.
3. Kế hoạch tổ chức thực hiện:
- Theo dõi nền nếp học tập của học sinh.
- Khuyến khích học sinh tham gia các phong trào thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
- Thực hiện kế hoạch giúp đỡ những học sinh đọc, viết, tính toán chậm vào buổi 2.
- Bồi dưỡng cho học sinh năng khiếu các kiến thức nâng cao Toán, Tiếng Việt.
- Đôn đốc việc rèn chữ, giữ vở; kiểm tra việc tự luyện các vòng thi trên mạng của học sinh mũi nhọn.
- Nhắc nhở các em có ý thức giữ gìn tài sản nhà trường, vệ sinh lớp học và khu vực thường xuyên.
- Giáo dục học sinh các kĩ năng chào hỏi lễ phép, lịch sự, giao tiếp khi gặp người lớn.
- Đánh giá công tác tháng 11.
4. Kết quả:
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM THÁNG 12
1. Chủ đề: Uống nước nhớ nguồn
2. Mục tiêu:
- Tuyên truyền giáo dục truyền thống Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12.
- Tổ chức ôn tập và kiểm tra cuối học kì I đạt kết quả cao.
- Thực hiện tốt nền nếp, chủ động trong học tập và rèn luyện.
3. Kế hoạch tổ chức thực hiện:
- Tiếp tục triển khai các phong trào thi đua, phối hợp với Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên nhi đồng tổ chức, tuyên truyền giáo dục về ý nghĩa ngày 22/12.
- Tổ chức tìm hiểu các tấm gương yêu nước, các anh hùng về tinh thần quả cảm qua ti vi, sách, báo,..
- Tiếp tục bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh gặp khó khăn trong học tập.
- Duy trì tốt nền nếp học tập, truy bài đầu giờ hiệu quả.
- Tổ chức cho HS tham gia sân chơi TNTV, TNTT cấp trường.
- Đôn đốc, nhắc nhở học sinh thực hiện tốt việc tiêm Vắc xin phòng chống Covid 19 với những em chưa tiêm (mới tiêm mũi 1)
- Phát động phong trào ủng hộ
- Đánh giá công tác tháng 12.
4. Kết quả:
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
SƠ KẾT HỌC KỲ I
I. Đặc điểm tình hình
1. Tình hình:
- Tổng số học sinh cuối học kì 1: 36 em
- Số học sinh thuộc diện chính sách: 0
- Số học sinh hộ nghèo: 3 em
- Số học sinh hộ cận nghèo: 3 em
2. Thuận lợi:
- Đa số học sinh ngoan, vâng lời thầy cô giáo, tích cực tham gia các phong trào do nhà trường và Đội phát động.
- Phụ huynh luôn quan tâm đến việc học tập của con em mình, thường xuyên trao đổi để có biện pháp giáo dục học sinh toàn diện.
- Được sự quan tâm của Chi bộ - BGH nhà trường và các đoàn thể, tổ chức khác trong và ngoài nhà trường đã giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong học tập.
3. Khó khăn:
- Một bộ phận phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con mình mà phó thác cho nhà trường, cho GV chủ nhiệm. Bên cạnh đó, nhiều gia đình chưa quan tâm đến việc tự học, tự rèn của con mình ở nhà.
- Một số học sinh chưa có thái độ học tập tích cực hay quên sách vở, đồ dùng, chưa thuộc bảng cộng, trừ, nhân, chia; kĩ năng đọc và nghe viết còn yếu.
II. Kết quả đánh giá giáo dục
1. Môn học và các HĐGD
2. Năng lực – Phẩm chất
3. Công tác khác
- Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch ở trường, lớp học như đeo khẩu trang, vệ sinh lớp học thường xuyên,...
- Làm tốt việc truy bài đầu giờ dưới sự hướng dẫn của ban cán sự lớp, có ý thức xếp hàng ngay ngắn trước khi ra về.
- Học sinh và GVCN thực hiện tốt việc trang trí lớp học đẹp, thân thiện mang tính giáo dục.
- Thực hiện tốt các phong trào thi đua, các cuộc vận động do nhà trường và Đội phát động như mua tăm từ thiện, Tết trung thu, Tết vì bạn nghèo.
