Mẫu báo cáo thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng 2024

Mẫu báo cáo thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng là mẫu bản báo cáo được lập ra để báo cáo về việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng. Mẫu được ban hành theo Nghị định 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

1. Báo cáo thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng 2024

Dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) được tổ chức thực hiện tại 45 tỉnh trên 63 tỉnh của cả nước đều là những tỉnh có rừng, nơi hầu hết là lưu vực sông của các nhà máy thủy điện hoặc là nơi có thể tổ chức các hoạt động DLST, sản xuất nước sạch, sản xuất nước công nghiệp.

Mẫu báo cáo thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng ban hành theo Nghị định 156/2018/NĐ-CP
Mẫu báo cáo thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng ban hành theo Nghị định 156/2018/NĐ-CP

DVMTR được thực hiện chủ yếu ở 2 vùng Tây Nguyên (5 tỉnh: Lâm Đồng, Đăk Nông, Đăk Lăk, Gia Lai và Kon Tum) và Tây Bắc (4 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu). Tại vùng Tây Nguyên tổng số tiền thu DVMTR trong 10 năm là 5.822 tỷ đồng; tại vùng Tây Bắc con số này là 5.800 tỷ đồng; mỗi vùng này đều chiếm khoảng 35% tổng thu tiền DVMTR của cả nước.

Trong giai đoạn 2011-2020, Vùng Đông Bắc là 2.137 tỷ đồng (13%), vùng Bắc Trung Bộ là 1.157 tỷ đồng (7%), vùng Nam Trung Bộ là 1.136 tỷ đồng (6,5%), vùng Đông Nam Bộ là 392 tỷ đồng (2,3%), vùng Tây Nam Bộ chưa thực hiện chi trả DVMTR. Có sự khác biệt rất lớn về triển khai DVMTR giữa các vùng là do nơi nào có nhiều lưu vực của nhà máy thủy điện thì triển khai hoạt động DVMTR thuận lợi hơn do dễ xác định diện tích rừng theo lưu vực, tính mức thu dễ dàng và có nguồn thu lớn. Đến nay, còn 15 tỉnh có rừng nhưng chưa thực hiện chi trả DVMTR là do các tỉnh này không có rừng nằm trong lưu vực của các nhà máy thủy điện, mặt khác các tỉnh chưa khai thác tiềm năng DVMTR hiện có thông qua hoạt động DLST, sản xuất nước sạch, nước công nghiệp và nhất là dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng. Một số tỉnh ven biển có rừng ngập mặn có tiềm năng về dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng, nuôi trồng thủy sản, DLST nhưng cũng chưa tổ chức thực hiện DVMTR.

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: ………
ĐƠN VỊ CHI TRẢ: …………….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……., ngày……. tháng…….năm 20……

BÁO CÁO THỰC HIỆN CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG

Năm…………

Đơn vị chi trả ………………………………………….. báo cáo tình hình thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) năm……… như sau:

1. Đối tượng sử dụng DVMTR:

(Ghi tên tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ, loại dịch vụ, hình thức chi trả (trực tiếp, gián tiếp) địa chỉ: lập danh mục lần đầu, các lần sau chỉ ghi danh mục mới)

2. Diện tích rừng cung ứng DVMTR:

- Diện tích theo kế hoạch: ………ha

- Diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng: …………. ha, trong đó diện tích khoán bảo vệ rừng ……………ha

3. Kinh phí được nhận trong năm

- Tổng số:

- Kinh phí quản lý:

- Kinh phí chi trả DVMTR:

- Lãi ngân hàng:

4. Sử dụng kinh phí trong năm:

- Kinh phí quản lý:

- Kinh phí chi trả DVMTR:

- Số hộ gia đình, nhóm hộ: ……. hộ, trong đó số hộ gia đình: …….. hộ, số nhóm hộ:…………nhóm

5. Nhận xét, đánh giá và kiến nghị.

Nơi nhận:
- Quỹ cấp tỉnh;
-…

…….., ngày... tháng..... năm 20....
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên, đóng dấu)

2. Mẫu báo cáo thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng và vấn đề mức chi trả dịch vụ

Mẫu báo cáo thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng mới nhất hiện nay
Mẫu báo cáo thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng mới nhất hiện nay

Từ năm 2010 đến năm 2018 mức chi trả tiền DVMTR áp dụng đối với nhà máy thủy điện là 20 đ/kwh thương phẩm theo Nghị định 99/2010/NĐCP, từ ngày 01/1/2019 mức chi trả tăng lên 36 đ/ kwh điện thương phẩm theo Nghị định 156/2018/NĐ-CP. Theo Nghị định 156/2018/NĐ-CP, mức chi trả tiền DVMTR đối với các cơ sở sản xuất và cung ứng nước sinh hoạt là 52 đ/m3 nước thương phẩm; đối với cơ sở sản xuất công nghiệp là 50 đ/m3 nước thương phẩm; đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ DLST, nghỉ dưỡng, giải trí và doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản ít nhất 1% doanh thu trong kỳ. Kết quả điều tra 45 tỉnh; khảo sát, tham vấn tại 8 nhà máy thủy điện, 5 cơ sở sản xuất nước sạch, nước công nghiệp, DLST và nuôi trồng thủy sản có một số nhận xét, đánh giá như sau:

Một là, quy định về mức chi trả đối với một số loại hình DVMTR tuy chưa phản ánh đầy đủ giá trị dịch vụ mang lại nhưng phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh và nền kinh tế của đất nước hiện nay.

Hai là, việc tăng mức chi trả đối với sản xuất thủy điện từ 20 đ/kwh lên 36 đ/kwh điện thương phẩm là phù hợp với tình hình thực tiễn sau 8 năm giá cả sinh hoạt thị trường tăng và giá điện tiêu dùng tăng hàng năm.

Ba là, mức chi trả ít nhất 1% doanh thu trong kỳ đối với kinh doanh DLST chưa phù hợp với các công ty thực hiện nhiều hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí khác có kết hợp với các hoạt động DLST, giải trí và nghỉ dưỡng.

Bốn là, hiện chưa có quy định về mức chi trả đối với loại hình dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng; giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh.

Năm là, việc tăng mức chi trả đối với sản xuất thủy điện, sản xuất nước, kinh doanh DLST là cần thiết và phù hợp nhưng trong lúc tình hình kinh tế vẫn gặp khó khăn do do đại dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế toàn cầu nên cần có lộ trình tăng cho những năm sau khi kinh tế phát triển ổn định.

Xem thêm Báo cáo chuyên đề 10 năm thực hiện chính sách chi trả DVMTR 2011-2020 tại file tải về.

3. Quy định mức chi trả và xác định số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng

Theo 156/2018/NĐ-CP quy định thì mức chi trả và xác định số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là:

1. Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng áp dụng đối với cơ sở sản xuất thủy điện là 36 đồng/kwh điện thương phẩm. Sản lượng điện để tính tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là sản lượng điện của các cơ sở sản xuất thủy điện bán cho bên mua điện theo hợp đồng mua bán điện.

Số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng trong kỳ hạn thanh toán được xác định bằng sản lượng điện thương phẩm trong kỳ hạn thanh toán (kwh) nhân với mức chi trả dịch vụ môi trường rừng tính trên 1kwh (36 đồng/kwh).

2. Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng áp dụng đối với cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch là 52 đồng/m3 nước thương phẩm. Sản lượng nước để tính tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là sản lượng nước của cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch bán cho người tiêu dùng.

Số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng trong kỳ hạn thanh toán được xác định bằng sản lượng nước thương phẩm trong kỳ hạn thanh toán (m3) nhân với mức chi trả dịch vụ môi trường rừng tính trên 1 m3 nước (52 đồng/m3).

3. Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đối với cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước là 50 đồng/m3. Khối lượng nước để tính tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là khối lượng nước cơ sở sản xuất công nghiệp đã sử dụng, tính theo đồng hồ đo nước hoặc theo lượng nước được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc theo chứng từ mua bán nước giữa cơ sở sản xuất công nghiệp với đơn vị kinh doanh nước.

Số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng trong kỳ hạn thanh toán được xác định bằng khối lượng nước (m3) do cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng nhân với mức chi trả dịch vụ môi trường rừng tính trên 1 m3 nước (50 đồng/m3).

4. Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng của các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí quy định tại điểm d khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp tối thiểu bằng 1 % trên tổng doanh thu thực hiện trong kỳ; mức chi trả cụ thể dựa trên cơ sở, điều kiện thực tiễn, do bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng tự thỏa thuận.

5. Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng của doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản hoặc doanh nghiệp liên kết với các hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng thủy sản quy định tại điểm e khoản 2 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp tối thiểu bằng 1% tổng doanh thu thực hiện trong kỳ; mức chi trả cụ thể dựa trên cơ sở, điều kiện thực tiễn, do bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng tự thỏa thuận.

6. Khi giá bán lẻ điện, nước bình quân chung quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này biến động tăng hoặc giảm 20%, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ quyết định điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường rừng tương ứng.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
2 588
0 Bình luận
Sắp xếp theo