Mức lương cơ sở theo các năm

Hiện nay mức lương cơ sở được quy định như thế nào là vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn từ những người lao động. Vậy, mức lương cơ sở năm 2023 là bao nhiêu, có thay đổi không? Bài viết này Hoatieu.vn sẽ trả lời cho bạn.

1. Mức lương cơ sở là gì?

Mức lương cơ sở là mức lương tối thiểu dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác, tính các mức hoạt động phí, tính các khoản trích và chế độ được hưởng theo mức lương này (mức lương cơ sở còn được hiểu là mức lương thấp nhất).

2. Mức lương cơ sở 2023

Vào ngày 11/11/2022 Quốc Hội thông qua nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 với mức lương cơ sở được tăng lên 1.800.000 đồng từ ngày 1/7/2023. Còn từ ngày 1/1/2023 đến ngày 20/6/2023 vẫn thực hiện theo mức lương cơ sở cũ là 1.490.000 đồng. Hiện mức lương 1.800.000 đồng đã được tăng lên 20,8% so với mức lương cơ sở hiện hành. Với mức lương cơ sở nâng lên thì mức lương của công chức viên chức cũng được tăng lên.

Mức lương cơ sở theo các năm

3. Mức lương cơ sở qua các năm

Thời điểm áp dụng

Mức lương cơ sở (đồng/tháng)

Căn cứ pháp lý

Từ ngày 01/4/1993 đến hết tháng 12/1996

120.000

Nghị định số 25-CP

Từ ngày 01/01/1997 đến hết tháng 12/1999

144.000

Nghị định số 06/CP

Từ ngày 01/01/2000 đến hết tháng 12/2000

180.000

Nghị định số 175/1999/NĐ-CP

Từ ngày 01/01/2001 đến hết tháng 9/2004

210.000

Nghị định số 77/2000/NĐ-CP

Từ 01/10/2004 đến hết tháng 9/2005

290.000

Nghị định số 203/2004/NĐ-CP

Từ 01/10/2005 đến hết tháng 9/2006

350.000

Nghị định số 118/2005/NĐ-CP

Từ 01/10/2006 đến hết tháng 12/2007

450.000

Nghị định số 94/2006/NĐ-CP

Từ 01/01/2008 đến hết tháng 4/2008

540.000

Nghị định số 166/2007/NĐ-CP

Từ 01/05/2009 đến hết tháng 4/2009

650.000

Nghị định số 33/2009/NĐ-CP

Từ 01/05/2010 đến hết tháng 4/2011

730.000

Nghị định số 28/2010/NĐ-CP

Từ 01/05/2011 đến hết tháng 4/2012

830.000

Nghị định số 22/2011/NĐ-CP

Từ 01/05/2012 đến hết tháng 6/2013

1.050.000

Nghị định số 31/2012/NĐ-CP

Từ 01/07/2013 đến hết tháng 4/2016

1.150.000

Nghị định số 66/2013/NĐ-CP

Từ 01/05/2016 đến hết tháng 6/2017

1.210.000

Nghị định số 47/2016/NĐ-CP

Từ 01/07/2017 đến hết tháng 6/2018

1.300.000

Nghị định số 47/2017/NĐ-CP

Từ 01/07/2018 đến hết tháng 6/2019

1.390.000

Nghị định số 72/2018/NĐ-CP

Từ 7/2019 đến hết 30/6/2023

1.490.000

Nghị định số 38/2019/NĐ-CP

Từ ngày 1/7/2023

1.800.000

Nghị quyết 69/2022/QH15

4. Cách tính lương cơ sở

Cách tính mức lương cơ sở được tính là mức lương cơ sở nhân với hệ số lương cụ thể như:

Mức lương năm 2023=

Mức lương cơ sở

1.800.000 đồng(từ 1/7/2023)

1.490.000 đồng (đến hết ngày 30/6/2023)

xHệ số lương hiện hưởng

Như vậy, dựa vào công thức tính lương cơ sở trên thì việc tính lương được thực hiện một cách chính xác và dễ dàng.

5. Chức năng của mức lương cơ sở

Mức lương cơ sở được nhà nước đặt ra để dành riêng cho những người làm việc cho đơn vị, cơ quan thuộc nhà nước. Mức lương cơ sở không giống với mức lương tối thiểu vùng vì mức lương tối thiểu vùng được đặt ra nhằm bảo vệ những quyền và lợi ích của người lao động, bất cứ đơn vị tư nhân nào cũng phải tuân theo mức lương tối thiểu vùng mà nhà nước đã quy định.

Vì thế mức lương tối thiểu vùng là được tính theo tháng còn mức lương cơ sở là dùng để làm căn cứ nhân với hệ số lương của cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị thuộc nhà nước. Bởi thế chúng ta thường thấy những cán bộ thuộc nhà nước sẽ có hệ số lương và ngạch, bậc lương khác nhau.

Ngoài ra mức lương cơ sở còn dùng để làm căn cứ tính các chế độ theo bảo hiểm như việc cho trả 100% bảo hiểm y tế của người lao động.

Trên đây là ý kiến tư vấn cá nhân của Hoatieu.vn. Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Mẫu phiếu lương, Mẫu hệ thống thang lương, bảng lương từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.

Đánh giá bài viết
5 471
0 Bình luận
Sắp xếp theo