- Tuyên truyền bản thân và gia đình thực hiện tốt an toàn giao thông.
*Tồn tại:
- Việc tham gia bảo hiểm của lớp chưa đạt 100% còn 1 HS chưa tham gia (Hạnh)
- Nộp các loại quỹ về nhà trường còn chậm.
III. Phương hướng học kì II
- Duy trì ổn định sĩ số, chú trọng rèn số học sinh chưa hoàn thành ở học kì I để hoàn thành 100% số học sinh ở cuối năm.
- Tiếp tục bồi dưỡng kiến thức cho HSNK về giải toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh qua mạng.
- Tăng cường rèn chữ viết và ý thức giữ gìn sách vở cho học sinh.
- Phối hợp thường xuyên với phụ huynh trong việc giáo dục các em ý thức tự học ở nhà.
- Làm phiếu bài tập hàng tuần, thu và đánh giá mức độ hoàn thành của từng học sinh.
KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM THÁNG 1 + 2
1. Chủ đề: Mừng Đảng – mừng xuân
2. Mục tiêu:
- Tuyên truyền trong học sinh chủ điểm: Mừng Đảng – mừng xuân
- Giáo dục lòng tự hào và tin yêu Đảng Cộng sản Việt Nam, yêu quê hương đất nước; Hiểu rõ vai trò của Đảng trong sự nghiệp CM của dân tộc, hiểu các truyền thống văn hóa dân tộc.
- Giáo dục học sinh ý thức vui xuân tiết kiệm, lành mạnh.
- Làm tốt công tác vệ sinh, bảo vệ môi trường.
3. Kế hoạch tổ chức thực hiện:
- Kiểm tra sách vở, đồ dùng của học sinh phục vụ cho học kì II.
- Duy trì nền nếp truy bài đầu giờ, xếp hàng ra về tốt.
- Phát động phong trào kế hoạch nhỏ trong lớp học.
- Tiếp tục bồi dưỡng học sinh năng khiếu tham gia các cuộc thi trên mạng internet.
- Tích cực phụ đạo học sinh chậm kiến thức, kĩ năng môn học.
- Tổ chức cho học sinh kí cam kết, đón Tết Nguyên Đán an toàn, lành mạnh.
- Tuyên truyền cho học sinh về ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2. Thi tìm hiểu truyền thống văn hóa dân tộc.
- Thường xuyên cho bài khảo sát để đánh giá mức độ hoàn thành của từng học sinh.
- Đánh giá công tác tháng 1+2
4. Kết quả:
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM THÁNG 3
1. Chủ đề: Yêu quý mẹ và cô giáo
2. Mục tiêu:
- Giáo dục học sinh tìm hiểu về ý nghĩa ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3; Lịch sử truyền thống của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/3.
- Tổ chức các sân chơi trí tuệ, các hoạt động NGLL cho học sinh.
- Thực hiện tốt việc lao động vệ sinh, bảo vệ môi trường.
3. Kế hoạch tổ chức thực hiện:
- Duy trì nền nếp truy bài đầu giờ, xếp hàng ra về tốt.
- Tiếp tục bồi dưỡng học sinh năng khiếu tham gia các cuộc thi trên mạng internet.
- Tích cực phụ đạo học sinh chậm kiến thức, kĩ năng môn học.
- Tổ chức hội diễn văn nghệ 8/3, 26/3; các trò chơi dân gian, ngày hội đọc sách, thi tìm hiểu về chủ quyền biển đảo quê hương, vẽ tranh tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh.
- Thường xuyên cho bài khảo sát để đánh giá mức độ hoàn thành của từng học sinh.
- Chủ động công tác lao động vệ sinh lớp học và khu vực sạch sẽ.
- Đánh giá công tác tháng 1+2
4. Kết quả:
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM THÁNG 4
1. Chủ đề: Hòa bình và hữu nghị
2. Mục tiêu:
- Ôn lại lịch sử ngày giải phóng miền Nam 30/4 thống nhất đất nước, giáo dục truyền thống tự hào của dân tộc.
- Tổ chức các sân chơi trí tuệ, các hoạt động NGLL cho học sinh.
- Thực hiện tốt việc lao động vệ sinh, bảo vệ môi trường.
