Đáp án giao lưu giáo viên dạy giỏi an toàn giao thông 2022

Câu hỏi giao lưu giáo viên dạy giỏi an toàn giao thông 2022

Câu hỏi giao lưu giáo viên dạy giỏi an toàn giao thông 2022 là đề bài dành cho giáo viên khối lớp 3,4,5 nằm trong khuôn khổ chương trình An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ. Sau đây là đáp án giao lưu giáo viên dạy giỏi an toàn giao thông 2022, mời các bạn cùng tham khảo.

Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ 2022 giáo viên

GIAO LƯU GIÁO VIÊN DẠY GIỎI AN TOÀN GIAO THÔNG

Năm học 2021 - 2022

ĐỀ BÀI DÀNH CHO GIÁO VIÊN KHỐI 3, 4, 5

Họ và tên: ………….................................................…..... Giới tính: ........................

Số điện thoại di động: ……………………………………… Nhà riêng: ....…..….........

Email: ……………..……………………………….…...…..............…………..…...........

Trường: ………………..…………….……………….…............…..…...……….............

Địa chỉ nhà trường (Xã/phường; Quận/huyện; Tỉnh/T.phố): ….....…........................

……………………………………………………………………………………………….

(Thầy/cô hãy khoanh tròn vào 1 đáp án đúng nhất trong số các phương án trả lời)

PHẦN A: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC CHUNG VỀ ATGT VÀ KĨ NĂNG LÁI XE AN TOÀN

Câu 1. Theo luật giao thông đường bộ, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được hiểu như thế nào cho đúng và đầy đủ nhất?

A. Gồm các loại xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện); xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tựĐáp án An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ 2022

B. Gồm các loại xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

C. Gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

D. Gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

Câu 2. Phương án nào sau đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ?

  1. Tại nơi đường giao nhau không có biển báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi từ bên phải
  2. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên trái.Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ 2022
  3. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.
  4. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hànhhiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Câu 3: Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

  1. Xe tải, xe con, mô tô
  2. Xe con, xe tải, mô tô
  3. Mô tô, xe con, xe tảiĐáp án An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ 2022
  4. Xe con, mô tô, xe tải

Câu 4. Đơn vị nào chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ?

  1. Bộ Công an;
  2. Bộ Giao thông vận tải;Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ 2022
  3. Bộ Công an và Ủy ban nhân dân các cấp;
  4. Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các cấp.

Câu 5. Bà Q không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe đạp điện đi ngược chiều. Theo quy định hiện hành, hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông, bà Q sẽ phải chịu mức phạt nào dưới đây?

  1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng
  2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng
  3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng
  4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồngĐáp án An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ 2022

PHẦN B: TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC THEO TÀI LIỆU “GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC”

Câu 6. Đâu là mô tả đúng về nhóm biển hiệu lệnh?

  1. Có dạng hình tròn, nền màu xanh, hình vẽ màu trắng.Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ 2022
  2. Có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen.
  3. Có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền xanh.
  4. Có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen.

Câu 7. Gặp biển báo nào dưới đây, người điều khiển phương tiện giao thông phải nhường đường cho người đi bộ?

  1. Biển 1
  2. Biển 2Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ 2022
  3. Biển 3
  4. Cả ba biển 1, 2, 3

Câu 8. Âm hiệu còi nào dưới đây của người điều khiển giao thông yêu cầu tất cả người tham gia giao thông phải dừng lại?

  1. Một tiếng còi dài, mạnh.Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ 2022
  2. Một tiếng còi ngắn.
  3. Một tiếng còi dài và một tiếng còi ngắn.
  4. Ba tiếng còi ngắn, thổi nhanh.

Câu 9. Sắp xếp các bước dưới đây để có cách chuyển hướng an toàn tại nơi đường giao nhau có đèn tín hiệu giao thông.

  1. Đèn đỏ − dừng lại trước vạch dừng.
  2. Tiếp tục di chuyển, vẫn chú ý an toàn.
  3. Đèn xanh – quan sát an toàn xung quanh, đưa ra tín hiệu chuyển hướng.
  4. Giảm tốc độ khi gần đến nơi đường giao nhau.

1.D; 2. A ; 3.C; 4.DĐáp án An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ 2022

Câu 10. Hành khách không được thực hiện hành vi nào khi ngồi trên máy bay?

  1. Ngồi đúng số ghế ghi trên thẻ lên máy bay.
  2. Ngồi ngay ngắn, giữ trật tự và thắt dây an toàn.
  3. Chú ý lắng nghe, quan sát hướng dẫn của tiếp viên hàng không.
  4. Sử dụng thiết bị thu, phát sóng khi máy bay đang cất, hạ cánh.Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ 2022

PHẦN C: CHIA SẺ Ý KIẾN

Thầy/cô sử dụng bộ tài liệu “Giáo dục an toàn giao thông dành cho học sinh tiểu học” trong tổ chức hoạt động dạy học an toàn giao thông như thế nào cho phù hợp với thực tế tại địa phương?

Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ 2019 -2020 giáo viên

PHẦN A: TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC CHUNG VỀ ATGT VÀ KỸ NĂNG LÁI XE AN TOÀN

Câu 1: Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi như thế nào?

A. Cho xe đi trên một làn đường, khi cần thiết phải chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và bảo đảm an toàn.

B. Cho xe đi trên bất kì làn đường nào và chỉ được chuyển làn ở những nơi cho phép; khi chuyển làn phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

C. Cho xe đi trong làn đường được đi và chỉ chuyển làn đường ở những nơi được cho phép; khi chuyển làn phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

D. Cho xe đi trong một làn đường, khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước, chú ý quan sát để bảo đảm an toàn.

Câu 2: Hãy sắp xếp các câu dưới đây để mô tả đúng thứ tự các bước người lái xe cần làm để chuyển hướng xe an toàn:

1. Giảm tốc độ

2. Nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều

3. Có tín hiệu báo hướng rẽ

4. Cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người, phương tiện khác

A. 1 – 3 – 2 – 4

B. 1 – 2 – 3 – 4

C. 3 – 2 – 1 – 4

D. 3 – 1 – 2 – 4

Câu 3: Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với người điều khiển mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, các loại xe tương tự xe mô tô và xe gắn máy có hành vi đi không đúng phần đường, làn đường như thế nào?

A. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

B. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.

C. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

D. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Câu 4: Hãy điền các từ còn thiếu trong nội dung mô tả các bước phanh khẩn cấp an toàn của mô tô, xe gắn máy:

Bước 1: Duy trì khoảng trống an toàn để không bị rơi vào tình huống bất ngờ phải phanh gấp Bước 2: Nếu phải phanh khẩn cấp thì giảm hết ga thật nhanh

Bước 3: Dùng đồng thời cả phanh trước và phanh sau với lực phanh ….. dần đều, tác dụng lực phanh ….. mạnh hơn phanh ….. Cần dùng cả bốn ngón tay để bóp phanh trước

Bước 4: Khi xe dừng hẳn, chống chân ….. xuống đất để giữ thăng bằng, chân ….. đặt trên chỗ để chân để sẵn sàng phanh khi cần thiết (xe số) hoặc chống cả hai chân xuống đất (xe ga).

A. Tăng, sau, trước, trái, phải

B. Tăng, trước, sau, trái, phải

C. Giảm, trước, sau, phải, trái

D. Giảm, sau, trước, trái, phải

Câu 5: Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

Giao lưu giáo viên dạy giỏi an toàn giao thông

A. Xe lam, mô tô, xe con, xe đạp

B. Xe con, xe đạp, mô tô, xe lam

C. Xe đạp, mô tô, xe lam, xe con

D. Xe lam, xe con, xe đạp, mô tô

PHẦN B: TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC THEO TÀI LIỆU “ATGT CHO NỤ CƯỜI TRẺ THƠ”

Câu 6: Khi điều khiển xe mô tô tham gia giao thông gặp hiệu lệnh của người điều khiển giao thông “Hai tay hoặc một tay dang ngang” người tham gia giao thông phải chấp hành như thế nào?

A. Người tham gia giao thông ở các hướng đều phải dừng lại

B. Người tham gia giao thông ở phía trước và phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi

C. Người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng

D. Người tham gia giao thông ở các hướng đi chậm lại

Câu 7: Hành vi vi phạm nào của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng?

A. Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông

B. Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép

C. Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định

D. Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;

Câu 8: Biển nào báo hiệu sắp đến chỗ giao nhau nguy hiểm?

Giao lưu giáo viên dạy giỏi an toàn giao thông

A. Biển báo 1

B. Biển báo 2

C. Biển báo 1 và 3

D. Biển báo 2 và 3

Câu 9: Hành khách ngồi trên các phương tiện đường thủy cần phải thực hiện các quy định nào sau đây?

A. Mặc áo phao có cài dây an toàn hoặc dụng cụ nổi.

B. Ngồi ổn định và ngay ngắn.

C. Lên, xuống theo hướng dẫn.

D. Cả 3 phương án trên

Câu 10: Trong khu vực đông dân cư, trên đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên, xe gắn máy tham gia giao thông với tốc độ tối đa cho phép là bao nhiêu?

A. 60km/h

B. 50km/h

C. 40km/h

D. 30km/h

PHẦN C: CHIA SẺ Ý KIẾN:

Bằng kinh nghiệm thực tế của mình, thầy/cô hãy cho biết cần tổ chức giảng dạy tài liệu “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” như thế nào để có thể thu hút học sinh, giúp các em hiểu và vận dụng vào thực tế?

Gợi ý trả lời

Là môn học còn mới, tài liệu giảng dạy còn ít, nhưng bản thân tôi nhận thức rất rõ mục đích của việc dạy an toàn giao thông cho học sinh tiểu học. Hiện nay trên tất cả các phương tiện nghe nhìn thì vấn đề an toàn giao thông được mọi người quan tâm và chú ý nhất. Mỗi một phương tiện nghe nhìn đều có một mục để nói về an toàn giao thông. Vậy không có lí do gì để mỗi giáo viên chúng ta không nhiệt tình khi dạy an toàn giao thông, chúng ta phải bắt đầu xây dựng một thế hệ tương lai có kiến thức và ý thức tuân thủ luật giao thông. Để làm được điều này bản thân tôi không ngừng nghiên cứu, thu thập các thông tin ở các tài liệu nghe, đọc được đăng tải thường xuyên trên các báo, đài, mạng Internet. Để nắm được các nguyên nhân xảy ra tai nạn và cách thức tuyên truyền để học sinh nắm được luật giao thông nhất là với học sinh. Từ đó tôi đã áp dụng được cách thức tuyên truyền an toàn giao thông cho phụ huynh trong trường, đồng thời áp dụng phương pháp dạy an toàn giao thông cho các em học sinh để làm sao đạt hiệu quả nhất. Thường thì những bài học về an toàn giao thông có nội dung rất khô khan, đơn điệu, dễ gây nhàm chán, vì vậy cần có nhiều hoạt động nhằm thu hút sự chú ý của học sinh và làm cho các em nhớ lâu. Tránh dạy áp đặt bắt học sinh nghe, nhắc lại và yêu cầu học sinh nhớ, rồi thực hiện cho đúng. Cũng như những môn học khác khi dạy an toàn giao thông để cho sinh động tôi thường sử dụng phương pháp dạy tích cực là cho phép học sinh chủ động rút ra những hiểu biết cần thiết cho bản thân, học sinh luôn làm trọng tâm dưới sự chỉ dẫn của giáo viên cụ thể:

Thứ nhất: Nghiên cứu từng bài học để xác định nội dung, phương pháp sau đó tôi tiến hành tìm kiếm tài liệu phù hợp. Chuẩn bị tư liệu, hình ảnh minh họa cho bài giảng. Với phần chuẩn bị này có thể bằng hai cách:

  • Giáo viên tự tra cứu, tự tìm kiếm.
  • Giới thiệu nguồn tư liệu, giao nhiệm vụ trước cho học sinh tự lấy hình ảnh, số liệu trên mạng Internet...( Đây là giải pháp quan trọng để nâng cao ý thức trách nhiệm và sự hợp tác để thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh)

Thứ hai: Ứng dụng công nghệ thông tin để tuyên truyền, phổ biến một cách có hiệu quả tài liệu an toàn giao thông.

Ví dụ: Khi dạy bài 2 - Cách đi xe đạp an toàn.

Tôi chọn chiếu một số hình ảnh về đi xe đạp không an toàn như sử dụng ô, dù, điện thoại, lạng lách đánh võng, đu bám xe khác khi đi xe đạp…Đồng thời sẽ chiếu các hình ảnh đi xe đạp an toàn để các em nhận biết hành vi nào là đúng,
hành vi nào là sai.

Với phương pháp này làm cho bài giảng trở nên sinh động bằng việc đưa âm thanh, hình ảnh đa dạng lên màn hình, giáo viên khai thác sâu nội dung của bài học, học sinh tiếp cận tài liệu mà không cảm thấy căng thẳng, cứng nhắc. Sự linh hoạt của các slide đã thu hút các em chăm chú xem rồi đưa ra lời nhận xét.

Bài học thấm dần, từ nhận thức đúng các em sẽ điều chỉnh hành vi để khi tham gia giao thông đúng luật và an toàn.

Thứ ba: Đưa tình huống kết hợp với sân khấu hóa.

Từ những tình huống cụ thể, ngoài đời thường gặp khi tham gia giao thông như vượt đèn đỏ, lạng lách, đánh võng hay đi xe dùng điện thoại…được “diễn viên” không chuyên dàn dựng và “diễn” tạo sức hấp dẫn rất lớn. Với phương pháp này kết hợp được cả yếu tố tuyên truyền và giải trí cho người xem.

Đối tượng được tuyên truyền cảm thấy thoải mái và nhớ lâu có sức lan tỏa lớn.

Thứ tư: Phối hợp với Đoàn thanh niên để tuyên truyền ý thức về an toàn giao thông.

Thành lập Đội thanh niên xung kích với nhiệm vụ giữ gìn an toàn giao thông khu vực cổng trường và nơi tiếp giáp với quốc lộ trong giờ tan học và giờ đến trường. Đội thanh niên xung kích có nhiệm vụ hướng dẫn các bạn di chuyển theo hàng lối, kiểm tra việc đội mũ bảo hiểm đối với học sinh đi xe đạp điện và tránh việc đứng chờ nhau trước cổng trường gây mất trật tự giao thông.

Hàng ngày, Đoàn trường cập nhật thông tin học sinh vi phạm an toàn giao thông vào hệ thống bảng tin của Nhà trường, đồng thời xử lí ngay các trường hợp học sinh vi phạm; Nếu tái phạm sẽ gửi thông tin đến phụ huynh thông qua sổ liên lạc điện tử hoặc mời phụ huynh đến trường trao đổi trực tiếp để phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình.

Đánh giá bài viết
7 11.678
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi