Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 5 môn Tiếng Việt (3 bộ sách)
HoaTieu.vn xin giới thiệu Phiếu góp ý bản mẫu sách giáo khoa lớp 5 môn Tiếng Việt hay còn gọi là Phụ lục 2 góp ý bộ SGK môn Tiếng Việt lớp 5. Đây là mẫu phiếu mà mỗi giáo viên phải thực hiện theo chỉ thị của Bộ GDĐT để đưa ra nhận xét, góp ý nhằm hoàn thiện nội dung bộ SGK mới lớp 5. Qua đó giúp thầy cô có cái nhìn khách quan, đánh giá ưu và khuyết điểm để lựa chọn bộ SGK Tiếng Việt 5 phù hợp cho học sinh, nhà trường của mình.
Sau đây là nội dung chi tiết mẫu bản Góp ý SGK lớp 5 môn Tiếng Việt theo mẫu chuẩn của Bộ GDĐT, mời thầy cô cùng tham khảo.
Mẫu góp ý Sách giáo khoa lớp 5 môn Tiếng Việt
1. Phiếu góp ý bản mẫu sách giáo khoa lớp 5 môn Tiếng Việt sách Cánh Diều
Góp ý sách giáo khoa lớp 5 môn Tiếng Việt Cánh Diều mẫu 1
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 5
MÔN TIẾNG VIỆT
BỘ CÁNH DIỀU – NHÀ XUẤT BẢN ĐHSP TPHCM
Tên bài | Trang/ dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Tập 1: Bài viết 1: Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học | Trang 7 | I. Nhận xét: b (dòng 2 từ dưới lên): Những câu nào cho biết chi tiết về ngoại hình và hoạt động, tính cách của nhân vật đó? | Những chi tiết nào trong bài nói lên ngoại hình, hoạt động và tính cách của nhân vật đó? | Câu hỏi giúp học sinh dễ hiểu hơn. |
Tập 1: Bài viết 1: Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học | Trang 8 | II. Bài học Phần thân đoạn: Nêu những đặc điểm nổi bật của nhân vật. | Nên thêm gợi ý: Nêu những đặc điểm nổi bật của nhân vật (ngoại hình, tính cách, hoạt động) | Là bài mở đầu của sách Tiếng Việt lớp 5 nên cần rõ ràng, cụ thể để các em dễ nắm bắt. |
Tập 2: Bài đọc 3: Mưa Sài Gòn | Trang 13 | Đoạn 2 của bài Mưa Sài Gòn: “Đột ngột”, “vội vàng”, “ráo riết”, “chợt đến chợt đi” là những từ ngữ mà người ta thường nói về những cơn mưa Sài Gòn. Có những buổi sáng trời Sài Gòn trong vắt, nắng chói chang, tưởng đâu hôm nay sẽ là một ngày nắng to. Nhưng không phải vậy, đang nắng chói chang đấy nhưng bất chợt lại mưa ngay. | “Đột ngột”, “vội vàng”, “ráo riết”, “chợt đến chợt đi” là những từ ngữ mà người ta thường nói về mưa Sài Gòn. Có những buổi sáng trời Sài Gòn trong vắt, nắng chói chang, tưởng đâu hôm nay sẽ là một ngày nắng to. Nhưng không phải vậy, đang nắng chói chang đấy, bất chợt lại mưa ngay. | Đoạn 2 của bài Mưa Sài Gòn, tác giả còn dùng nhiều từ lặp không cần thiết. |
...., ngày ... tháng ... năm 2023
NGƯỜI GÓP Ý
Góp ý sách giáo khoa lớp 5 môn Tiếng Việt Cánh Diều đợt 2 mẫu 2
PHÒNG GDĐT TP TRƯỜNG TH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 5 - ĐỢT 2
MÔN TIẾNG VIỆT
BỘ SÁCH CÁNH DIỀU
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Tập 1 | ||||
Bài 1- Bài viết 1: Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học | Trang 8 | II. Bài học Phần thân đoạn: Nêu những đặc điểm nổi bật của nhân vật. | Nêu thêm gợi ý: Nêu những đặc điểm nổi bật của nhân vật (ngoại hình, tính cách, hoạt động) | Là bài mở đầu của sách TV lớp 5 nên cần rõ ràng, cụ thể để các em dễ nắm bắt. |
Bài 1 – Bài đọc 2: Chuyện một người thầy | Trang 9 | Đẵn gỗ | Giải thích từ đẵn gỗ phần chú thích | Từ ngữ mới HS khó hiểu |
Bài 2 –Bài đọc 2: Muôn sắc hoa tươi | Trang 25 | 1. Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua hai khổ thơ đầu? | 1. Theo em, tác giả muốn nói quan niệm gì về con trai, con gái? | Câu hỏi cần cụ thể hơn. |
Bài 2 – LTVC: Dấu gạch ngang | Trang 27 | Phần bài học ý 2: Khi đánh dấu bộ phận chú thích hoặc giải thích, dấu gạch ngang được đặt ở giữa bộ phận ấy và bộ phận được chú thích, giải thích. | Phần bài học ý 2: Khi đánh dấu bộ phận chú thích hoặc giải thích, dấu gạch ngang đặt ở giữa bộ phận được chú thích, giải thích với bộ phận chú thích. | Cần nói rõ để học sinh hiểu. |
Bài 2 LTVC Luyện tập về dấu gạch ngang | Trang 32 | 2. Tìm 4 vị trí có thể thêm dấu gạch ngang đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong đoạn truyện sau: | 2. Tìm vị trí thích hợp có thể thêm dấu gạch ngang đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong đoạn truyện sau: | Giảm bớt yêu cầu đề theo từng năng lực học sinh. |
Bài 3 Buổi sớm ở Mường Động | Trang 49 -50 | Xăm xăm | Giải thích từ xăm xăm phần chú thích | Từ ngữ mới HS khó hiểu |
Bài 8 LTVC Kết từ | Trang 116 | Tên bài “Kết từ” | Thay bằng “Quan hệ từ” Sửa cả trong các yêu cầu của các bài tập. | Nó phù hợp, dễ hiểu hơn với HS cấp 1. |
Tập 2 | ||||
Bài 11 Mưa Sài Gòn | Trang 13 | Đoạn 2 của bài Mưa Sài Gòn: "Đột ngội", "vội vàng", "ráo riết", "chợt đến chợt đi" là những từ ngữ mà người ta thường nói về những cơn mưa sài Gòn. Có những buổi sáng trời Sài Gòn trong vất, nắng chói chang, tưởng hôm nay sẽ là một ngày nắng to. Nhưng không phải vậy, đang nắng chói chang đấy nhưng bất chọt lại mưa ngay. | "Đột ngội", "vội vàng", "ráo riết", "chợt đến chợt đi" là các từ ngữ mà người ta thường nói về những cơn mưa sài Gòn. Có những buổi sáng trời Sài Gòn trong vất, nắng chói chang, tưởng hôm nay sẽ là một ngày nắng to. Nhưng không phải vậy, đang nắng chói chang đấy nhung bất chọt lại mưa ngay. | Đoạn 2 của bài Mưa Sài Gòn, tác giả còn dùng nhiều từ lặp cần thiết. |
Bài 13 LTVC – MRVT Thiếu nhi | Trang 46 | 3 hình trụ: Thiếu nhi – Đặc điểm của thiếu nhi- Phẩm chất thiếu nhi cần rèn luyện. | Bỏ hình trụ dưới gốc cây để HS tự tư duy, đưa tên các nhóm. | Nhằm phát huy năng lực của HS |
................., ngày ... tháng ... năm 20...
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
Phụ lục 2 Phiếu góp ý SGK lớp 5 môn Tiếng Việt Cánh Diều đợt 2 mẫu 3
PHỤ LỤC 02
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 5 (Đợt 2)
MÔN: TIẾNG VIỆT (Bộ: Cánh diều)
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
HK1: Bài viết 1: Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học | Trang 8 | II. Bài học Phần thân đoạn: Nêu những đặc điểm nổi bật của nhân vật. | Nên thêm gợi ý: Nêu những đặc điểm nổi bật của nhân vật (ngoại hình, tính cách, hoạt động) | Là bài mở đầu của sách Tiếng Việt lớp 5 nên cần rõ ràng, cụ thể để các em dễ nắm bắt. |
Bài 3: Có học mới hay | Trang 36 | Trò chơi ô chữ | Nên thêm gợi ý cho trò chơi ô chữ | Hơi trìu tượng đối với học sinh |
HK2: Bài đọc 3: Mưa Sài Gòn | Trang 13 | Đoạn 2 của bài Mưa Sài Gòn: “Đột ngột”, “vội vàng”, “ráo riết”, “chợt đến chợt đi” là những từ ngữ mà người ta thường nói về những cơn mưa Sài Gòn. Có những buổi sáng trời Sài Gòn trong vắt, nắng chói chang, tưởng đâu hôm nay sẽ là một ngày nắng to. Nhưng không phải vậy, đang nắng chói chang đấy nhưng bất chợt lại mưa ngay. | “Đột ngột”, “vội vàng”, “ráo riết”, “chợt đến chợt đi” là những từ ngữ mà người ta thường nói về mưa Sài Gòn. Có những buổi sáng trời Sài Gòn trong vắt, nắng chói chang, tưởng đâu hôm nay sẽ là một ngày nắng to. Nhưng không phải vậy, đang nắng chói chang đấy, bất chợt lại mưa ngay. | Đoạn 2 của bài Mưa Sài Gòn, tác giả còn dùng nhiều từ lặp không cần thiết. |
| Ngày ... tháng ... năm 2023 |
Người góp ý
| Hiệu trưởng
|
2. Phiếu góp ý bản mẫu sách giáo khoa lớp 5 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo
Phụ lục 2 phiếu góp ý bản mẫu SGK lớp 5 môn Tiếng Việt CTST đợt 2
PHỤ LỤC 02
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 5 (Đợt 2)
MÔN: TIẾNG VIỆT (Bộ: Chân trời sáng tạo)
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Chủ điểm: Khung trời tuổi thơ Bài 1: Quà tặng mùa hè | Trang 17 | Từ ngữ miêu tả với tranh minh họa | Thay thế từ ngữ miêu tả về mặt trăng | Từ ngữ miêu tả chưa phù hợp với hình ảnh |
Bài 3: Tiếng gà trưa | Trang 25 | Tranh minh họa với nội dung bài đọc. | Thêm tranh minh họa | 1 tranh minh họa hơi ít so với nội dung bài đọc |
Biểu tượng của bộ sách ở tất các trang | Nên thu nhỏ lại | Hơi rối mắt khi đọc |
| Ngày ... tháng ... năm 2023 |
Người góp ý
| Hiệu trưởng
|
Phiếu góp ý bản mẫu SGK lớp 5 môn Tiếng Việt CTST mẫu 2
PHÒNG GDĐT TP TRƯỜNG TH THẮNG NHẤT
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 5
BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
MÔN TIẾNG VIỆT– Ý KIẾN 2
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Quà tặng mùa hè | Trang 15 | Cả bài | Nên thay bằng nội dung khác | Theo từng năm, tin tức rất cũ, không còn phù hợp. |
Từ đa nghĩa | Trang 30/ ở 2 dòng cuối | Mũi dọc dừa. Mũi thuyền. Mũi Cà Mau. | Mỗi ví dụ về nghĩa của từ mũi cần đưa vào trong ngoặc đơn và ghi rõ VD. | Người đọc dễ nhầm lẫn, chưa hiểu ngay ý của người viết là đang nêu ví dụ. |
Viết đoạn văn cho bài văn phong cảnh | Trang 32 / bài tập 2 và bài tập 4 | Thay dấu “?” thành dấu “…” | Nhìn vào ô “?” người học sẽ rất khó hình dung là cần viết thêm đặc điểm nổi bật của một cảnh đẹp ở quê hương . | |
Sử dụng từ điển | Trang 39 | Mỗi nghĩa của từ “kết” nên xuống dòng chứ không viết cùng dòng. | Viết liền mạch rất khó hiểu. | |
Giới thiệu về một hoạt động cộng đồng | Trang 138 | 1. Giới thiệu về một hoạt động cộng đồng mà em biết dựa vào gợi ý: a. Em biết những hoạt động cộng đồng nào? | Sau ý a bài tập 1 nên chú thích (có thể nêu hoạt động cộng đồng ở địa phương em). | Chú thích để học sinh kể đúng theo yêu cầu, và học sinh có thể làm bài được. |
Quan sát, tìm ý cho bài văn tả người | Trang 16/ 2 dòng cuối | Vận dụng Viết thông điệp hoặc sáng tác 4-6 dòng thơ, vè, ... kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường. | Vận dụng Giảm bớt yêu cầu “sáng tác 4-6 dòng thơ, vè, ... kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường.” | Yêu cầu “sáng tác 4-6 dòng thơ, vè, ... kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường” hơi cao. |
Lộc vừng mùa xuân | Trang 33/ dòng thơ 7 | Tán nhoà trong bóng vua xưa | Tán nhòa trong bóng vua xưa | Sai vị trí dấu thanh trong chữ “nhòa” |
Chiền chiện bay lên | Trang 121, 122 | Sử dụng từ “thơ thới” trong câu “Giọng hót vừa đượm vẻ hồn nhiên, vừa thơ thời, thanh thản ...” | Thay từ “thơ thới” bằng từ đồng nghĩa khác | Từ “thơ thới” là từ có nghĩa trừu tượng, khó hiểu đối với học sinh tiểu học. |
.............., ngày ... tháng ... năm 20...
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
Phiếu góp ý bản mẫu SGK lớp 5 môn Tiếng Việt CTST mẫu 3
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 5
MÔN TIẾNG VIỆT
Bộ sách: Chân trời sáng tạo – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất | ||
Tập 1 LTVC Bài: Mở rộng vốn từ Công dân
| Bài tập 4 trang 74 | Viết đoạn văn (4-5 câu) nói về việc làm thể hiện ý thức trách nhiệm công dân nhỏ tuổi, trong đó có sử dụng từ ngữ tìm được ở bài tập 3 | Đặt câu có sử dụng từ ngữ tìm được ở bài tập 3 | Đảm bảo vừa sức với học sinh | ||
Tập 2 LTVC Bài: Cách nối các vế trong câu ghép. | Trang 19 | Bài tập 1; 2 gồm 6 câu | Bớt số lượng câu | Yêu cầu của mỗi bài tập quá nhiểu. | ||
Tập 2 LTVC Bài: Luyện tập về từ đồng nghĩa | Từ trang 21 đến trang 23 | Có 4 bài tập, các yêu cầu bài tập | Nên chia thành 2 tiết | Yêu cầu của mỗi bài tập quá dài. | ||
Luyện tập cách mối các vế của câu ghép | Trang 29 Dòng 5 | a. Tìm câu ghép | Tìm câu ghép trong đoạn văn trên. | Câu hỏi cụ thể với hs tiểu học | ||
Tập 2 LTVC Bài: Liên kết câu bằng cách lặp từ. | Trang 45 | Bài tập 3 gồm 3 câu a; b; c | Bớt số lượng câu | Số lượng câu nhiều. | ||
Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm cảm xúc về câu chuyện | Trang 92/dòng cuối | Vận dụng: Tìm hiểu và giới thiệu về một vài thành tựu và công trình tiêu biểu của thủ đô Hà Nội mà em biết | Giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc một di tích lịch sử ở Thủ đô Hà Nội mà em biết. (Thông qua TV, sách vở, du lịch, người thân kể,…) | Thay từ để gần gũi với học sinh Tiểu học hơn. |
3. Phiếu góp ý bản mẫu sách giáo khoa lớp 5 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức
Phụ lục 2 Phiếu góp ý bản mẫu SGK lớp 5 môn Tiếng Việt KNTT đợt 2
PHỤ LỤC 02
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 5 (Đợt 2)
MÔN: TIẾNG VIỆT (Bộ: Kết nối tri thức với cuộc sống)
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
HK1: Chủ điểm: Thế giới tuổi thơ Bài viết: Cánh đồng hoa | Trang 15 | Cuối cùng tôi đành chịu thua và đi theo cậu ấy vì không nỡ để cậu ấy mạo hiểm một mình. Trên lưng bác ngựa trở về, tôi vẫn giả vờ nằm thiêm thiếp… | Thêm nội dung, diễn biến câu chuyện | Để câu chuyện rõ ràng hơn |
Bài 3: Tuổi ngựa | Trang 21 | Bà xăng xái xuống bếp… | Sử dụng từ ngữ thay thế từ “xăng xái” | Học sinh sẽ dễ hiểu hơn |
Bài 9: Trước cổng trời | Trang 56 | Tranh minh họa bài đọc | Nên thu tranh minh họa nhỏ lại | Tranh làm mờ bài đọc |
HK2: Bài 1:Tiếng hát của người đá | Trang 8 | Tranh minh họa bài đọc | Thu tranh minh họa nhỏ lại | Tranh làm mờ bài đọc |
Bài 3: Hạt gạo làng ta | Trang 16 | Tranh minh họa bài đọc | Thu tranh minh họa nhỏ lại | Tranh làm mờ bài đọc |
Bài 16: Về thăm Đất Mũi | Trang 73 | Tranh minh họa bài đọc | Thu tranh minh họa nhỏ lại | Tranh làm mờ bài đọc |
LTVC: Luyện tập về dấu gạch ngang | Trang 114 - Dòng 18 | Tìm câu có sử dụng dấu gạch ngang. Nêu công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong mỗi câu văn đó. | Tìm câu có sử dụng dấu gạch ngang, nêu tác dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong mỗi câu văn sau. | Để yêu cầu của bài tập liên kết với các câu văn đã cho. |
| Ngày ... tháng ... năm 2023 |
Người góp ý
| Hiệu trưởng
|
Phiếu góp ý bản mẫu SGK lớp 5 môn Tiếng Việt KNTT mẫu 2
UBND HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do –Hạnh phúc |
................, ngày 15 tháng 12 năm 2023 |
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 5
MÔN TIẾNG VIỆT
Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Tập 1 Bài 9: Trước cổng trời | Trang 46 | Tranh minh họa bài đọc | Thu tranh minh họa nhỏ lại | Tranh làm mờ bài đọc |
Bài 11: Đọc: Hang Sơn Đoòng – những điều kì thú | Trang 53 | Ảnh vẽ cảnh hang Sơn Đoòng. | Ảnh chụp thật | - Để HS thấy được vẻ đẹp kì vĩ của hang động được vinh danh nhiều cái “nhất” của thế giới; thêm tự hào về kì quan này. |
Tập 1 Bài 11: Hang Sơn Đoòng –Những điều kì thú | Trang 56 | Tranh minh họa bài đọc | Thu tranh minh họa nhỏ lại | Tranh làm mờ bài đọc |
Tập 1 Bài 14: Những ngọn núi nóng rẫy | Trang 68 | Tranh minh họa bài đọc | Thu tranh minh họa nhỏ lại | Tranh làm mờ bài đọc |
Tập 2 Bài 1:Tiếng hát của người đá | Trang 8 | Tranh minh họa bài đọc | Thu tranh minh họa nhỏ lại | Tranh làm mờ bài đọc |
Tập 2 Bài 3: Hạt gạo làng ta | Trang 16 | Tranh minh họa bài đọc | Thu tranh minh họa nhỏ lại | Tranh làm mờ bài đọc |
Bài 10: Những búp chè trên cây cổ thụ | Tr 48 | Trong bài đọc có từ: Tà Xùa | Cần bổ sung giải nghĩa: Tà Xùa | - Giải nghĩa thêm từ chỉ dẫn địa lí để HS hiểu hơn về nội dung bài đọc. |
Tập 2 Bài 16: Về thăm Đất Mũi | Trang 73 | Tranh minh họa bài đọc | Thu tranh minh họa nhỏ lại | Tranh làm mờ bài đọc |
Bài 15: Luyện từ và câu – Bài 3 | Tr 74 | Trong bài đọc có các từ không thông dụng, khó hiểu đối với HS: rác rều | Cần bổ sung giải nghĩa từ khó: rác rều | - Từ này không thông dụng. |
Bài 19. Trải nghiệm để sáng tạo | Tr 99 | Trong bài đọc có các từ khó đối với HS: chu du | Cần bổ sung giải nghĩa từ khó: chu du ở phần chú giải. | - Giải nghĩa thêm từ khó để HS thêm hiểu hơn nội dung bài. |
Bài 23. Giới thiệu sách: Dế Mèn phiêu lưu kí | Tr 114 | Trong bài đọc có các từ khó đối với HS: đại đồng | Cần bổ sung giải nghĩa từ khó: đại đồng ở phần chú giải. | - Giải nghĩa thêm từ khó để HS thêm hiểu hơn nội dung bài. |
Phiếu góp ý bản mẫu SGK lớp 5 môn Tiếng Việt KNTT mẫu 3
PHÒNG GDĐT TP ................ TRƯỜNG TH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 5
BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
MÔN TIẾNG VIỆT - Ý Kiến 1
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Tập 1 | ||||
Tuần 2 - Đại từ xưng hô | Ghi nhớ/ Trang 20 | - Đại từ xưng hô là từ được người nói dùng để chỉ mình (xưng) hay chỉ người nghe (hô) khi giao tiếp như: tôi, chúng tôi, mày, chứng mày to, chúng ta,.... | 1. Đại từ xưng hô là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp: tôi, chúng tôi; mày, chúng mày; nó, chúng nó,... | “Đại từ xưng hô là từ được người nói dùng để chỉ mình (xưng) hay chỉ người nghe (hô) khi giao tiếp” cách nói chưa hợp lí. |
Bài 2/ trang 21 | Chỉ có câu a và b | Bổ sung câu c: Vì sao chim vành khuyên lại xưng hô như thế? Cách xưng hô như thế thể hiện điều gì? | HS hiểu hơn về cách dùng đại từ xưng hô phù hợp trong hoàn cảnh giao tiếp. | |
Bài 4 Đọc: Bến sông tuổi thơ | Trang 24 | Câu hỏi 5: Qua bài đọc, em yêu thích hình ảnh nào của vùng đất cù lao? vì sao? | Câu hỏi 5: Hãy kể một vài nét về nơi em sinh ra và lớn lên. | - Liên hệ thực tế kỉ niệm tuổi thơ của học sinh. |
Bài 4 Bến sông tuổi thơ LTVC | Trang 24 | Câu 2b: D. Nhà văn dùng những từ ngữ trúc trắc, mơ hồ | Câu 2b: D. Nhà văn dùng những từ ngữ trừu tượng, mơ hồ | - Từ ngữ “trúc trắc” khó hiểu đối với học sinh |
Bài 6 Ngôi sao sân cỏ (Câu 1 Phần Luyện tập theo văn bản đọc) | Trang 32 | Hình ảnh quả bóng | Thay bằng hình khác | Hình ảnh không bắt mắt, thu hút. |
Bài 9 – Đọc Trước cổng trời | Trang 47 | Câu 3: Hình ảnh con người trong 2 khổ thơ cuối có những điểm chung nào? | Câu 3: Trong 2 khổ thơ cuối cuối, hình ảnh con người có những gì đẹp? | |
Bài 9 – Viết | Trang 49 | Bài văn trên tả gì? | Bài văn trên tả phong cảnh gì? | Câu hỏi cần cụ thể hơn |
Bài 13 – LTVC – Từ đa nghĩa | Trang 66 | Câu 2: Xác định nghĩa của từ biển trong những câu thơ, ca dao dưới đây và cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển. a) Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn. b) Mặt trời xuống biển như hòn lửa. c) Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển đông. | Câu 2: Xác định nghĩa của từ biển trong những câu thơ, ca dao dưới đây và cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển. a) Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn. b) Mặt trời xuống biển như hòn lửa. c) Lên núi đao, xuống biển lửa | Đưa vào SGK 3 câu ca dao, tục ngữ trong đó có 01 từ “biển” chỉ nghĩa gốc, 2 câu có từ “biển” chỉ nghĩa chuyển. |
Bài 14 | Trang 68, 69 | Chưa có chú thích từ | Bổ sung chú thích từ: nóng rẫy, lạnh buốt. | Từ ngữ khó hiểu cần giải thích. |
Bài 20 – Đọc – Khổ luyện thành tài | Trang 102 | Chưa có chú thích từ | Bổ sung chú thích từ: danh họa | Từ ngữ khó hiểu cần giải thích. |
Trang 103 | Câu 4: Kể tóm tắt câu chuyện Câu 5: Em học hỏi được điều gì từ câu chuyện của Lé-ô-nác-dô? | Câu 4: Em học hỏi được điều gì từ câu chuyện của Lé-ô-nác-dô? Câu 5: Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây nói lên ý nghĩa của câu chuyện? a) Có công mài sắt, có ngày nên kim. b) Không thầy đố mày làm nên c) Lá lành đùm lá rách. | Giúp học sinh biết thêm những câu ca dao, tục ngữ nói về tính kiên trì, cố gắng. | |
Bài 21 – Đọc – Thế giới trong trang sách | Trang 106 | Câu 5: Em thích ý thơ nào trong bài? Vì sao? | Câu 5: Sách có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của chúng ta? | Vận dụng vào thực tế cuộc sống cho học sinh. |
Bài 21 – LTVC – Dấu gạch ngang | Trang 106 | Câu 2: Theo em, dấu gạch ngang trong các câu ở bài tập 1 có công dụng gì? | Câu 2: Theo em, dấu gạch ngang trong các câu ở bài tập 1 có tác dụng gì? | Từ “công dụng” không hợp lí. |
Tuần 16 – LTVC – Kết từ | Trang 141 | Tên bài “Kết từ” | Giữ nguyên tên gọi “Quan hệ từ” như sách cũ. *Các bài tập liên quan đến “Kết từ" cũng thay bằng “Quan hệ tù”. | Nó phù hợp, dễ hiểu hơn với HS cấp 1. |
Bài 32 – Đọc - Sự tích chú tễu | Trang 153 | Hình chú tễu | Thay hình chú tễu khác | Hình ảnh không phù hợp |
Tập 2 | ||||
Viết – Tìm hiểu cách viết bài văn tả người | Trang 12 | Ghi nhớ: - Mở bài - Thân bài - Kết bài | Ghi nhớ: 1. Mở bài 2. Thân bài 3. Kết bài | Các mục trình bày rõ ràng hơn. |
Viết – Luyện viết MB&KB cho bài văn tả người | Trang 15 | Phần kết bài: Bọn trẻ chúng tôi đứng trên bờ nhìn nó lặn vừa ghen vừa thán phục …. | Phần kết bài: Bọn trẻ chúng tôi đứng trên bờ nhìn nó lặn vừa thích thú vừa thán phục …. | Cách dùng từ chưa hợp lí |
Bài 4 – LTVC – Cách nối các vế câu ghép | Trang 20 | 4. Viết đoạn văn (3 – 5 câu) về bài thơ Hạt gạo làng ta, trong đó có câu ghép gồm các về nối trực tiếp hoặc nối bằng một kết từ. | 4. Viết đoạn văn (3 – 5 câu) về bài thơ Hạt gạo làng ta, trong đó có câu ghép gồm các về nối trực tiếp hoặc nối bằng một quan hệ từ. | |
Bài 6 – Thư của bố | Trang 31 | 3. Theo em, vì sao trong thư bố bạn nhỏ không kể về những khó khăn, vất vả? | 3. Theo em, vì sao trong thư bố bạn nhỏ không kể về những khó khăn, vất vả của mình? | Câu hỏi cần rõ ràng hơn. |
Bài 6 Thư của bố (Câu 1 Phần Luyện tập theo văn bản đọc) | Trang 32 | Tìm từ đồng nghĩa với mỗi động từ hoặc tính từ ở bài tập 1. | Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ in đậm từ trong bài tập 1. | Yêu cầu bài tập cần gọn hơn. |
Tuần 31 Bài 23 LTVC LT về dấu gạch ngang | Trang 114 | 1. …… Nêu công dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong mỗi câu văn đó. | 1. …… Nêu tác dụng của dấu gạch ngang được sử dụng trong mỗi câu văn đó. | Từ “công dụng” không hợp lí. |
................ , ngày 10 tháng 12 năm 2023
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
Phiếu góp ý bản mẫu SGK lớp 5 môn Tiếng Việt KNTT mẫu 4
PHÒNG GDĐT TP ................ TRƯỜNG TH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 5 - ĐỢT 2
BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC
MÔN TIẾNG VIỆT– Ý Kiến 2
Tên bài | Trang/dòng | Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Bến sông tuổi thơ | Trang 23 | Chưa có hình ảnh minh họa trái bần | Minh họa hình ảnh trái bần | Học sinh dễ hiểu nội dung đoạn văn miêu tả trái bần |
Những ngọn núi nóng rẫy | Trang 69/ dòng 1 | Những ngọn núi nóng rẫy | Thay từ “nóng rẫy” bằng từ dễ hiểu hơn | Nghĩa của từ “nóng rẫy” trừu tượng đối với học sinh |
Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc | Trang 51/ dòng 3 | Chọn 1 trong những đề dưới đây: Đề 1: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một lễ hội của quê hương. Đề 2: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một buổi hoạt động ngoại khóa của trường hoặc lớp em. Đề 3: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về hoạt động gói bánh chưng ngày Tết. | Giảm bớt số lượng đề | Nhiều đề, khó đảm bảo lượng kiến thức trong 1 tiết học |
................, ngày 10 tháng 12 năm 2023
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác tại chuyên mục Tài liệu - Dành cho giáo viên của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 5 môn Tiếng Việt (3 bộ sách)
227,4 KB 08/12/2023 4:30:00 CHTải Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 5 môn Tiếng Việt PDF
134,3 KB 13/12/2023 8:51:36 SA
- Huỳnh HươngThích · Phản hồi · 0 · 11/12/23
Gợi ý cho bạn
-
Trọn bộ Phụ lục 1, 2, 3 Toán 8 Kết nối tri thức file word
-
Kế hoạch tích hợp các môn lớp 2 năm học 2024 (Đủ KNS, QCN, GDLTCM, BVMT, QPAN, STEM, ATGT)
-
(Mới) Mẫu nhận xét năng lực đặc thù theo Thông tư 27
-
Phân phối chương trình môn Giáo dục công dân bậc THPT
-
Thầy/Cô hãy chia sẻ ví dụ thực tế và những điều cần lưu ý về các phần mềm mà bản thân đã từng sử dụng?
-
Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK mới lớp 5 Chân trời sáng tạo
-
65+ Câu đố IQ cho trẻ em mầm non
-
Gợi ý đáp án môn Tự nhiên xã hội module 4 Tiểu học
-
(Full 15 câu) Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Mĩ thuật 5 Cánh Diều 2024-2025
-
Kế hoạch dạy tích hợp Quốc phòng An ninh lớp 2 2024-2025
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Dành cho giáo viên
(Đủ 15 câu) Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Lịch sử lớp 12 Cánh Diều
Đáp án tự luận module 9 môn Công nghệ đầy đủ
Xây dựng các học liệu số phục vụ cho một hoạt động học trong kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên và xã hội có ứng dụng CNTT ở cấp Tiểu học đã có
Ngân hàng câu hỏi kiểm tra mô đun 2
Đáp án trắc nghiệm tập huấn Lịch sử 11 Kết nối tri thức
Danh mục thiết bị dạy học môn Toán lớp 6