3. Kế hoạch tổ chức thực hiện:
- Duy trì tốt mọi nền nếp của lớp, trường.
- Phát động thi đua chào mừng ngày Giải phóng Miền Nam 30/4 và Quốc tế lao động 1/5
- Tổ chức cho học sinh ôn lại lịch sử ngày giải phóng miền Nam 30/4 thống nhất đất nước, giáo dục truyền thống tự hào của dân tộc.
- Tăng cường làm đề khảo sát để đánh giá mức độ hoàn thành của học sinh.
- Ôn tập tốt để chuẩn bị kiểm tra cuối năm.
- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh trường, lớp sạch sẽ.
4. Kết quả:
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM THÁNG 5
1. Chủ đề: Ngàn hoa dâng Bác
2. Mục tiêu:
- Phát động thi đua chào mừng ngày thành lập Đội 15/5; Ngày sinh của Bác 19/5. Tìm hiểu truyền thống Ðội TNTP Hồ Chí Minh
- Tăng cường ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh.
- Thực hiện tốt việc lao động vệ sinh, bảo vệ môi trường.
3. Kế hoạch tổ chức thực hiện:
- Duy trì tốt mọi nền nếp: Truy bài, đi học đều và đúng giờ, trang phục đúng quy định
- Tổ chức thi đua chào mừng ngày thành lập Đội 15/5; Ngày sinh của Bác 19/5. Tìm hiểu truyền thống Ðội TNTP Hồ Chí Minh bằng nhiều hình thức như vẽ tranh, đọc thơ, rung chuông vàng.
- Tổ chức Hội vui học tập phục vụ cho ôn tập cuối năm. Ôn tập tốt các môn học để kiểm tra cuối năm đạt kết quả cao.
- Tích cực tham gia tốt các hoạt động tập thể
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh trường, lớp.
- Đánh giá, xếp loại học sinh cuối năm
- Phối hợp với Đội chuẩn bị kế hoạch cho học sinh hoạt động hè tại địa phương.
- Tổ chức Đại hội cháu ngoan Bác Hồ 19/5.
4. Kết quả:
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
TỔNG KẾT NĂM HỌC
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
TỔNG KẾT NĂM HỌC
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
2.10. Bảng thống kê chất lượng học sinh
THỐNG KẾ CHẤT LƯỢNG
MÔN/HĐGD | GIỮA HỌC KỲ I | CUỐI HỌC KỲ I | ||||||||||
HT Tốt | Hoàn thành | Chưa HT | HT Tốt | Hoàn thành | Chưa HT | |||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |
Tiếng Việt | ||||||||||||
Toán | ||||||||||||
Ngoại ngữ 1 …………….. | ||||||||||||
Đạo đức | ||||||||||||
TN&XH/ Khoa học | ||||||||||||
Lịch sử và địa lỹ | ||||||||||||
Tin học và công nghệ | ||||||||||||
Giáo dục thể chất | ||||||||||||
Âm nhạc | ||||||||||||
Mĩ thuật | ||||||||||||
Hoạt động trải nghiệm | ||||||||||||
Tiếng dân tộc |
Còn nhiều bảng đánh giá xếp hạng trong bài nữa, do quá dài nên Hoatieu chỉ trích dẫn một bảng ở đây. Mời các bạn tham khảo chi tiết trong file tải về nhé.
2.11. Nội dung họp CMHS
NỘI DUNG HỌP CMHS LẦN 1
1. Nội dung:
- Báo cáo tình hình học tập và rèn luyện của học sinh đầu năm 2024-2025.
- Thông qua chỉ tiêu đăng kí đầu năm (Môn học và các HĐGD, năng lực, phẩm chất, khen thưởng, HS năng khiếu tham gia các cuộc thi trên mạng)
- Thông qua các khoản thu đầu năm.
- Bầu ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp.
2. Ý kiến của phụ huynh:
- 100 % phụ huynh nhất trí với các khoản đóng góp của nhà trường.
3. Ý kiến của giáo viên chủ nhiệm:
- Phụ huynh cần đôn đốc, kiểm tra việc học hành của con em ở nhà.
- Nhắc các em chuẩn bị bài, sách vở, đồ dùng học tập trước khi đến lớp.
