Bộ câu hỏi thi giáo viên giỏi mới nhất 2024
Tổng hợp câu hỏi thi giáo viên giỏi
Hoatieu.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết bộ câu hỏi thi giáo viên giỏi có đáp án để bạn đọc cùng tham khảo. Bộ câu hỏi bao gồm các phần câu hỏi kiểm tra năng lực, câu hỏi tình huống sư phạm, phần trắc nghiệm... Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về bộ câu hỏi thi giáo viên giỏi để có thêm tài liệu ôn tập.
1. Câu hỏi kiểm tra năng lực thi giáo viên giỏi
PHẦN I: CÂU HỎI KIỂM TRA NĂNG LỰC (THAM KHẢO)
Câu 1: a) Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông. Theo Chương II của Thông tư số 30 có Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. Vậy chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học có những tiêu chuẩn nào, có mấy tiêu chí? Theo anh (chị) Chuẩn nào là quan trọng nhất? Vì sao?
b) Nêu các hành vi giáo viên không được làm được quy định tại Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.
Câu 2: a) Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học hiện nay là một việc làm thường xuyên đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy. Anh (chị) hiểu như thế nào là giáo án điện tử và bài giảng điện tử ?
b) Để thiết kế bài giảng điện tử có chất lượng và hiệu quả, theo Anh (Chị) bài soạn cần đạt những yêu cầu gì ?
Câu 3: a) Để biên soạn một đề kiểm tra theo chuẩn KT-KN cần tuân thủ các bước nào ?
b) Anh chị hãy cho biết số lần kiểm tra đối với bộ môn Anh (chị) trực tiếp giảng dạy (Đúng chuyên môn đào tạo bao gồm cả chủ đề tự chọn). Anh chị sẽ xử lí thế nào nếu có 1 học sinh không có đủ số lần kiểm tra theo quy định trên?
c) Học sinh Nguyền Thị Thảo có điểm trung bình các môn cả năm như sau:
Toán | Văn | Lý | Hóa | Sinh | Địa | Sử | Anh | CN | GDCD | MT | ÂN | TD |
8,9 | 8,5 | 8,7 | 8,4 | 8,6 | 9,0 | 8,5 | 4,9 | 8,3 | 8,9 | Đ | Đ | Đ |
Anh chị hãy xếp loại học lực cho học sinh Nguyền Thị Thảo. Vì sao anh chị xếp loại như vậy?
Câu 4: a. Qua quá trình tham gia giảng dạy trong trường THCS Thầy, Cô giáo hãy cho biết: Cần có giải pháp gì để phát huy và tăng cường tính tích cực của học sinh?
b. Đồng chí hãy kể tên một số phương pháp dạy học mà đồng chí đã được hoc tập, tập huấn và thực hiện giảng dạy trên lớp? Theo đồng chí thì PPDH nào là tốt nhất, có hiệu quả nhất?
Câu 5: Anh chị hãy nêu Quy trình tổ chức dạy học theo nhóm? Ưu nhược điểm của phương pháp dạy học theo nhóm. Anh chị cần làm gì để phát huy hiệu quả phương này với đối tượng học sinh trường THCS Đồng Rùm.
Câu 6: Theo điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học giáo viên trường trung học có nhiệm vụ gì?
Câu 7: Theo điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học giáo viên có những quyền nào?
Câu 8: Căn cứ vào Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT, Quy định về đánh giá xếp loại Học lực học kỳ và cả năm cho học sinh được chia thành mấy loại? Hãy nêu tiêu chuẩn của mỗi loại?
Câu 9: Thầy cô nêu biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn mình tại đơn vị đang công tác ?
Câu 10: Anh/chị trình bày mục tiêu của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã được nêu trong Nghị quyết số 29-NQ/TW (Hội nghị Trung ương 8 khoá XI). Nhà trường đã làm gì để góp phần thực hiện mục tiêu này?
Câu 11: Anh/chị hãy nêu những nhiệm vụ trọng tâm năm học 2017 – 2018 bậc THCS
2. Câu hỏi tình huống thi giáo viên dạy giỏi
PHẦN II: CÂU HỎI TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM
Câu 1. Khi thầy (cô) đang giảng bài trên bục giảng với bộ môn mình đang phụ trách, chợt phát hiện trong lớp một học sinh đang mở vở học bài một phân môn khác. Thái độ của mình đối với học sinh đó như thế nào ?
GỢI Ý TRẢ LỜI: (Những gọi ý dưới đây mang tính định hướng, giáo viên có thể có cách xử lí tình huống hay hơn).
Giáo viên bình tỉnh và đặt câu hỏi liên quan đến kiến thức thuần túy vừa giảng cho cả lớp và yêu cầu học sinh đó trả lời:
- Nếu trả lời đúng thì việc đầu tiên GV khen HS đó nhưng trong lời khen có ý nhắc nhỡ về việc tập trung học tập của em đó.
- Nếu trả lời sai thì nhắc nhỡ HS đó cần tập trung hơn trong giờ học
Câu 2. Dịp 20/11, học sinh thường tặng hoa mừng thầy (cô) nhân ngày : "nhà giáo Việt Nam". Sau khi nhận hoa và lời chúc của các em. Thầy (cô) lấy sổ điểm ra để kiểm tra miệng trước khi dạy bài mới. Một học sinh cuối lớp phát biểu trổng: "Mới tặng hoa 20/11, cho chúng em miễn đọc bài hôm nay đi". Thái độ của thầy (cô) sẽ như thế nào?
GỢI Ý TRẢ LỜI: (Những gọi ý dưới đây mang tính định hướng, giáo viên có thể có cách xử lí tình huống hay hơn).
Không nóng giận, nhẹ nhàng phân tích cho các em thấy, tặng hoa là nghĩa cử thể hiện tình cảm của các em đối với thầy (cô) giáo, vấn đề quan trọng và ý nghĩa hơn trong những ngày nầy là những bông hoa "điểm 10" của các em mới chính là món quà thiết thực đối với thầy (cô) giáo. Và giáo viên tiến hành kiểm tra bài cũ.
Câu 3. Dịp 8/3 thầy (cô) vào lớp, lấy sổ điểm ra chuẩn bị gọi học sinh kiểm tra bài cũ. Một học sinh phát biểu : " thưa thầy (cô). Hôm nay nhân 8/3 thay vì đọc bài cũ em xung phong hát tặng cô và các bạn nữ một bài hát để lấy điểm kiểm tra miệng được không ạ!". Thầy (cô) giải quyết tình huống này như thế nào?
GỢI Ý TRẢ LỜI: (Những gọi ý dưới đây mang tính định hướng, giáo viên có thể có cách xử lí tình huống hay hơn).
Phân tích cho các em thấy văn nghệ và kiến thức không thể thay thế cho nhau mà văn nghệ chỉ giúp ta những lúc giải lao sau khi đã hoàn thành công việc của mình, vì vậy không thể thay bài kiểm tra bằng bài hát. Thầy (cô) cám ơn nhã ý của em, nhưng để dành vào dịp tổ chức sinh hoạt 8/3 của lớp em sẽ thể hiện còn hôm nay vẫn phải kiểm tra bài cũ thôi.
Mời bạn đọc cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin
3. Câu hỏi lý thuyết thi giáo viên dạy giỏi THCS có đáp án
Câu 1. Điều nào dưới đây là đúng nhất ?
A. Cá nhân và tập thể không đăng kí thi đua sẽ không được xem xét, công nhận các danh hiệu thi đua.
B. Điều kiện để công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở là trong đợt xét thi đua người đó chỉ cần đạt danh hiệu Lao động tiên tiến.
C. Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở được xét tặng cho cá nhân chỉ cần có sáng kiến cải tiến kĩ thuật hoặc đề tài nghiên cứu khoa học áp dụng ở quy mô toàn huyện trở lên.
D. Mỗi năm giáo viên được xếp loại thi đua vào cuối mỗi quý.
Câu 2. Theo Điều lệ trường THCS, THPT và trường nhiều cấp học (hiện hành), tổ chuyên môn của trường không có nhiệm vụ nào dưới đây ?
A. Hướng dẫn, xây dựng phân phối chương trình môn học của Bộ GD&ĐT.
B. Khen thưởng, kỉ luật giáo viên.
C. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ.
D. Tham gia đánh giá xếp loại các thành viên của tổ theo các quy định của Bộ GD&ĐT.
Câu 3. Điều 28, Luật Giáo dục năm 2009 quy định về đổi mới phương pháp giáo dục phổ thông :“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh ; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học ; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm ; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn ; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Hướng nào dưới đây chi phối 3 hướng còn lại ?
A. Bồi dưỡng phương pháp tự học (dạy cho HS cách học).
B. Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS (HS làm việc nhiều hơn, suy nghĩnhiều hơn, thảo luận nhiều hơn, nhìn và nghe nhiều hơn).
C. Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS.
D. Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn (rèn luyện kĩ năng ứng xử với môi trường, biết cách giải quyết các vấn đề được đặt ra trong thực tiễn cuộc sống).
Câu 4. Phương tiện dạy học
A. phải luôn đặt trên bàn học sinh để học sinh tự tay sử dụng.
B. chỉ được sử dụng một lần trong một tiết dạy.
C. được nâng cao hiệu quả rất nhiều nếu nó xuất hiện đúng lúc nội dung và phương pháp dạy học cần đến nó.
D. được nâng cao hiệu quả rất nhiều nếu một phương tiện sử dụng nhiều lần trong một tiết học.
Câu 5. Theo Thông tư 58/2011/BGD&ĐT ngày 12/12/2011 của Bộ GD&ĐT về kiểm tra, cho điểm các môn học tự chọn thì phương án nào dưới đây là đúng ?
A. Việc kiểm tra, cho điểm, tính điểm trung bình môn học và tham gia tính điểm trung bình các môn học thực hiện như các môn học khác.
B. Môn học tự chọn có tổ chức kiểm tra đánh giá nhưng không tính điểm trung bình các môn học.
C. Các loại chủ đề tự chọn của môn nào thì kiểm tra và cho điểm một cột điểm riêng trong sổ gọi tên ghi điểm.
D. Chủ đề tự chọn có tổ chức kiểm tra đánh giá nhưng không tính điểm trung bình các môn học.
Câu 6. Theo Thông tư 58/2011/BGD&ĐT ngày 12/12/2011của Bộ GD&ĐT về kiểm tra, đánh giá học sinh THCS và THPT thì phương án nào dưới đây không phù hợp ?
A. Điểm của bài kiểm tra 15 phút theo hình thức trắc nghiệm tự luận được cho điểm số nguyên (ví dụ 7,25 làm tròn thành 7 điểm).
B. Điểm của bài kiểm tra 15 phút theo hình thức trắc nghiệm được làm tròn đến 0,5 điểm (ví dụ 7,25 làm tròn thành 7,5 điểm).
C. Điểm của bài kiểm tra 15 phút theo hình thức trắc nghiệm khách quan được lấy đến một chữ số thập phân sau khi đã làm tròn số (ví dụ 7,25 làm tròn thành 7,3 điểm).
D. Điểm của bài kiểm tra 1 tiết được lấy đến một chữ số thập phân sau khi đã làm tròn số (ví dụ 5,25 làm tròn thành 5,3 điểm).
Câu 7. Chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 28 /2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo không áp dụng đối với giáo viên
A. giảng dạy theo chế độ thỉnh giảng tại các cơ sở giáo dục phổ thông.
B. trực tiếp giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông.
C. làm công tác quản lí ở các trường tiểu học.
D. làm công tác quản lí ở các trường chuyên.
Câu 8. Thời gian làm việc của giáo viên trung học trong năm học là
A. 35 tuần. B.42 tuần. C. 37 tuần. D. 40 tuần.
Câu 9. Thời gian dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ đối với giáo viên trung học trong năm học là
A. 74 tiết. B. 72 tiết. C. 3 tuần. D. 18 tiết.
Câu 10. Theo Thông tư 28/2009/TT-BGD&ĐT, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm:
A. nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kì và các ngày nghỉ khác.
B. nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch và các ngày nghỉ khác.
C.nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ ngày 01/01, 10/3 âm lịch, 30/4, 01/5, 02/9.
D. nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ các ngày 01/01, 10/3 âm lịch, 30/4, 01/5, 02/9, 20/11.
Câu 11. Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hằng năm là
A. 02 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).
B. ít hơn 02 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).
C. 15 ngày, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).
D. 03 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).
Câu 12. Định mức tiết dạy trong mỗi tuần đối với giáo viên THCS và THPT lần lượt là
A. 20 tiết và 18 tiết. B.19 tiết và 17 tiết. C. 18 tiết và 17 tiết. D. 15 tiết và 13 tiết.
Câu 13. Một HS 3 lần sửa chữa sổ trực cờ đỏ để tăng điểm thi đua của lớp mình lên. GV tổng phụ trách biết được, báo với GV chủ nhiệm. GVCN tổ chức họp lớp kiểm điểm nhưng HS này vẫn không nhận khuyết điểm. Cách xử lí tình huống nào dưới đây là sai ?
A. GVCN thông báo với phụ huynh và báo cáo với hiệu trưởng để xin hướng giải quyết.
B. GVCN xếp loại hạnh kiểm cuối học kì 1 của HS này là yếu.
C. GVCN mời phụ huynh HS đến để phối hợp giáo dục.
D. GVCN sau 3 lần yêu cầu HS viết bản kiểm điểm nhưng HS này vẫn không nhận khuyết điểm nên đã viết giấy thông báo với phụ huynh buộc HS nghỉ học 4 ngày để suy nghĩ, hối cải.
Câu 14. Định mức tiết dạy trong mỗi tuần đối với giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật ở cấp tiểu học và THCS lần lượt là
A. 21 tiết và 17 tiết. B. 15 tiết và 12 tiết. C. 17 tiết và 15 tiết. D. 15 tiết và 13 tiết.
Câu 15. Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng I
A. dạy 8 tiết một tuần. B. dạy 0 tiết một tuần. C. dạy 4 tiết một tuần. D.dạy 2 tiết một tuần.
Câu 16. Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng II
A. dạy 2/3 định mức tiết dạy một tuần. B. dạy 1/2 định mức tiết dạy một tuần.
C.dạy 1/3 định mức tiết dạy một tuần. D. dạy 1/4 định mức tiết dạy một tuần.
Câu 17. Người Ấn Độ đã tổng kết quá trình dạy học bằng một câu thành ngữ khá quen thuộc về phương pháp dạy học, thầy (cô) hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống của câu thành ngữ :
“Tôi nghe – tôi (1)………, tôi nhìn – tôi (2)………, tôi làm – tôi (3)……….”
A. (1) nhớ / (2) quên / (3) hiểu B. (1) hiểu / (2) quên / (3) nhớ
C. (1) quên / (2) hiểu / (3) nhớ D. (1) quên / (2) nhớ / (3) hiểu
Câu 18. Điều lệ trường THCS, THPT và trường nhiều cấp học (hiện hành) quy định định kì sinh hoạt của tổ chuyên môn như thế nào ?
A. Mỗi tháng hai lần. B. Mỗi học kì 2 lần. C. Mỗi tuần một lần D. Hai tuần một lần.
Câu 19. Khi xác định các yêu cầu cần đạt của mỗi bài dạy, giáo viên căn cứ vào
A. tài liệu hướng dẫn thực hiện theo chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học.
B. sách giáo khoa. C. sách giáo viên. D. sách giáo khoa và sách giáo viên.
Câu 20. Thông tư 12 /2009/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2009 của Bộ GD&ĐT về Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở quy định “Hằng năm, khi các cơ quan cấp trên tổ chức, nhà trường có giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi cấp huyện, quận, thị xã hoặc thành phố trực thuộc tỉnh trở lên; trong 04 năm liên tiếp tính từ năm được đánh giá trở về trước, có ít nhất ………. giáo viên trong tổng số giáo viên của nhà trường đạt tiêu chuẩn giáo viên dạy giỏi từ cấp huyện trở lên và không có giáo viên xếp loại yếu theo Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên”.
Điền tỉ lệ thích hợp vào chỗ trống.
A. 25% B. 30% C. 35% D. 20%
Câu 21. Theo Điều lệ trường THCS, THPT và trường nhiều cấp học (hiện hành), phương án nào dưới đây là SAI?
A. Giáo viên bộ môn được tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương.
B. Giáo viên chủ nhiệm được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình.
C. Giáo viên chủ nhiệm được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 4 ngày.
D. Giáo viên bộ môn được phối hợp với Đội TNTP Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh.
Câu 22. Theo Điều 16, Điều lệ trường trung học hiện hành, các đối tượng nào dưới đây đềukhông thuộc biên chế tổ chuyên môn? Chọn phương án đúng nhất.
A. Nhân viên văn phòng; nhân viên y tế.
B. Giáo viên; viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục.
C. Hiệu trưởng; các phó hiệu trưởng; giáo viên; viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục.
D. Hiệu trưởng; các phó hiệu trưởng; nhân viên văn phòng; nhân viên y tế.
Câu 23. Theo quy định về hướng dẫn đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, phương án nào sau đây là đúng ?
A. Bài soạn của giáo viên không được xem là minh chứng.
B. Khi đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp điều cần thiết và hết sức quan trọng là phải căn cứ vào các minh chứng.
C. Đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp không được lượng hóa bằng điểm số cụ thể.
D. Hằng năm, vào cuối mỗi học kì, hiệu trưởng tổ chức đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.
Câu 24. Ý kiến nào đúng ?
A. Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, các loại phương tiện dạy học đơn giản, rẻ tiền không còn phù hợp
B. Giáo viên cần tích cực nghiên cứu, khai thác và tạo ra những dụng cụ thí nghiệm, phương tiện dạy học đơn giản, rẻ tiền để phục vụ việc dạy học của mình và của đồng nghiệp
C. Bộ đồ dùng, thiết bị dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo do nhiều công ty (chuyên nghiệp) sản xuất ngày càng có nhiều ưu điểm lớn, đầy đủ, các đồ dùng dạy học đơn giản rẻ tiền dần sẽ biến mất
D. Giáo viên chỉ nên chuyên tâm vào việc khai thác hết tính năng của bộ đồ dùng đã được Bộ GD&ĐT ban hành và tích cực ứng dụng công nghệ thông tin chứ không nên mất thời gian vào việc nghĩ ra các đồ dùng dạy học đơn giản, rẻ tiền
Câu 25. Theo Thông tư 58/2011/BGD&ĐT ngày 12/12/2011 của Bộ GD&ĐT quy định Giáo viên chủ nhiệm có mấy trách nhiệm?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 26. Khi học sinh đang xem phim (có âm thanh) hoặc các chương trình truyền hình dạy học. Điều nào dưới đây đúng :
A. Giáo viên đưa ra câu hỏi, lời bình luận về nội dung hình ảnh, phim
B. Giáo viên đưa lên bảng những thuật ngữ riêng, ghi chú những yếu tố quan trọng của đoạn phim
C. Giáo viên đưa ra những ví dụ minh họa, giải thích các tình huống có trong phim
D. Giáo viên để cho học sinh xem phim một các tự nhiên, không bình luận, không phân tích thêm
Câu 27. Chọn phương án đúng :
A. Phương tiện dạy học phải luôn đặt trên bàn học sinh để học sinh tự tay sử dụng
B. Một phương tiện dạy học chỉ được sử dụng một lần trong một tiết dạy
C. Phương tiện dạy học được nâng cao hiệu quả rất nhiều nếu nó xuất hiện đúng vào lúc nội dung và phương pháp dạy học cần đến nó
D. Nên cho học sinh xem nhiều đoạn phim video dạy học trong một tiết học
Câu 28. Chọn phương án đúng :
A. Bài giảng điện tử khác với giáo án điện tử B. Sách giáo khoa điện tử là bài giảng điện tử
C. Sách giáo khoa điện tử là giáo án điện tử D. Bài giảng điện tử thay thế cho tất cả các phương tiện dạy học khác
Câu 29. Ba nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học (nguyên tắc 3Đ) là :
A. Đúng lúc, đúng chỗ, đủ cường độ B. Đúng chỗ, đúng lúc, đúng vùng (miền)
C. Đúng người, đúng chỗ, đúng lúc D. Đúng cường độ, đúng vùng (miền), đúng lớp.
Câu 30. Chọn phương án đúng :
A. Việc giới thiệu phương tiện dạy học trên lớp là phải tìm vị trí lắp đặt sao cho toàn lớp quan sát rõ ràng.
B. Các phương tiện dạy học phải bố trí ở những nơi đảm bảo tuyệt đối an toàn.
C. Các phương tiện dạy học phải luôn đặt trên bàn học sinh để học sinh tự tay sử dụng.
D. Câu A, B đúng.
Câu 31. Chọn phương án đúng :
A. Sử dụng video không quá 3 – 4 lần trong một tuần và kéo dài không quá 20 – 25 phút trong một buổi dạy
B. Sử dụng video bất cứ lúc nào trong tuần, trong buổi học
C. Sử dụng lặp đi lặp lại một loại phương tiện nghe nhìn nhiều lần trong một tiết dạy sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng phương tiện vì giáo viên thao tác thành thạo (có kĩ năng, kĩ xảo)
D. Câu A và C đúng
Câu 32. Theo những vấn đề lớn đã được khẳng định ở quy mô quốc tế, cấp độ để xếp loại giáo viên giỏi là :
A. Thầy đọc, trò chép
B. Thầy biết tổ chức cho học sinh hoạt động
C. Thầy biết làm cho học sinh động não, phát triển tư duy học sinh
D. Thầy giảng, trò tự tiếp thu
Câu 33. Điều kiện thành công của quá trình giáo dục là :
A. Có chương trình giáo dục tốt B. Có giáo viên dạy tốt chương trình
C. Có học liệu và công nghệ dạy học phù hợp D. Cả ba ý trên
Câu 34. Khả năng của thiết bị dạy học là :
A. Giúp quá trình nhận thức, rèn luyện kỹ năng bền vững, chính xác
B. Thay đổi tín hiệu, lời nói
C. Chỉ làm tăng năng suất lao động của học sinh và giáo viên
D. Chỉ làm thay đổi phong cách tư duy, hành động dạy và học
Câu 35. Phát biểu nào dưới đây là đúng nhất ?
A. Một thư mục có thể chứa nhiều thư mục khác nhau.
B. Windows là hệ điều hành duy nhất dùng cho các máy tính cá nhân.
C. Một file có thể chứa ít nhất một thư mục.
D. Một thư mục có thể chứa hai thư mục có cùng tên miễn là khác nội dung.
Câu 36. 00002Giả sử thầy (cô) đang làm việc với file giaoan.doc, muốn tạo một file mới tên làbaigiang.doc có cùng nội dung với file giaoan.doc thì phải :
A. Chọn menu File rồi chọn Save B. Chọn menu Edit và chọn Rename
C. Chọn menu File và chọn Edit D. Chọn menu File rồi chọn Save As…
Câu 37. Để chèn một kí tự (ví dụ φ, Ω) vào văn bản đang soạn thảo trên nền Microsoft Word, thầy (cô) chọn phương án nào ?
A. Vào menu Insert rồi chọn Picture B. Vào menu Insert rồi chọn Symbol
C. Vào menu Insert rồi chọn String D. Vào menu Insert rồi chọn Objetc…
Câu 38. Một GV vừa kiêm thư kí hội đồng trường, vừa kiêm trưởng ban thanh tra nhân dân của trường thì được giảm trừ bao nhiêu tiết định mức?
A. 5 tiết dạy. B. 2 tiết dạy. C. 4 tiết dạy. D. 3 tiết dạy.
Câu 39. Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng III
A. dạy 2/3 định mức tiết dạy một tuần. B.dạy 1/2 định mức tiết dạy một tuần.
C. dạy 1/3 định mức tiết dạy một tuần. D. dạy 3/4 định mức tiết dạy một tuần.
Câu 40. Định mức tiết dạy đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trong mỗi tuần lần lượt là
A. 2 tiết và 4 tiết. B. 0 tiết và 2 tiết. C. 4 tiết và 8 tiết. D. 0 tiết và 4 tiết.
Câu 41. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học, THCS, THPT được giảm số tiết mỗi tuần tương ứng là
A. 3; 3 và 3. B. 3; 4 và 4. C. 4; 6 và 6. D. 4; 4 và 4.
Câu 42. Giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn được giảm
A. 2 tiết/môn/tuần. B. 4 tiết/môn/tuần. C. 6 tiết/môn/tuần. D. 3 tiết/môn/tuần.
Câu 43. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” dành cho các đối tượng nào trong nhà trường?
A. Cho học sinh B. Cho cán bộ, giáo viên C.Cho cán bộ quản lý D.Cả ba phương án a, b, c
Câu 44. Mục tiêu của phong trào thi đua “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” là:
a. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả?
b.Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh?
c. Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của giáo viên?
d. Cả ba phương án a, b, c
Câu 45. Muốn phòng chống tệ nạn xã hội trong học sinh người hiệu trưởng phải:
a. Tập trung giải quyết những vấn đề tệ nạn xã hội học sinh của trường đã mắc phải.
b. Đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng đạo đức, lối sống cho học sinh.
c. Cả hai phương án a, b
Câu 46. Quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp người hiệu trưởng phải:
a. Nâng cao nhận thức vị trí vai trò của hoạt động ngoài giờ lên lớp cho cán bộ, giáo viên, học sinh .
b.Xây dựng kế hoạch hành động cho mọi thành viên trong nhà trường.
c. Tổ chức chỉ đạo hoạt động ngoài giờ lên lớp có hiệu quả
d. Cả ba phương án a, b, c
Câu 47. Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường phổ thông hiện nay?
a. Giúp học sinh nhận thức tầm quan trọng của việc rèn những kỹ năng, thói quen tốt để hoàn thiện nhân cách, chuẩn bị vào cuộc sống.
b.Giúp học sinh có ý thức rèn kỹ năng, thói quen, hành vi văn hóa hàng ngày, biết tự sửa những hành vi, thói quen chưa tốt
c. Giúp giáo viên biết phương pháp, có kỹ năng dạy những bài kỹ năng sống cho học sinh (khác với loại bài dạy đạo đức, dạy lý thuyết)
d. Cả 3 phương án a, b, c
Câu 48. Phương pháp đặc trưng dạy các bài kỹ năng sống của GVCN là:
a.Để học sinh tự thực hành trải nghiệm các kỹ năng.
b.Để học sinh tiếp cận các tình huống thực tế, tự khám phá cách ứng xử, giáo viên tổng kết, hướng dẫn kỹ năng để học sinh tự thực hành.
Câu 49. Giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông là:
a. Giúp học sinh chọn nghề để dự thi Cao đẳng, Đại học
b. Giúp học sinh chọn đúng nghề trên cơ sở nghề nghiệp muốn lựa chọn phải phù hợp với năng lực, sở trường bản thân và phù hợp với nhu cầu sử dụng của xã hội .
Câu 50. Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông phải thông qua các hoạt động
a. Dạy kỹ năng cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp
b.Qua Trung tâm Giáo dục kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp, dạy nghề.
c. Qua hoạt động thực tiễn ngoài xã hội.
d. Cả ba phương án a, b, c.
Câu 51. Lực lượng nào là lực lượng chủ yếu tiến hành giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông?
A. GVCN B. Giáo viên kỹ thuật
C. Giáo viên dạy các bộ môn văn hóa D. Cả ba loại giáo viên a, b, c
Câu 52. Phải xây dựng những cơ sở vật chất nào trong nhà trường phổ thông để phục vụ chương trình giáo dục hướng nghiệp?
a. Xây dựng phòng sinh hoạt hướng nghiệp
b.Xây dựng phòng học môn công nghệ và dạy nghề phổ thông
c. Xây dựng môi trường và cơ sở vật chất cho hoạt động ngoại khóa
d. Cả ba phương án a, b, c
Câu 53. GVCN có các chức năng chủ yếu nào?
a. Người tổ chức quản lý các hoạt động học sinh
b. Người lãnh đạo, định hướng các hoạt động giáo dục, khích lệ học sinh, tự học tập, tự rèn luyện.
c. Cả hai phương án a, b
Câu 54. Theo đồng chí sản phẩm giáo dục của nhà trường là:
a. Kết quả học tập tích lũy, phát triển tri thức của học sinh
b. Sự tiến bộ trong phát triển nhân cách của trò
c. Là sự phát triển nhân cách của cả thầy và trò
Câu 55. Những năng lực chủ yếu nào của GVCN mà người hiệu trưởng cần tập trung bồi dưỡng?
a. Năng lực quan sát, lắng nghe, thấu hiểu, tôn trọng học sinh
b. Năng lực tổ chức quản lý các hoạt động của học sinh
c. Năng lực tổ chức và phối hợp các lực lượng giáo dục
d. Năng lực biết khích lệ động viên học sinh và biết tự kiềm chế những bức xúc của bản thân.
e. Cả bốn năng lực a, b, c, c
Câu 56. GVCN có thể coi là?
a. Người quản lý b. Người lãnh đạo
c. Nhà sư phạm d. Cả 3 phương án a, b, c
Câu 57. GVCN có thể là :
a. Là bạn của học sinh b.Là thầy của học sinh
c. Là cha mẹ học sinh d. Cả 3 phương án a, b, c
Câu 58. Có quan niệm « Học sinh không phải là cái bình cần đổ đầy kiến thức, các em là những ngọn đuốc cần được thắp sáng”
a. Đồng ý b. Không đồng ý
Câu 59. Giáo dục đạo đức trong nhà trường là của
Ban giám hiệu b. GVCN
c.Cả hội đồng sư phạm
Câu 60. “Không có học sinh hư chỉ có người thầy chưa tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp”
a. Đồng ý b. Không đồng ý
Câu 61. Một GVCN phải là giáo viên
A.Chủ động, sáng tạo, linh hoạt B. Làm đúng những điều hiệu trưởng yêu cầu
C. Cả hai phương án a, b
Câu 62. Sáng kiến kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trong nhà trường giống nhau ở điểm nào sau đây:
A. Mục đích; B. Căn cứ; C. Quy trình; D. Kết quả;
Câu 63. Trước khi chọn đề tài nghiên cứu KHSPUD và SKKN, theo Anh chị cần tham khảo nội dung nào là quan trọng nhất.
A.Theo dõi các thành tựu khoa học; B. Các kết quả mới nhất của các đề tài đã nghiên cứu;
C.Đánh giá các kết quả của các đề tài; D. Trao đổi ý kiến với các nhà khoa học;
4. Đề thi giáo viên dạy giỏi THCS cấp huyện
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Đề: 1 | HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI HUYỆN …., ngày…tháng ..năm 20… |
ĐỀ THI NĂNG LỰC CẤP THCS
(Thời gian làm bài 120 phút, không kể phát đề)
-------------------
Đề này gồm có 02 trang
I. Trắc nghiệm khách quan (3,0 điểm)
Anh (chị) hãy chọn câu đúng nhất rồi ghi vào giấy thi
1. Căn cứ theo Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT, thì 8 tiêu chí gồm: “Xây dựng kế hoạch dạy học; Đảm bảo kiến thức môn học; Đảm bảo chương trình môn học; Vận dụng các phương pháp dạy học; Sử dụng các phương tiện dạy học; Xây dựng môi trường học tập; Quản lý hồ sơ dạy học; Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh” thuộc năng lực nào đối với chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học?
a. Năng lực dạy học b. Năng lực giáo dục
c. Năng lực hoạt động chính trị, xã hội d. Năng lực phát triển nghề nghiệp.
2. Theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, về “phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống” gồm có mấy tiêu chí ?
a. 2 tiêu chí b. 3 tiêu chí c. 4 tiêu chí d. 5 tiêu chí
3. Trong trường hợp điểm trung bình cả năm (ĐTBcn) đạt 8.0, trong có điểm trung bình của môn Ngữ văn là 8,0 và các môn còn lại không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5. Nhưng có môn Thể dục bị xếp loại chưa đạt (CĐ) thì em đó được xếp loại:
a. Khá b. Trung bình c. Yếu d. Kém
4. Trong một năm học, một học sinh nghỉ học (có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại) đến bao nhiêu buổi thì không được lên lớp?
a. Đến 30 buổi b. Quá 30 buổi c. Đến 45 buổi d. Quá 45 buổi.
5. Theo Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông hiện hành, đánh giá bằng nhận xét đối với các môn Thể dục, Mỹ thuật và Âm nhạc gồm mấy mức độ ?
a. 2 mức b. 3 mức c. 4 mức d. 5 mức.
6. Theo điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Tại Điều 30 quy định: Giáo viên trường trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, gồm:
a. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng b. GV bộ môn, GV làm công tác Đoàn, Đội
c. GV chủ nhiệm, GV làm công tác tư vấn HS d. Tất cả đều đúng.
7. Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội là:
a. Mục tiêu giáo dục b. Tính chất giáo dục
c. Nguyên lý giáo dục d. Tất cả đều sai.
8. Nếu học sinh vi phạm gian lận trong học tập, kiểm tra và thi cử thì hạnh kiểm được xếp loại:
a. Khá b. Trung bình c. Yếu d. Kém.
9. Đối với môn học có từ trên 1 tiết đến dưới 3 tiết/tuần, thì trong mỗi học kỳ một học sinh phải có số lần kiểm tra thường xuyên (KTtx):
a. Ít nhất 1 lần b. Ít nhất 2 lần c. Ít nhất 3 lần d. Phải trên 4 lần.
10. Theo điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Quy định mỗi tổ học sinh có số lượng:
a. Không quá 12 học sinh b. Không quá 11 học sinh
c. Không quá 10 học sinh d. Không quá 9 học sinh.
11. Nếu hạnh kiểm một học sinh cả nămđược xếp loại yếuthì:
a. Được lên lớp b. Phải rèn luyện hạnh kiểm trong hè
b. Phải ở lại lớp d. Tất cả đều sai.
12.Trong các môn học sau, môn nào được tiến hành đánh giá bằng hình thức Kết hợp giữa đánh giá bằng cho điểm và nhận xét kết quả học tậpcủa học sinh?
a. Giáo dục công dân b. Thể dục c. Âm nhạc d. Mỹ thuật
II. Tự luận (4,0 điểm)
Câu 1: Căn cứ vào Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT, Quy định về đánh giá xếp loại Học lực học kỳ và cả năm cho học sinh được chia thành mấy loại? Hãy nêu tiêu chuẩn của mỗi loại? (2,0 điểm)
Câu 2: Căn cứ vào Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT, Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở và giáo viên trung học phổ thông. Anh (chị), hãy nêu những Tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của giáo viên (2,0 điểm)
III. Xử lý tình huống (3,0 điểm)
Tình huống 1: Khi anh (chị) phát hiện, trong lớp có một học sinh có biểu hiện sa sút về mặt học tập và tự xa lánh tập thể. Với vai trò là giáo viên chủ nhiệm thì bạn sẽ giải quyết như thế nào? (1,5 điểm)
Tình huống 2: Trong giờ dạy của thầy Minh, có hai học sinh cãi nhau và sau đó là tiếng chưởi tục. Thầy Minh yêu cầu hai học sinh đó quỳ gối lên bàn rồi tiếp tục giảng bài. Một lúc sau, hai học sinh tự ý ngồi xuống. Thầy Minh giận dữ quát to: “Ai cho phép các em ngồi xuống” thì một trong hai học sinh trên nói: “Sao thầy xúc phạm chúng em”.
Anh (chị), có suy nghĩ gì về cách xử lý của thầy Minh? Nếu là thầy Minh, anh (chị) sẽ xử lý trường hợp trên như thế nào? (1,5 điểm)
..................
Tải Bộ câu hỏi thi giáo viên giỏi để xem tiếp nội dung.
Trên đây là tài liệu Bộ câu hỏi thi giáo viên giỏi để thầy cô giáo tham khảo nhằm ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích, giúp giáo viên tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình ôn thi GVG.
Ngoài ra thầy cô có thể tìm kiếm thêm các bộ câu hỏi thi giáo viên giỏi các cấp hoặc tài liệu có liên quan trong lĩnh vực giáo dục đào tạo tại chuyên mục biểu mẫu của HoaTieu.vn nhé.
Tham khảo thêm
250 câu trắc nghiệm thi giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học
Kế hoạch tổ chức cuộc thi Giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp trường năm học 2017-2018
Bộ đề thi giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học
Tham luận về quá trình phấn đấu để trở thành giáo viên dạy giỏi
Đáp án giao lưu giáo viên dạy giỏi an toàn giao thông 2022
Câu hỏi trắc nghiệm thi giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học
Đề tự luận thi giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học
- Chia sẻ:Nguyễn Toàn
- Ngày:
Bộ câu hỏi thi giáo viên giỏi mới nhất 2024
29/11/2017 8:53:00 SABộ câu hỏi thi giáo viên giỏi (tệp PDF)
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên Module GVPT 04
-
Mẫu đơn đề nghị chuyển ngạch
-
Phiếu ý kiến cá nhân về các bộ sách giáo khoa lớp 2
-
Cách đăng nhập tập huấn taphuan.csdl.edu.vn
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh đối tượng 3 năm 2024
-
2 Bản Nội dung tự bồi dưỡng Bộ sách Chân trời sáng tạo lớp 5 năm 2024-2025
-
(Cực hay) Bài phát biểu của học sinh lớp 8 trong lễ tri ân 2024
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 9 2024 mới nhất
-
Bản thành tích cá nhân đề nghị khen thưởng trong công tác đội và phong trào thiếu niên 2024
-
Mẫu phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển đại học 2024 mới cập nhật
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo dục - Đào tạo
Mẫu biên bản họp hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp bộ kết quả dự án sản xuất thử nghiệm
Mẫu danh sách giáo viên mầm non đề nghị chuyển xếp lương
Báo cáo đánh giá năng lực, phẩm chất, chất lượng giữa kỳ
4 Mẫu đơn xin hợp đồng giảng dạy 2024 và cách viết
Phiếu góp ý Sách giáo khoa lớp 5 môn Toán Kết nối tri thức (2 mẫu)
Đáp án cuộc thi Giao thông học đường năm học 2022 - 2023
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến