Đốt pháo trái phép năm 2024 bị phạt như thế nào?
Xử phạt đốt pháo trái phép 2024
- 1. Pháo là gì?
- 2. Đốt pháo bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
- 3. Mức phạt khi tàng trữ, sử dụng pháo nổ
- 4. Các trường hợp được tổ chức bắn pháo hoa nổ
- 5. Các loại pháo bị cấm 2024
- 6. Người dân được phép sử dụng pháo hoa?
- 7. Nguy hiểm từ việc tự sản xuất, chế tạo, sử dụng trái phép pháo nổ dịp Tết
Pháo là một loại đồ vật làm cho con người ta hào hứng, thích thú khi sử dụng nó. Tuy nhiên, nhiều người không biết việc đốt pháo trái phép thì sẽ bị xử phạt và mức phạt là bao nhiêu. Vậy đốt pháo trái phép 2024 bị phạt như thế nào? Bài viết này Hoatieu.vn sẽ giải đáp cho bạn.
1. Pháo là gì?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP thì:
1. Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.
Như vậy, pháo là sản phẩm được sản xuất theo một tiêu chuẩn nhất định có chứa thuốc pháo, khi sử dụng có màu sắc ánh sáng có thể gây ra tiếng nổ hoặc không.
Theo quy định về việc sử dụng pháo hoa tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP:
Điều 17. Sử dụng pháo hoa
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Như vậy, theo Nghị định mới nhất này quy định về việc đốt pháo thì cơ quan tổ chức cá nhân chỉ được phép đốt pháo hoa trong các ngày lễ, tết...
Trong đó, pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
2. Đốt pháo bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
Theo đó, pháp luật quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉ được đốt pháo hoa trong các dịp đặc biệt, còn pháo nổ thì không. Vậy việc đốt pháo trái phép sẽ bị xử phạt thế nào?
Căn cứ quy định tại Khoản 3, Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:
Điều 11. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
b) Vận chuyển hoặc tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Không thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ tại Việt Nam;
d) Tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ;
đ) Vận chuyển, tàng trữ trái phép đồ chơi nguy hiểm bị cấm;
e) Bán tiền chất thuốc nổ cho tổ chức, doanh nghiệp khi tổ chức, doanh nghiệp đó chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ hoặc chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Làm mất vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ được trang bị;
h) Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
i) Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép;
k) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định của pháp luật.
...
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ khoản 1; các điểm a, b, c, e và g khoản 2; các điểm a, c, d, đ, e, h, i và k khoản 3; các điểm a, b, c, d, đ, e, h và i khoản 4 và khoản 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép sử dụng, Giấy xác nhận đăng ký vũ khí, công cụ hỗ trợ từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 2 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 và các điểm b và k khoản 3 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm b và c khoản 2; các điểm a, b, c, d, đ, e và k khoản 3; các điểm a, c, d, e và i khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều này;
c) Buộc nộp lại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo đối với hành vi quy định tại điểm o khoản 2 Điều này.
Như vậy, việc đốt pháo sẽ bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Bên cạnh đó đối với tội này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là bị tịch thu pháo mà bạn sử dụng trái phép.
Do đó, câu hỏi mà nhiều người vẫn hay thắc mắc đó là: "Hành vi đốt pháo trong ngày Tết bị xử phạt thế nào?" thì đã có câu trả lời. Nếu bạn đốt pháo hoa, không gây ra tiếng nổ thì không bị xử phạt, còn nếu bạn sử dụng pháo nổ thì sẽ bị sử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và bị tịch thu pháo.
Nếu phát hiện các trường hợp cố ý vi phạm quy định về phòng, chống pháo nổ người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất để xử lý theo quy định.
3. Mức phạt khi tàng trữ, sử dụng pháo nổ
Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP thì:
a) Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian;
Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ;
Theo đó, pháo nổ là sản phẩm gây ra màu sắc ánh sáng bắt mắt và phát ra tiếng nổ. Vậy mức xử phạt khi tàng trữ, sử dụng pháo nổ thế nào?
- Đối với hành vi sử dụng trái phép pháo nổ được quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 10 Nghị định 137/2020/NĐ-CP thì bị sử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
- Đối với hành vi tàng trữ pháo nổ được quy định tại điểm d Khoản 4 Điều 10 Nghị định 137/2020/NĐ-CP thì bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Ngoài ra, bạn còn bị áp dụng hình phạt bổ sung theo quy định tại điểm a Khoản 8 Điều 10 Nghị định 137/2020 đó là bị tịch thu tang vật (pháo nổ).
4. Các trường hợp được tổ chức bắn pháo hoa nổ
Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ quy định tại Điều 11, sử dụng pháo hoa quy định tại Điều 17 Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo.
Theo đó, cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Và cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
5. Các loại pháo bị cấm 2024
5.1. Pháo sáng có bị cấm không?
Theo quy định của pháp luật thì từ năm 2021 chúng ta được sử dụng pháo hoa. Tuy nhiên, những loại pháo nào mà phát ra tiếng nổ thì không được dùng. Do đó loại pháo sáng mà do Bộ Quốc Phòng sản xuất thì sẽ không bị cấm và được phép sử dụng.
Tuy nhiên đốt pháo sáng kèm theo hành vi ném pháo sáng có thể sẽ bị phạt vi phạm trật tự công cộng.
5.2. Pháo điện có bị cấm không?
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định 36/2009/NĐ-CP như sau:
Các sản phẩm như: pháo hoa lễ hội bằng giấy (trừ loại hoa có chứa kim loại), pháo điện, pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, bằng tre, trúc, kim loại; que hương phát sáng; các sản phẩm phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh được dùng trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ không gây nên tiếng nổ.
Như vậy, pháo điện mà không gây nên tiếng nổ thì sẽ không bị cấm.
6. Người dân được phép sử dụng pháo hoa?
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, người dân được phép sử dụng pháo hoa, cụ thể:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định nghiêm cấm người dân nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ. (Trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP).
7. Nguy hiểm từ việc tự sản xuất, chế tạo, sử dụng trái phép pháo nổ dịp Tết
Bộ Công an cho biết, càng gần đến thời điểm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật về pháo diễn biến phức tạp, đặc biệt là hoạt động chế tạo, sản xuất, sử dụng pháo trái phép. Đây là những hành vi vi phạm pháp luật, tiềm ẩn mối nguy hiểm khôn lường tới tính mạng, sức khỏe và tình hình an ninh, trật tự.
Để đảm bảo an ninh, trật tự, bình yên khi Tết đến, xuân về, Bộ Công an thông tin và khuyến cáo đến người dân cần nâng cao nhận thức, đảm bảo an toàn trong quản lý và sử dụng pháo theo đúng quy định của pháp luật.
Để đón một năm mới an toàn, bình yên, người dân cần chú ý: Nâng cao nhận thức, đồng thời quản lý giáo dục con em trong gia đình chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong đó có các quy định về quản lý, sử dụng pháo.
Không được phép nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ (trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định).
Đối với các sản phẩm pháo hoa được phép sử dụng, cần chú ý khi sử dụng phải đáp ứng các điều kiện về năng lực hành vi dân sự; sử dụng trong các trường hợp được phép, bảo đảm an toàn trong quá trình sử dụng và chỉ mua tại các cửa hàng được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Bản cam kết không sử dụng pháo nổ, Các địa điểm bắn pháo hoa tết 2024 từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.
- Chia sẻ:Thái Nguyễn
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
Người bỏ học có được nhập ngũ 2024? Bỏ học có được đi nghĩa vụ quân sự?
-
Theo pháp luật về bảo vệ môi trường thì mọi tài nguyên, khoáng sản đưa vào sử dụng phải?
-
Người lao động được đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động khi nào?
-
Danh sách tỉnh, huyện xã Việt Nam 2024
-
CIC là gì? Rơi vào nợ xấu ngân hàng có vay vốn được không 2024?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27