7 Mẫu bản tự đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh 2024 chi tiết nhất

Hoatieu xin chia sẻ Mẫu bản tự đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh 2024 chi tiết nhất cho các bạn tham khảo. Việc tự đánh giá xếp loại bản thân sau mỗi kỳ, mỗi năm học sẽ giúp các em nhìn nhận được ưu khuyết, nắm rõ tình hình của bản thân trong một năm, thúc đẩy học sinh tiếp tục cố gắng rèn luyện, học tập. Cùng xem Mẫu tự nhận xét hạnh kiểm của học sinh chuẩn nhất và cách viết dưới đây nhé.

1. Bản tự đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh là gì?

Bản tự đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh là một bản kiểm điểm lại tình hình cá nhân của học sinh trong một kỳ học, một năm học để tự xếp loại hạnh kiểm của mình.

Trong bản tự đánh giá, xếp loại hạnh kiểm này, học sinh nêu rõ ưu khuyết điểm của mình, số lần vi phạm trong một năm, đồng thời hứa sẽ cố gắng và trong kì học tới. Thông thường bản tự đánh giá hạnh kiểm của học sinh cần có sự hướng dẫn đánh giá của những giáo viên, vì thông thường các em vẫn chưa biết cách đánh giá bản thân như thế nào. Nên dưới đây Hoatieu sẽ đưa ra những mẫu tự đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và hướng dẫn viết cụ thể gửi đến bạn đọc.

2. Mẫu bản tự xếp loại hạnh kiểm của học sinh THPT

Bản tự kiểm điểm, xếp loại đánh giá hạnh kiểm là văn bản mà học sinh phải thực hiện vào cuối kì hoặc cuối năm học để nhìn nhận lại những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong học kì/năm học vừa qua, từ đó có kế hoạch phấn đấu, rèn luyện, khắc phục hạn chế trong thời gian tới. Đây cũng là cơ sở để giáo viên chủ nhiệm đánh giá, xếp loại kết quả rèn luyện của học sinh theo quy định tại Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

---------o0o---------

BẢN TỰ KIỂM CÁ NHÂN

Học kì… (năm học 20… - 20…)

Kính gửi: Giáo viên chủ nhiệm lớp:…......

Em tên là:…................................................... Lớp:.....................................

Học sinh lớp Trường THPT:….....................................................................

Trong học kì… (năm học 20... - 20...) vừa qua, em tự nhận thấy bản thân có những ưu điểm cũng như khuyết điểm sau:

  • Về ưu điểm:

- Tích cực tham gia các phong trào đoàn đội của lớp và nhà trường. Cụ thể: em đã nhiệt tình tham gia đầy đủ các hoạt động như: tham gia vào đội trật tự duy trì "Cổng trường an toàn giao thông"; Chăm sóc khuôn viên nhà trường; hoạt động “Chia khó vùng cao”; chương trình "Tiếp sức mùa thi"; tham gia hiến máu tình nguyện...

- Về học tập: Kết quả học tập của em vẫn duy trì thành tích tốt, đạt danh hiệu học sinh khá/giỏi.

- Cách ứng xử, thái độ: Em luôn đoàn kết, giúp đỡ bạn bè trong học tập, rèn luyện; tôn trọng các thầy cô giáo.

- Đạo đức cá nhân: Em luôn có ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong học tập tri thức và rèn giũa kỹ năng sống, phẩm chất đạo đức.

  • Khuyết điểm: Trong học kì vừa qua, em đã mắc phải một số lỗi sau:
Lỗi vi phạm

Số lần

Vắng có phép, xin về2
Không chuẩn bị bài1
Mặc sai quy cách đồng phục, không có phù hiệu3
...

Với những ưu, khuyết điểm của mình, em tự nhận mức xếp loại hạnh kiểm là:

* Tự xếp loại hạnh kiểm:……………

* Ý kiến cá nhân:……………………

Trên đây là bản tự kiểm về cá nhân của em. Rất mong giáo viên chủ nhiệm và ban cán bộ lớp xem xét và xếp loại hạnh kiểm cho em.

Em xin hứa sẽ cố gắng phấn đấu, phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm để thực hiện tốt nội quy và học tập tốt hơn trong học kì tới. Em xin cảm ơn!

…, ngày… tháng… năm…

Học sinh

(Ký, ghi rõ họ tên)

3. Mẫu phiếu học sinh tự đánh giá kết quả học tập, rèn luyện

Mẫu phiếu học tự đánh giá kết quả học tập, rèn luyện là mẫu phiếu đánh giá các nội dung về ý thức, thái độ và kết quả học tập; ý thức chấp hành pháp luật và nội quy, quy chế của nhà trường; ý thức tham gia các hoạt động đoàn đội của lớp, chi đoàn, nhà trường... Trong phiếu điểm có phần tự đánh giá của học sinh và đánh giá của GVCN, tập thể lớp. Đây là căn cứ để đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của cá nhân mỗi học sinh.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-o0o-

PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP, RÈN LUYỆN 

Học kỳ:... , Năm học: 20... - 20...

Họ và tên học sinh:........................................ Lớp:..............................................

Trường.................................................................................................................

Nội dung đánh giá

Điểm tối đa

HS tự đánh giá

Lớp và GVCN đánh giá

1. Về ý thức, thái độ và kết quả học tập30
a. Có ý thức và thái độ học tập tốt : Chuẩn bị vở sách, dụng cụ học tập, dụng cụ thực hành theo đúng yêu cầu của giáo viên bộ môn, qui định của Nhà trường.5
b. Tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài, tham gia đầy đủ các hoạt động chuyên môn, hoạt động ngoại khóa do Nhà trường tổ chức5
c. Tích cực tham gia dự thi HSSV giỏi nghề các cấp khi có tổ chức5
d. Có ý thức tự học, tự nghiên cứu để nâng cao kiến thức, kỹ năng, tay nghề5

đ. Kết quả học tập cuối học kỳ hoặc cuối năm cụ thể:

- Xếp loại Xuất sắc: 10 điểm;

- Xếp loại Giỏi: 8 điểm;

- Xếp loại Khá: 7 điểm;

- Xếp loại Trung bình khá: 5 điểm;

- Xếp loại Trung bình: 3 điểm;

- Xếp loại Yếu: 0 điểm.

10
2. Về ý thức chấp hành pháp luật và nội quy, quy chế của Nhà trường25
a. Đi học đầy đủ, vắng có lý do chính đáng (số buổi vắng có lý do không quá 10% tổng số tiết quy định)5
b. Không đi trễ, bỏ giờ, bỏ tiết. Khi học trong lớp, thực hành trong xưởng không nói chuyện, gây mất trật tự, làm việc riêng5
c. Thực hiện việc mặc đồng phục, đeo bảng tên, trang bị bảo hộ lao động trong giờ học, giờ thực hành đúng quy định. Không hút thuốc lá, nhai kẹo cao su trong trường, không uống bia rượu khi đến lớp,…5
d. Đóng học phí, các khoản thu khác theo quy định của Nhà trường kịp thời, đúng thời gian quy định5
đ. Quan hệ với bè bạn đúng mực, không nói tục chửi thề. Lễ phép với thầy, cô giáo, cán bộ viên chức của Nhà trường và người lớn tuổi5
3. Về ý thức tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội25
a. Tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao do Nhà trường tổ chức5
b. Tham gia đầy đủ các hoạt động tuyên truyền, hoạt động chính trị- xã hội (học tập chính trị, tham gia các hội thi... ) do Nhà trường và các đoàn thể trong Nhà trường tổ chức5
c. Không vi phạm và tích cực tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè, chất kích thích, chất gây nghiện, ma túy, mại dâm...5
d. Thực hiện nghiêm túc luật An toàn giao thông trong quá trình tham gia giao thông.5
đ. Quan hệ tốt với cộng đồng (khu dân cư, ký túc xá, nhà trọ...), giữ gìn An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, có tinh thần giúp đỡ bạn bè, cưu mang người gặp khó khăn5
4. Về ý thức và kết quả tham gia công tác cán bộ lớp, công tác đoàn thể, các tổ chức khác của Nhà trường hoặc có thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện được cơ quan có thẩm quyền khen thưởng20
a. Là cán bộ lớp, cán bộ Đoàn và các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường có đóng góp cho tập thể, phát huy được tác dụng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao5
b. HSSV hỗ trợ tích cực và tham gia tích cực vào các hoạt động chung của lớp, khoa và Nhà trường5
c. HSSV có thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện (đạt giải trong các kỳ thi), sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nghiên cứu khoa học hoặc có những thành tích đột xuất đặc biệt (cứu người, bắt cướp, phòng chống thiên tai, lũ lụt, ngăn ngừa tội phạm...)10

5. Điểm thưởng (nếu có)

6. Điểm trừ (nếu có)

Tổng cộng

100

* Xếp loại kết quả Rèn luyện:

- Loại Xuất sắc: Từ 90 đến 100 điểm;

- Loại Tốt: Từ 80 đến dưới 90 điểm;

- Loại Khá: Từ 70 đến dưới 80 điểm;

- Loại Trung bình: Từ 50 đến dưới 70 điểm;

- Loại Yếu: Dưới 50 điểm

Lưu ý: Học sinh bị kỷ luật hình thức khiển trách thì kết quả rèn luyện không vượt quá loại Khá; bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên thì kết quả rèn luyện không vượt quá loại Trung bình. Điểm rèn luyện là tổng của các mục đánh giá trên (nếu cộng điểm thưởng vượt quá 100 thì làm tròn bằng 100).

Kết luận: Điểm rèn luyện:……………........…. Xếp loại:……………………………..

................., ngày... tháng... năm...

Giáo viên chủ nhiệm

(Ký và ghi rõ họ tên)

Học sinh tự đánh giá

(Ký và ghi rõ họ tên)

4. Mẫu bản tự đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh học kì 1

Mẫu tự đánh giá và xếp loại hạnh kiểm dưới đây là mẫu chung, học sinh có thể tự do điền những ưu điểm và khuyết điểm của bản thân. Cụ thể với những nội dung tự đánh giá của học sinh và kết hợp phần nhận xét của giáo viên.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN TỰ XẾP LOẠI HẠNH KIỂM

Học Kì 1, Năm Học 2022 - 2023

Kính gửi Thầy (Cô) chủ nhiệm: .......................

Họ và tên học sinh: ......................... Lớp ........

Sinh ngày: .......... tháng .......... năm ...................

Trong Học kỳ 1, năm học 20...- 20... vừa qua em tự nhận thấy bản thân có những ưu, khuyết điểm như sau:

1. Ưu điểm: (Chấp hành nội quy, hoạt động phong trào, học tập)

..............................................................................

.............................................................................

2. Khuyết điểm: (Ghi rõ những vi phạm, số lần vi phạm)

................................................................................

.................................................................................

3. Tự xếp loại hạnh kiểm. Ý kiến cá nhân (nếu có)

..................................................................................

.................................................................................

…, ngày… tháng… năm…
Học sinh
(Ký, ghi rõ họ tên)

PHẦN BÌNH XÉT HẠNH KIỂM CỦA TẬP THỂ LỚP ...........

1. PHẦN NHẬN XÉT CỦA TỔ TRƯỞNG:

..................................................................................

.................................................................................

2. PHẦN NHẬN XÉT CỦA LỚP:

..................................................................................

.................................................................................

…, ngày… tháng… năm…
Người viết
(Ký, ghi rõ họ tên)

3. PHẦN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN BỘ MÔN VÀ CHỦ NHIỆM

..................................................................................

.................................................................................

..................................................................................

.................................................................................

Kết quả xếp loại hạnh kiểm của Em .................... là ........

.......ngày ...... tháng .......năm 20........

Thầy (Cô) chủ nhiệm

5. Bản tự kiểm điểm cá nhân của học sinh

Trong mẫu dưới đây sẽ có những gợi ý về những khuyết điểm để học sinh tự nhìn nhận và đánh giá dễ dàng hơn, nhưng mẫu dưới đây không có phần nhận xét của giáo viên.

Bản tự đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh
Bản tự đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-------o0o---------

BẢN TỰ KIỂM CÁ NHÂN

Học kì… (năm học 20… - 20…)

Kính gửi: Giáo viên chủ nhiệm của lớp:…

Em tên là:…

Học sinh lớp Trường:…

Trong học kì… (năm học 20... - 20...) vừa qua, em đã có những ưu điểm cũng như khuyết điểm sau:

- Về ưu điểm:…

Hoạt động phong trào:…

Học tập:…

Vấn đề khác:

- Khuyết điểm: Trong học kì một vừa qua em đã vi phạm một số lỗi sau:

Lỗi vi phạm

Số lần

Vắng có phép, xin về

Vắng không phép

Không chuẩn bị bài

Không làm bài tập

Không học bài

Bị điểm kém (<5)

Không phù hiệu

Không đồng phục

Bị quản sinh phê bình

Mất TT

Bị phê bình ghi SĐB

Đánh nhau

Vô lễ với GV

Vi phạm khác:

* Tự xếp loại hạnh kiểm:…

* Ý kiến cá nhân:…

Trên đây là bản tự kiểm về cá nhân của em. Rất mong GVCN xem xét và xếp loại hạnh kiểm khá cho em.

Em xin hứa sẽ cố gắng phấn đấu để thực hiện tốt nội quy và học tập tốt hơn trong học kì tới. Em xin cảm ơn!

…, ngày… tháng… năm…
Học sinh
(Ký, ghi rõ họ tên)

6. Mẫu xếp loại hạnh kiểm của học sinh

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THÀNH PHỐ .............

TRƯỜNG THPT ....................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

BẢN TỰ KIỂM
Xếp loại hạnh kiểm học sinh học kỳ 2 năm học 2022 - 2023

Kính gửi: - Hiệu trưởng trường THPT ...............

- Giáo viên chủ nhiệm lớp ……..........

Em tên là: ………………….. Ngày sinh:……………………....

Hiện đang là học sinh lớp:……………….............................…

Em xin tự kiểm điểm về những ưu – khuyết điểm trong quá trình học tập, tham gia các hoạt động phong trào, thực hiện quy định về nội quy của nhà trường, các nhiệm vụ do thầy cô chủ nhiệm và giáo viên bộ môn giao cũng như quá trình phấn đấu của bản thân em như sau:

Về ưu điểm:

…………………………………………………

…………………………………………………

……………………………………………………

Về khuyết điểm:

…………………………………………………

…………………………………………………

…………………………………………………

Biện pháp khắc phục:

…………………………………………………

…………………………………………………

Tự xếp loại hạnh kiểm: …………………..

…, ngày… tháng… năm…
Học sinh
(Ký, ghi rõ họ tên)

7. Mẫu tự nhận xét hạnh kiểm của học sinh ngắn gọn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------o0o---------

BẢN KIỂM ĐIỂM

Kính gửi:…

Họ và tên học sinh:…

Lớp:... Năm học:...

Sinh ngày:… tháng... năm...

Hiện đang trú tại:…

Họ, tên bố (mẹ hoặc người đỡ đầu):…

Nay em tự viết bản kiểm điểm trình bày về khuyết điểm trong học kỳ qua của em như sau:…

Với mức độ vi phạm khuyết điểm như em đã trình bày trên đây, căn cứ Nội quy, Quy chế nhà trường, em xin tự nhận xếp loại hạnh kiểm:..................

Trên đây là bản tự kiểm cá nhân của em. Rất mong cô chủ nhiệm xem xét và xếp loại hạnh kiểm cho em.

Em xin hứa sẽ cố gắng phấn đấu để thực hiện tốt nội quy và học tập tốt hơn. Em xin cảm ơn!

.........., ngày...tháng...năm....
Học sinh
(Ký, ghi rõ họ tên)

8. Mẫu tự đánh giá, xếp loại học sinh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN

Kính gửi: Giáo viên chủ nhiệm lớp…………..

Họ và tên:........................................................

Học sinh lớp:……………………… Trường:......

Trong học kì…. năm học 2021-2022 vừa qua, em đã có những ưu điểm và khuyết điểm sau:

+ Ưu điểm:

Trong học kỳ vừa qua, em đã đạt được những ưu điểm như sau:

Học tập:............................................................

Kỷ luật:................................................................

Hoạt động phong trào:.......................................

Vấn đề khác:......................................................

+ Về khuyết điểm:

Tuy nhiên, em đã vi phạm những lỗi như sau:

- Nghỉ học có phép:…….lần.

- Nghỉ học không phép:…….lần.

- Đi học muộn:……..lần.

- Nói chuyện ồn ào trong giờ học:……..lần.

- Gây rối, mất đoàn kết trong lớp:……..lần.

- Vô lễ với giáo viên:……..lần.

……....................................................................

Với những ưu và khuyết điểm trên, em xin đánh giá hạnh kiểm của cá nhân như sau:

+ Tự xếp loại hạnh kiểm:....................................

Ngoài ra, em xin đưa ra một vài ý kiến đóng góp về lớp học trong học kỳ sắp tới, mong được thầy cô xem xét.

+ Ý kiến cá nhân:

Trên đây là bản kiểm điểm cá nhân của em. Kính mong thầy/cô giáo xem xét, đánh giá và xếp loại hạnh kiểm cho em.

Trong học kỳ tới, em xin hứa sẽ cố gắng, nỗ lực hơn nữa để học tập tốt, thực hiện theo đúng nội quy và có những đóng góp hơn nữa cho lớp, trường. Em xin chân thành cảm ơn!

…, ngày… tháng… năm…
Học sinh
(Ký, ghi rõ họ tên)

9. Cách viết bản tự đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh

- Bố cục bản tự kiểm cá nhân của học sinh vào cuối học kỳ, năm học:

+ Quốc hiệu, tiêu ngữ.

+ Tên văn bản (Bản tự kiểm điểm học kỳ…, năm học…/ Năm học….

+ Kính gửi: giáo viên chủ nhiệm

+ Trong học kỳ…. năm học………… hoặc trong năm học………… em có những ưu điểm, khuyết điểm như sau:

Ưu điểm: Trong học tập, trong các hoạt động phong trào và các hoạt động khác.

Khuyết điểm (các vi phạm, điểm yếu của bản thân)

+ Tự xếp loại hạnh kiểm

+ Địa điểm, thời gian viết bản kiểm điểm

- Cuối cùng, ghi rõ ngày/tháng/năm viết bản kiểm điểm và chữ ký của người viết đơn, chữ ký của phụ huynh (nếu có).

Xem thêm: Cách viết bản kiểm điểm học sinh 2024 mới nhất

10. Gợi ý những ưu điểm và nhược điểm của học sinh

Để viết bản tự đánh giá tốt hơn, Hoatieu.vn sẽ gợi ý những ưu điểm và khuyết điểm của học sinh để các em tự đánh giá:

Ưu điểm:

  • Thực hiện tốt nội quy nhà trường;
  • Lễ phép với thầy cô;
  • Tích cực tham gia hoạt động ngoại khóa;
  • Tích cực tham gia lao động vệ sinh lớp học, trường học;
  • Đoàn kết, giúp đỡ bạn bè;
  • Chăm chỉ học tập.

Khuyết điểm:

  • Nói tục chửi bậy;
  • Gây gổ đánh nhau;
  • Làm việc riêng trong giờ học;
  • Mất trật tự, nói chuyện riêng trong giờ học;
  • Quên làm bài tập về nhà;
  • Không ghi chép bài học đầy đủ;
  • Phá hoại tài sản lớp học, nhà trường;
  • Mặc trang phục sai quy định;
  • Trốn học
  • Trốn lao động;
  • Hỗn láo với thầy cô;
  • Đi học muộn;
  • Gây rối, mất đoàn kết trong lớp;

11. Quy định về đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh mới nhất hiện nay

Hiện nay, Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT sẽ dần thay thế Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT để thay chế độ đánh giá xếp loại hạnh kiểm thành đánh giá kết quả rèn luyện. Tuy nhiên việc thay thế này không áp dụng đồng bộ và ngay lập tức mà phải đi theo lộ trình từng năm học. Cụ thể, thông tư 22/2021/TT-BGDĐT sẽ có hiệu lực:

  • Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 6.
  • Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 7 và lớp 10.
  • Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 8 và lớp 11.
  • Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 9 và lớp 12.

Theo đó, năm nay học sinh lớp 7 và lớp 10 sẽ bỏ xếp loại hạnh kiểm mà thay vào đó sẽ là Đánh giá kết quả rèn luyện theo quy định Điều 8 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT:

Điều 8: Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh

1. Căn cứ và tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh

a) Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học quy định trong Chương trình tổng thể và yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù quy định trong Chương trình môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông.

b) Giáo viên môn học căn cứ quy định tại điểm a khoản này nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập môn học.

c) Giáo viên chủ nhiệm căn cứ quy định tại điểm a khoản này theo dõi quá trình rèn luyện và học tập của học sinh; tham khảo nhận xét, đánh giá của giáo viên môn học, thông tin phản hồi của cha mẹ học sinh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình giáo dục học sinh; hướng dẫn học sinh tự nhận xét; trên cơ sở đó nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh theo các mức quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kì và cả năm học

Kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 (một) trong 04 (bốn) mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.

a) Kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kì

- Mức Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông và có nhiều biểu hiện nổi bật.

- Mức Khá: Đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông và có biểu hiện nổi bật nhưng chưa đạt được mức Tốt.

- Mức Đạt: Đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.

- Mức Chưa đạt: Chưa đáp ứng được yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.

b) Kết quả rèn luyện của học sinh cả năm học

- Mức Tốt: học kì II được đánh giá mức Tốt, học kì I được đánh giá từ mức Khá trở lên.

- Mức Khá: học kì II được đánh giá mức Khá, học kì I được đánh giá từ mức Đạt trở lên; học kì II được đánh giá mức Đạt, học kì I được đánh giá mức Tốt; học kì II được đánh giá mức Tốt, học kì I được đánh giá mức Đạt hoặc Chưa đạt.

- Mức Đạt: học kì II được đánh giá mức Đạt, học kì I được đánh giá mức Khá, Đạt hoặc Chưa đạt; học kì II được đánh giá mức Khá, học kì I được đánh giá mức Chưa đạt.

- Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.

Việc xét học sinh có được lên lớp không sẽ dựa vào kết quả rèn luyện cả năm học, kết quả học tập và chuyên cần: kết quả rèn luyện cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại sau khi rèn luyện trong kì nghỉ hè theo quy định tại Điều 13 Thông tư này) được đánh giá mức Đạt trở lên mới được lên lớp.

Tuy nhiên vì năm nay mới chỉ áp dụng với lớp 6, 7, 10, nên các khối khác vẫn có thể sử dụng  bản tự đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh như Hoatieu chia sẻ phía trên nhé. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
39 64.615
0 Bình luận
Sắp xếp theo