Cách tính tiền thừa giờ cho giáo viên tiểu học 2024

Bên cạnh mức lương cứng thì các giáo viên khi dạy thừa giờ còn được hưởng thêm khoản tiền dạy thừa giờ. Vậy khoản tiền này được quy định như thế nào?

Trong bài viết này, Hoatieu.vn gửi đến bạn đọc Cách tính tiền thừa giờ cho giáo viên tiểu học 2024 theo quy định hiện hành tại Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC.

Cách tính tiền thừa giờ cho giáo viên tiểu học 2021

Việc dạy thêm cho trẻ khi cần thiết là trách nhiệm của giáo viên trong công tác giáo dục cho trẻ. Khi giáo viên dạy thêm cho trẻ sẽ được hưởng những lợi ích nhất định do pháp luật quy định nhằm đảm bảo công tác giảng dạy được chất lượng. Giáo viên sẽ được hưởng tiền dạy thêm giờ cho học sinh là 150% mức lương dạy thông thường. Vậy nên trong bài viết dưới đây Hoatieu.vn sẽ hướng dẫn cụ thể về cách tính lương dạy thừa giờ dành cho giáo viên các cấp theo quy định pháp luật chính xác nhất.

1. Định mức giờ dạy của giáo viên tiểu học

Theo Điều 5, Điều 6 Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT, giáo viên tiểu học có thời gian làm việc là 42 tuần/năm học, gồm:

- 35 tuần giảng dạy và các hoạt động khác theo kế hoạch.

- 05 tuần học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

- 01 tuần chuẩn bị năm học mới.

- 01 tuần tổng kết năm học.

Trong đó, cứ mỗi tuần, giáo viên tiểu học phải có số tiết  là 23 tiết, nếu lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật và giáo viên trường dân tộc bán trú thì định mức này là 21 tiết.

  • Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết/tuần (bao gồm cả lý thuyết hoặc thực hành).
  • Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết/tuần ở cấp tiểu học
  • Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết/tuần  đối với giáo viên ở cấp tiểu học

=> Định mức số tiết của giáo viên tiểu học được tính theo công thức

Định mức số tiết = Số tiết mỗi tuần x số tuần giảng dạy

Theo đó, định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học 23 tiết/tuần x 35 tuần = 805 tiết, giáo viên tiểu học trường dân tộc bán trú và lớp dành cho người tàn tật khuyết tật là 21 tiết/tuần x 35 tuần = 735 tiết.

2. Cách tính tiền thừa giờ cho giáo viên tiểu học

Cách tính tiền thừa giờ cho giáo viên tiểu học
Cách tính tiền thừa giờ cho giáo viên tiểu học

Theo Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC, tiền lương dạy thêm giờ được tính theo các công thức sau:

Tiền lương dạy thêm giờ/năm học = Số giờ dạy thêm/năm học x Tiền lương 01 giờ dạy x 150%.

Trong đó:

  • Tiền lương 01 giờ dạy = [(Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học) : (Định mức giờ dạy/năm)] x [Số tuần dành cho giảng dạy: 52 tuần].
  • Số giờ dạy thêm/năm học = [Số giờ dạy thực tế/năm học + Số giờ dạy quy đổi/năm học (nếu có) + Số giờ dạy tính thêm/năm học (nếu có) + Số giờ dạy được giảm theo chế độ/năm học (nếu có)] - (Định mức giờ dạy/năm)
  • Định mức giờ dạy/năm được tính như sau: Định mức với giáo viên = [Định mức tiết dạy (tiêu chuẩn giờ giảng)/tuần] x (Số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục/năm học)

3. Cách tính lương giáo viên tiểu học theo quy định mới nhất 2024

Để tính lương giáo viên tiểu học theo quy định mới nhất mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây: Cách tính lương giáo viên tiểu học theo quy định mới nhất 2024.

Các bạn chỉ cần click vào link bài viết và tham khảo hướng dẫn chi tiết rất dễ hiểu. Đây cũng là quy định tính lương giáo viên mới nhất hiện nay được HoaTieu cập nhật.

4. Cách tính tiền thừa giờ cho giáo viên trung học cơ sở

Cách tính tiền thừa giờ cho giáo viên cấp 2

Công thức tính tiền làm thêm giờ cho giáo viên bậc trung học cơ sở tương tự như giáo viên tiểu học:

Tiền lương dạy thêm giờ/năm học = Số giờ dạy thêm/năm học x Tiền lương 01 giờ dạy x 150%.

Định mức tiết dạy của giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết/tuần x 37 tuần = 703 tiết/năm.

Nếu giáo viên làm quá số tiết học trên sẽ được tính thêm tiền lương thừa giờ theo công thức trên.

5. Cách tính tiền thừa giờ cho giáo viên trung học phổ thông

Cách tính tiền thừa giờ cho giáo viên cấp 3

Công thức tính tiền làm thêm giờ cho giáo viên cấp 3 tương tự như giáo viên tiểu học:

Tiền lương dạy thêm giờ/năm học = Số giờ dạy thêm/năm học x Tiền lương 01 giờ dạy x 150%.