- Mua sắm thêm các sách tham khảo, trang thiết bị (máy tính) để phục vụ cho học tập cũng như tham gia các cuộc thi trên mạng internet.
- Mỗi gia đình cần có góc học tập riêng cho các em.
- 100% học sinh phải viết bằng bút mực đen để rèn chữ viết.
- Thường xuyên liên lạc, trao đổi với giáo viên để có biện pháp giáo dục kịp thời.
4. Ý kiến đề xuất với nhà trường:
- Tăng lượng tin nhắn điện tử tới phụ huynh học sinh vì trong lớp có 1,2 phụ huynh không dùng điện thoại thông minh.
................
Mời các quý thầy cô tham khảo các phần còn lại trong file tải về.
3. Cách ghi sổ chủ nhiệm tiểu học lớp 3 theo thông tư 27
Hướng dẫn cách ghi sổ chủ nhiệm lớp 3 theo thông tư 27 chi tiết các nội dung về: Nhiệm vụ, thông tin của học sinh; Ban cán sự lớp; Danh sách học sinh phân công theo nhóm và tổ; Về kế hoạch năm học, kế hoạch tháng, mục tiêu cần đạt; Về việc theo dõi kết quả định kỳ, theo dõi chuyên cần, theo dõi các khoản đóng góp, theo dõi họp phụ huynh. Qua đó giúp thầy cô viết sổ chủ nhiệm một cách khoa học, đúng chuẩn nhất.
3.1. Về nhiệm vụ của học sinh
+ Giáo viên cần nêu rõ được nhiệm vụ cũng như quyền lợi của học sinh tiểu học
+ Nêu rõ cho học sinh nắm được các hành vi và biểu hiện mà học sinh không được làm
+ Cần có những hình thức khen thưởng và kỷ luật
+ Những quy định về đồ dùng sách vở của học sinh
3.2. Về thông tin học sinh
+ Theo giấy khai sinh mà phụ huynh đưa thì giáo viên cần nêu rõ được họ tên đầy đủ của từng học sinh
+ Ngoài ra giáo viên cũng cần nắm về ngày tháng năm sinh, giới tính, họ tên bố, tên mẹ, địa chỉ và sổ đăng hộ
+ Vào đầu năm thì giáo viên cần theo dõi kết quả rèn luyện của năm trước cho từng học sinh về danh hiệu khen thưởng năm trước và được đánh dấu là đội viên
3.3. Ban cán sự lớp
+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng học sinh
+ Cần nêu rõ nhiệm vụ mà từng vị trí cần làm, quản lý lớp ở việc gì
+ Từng học kỳ trong năm về ban cán sự lớp phải thay đổi và được phân chia theo từng nhóm và từng tổ + Nhiệm vụ của từng nhóm cần nêu được
3.4. Danh sách học sinh phân công theo nhóm và tổ
+ Nắm được danh sách có trong từng nhóm tổ đó, nhóm trưởng hay tổ trưởng do học sinh nào đảm nhiệm và cần thay đổi theo học kỳ
+ Tùy theo mô hình học tập mà giáo viên phân bao nhiêu nhóm và tổ cho phù hợp để phù hợp với hình thức dạy học
+ Giáo viên cần nắm rõ về số điện thoại, địa chỉ, vai trò của từng ban đại diện hội phụ huynh học sinh
+ Những học sinh có những năng lực và năng khiếu riêng cũng cần nắm
+ Những học sinh nào nằm trong danh sách tham gia các câu lạc bộ sở thích
+ Những học sinh có hoàn cảnh khó khăn
3.5. Về kế hoạch năm học
+ Cần xây dựng kế hoạch chủ nhiệm một cách có căn cứ
+ Về đặc điểm tình hình chung của lớp thì giáo viên chủ nhiệm cần nêu những nét khái quát nhất
+ Nắm những học sinh cá biệt của lớp để rèn luyện và theo dõi
+ Về kết quả năm học trước thì phải được thống kê một cách chi tiết nhất
3.6. Về mục tiêu cần đạt
+ Các lĩnh vực như về môn học và hoạt động giáo dục, kỹ năng phẩm chất thì cần phải đạt được
+ Các chỉ tiêu khác cần đạt như vở sạch chữ đẹp, danh hiệu thi đua của lớp, các phong trào, các hoạt động giáo dục
Về các biện pháp thực hiện
+ Cần nêu rõ về mục tiêu và cách thức nào để hoàn thành mục tiêu đó
3.7. Về kế hoạch tháng
+ Những trọng tâm của tháng cần nêu rõ
+ Các hoạt động về giáo dục đạo đức, học tập và các hoạt động khác cần phải hoạt động trong tháng
+ Khi có những kế hoạch tháng thì cần có biện pháp thực hiện kế hoạch đó như thế nào
+ Danh sách học sinh thực hiện kế hoạch có kết quả như thế nào
+ Sau mỗi tháng thì giáo viên cần có phần ghi chép, nhận xét và đánh giá chung
+ Nếu có nội dung điều chỉnh thì cũng cần có phần ghi chép
3.9. Về việc theo dõi kết quả định kỳ
+ Để thống kê kết quả các môn học và các hoạt động giáo dục thì giáo viên cần dựa vào sổ tổng hợp kết quả của 4 lần trong năm
+ Trong đợt đó thì tập thể lớp đạt được những kết quả nào
3.10. Về mục theo dõi chuyên cần
+ Cần chia thành 4 cột bao gồm học kì 1, học kì 2, cả năm và mục chú ý trong một trang, bởi thực sự đa số học sinh tiểu học đi học chuyên cần
3.11. Theo dõi các khoản đóng góp
+ Giáo viên cần ghi rõ những khoản được phép thu hay thu hộ học sinh như bảo hiểm y tế, quỹ, ủng hộ theo chỉ đạo của cấp trên
3.12. Theo dõi họp phụ huynh
+ Về việc họp phụ huynh cần có kế hoạch hay giáo án cùng với đó là danh danh sách phụ huynh tham gia
+ Cần phải thiết lập và hoàn thành biên bản họp phụ huynh vào cuối buổi họp
Trên đây là Mẫu sổ chủ nhiệm lớp 3 năm học 2024-2025 gồm 42 trang word, được căn chỉnh sẵn, giáo viên chỉ cần tải file về máy và in ra là đã có thể sử dụng luôn, rất nhanh chóng và thuận tiện. Do nội dung Sổ chủ nhiệm lớp 3 khá dài nên trong bài viết này HoaTieu.vn chỉ trình bày một số nội dung cơ bản. Quý thầy cô sử dụng file tải về để xem bản đầy đủ.
Mời các bạn cùng tham khảo thêm các bài Cách ghi nhận xét theo tháng của sổ theo dõi chất lượng giáo dục và sổ chủ nhiệm và các bài viết liên quan khác trong mục Biểu mẫu: Giáo dục - Đào tạo nhé.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Lê Diệu Linh
- Ngày:
- Tham vấn:Nguyễn Thị Hải Yến
Tải Sổ chủ nhiệm lớp 3 PDF
30/07/2024 10:08:05 SA
Gợi ý cho bạn
-
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 5 môn Mĩ thuật Chân trời sáng tạo
-
Top 11 Kế hoạch xây dựng môi trường văn hóa trong trường học năm 2024
-
Mẫu đơn xin bảo lưu kết quả học tập 2024 mới nhất
-
Báo cáo thành tích học giỏi sống tốt 2024
-
10 mẫu Kế hoạch tổ chức ngày hội đọc sách mới nhất 2024
-
Câu hỏi trắc nghiệm thi công chức viên chức môn tin học
-
Mẫu biên bản sinh hoạt chuyên môn
-
Chương trình giáo dục phổ thông mới môn Mĩ thuật 2024
-
Thiết kế giờ dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học
-
Biên bản bình xét hạnh kiểm học sinh 2024 mới cập nhật
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Giáo dục - Đào tạo
Quyền lợi của giáo viên khi làm việc vào ngày nghỉ hè
Góp ý sách giáo khoa lớp 5 môn Đạo đức (3 bộ sách mới)
Mẫu kế hoạch giáo dục của giáo viên theo công văn 5512
Mẫu biên bản xử lý sinh viên vi phạm quy chế thi
Đơn xin mượn dụng cụ thí nghiệm
Mẫu thông báo công khai thông tin đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên của cơ sở giáo dục năm học 2017-2018
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến