Mẫu góp ý dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT (Tham khảo)

Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành dự thảo Thông tư quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên thay thế cho Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT.

Hiện tại, các địa phương, các nhà trường đang có ý kiến góp ý dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT. Mời các bạn theo dõi bài viết sau đây của Hoatieu.vn để  tìm hiểu chi tiết Mẫu góp ý dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT nhé.

Mẫu góp ý dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT

Được biết, theo Thông tư 25, cơ sở giáo dục phổ thông sẽ đề xuất lựa chọn sách giáo khoa. Còn Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa do UBND cấp tỉnh thành lập, giúp UBND cấp tỉnh lựa chọn sách giáo khoa phù hợp. Chủ tịch của Hội đồng là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

Tuy nhiên, theo dự thảo Thông tư mới, Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa là do hiệu trưởng thành lập để quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa, sau đó Phòng Giáo dục và Đào tạo là đơn vị duyệt đối với các trường khối Tiểu học, Trung học cơ sở, còn với khối Trung học phổ thông là Sở Giáo dục và Đào tạo.

Sự thay đổi này đã tác động thực tế nào đến các trường, thuận lợi và khó khăn nếu thông tư được thông qua? Các trường, các địa phương đang lấy ý kiến từ giáo viên, ban giám hiệu các trường để góp ý cho dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT. Cụ thể như sau:

Mẫu góp ý dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT - Mẫu 1

TRƯỜNG TH & THCS.....................

TỔ.............

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

................., ngày... tháng... năm.....

BIÊN BẢN HỌP KHỐI GÓP Ý DỰ THẢO THÔNG TƯ THAY THẾ THÔNG TƯ 25/2020/TT-BGDĐT QUY ĐỊNH LỰA CHỌN SÁCH GIÁO KHOA TRONG CƠ SỞ GIÁO GIỤC PHỔ THÔNG VÀ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

I. Thời gian - Địa điểm:

Vào lúc ...h... ngày .../.../2023 (thứ ...) tổ khối triển khai kế hoạch họp góp ý dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên.

II. Thành phần:

Các thành viên trong tổ khối: ...GV; Có mặt:...; vắng:...

Chủ tọa:........................................

Thư kí:..........................................

III. Nội dung:

Đồng chí .................................... - Khối trưởng triển khai nội dung buổi sinh hoạt:

- Góp ý dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên.

So với Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT thì Dự thảo Thông tư lựa chọn sách giáo khoa có 6 điểm mới đáng chú ý:

1. Thứ nhất, Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của các trường do hiệu trưởng thành lập, mỗi trường là một hội đồng.

- Phân tích ưu điểm:

Dự thảo Thông tư nêu rõ, Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa bao gồm hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện giáo viên, đại diện ban phụ huynh. Như vậy là hợp lí, đảm bảo tính khoa học, hiệu quả, công khai, minh bạch.

Còn Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT quy định "Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lựa chọn sách giáo khoa". Việc để Ủy ban nhân dân tỉnh cấp tỉnh quyết định chọn sách giáo khoa là tạo ra bất cập như có thể tạo thế độc quyền về sách giáo khoa ở địa phương hay người dạy và người học chưa thực sự được chọn sách.

2. Thứ hai, quy trình lựa chọn sách giáo khoa theo dự thảo Thông tư cho thấy Bộ Giáo dục và Đào tạo đề cao vai trò của tổ trưởng chuyên môn và giáo viên bộ môn.

- Phân tích ưu điểm:

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lắng nghe và tôn trọng ý kiến của giáo viên trong việc lựa chọn sách giáo khoa mới.

Điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất cũng như nhận thức của học sinh mỗi vùng miền không giống nhau. Hơn ai hết, giáo viên là người nắm bắt rất rõ tâm lý, năng lực của từng học sinh và là người tiếp cận trực tiếp các bộ sách giáo khoa, vì vậy thầy cô sẽ chọn lọc những nội dung kiến thức phù hợp để giảng dạy cho các em.