Định mức tiết dạy của giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết/tuần x 37 tuần/năm = 629 tiết/năm.

Nếu giáo viên làm quá số tiết học trên sẽ được tính thêm tiền lương thừa giờ theo công thức trên.

6. Quy định về chi trả tăng giờ cho giáo viên

Các vấn đề về thanh toán tiền lương dạy thêm giờ cho giáo viên được quy định tại Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC

Trong đó điều 3 thông tư này quy định:

  • Chỉ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ ở đơn vị hoặc bộ môn thiếu số lượng nhà giáo do cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  • Đơn vị hoặc bộ môn không thiếu nhà giáo thì chỉ được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ khi:

- Có nhà giáo nghỉ ốm

- Nghỉ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội

- Đi học tập, bồi dưỡng, tham gia đoàn kiểm tra, thanh tra

- Tham gia những công việc khác (sau đây gọi chung là đi làm nhiệm vụ khác) do cấp có thẩm quyền phân công, điều động phải bố trí nhà giáo khác dạy thay.

Vậy nên việc giáo viên được thanh toán lương dạy thừa giờ cho giáo viên dạy thừa giờ khi đơn vị sự nghiệp thật sự cần thiết do thiếu giáo viên hoặc giáo viên có công tác bận không thể dạy. Và công tác thành toán thêm tiền dạy thừa giờ phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Việc này nhằm tránh những xu hướng tiêu cực là giáo viên tự trao đổi dạy thêm giờ để được hưởng thêm tiền giờ dạy thêm. Và hơn hết là nghiêm ngặt với những trường hợp tổ chức dạy thêm để thu tiền của học sinh.

7. Cách tính tiền lương 1 tiết dạy của giáo viên?

Tiền lương một giờ dạy của giáo viên sẽ phụ thuộc vào định mức tiết dạy của từng giáo viên của từng cấp. Cách tính tiền lương một giờ dạy được tính đơn giản là:

Tiền lương một tiết dạy= Tiền lương dạy học trong 12 tháng / tổng số tiết dạy của cả năm học

Để tìm hiểu cụ thể hơn mời bạn tham khảo bài viết Cách tính tiền một tiết dạy của giáo viên các cấp năm 2024

Trên đây, Hoatieu.vn cung cấp các quy định của pháp luật liên quan Cách tính tiền thừa giờ của giáo viên tiểu học 2024. Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Lao động - tiền lương, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
5 26.265
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Lệ Bạch
    Lệ Bạch

    Theo Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15, từ 01/4/2022 tăng giờ làm thêm trên 40 giờ/tháng nhưng không quá 60/tháng, 200 giờ/năm nhưng không quá 300 giờ/năm. Cái này giáo viên có được tính không admin?

    Thích Phản hồi 02/08/22
    • Trung Hieu Ky Pham
      Trung Hieu Ky Pham

      Kính gủi báo Pháp Luật,

      Cho tôi xin hỏi về việc chi trả tiền tăng tiết trong năm học 2022 ( năm học bị Covid).

      Năm học 2021 2022 do tình hình bị Covid nên sở Giáo Dục Sóc Trăng dời qua tới tháng 2-2022 mới nhập học và rút ngắn thời gian dạy còn 22 Tuần ( thay vì dạy 35 Tuần/ năm học ). Do qui mô lớp tăng và Trường Tiểu Học Phường 10 của tôi chỉ có một mình tôi dạy Tiếng Anh nên tôi phải dạy 28 tiết/ tuần và 1 thầy dạy Thể Dục dạy 26 tiết/ tuần ( theo qui đinh thì GVTH chỉ dạy 23 tiết/ tuần ) như vậy tôi đã dạy dư 5 tiết/tuần và thầy dạy thể dục dạy dư 3 tiết/tuần Nhưng cuối năm học thì Ban Giám Hiệu nhà trường lại không trả tiền dạy dư tiết cho tôi ( 22 tuần X 5 tiết = 110 tiết ) và Thầy Thể Dục ( 22 tuần X 3 tiết = 66 tiết )

      Trong khi có một vài Trường Tiểu Học khác cũng cùng trực thuộc Phòng Giáo Dục Sóc Trăng và cùng nằm trong thành Phố Sóc Trăng thì Ban Giám Hiệu lại Chi Trả số tiền dạy dư giờ cho Giáo Viên của trường đó ( Có trường Giáo Viên dạy chỉ dư 1 tiết/tuần thì Giáo Viên đó cũng nhận được số tiền dư tiết ).

      Nay tôi gửi những thông tin trên kính nhờ Báo Phát Luật giải thích và giúp tôi hiểu được những lí do Tại Sao Ban Giám Hiệu trường Tiểu Học Phường 10 không chi trả số tiết mà tôi đã dạy dư 5 tiết/ tuần và 22 tiết cho cả năm.

      Trân trọng

      Kỷ Phạm Trung Hiếu

      Thích Phản hồi 23/12/22