Tư pháp là gì? Cơ quan tư pháp làm gì?
Tư pháp là gì? Cơ quan tư pháp làm gì? Quyền tư pháp và thực hiện quyền tư pháp theo Hiến pháp năm 2013 như thế nào? HoaTieu.vn mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về tư pháp
1. Tư pháp là gì?
Theo thuyết tam quyền phân lập, tư pháp là một trong ba quyền của quyền lực nhà nước: lập pháp (làm pháp luật, ban hành pháp luật);hành pháp (thi hành pháp luật) và tư pháp (giữ gìn, bảo vệ pháp luật, xử lý các việc vi phạm pháp luật). Theo quan điểm của nhà nước Việt Nam, tư pháp chỉ công việc tổ chức giữ gìn, bảo vệ pháp luật.
Tư pháp còn là từ chung chỉ các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử hoặc tên cơ quan làm các nhiệm vụ về hành chính tư pháp. Ví dụ: bộ tư pháp, sở tư pháp...
2. Cơ quan tư pháp là gì?
Cơ quan tư pháp (hay hệ thống tư pháp) là một hệ thống tòa án để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật và giải quyết các tranh chấp. Theo chủ thuyết tam quyền phân lập, cơ quan tư pháp là phân nhánh chính của một chính thể, có trách nhiệm chính về việc diễn giải luật.
3. Hệ thống cơ quan tư pháp thời kì hiện nay
Hệ thống cơ quan tư pháp nước ta thời kì 1992 đến nay tiếp tục được củng cố và hoàn thiện trên cơ sở kế thừa và phát triển những giá trị và yếu tố hợp lí của hệ thống cơ quan tư pháp các thời kì trước đồng thời có những cải biến quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, đặc biệt, sau khi có Hiến pháp năm 1992 sửa đổi tháng 12/2001. Có thể khái quát những điểm mới cơ bản như sau:
a) Đã hình thành hệ thống cơ quan thi hành án dân sự từ trung ương xuống địa phương, bao gồm: Cục quản lí thi hành án dân dự thuộc Bộ tư pháp (ở trung ương); các phòng thi hành án (ở cấp tỉnh) và các đội thi hành án (ở cấp huyện). Đây là điểm mới quan trọng trong quá trình củng cố và phát triển hệ thống cơ quan tư pháp nước ta trong thời kì này.
b) Có sự điều chỉnh đáng kể về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, tổ chức bộ máy và nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan tư pháp:
- Đối với hệ thống tòa án nhân dân, đã thành lập một số toà chuyên trách mới (toà kinh tế, toà lao động, toà hành chính); đã bổ sung hai nguyên tắc mới trong hoạt động xét xử của tòa án nhân dân: Toà án có thể xét xử kín “để giữ bí mật cho các đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ” (Điều 7 Luật tổ chức tòa án nhân dân sửa đổi năm 1993) và nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế (Điều 8 Luật tổ chức tòa án nhân dân sửa đổi năm 1995); bỏ thẩm quyền xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm của TANDTC; chế độ bổ nhiệm thẩm phán đã được áp dụng và thực hiện sự phân cấp: Chánh án tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu và miễn nhiệm; thẩm phán tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức; thẩm phán tòa án nhân dân địa phương do chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của hội đồng tuyển chọn thẩm phán; tòa án nhân dân tối cao quản lí các tòa án nhân dân địa phương về mặt tổ chức..
- Đối với hệ thống viện kiểm sát nhân dân, chức năng của viện kiểm sát nhân dân là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp (không còn chức năng kiểm sát chung); đặt các viện kiểm sát nhân dân sát dưới sự giám sát của Quốc hội và HĐND các cấp.
- Đối với hệ thống cơ quan điều tra về cơ bản vẫn được củng cố và hoàn thiện trên cơ sở kế thừa và phát triển mô hình tổ chức và hoạt động của giai đoạn trước.
- Đối với các cơ quan thi hành án dân sự, đã giao cho chính quyền địa phương thực hiện một số hoạt động để tăng cường sự phối hợp chỉ đạo và nâng cao chất lượng hoạt động thi hành án dân sự.
Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của hệ thống cơ quan tư pháp nước ta trong hơn nửa thế kỉ qua có thể thấy rằng hệ thống cơ quan tư pháp là bộ phận trọng yếu của bộ máy nhà nước. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống các cơ quan tư pháp nước ta gắn với từng thời kì của cách mạng Việt Nam, tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp luôn mang đậm dấu tích lịch sử của mỗi thời kì cụ thể đó. Hiện nay, khi sự nghiệp đổi mới đang đi vào chiều sâu, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN đang đặt ra nhiều vấn đề mới, trong đó có vấn đề cải cách tư pháp, đòi hỏi phải tiếp tục có sự nghiên cứu toàn diện, cơ bản để xây dựng luận cứ khoa học cho công cuộc cải cách đó. Có nhiều hướng tiếp cận khác nhau để thực hiện nhiệm vụ này và việc nghiên cứu, đánh giá từ góc độ lịch sử chắc chắn sẽ là một trong những hướng cần được tiếp tục thực hiện./.
4. Quyền tư pháp và thực hiện quyền tư pháp theo Hiến pháp năm 2013
Ở nước ta, quyền tư pháp cùng với quyền lập pháp và quyền hành pháp tạo thành quyền lực thống nhất của Nhà nước, mục đích thực hiện quyền tư pháp là xử lý mọi hành vi vi phạm pháp luật, giải quyết các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh, bổ sung, thay đổi hoặc chấm dứt từ các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ do Tòa án thực hiện bằng thủ tục tố tụng chặt chẽ, dân chủ, công khai và công bằng, nhằm khôi phục, duy trì trật tự pháp luật, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị xâm phạm, góp phần bảo đảm pháp luật được tôn trọng và chấp hành nghiêm minh. Tại khoản 3 Điều 2 và khoản 1 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định:“Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.”; “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.”. Trong phạm vi bài viết này, tác giả giới hạn việc nghiên cứu về quyền tư pháp và cơ quan thực thi quyền tư pháp theo tinh thần quy định của Hiến pháp năm 2013, mà theo đó, hiện vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau về quyền tư pháp và cơ quan thực hiện quyền tư pháp, bởi ngoài những quy định có liên quan tại Hiến pháp năm 2013, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hiện vẫn chưa ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về nội dung này.
Nhận thức về quyền tư pháp
Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến ở nước ta, quyền tư pháp và cơ quan thực thi quyền tư pháp được quy định rõ. Tuy nhiên, khái niệm về quyền tư pháp thì chưa được định nghĩa hoặc giải thích chính thống từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được hiểu một cách thống nhất, dẫn đến nhận thức có sự khác nhau về quyền tư pháp. Xoay quanh nội dung này, hiện có các nhóm quan điểm sau:
+ Nhóm quan điểm thứ nhất cho rằng: Quyền tư pháp được hiểu là hoạt động xét xử của Tòa án và những hoạt động của các cơ quan, tổ chức khác trực tiếp liên quan đến hoạt động xét xử của Tòa án, nhằm bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, pháp chế, trật tự pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của Nhà nước và xã hội. Nhóm quan điểm này, quyền tư pháp được thực hiện không chỉ bởi cơ quan xét xử (tòa án), mà cả Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra và các cơ quan trợ giúp tư pháp, như: Luật sư, Công chứng, Giám định, Tư vấn pháp luật,…Những người theo quan điểm này, căn cứ vào Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 và Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
+ Nhóm quan điểm thứ hai: Quyền tư pháp là quyền mà Nhà nước giao cho các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh doanh, thương mại, lao động,… theo trình tự, thủ tục tố tụng tư pháp, bao gồm các thủ tục tố tụng hình sự, thủ tục tố tụng dân sự, thủ tục tố tụng hành chính,… Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân , Cơ quan thi hành án đều thực hiện quyền tư pháp theo những mức độ khác nhau. Việc thực hiện quyền tư pháp của Tòa án gắn liền với chức năng xét xử và chỉ thực hiện khi và chỉ khi xét xử chứ không bao trùm cả chức năng điều tra, chức năng công tố và chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp. Hoạt động thực hiện quyền tư pháp của Tòa án nhân dân chỉ xảy ra khi vụ việc được chuyển đến Tòa án xem xét, giải quyết và hoàn toàn độc lập với hoạt động điều tra của cơ quan điều tra, hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát. Do vậy, Quyền tư pháp được hiểu là tập hợp những hoạt động cụ thể do cơ quan tư pháp thực hiện trong tố tụng tư pháp, liên quan trực tiếp đến việc giải quyết vụ án, các tranh chấp pháp luật, hướng tới mục đích giải quyết các vụ án, tranh chấp một cách khách quan, đúng đắn và các hoạt động liên quan đến thi hành các phán quyết của Tòa án, mà các hoạt động đó thuộc về cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án và thi hành án.
+ Nhóm quan điểm thứ ba: Quyền tư pháp là lĩnh vực quyền lực Nhà nước được thực hiện thông qua hoạt động phân xử và phán xét tính đúng đắn, tính hợp pháp của các hành vi, quyết định áp dụng pháp luật khi có sự tranh chấp về các quyền và lợi ích giữa các chủ thể pháp luật. Theo quan điểm này, chủ thể thực hiện quyền tư pháp chỉ là Tòa án và hoạt động tư pháp chỉ là hoạt động xét xử. Nói đến tư pháp là nói đến lĩnh vực hoạt động xét xử của Tòa án và ngược lại. Cùng chung quan điểm này, theo PGS.TS Nguyễn Đăng Dung, trong sách chuyên khảo “Thể chế Tư pháp trong Nhà nước pháp quyền”, NXB Tư pháp, năm 2004, trang 11, có viết: “Tư pháp là một lĩnh vực quyền lực nhà nước, được thực hiện thông qua hoạt động phân xử và phán xét tính đúng đắn, tính hợp pháp của các hành vi, các quyết định pháp luật khi có sự tranh chấp về các quyền và lợi ích giữa các chủ thể pháp luật”.
5. Cơ quan tư pháp ở Việt Nam là cơ quan nào?
Hệ thống cơ quan tư pháp tại Việt nam gồm những cơ quan:
- Viện kiểm sát nhân dân: Là cơ quan tư pháp, nắm giữ quyền công tố trong bộ máy nhà nước Việt Nam, có chức năng kiểm soát các hoạt động tư pháp tại Việt Nam. VKSND được phân thành bốn cấp là Tối cao, Cấp cao, cấp tỉnh, cấp huyện; đối với VKS quân sự thì có VKSQS trung ương, quân khu, khu vực.
- Tòa án nhân dân: Là cơ quan tư pháp, nắm giữ vai trò xét xử (dân sự, hình sự, hành chính) và thực hiện quyền tư pháp tại Việt Nam. Cũng giống như VKSND, TAND cũng được phân thành bốn cấp là Tối cao, Cấp cao, cấp tỉnh, cấp huyện (đối với Tòa án quân sự thì có ở cấp trung ương, cấp quân khu và cấp khu vực).
6. Viện kiểm sát có phải là cơ quan tư pháp?
Qua dẫn chứng tai mục 5 thì ta có thể thấy Viện kiểm sát là cơ quan tư pháp trong hệ thống tư pháp Việt Nam. Viện kiểm sát thực hiện 2 chức năng đó là:
- Chức năng thực hành quyền công tố: Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin bán về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
- Chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp: Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp.
7. Bộ tư pháp có phải là cơ quan tư pháp không?
Bộ máy nhà nước hiện nay của nước ta về cơ bản được chia thành hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước, hệ thống cơ quan hành pháp và hệ thống cơ quan tư pháp.
Trong đó, hệ thống cơ quan hành chính nhà nước hiện nay bao gồm:
- Chính phủ: Đây là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nhất của Việt Nam. Giúp việc cho Chính phủ có các Bộ và Cơ quan ngang bộ như Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng,… Ngoài ra còn có các cơ quan thuộc Chính phủ như Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam,…
- Ủy ban nhân dân các cấp (Cũng như HĐND, UBND cũng được tổ chức ở các cấp tỉnh, huyện và xã): Đây là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
Như vậy, quan phân tích trên ta có thể khẳng định Bộ Tư pháp mặc dù mang tên Tư pháp nhưng không phải là cơ quan Tư pháp, mà Bộ Tư pháp là cơ quan hành pháp.
Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng:
- Quản lý nhà nước về công tác xây dựng và thi hành pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính, phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Quản lý nhà nước về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án và các công tác tư pháp khác trong phạm vi cả nước;
- Quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Bài viết này đã giải đáp các thắc mắc về vấn đề Tư pháp là gì? Cơ quan tư pháp làm gì?. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trong mục Hành chính của phần Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Rosie1331
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Đối tượng được miễn, giảm giá vé tàu trong dịp Tết Nguyên Đán 2024
-
Điều kiện và lệ phí thi bằng lái xe A1 (cập nhật 2024)
-
Đi xe không có biển số thì mức phạt như thế nào 2024?
-
Hướng dẫn đánh giá xếp loại Đoàn viên cuối năm 2024
-
Thủ tục đăng ký tạm trú 2024
-
Liệt sĩ hay Liệt sỹ, từ nào đúng chính tả?
-
Công an phường có được phép dừng xe kiểm tra mới nhất 2024?
-
Giấy tờ xe ô tô gồm những gì? Mức phạt quên giấy tờ xe ô tô 2024
-
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Tiểu học mới nhất 2024
-
Cảnh sát cơ động có được xử phạt lỗi không gương năm 2024?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Hành chính
Mất sổ hộ khẩu chỉ cần cập nhật thẻ CCCD?
Có bắt buộc phải cài VNeID năm 2024 không?
Bao nhiêu tuổi thì bị xử phạt vi phạm hành chính?
Tổng hợp những lỗi vi phạm giao thông thường gặp và mức xử phạt cụ thể áp dụng từ ngày 01/08/2016
Không có giấy chứng sinh có làm được giấy khai sinh không?
Thủ tục cấp phép dạy thêm 2021