Giáo viên chính là kênh tham mưu quan trọng cho Sở/Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để đưa ra quyết định lựa chọn sách giáo khoa sáng suốt nhất.

3. Thứ ba, quy trình lựa chọn sách giáo khoa theo dự thảo Thông tư khá chặt chẽ:

(1) Hội đồng xây dựng kế hoạch;

(2) Tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch lựa chọn sách giáo khoa;

(3) Hội đồng đánh giá việc lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn;

(4) Hội đồng đề xuất với người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông danh mục sách giáo khoa;

(5) Sở Giáo dục và Đào tạo trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Nội dung dự thảo Thông tư quy định giáo viên có một khoảng thời gian khá dài (chậm nhất 15 ngày trước phiên họp đầu tiên của tổ chuyên môn) để đọc, nghiên cứu, viết phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa theo các tiêu chí.

- Phân tích ưu điểm:

Quy trình lựa chọn sách giáo khoa theo dự thảo Thông tư khá chặt chẽ, không mang tính hình thức, đảm bảo tính khoa học, tạo điểu kiện về thời gian để giáo viên có thể nghiên cứu kĩ nội dung SGK, từ đó đưa ra lựa chọn đúng đắn.

Còn Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT quy định "Sở Giáo dục và Đào tạo chuyển giao cho Hội đồng danh mục sách giáo khoa được các cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn, sắp xếp theo thứ tự sách giáo khoa có số cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn từ cao xuống thấp.

4. Thứ tư, dự thảo Thông tư bỏ nội dung: "Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá sách giáo khoa; bỏ phiếu kín lựa chọn một hoặc một số sách giáo khoa cho mỗi môn học". Thay vào đó là nội dung: "Hội đồng đề xuất với người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông danh mục sách giáo khoa đã được các tổ chuyên môn lựa chọn đúng theo quy định tại Thông tư này (dự thảo)".

- Phân tích ưu điểm:

Hội đồng bỏ phiếu kín lựa chọn một hoặc một số sách giáo khoa cho mỗi môn học. Quy định này sẽ dẫn đến mâu thuẫn giữa các quy định (khoản 1, 2 và 3 Điều 8, cơ sở giáo dục phổ thông phải tổ chức xét chọn rất công phu nhưng toàn bộ kết quả lựa chọn có thể bị một hội đồng chỉ gồm 15 người bác bỏ nếu toàn tỉnh (toàn thành phố) sử dụng một quyển sách giáo khoa cho một môn học thì thuận tiện hơn cho cơ quan chỉ đạo.

* Một số góp ý:

- Đối với Thông tư mới cần thay đổi khoản a, d mục 2 điều 7 cho phù hợp với thực tế (có bảng tổng hợp đính kèm)

Các thành viên trong khối đều nhất trí với nội dung đã triển khai. Buổi sinh hoạt khối tháng ...... kết thức vào lúc ...giờ ... phút cùng ngày.

CHỦ TỌA

(Ký tên)

THƯ KÝ

(Ký tên)

Mẫu góp ý dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT - Mẫu 2

TRƯỜNG.....................

TỔ.............

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

................., ngày... tháng... năm.....

BIÊN BẢN
THẢO LUẬN THÔNG TƯ QUY ĐỊNH LỰA SGK TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ CƠ SỞ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

Thời gian: Bắt đầu từ ...giờ ...phút, ngày ... tháng ...năm 20...

Địa điểm: Tại phòng tổ chuyên môn 1, trường Tiểu học.........................

Thành phần: Toàn thể thành viên trong tổ

Có mặt: 09/09

Chủ tọa: Đ/C......................................

Thư kí: Đ/C........................................

NỘI DUNG:

1. Đồng chí .................................. - Chủ tọa đọc toàn bộ TT gồm 3 chương với 18 điều.

2. Qua nghiên cứu kĩ Dự thảo Thông tư lựa chọn sách giáo khoa, tổ 1, trường Tiểu học ............................. đã phân tích những điểm mới của dự thảo, nhận xét những ưu, nhược điểm của dự thảo như sau:

So với Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT thì Dự thảo Thông tư lựa chọn sách giáo khoa có 6 điểm mới đáng chú ý:

1. Thứ nhất, Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của các trường do hiệu trưởng thành lập, mỗi trường là một hội đồng.

- Phân tích ưu điểm:

Dự thảo Thông tư nêu rõ, Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa bao gồm hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện giáo viên, đại diện ban phụ huynh. Như vậy là hợp lí, đảm bảo tính khoa học, hiệu quả, công khai, minh bạch.

Còn Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT quy định "Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lựa chọn sách giáo khoa". Việc để Ủy ban nhân dân tỉnh cấp tỉnh quyết định chọn sách giáo khoa là tạo ra bất cập như có thể tạo thế độc quyền về sách giáo khoa ở địa phương hay người dạy và người học chưa thực sự được chọn sách.

2. Thứ hai, quy trình lựa chọn sách giáo khoa theo dự thảo Thông tư cho thấy Bộ Giáo dục và Đào tạo đề cao vai trò của tổ trưởng chuyên môn và giáo viên bộ môn.

- Phân tích ưu điểm:

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lắng nghe và tôn trọng ý kiến của giáo viên trong việc lựa chọn sách giáo khoa mới.

Điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất cũng như nhận thức của học sinh mỗi vùng miền không giống nhau. Hơn ai hết, giáo viên là người nắm bắt rất rõ tâm lý, năng lực của từng học sinh và là người tiếp cận trực tiếp các bộ sách giáo khoa, vì vậy thầy cô sẽ chọn lọc những nội dung kiến thức phù hợp để giảng dạy cho các em.

Giáo viên chính là kênh tham mưu quan trọng cho Sở/Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để đưa ra quyết định lựa chọn sách giáo khoa sáng suốt nhất.

3. Thứ ba, quy trình lựa chọn sách giáo khoa theo dự thảo Thông tư khá chặt chẽ:

(1) Hội đồng xây dựng kế hoạch;

(2) Tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch lựa chọn sách giáo khoa;

(3) Hội đồng đánh giá việc lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn;

(4) Hội đồng đề xuất với người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông danh mục sách giáo khoa;

(5) Sở Giáo dục và Đào tạo trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Nội dung dự thảo Thông tư quy định giáo viên có một khoảng thời gian khá dài (chậm nhất 15 ngày trước phiên họp đầu tiên của tổ chuyên môn) để đọc, nghiên cứu, viết phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa theo các tiêu chí.

- Phân tích ưu điểm:

Quy trình lựa chọn sách giáo khoa theo dự thảo Thông tư khá chặt chẽ, không mang tính hình thức, đảm bảo tính khoa học, tạo điểu kiện về thời gian để giáo viên có thể nghiên cứu kĩ nội dung SGK, từ đó đưa ra lựa chọn đúng đắn.

Còn Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT quy định "Sở Giáo dục và Đào tạo chuyển giao cho Hội đồng danh mục sách giáo khoa được các cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn, sắp xếp theo thứ tự sách giáo khoa có số cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn từ cao xuống thấp.

4. Thứ tư, dự thảo Thông tư bỏ nội dung: "Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá sách giáo khoa; bỏ phiếu kín lựa chọn một hoặc một số sách giáo khoa cho mỗi môn học". Thay vào đó là nội dung: "Hội đồng đề xuất với người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông danh mục sách giáo khoa đã được các tổ chuyên môn lựa chọn đúng theo quy định tại Thông tư này (dự thảo)".

- Phân tích ưu điểm:

Hội đồng bỏ phiếu kín lựa chọn một hoặc một số sách giáo khoa cho mỗi môn học. Quy định này sẽ dẫn đến mâu thuẫn giữa các quy định (khoản 1, 2 và 3 Điều 8, cơ sở giáo dục phổ thông phải tổ chức xét chọn rất công phu nhưng toàn bộ kết quả lựa chọn có thể bị một hội đồng chỉ gồm 15 người bác bỏ nếu toàn tỉnh (toàn thành phố) sử dụng một quyển sách giáo khoa cho một môn học thì thuận tiện hơn cho cơ quan chỉ đạo.

5. Thứ năm, "Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng danh mục sách giáo khoa được phê duyệt để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông tại địa phương”

- Phân tích ưu điểm:

Việc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng danh mục sách giáo khoa được phê duyệt để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông tại địa phương là điểm mới, nhằm giúp học sinh và phụ huynh chủ động trong việc mua sách giáo khoa vào đầu năm học.

6. Thứ sáu, trong quá trình sử dụng, nếu có kiến nghị của giáo viên, học sinh và phụ huynh, các trường đề xuất Phòng/ Sở Giáo dục và Đào tạo về việc điều chỉnh, bổ sung danh mục sách.

- Phân tích ưu điểm:

Dự thảo thông tư đã coi trọng tính thực tiễn, tính hiệu quả của bộ sách, sẵn sàng đưa ra điều chỉnh bổ sung về danh mục sách nếu sách chưa mang tính hiệu quả như mon muốn.

* Một số hạn chế:

- Theo dự thảo thông tư có thể 1 tỉnh, một huyện hoặc các trường lân cận sử dụng các bộ sách giáo khoa khác nhau sẽ khó cho việc đánh giá của cơ quan chỉ đạo.

- Khi tổ chức một hội thi, hội giảng liên quan đến bài dạy sẽ khó khăn cho việc thống nhất nội dung giảng dạy cũng như nhận xét, đánh giá.

- Một số học sinh chuyển trường, học khác bộ sách sẽ khó hơn cho việc tiếp thu kiến thức theo mạch kiến thức vì các mạch kiến thức trong từng bộ sách sắp sếp không giống nhau. Thêm vào đó các em sẽ phải mua một bộ sách khác để học, tuy số tiền không nhiều nhưng cũng có phần lãng phí.

* Một số góp ý:

- Trong quá trình lựa chọn SGK phảỉ thật sự kĩ càng, hiệu quả, không nên chọn quá nhiều bộ sách cho một trường học, như thế sẽ khó khăn cho việc soạn giảng cũng như không đảm bảo thống nhất mạch kiến thức trong chương trình.

- Các địa phương lân cận, về kinh tế, cơ sở vật chất cũng như nhận thức của học sinh không có sự chênh lệch đáng kể, người thực hiện việc lựa chọn sách cũng nên học hỏi, tham khảo, trao đổi lẫn nhau giữa các trường để đưa ra đúng những ưu, nhược điểm của từng bộ sách để lựa chọn. Tránh việc lựa chọn nhiều bộ sách khác nhau giữa các trường, khó cho việc học hỏi chuyên môn lẫn nhau, khó cho việc chỉ đạo chuyên môn.

- Một huyện lựa chọn nhiều bộ sách giáo khoa kéo theo việc cần tổ chức nhiều chuyên đề về chuyên môn cũng gây tốn kém về kinh phí, giáo viên cũng vất vả hơn trong việc học hỏi chuyên môn nghiệp vụ,…

Trên đây là toàn bộ góp ý của tổ chuyên môn 1 về Dự thảo Thông tư lựa chọn sách giáo khoa.

Biên bản đã được thông qua cuộc họp và được sự nhất trí của 100% các thành viên.

Cuộc họp kết thúc vào hồi 18 giờ 0 phút cùng ngày.

THƯ KÝ

(Ký tên)

CHỦ TỌA

(Ký tên)

Mời các bạn đón đọc các bài viết hữu ích khác tại mục Biểu mẫu của Hoatieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
1 3.643
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi