Chương trình quốc gia là gì?

Chương trình quốc gia là gì? Chương tình quốc gia là những chính sách, quyết định của nhà nước trong các vấn đề kinh tế - xã hội có định hướng mục tiêu phát triển chính trong tương lai, do đó các chương tình này có vai trò rất quan trọng. Bài viết dưới đây của HoaTieu.vn sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin về chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định của pháp luật hiện hành, mời các bạn cùng tham khảo.

Quy định về chương trình quốc gia
Quy định về chương trình quốc gia

1. Chương trình quốc gia là gì?

Hiện tại chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩa rõ ràng về chương trình quốc gia.

Căn cứ theo Điều 4 Luật Đầu tư công 2014 quy định về Chương trình mục tiêu quốc gia như sau:

Chương trình mục tiêu quốc gia là chương trình đầu tư công nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của từng giai đoạn cụ thể trong phạm vi cả nước.

Tuy nhiên, có thể hiểu chương tình quốc gia là: Tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đồng bộ về kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ, môi trường, cơ chế chính sách, tổ chức để thực hiện một hoặc một số mục tiêu đã được xác định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước trong một thời gian nhất định.

Một chương trình quốc gia gồm nhiều dự án khác nhau để thực hiện các mục tiêu của chương trình. Ví dụ: Chương trình quốc gia về an toàn giao thông và các biện pháp đảm bảo giao thông đường bộ thông suốt, an toàn; Chương trình quốc gia về việc làm; Chương trình quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Chương trình chuyển đổi số quốc gia, vv.

2. Căn cứ pháp luật xây dựng Chương trình quốc gia

Hiện hành Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia.

Tuy nhiên trong nghị định này chỉ nêu về tiêu chí lựa chọn dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù. Do đó, tiêu chuẩn về  lựa chọn chương trình quốc gia vẫn được đối chiếu theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 531/TTG về quản lý các chương tình quốc gia.

Tiêu chuẩn lựa chọn chương trình quốc gia gồm:

- Các vấn đề được chọn để giải quyết bằng Chương trình Quốc gia phải là những vấn đề có tính cấp bách, liên ngành, liên vùng và có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cần phải được tập trung chỉ đạo giải quyết;

- Mục tiêu của Chương trình Quốc gia phải rõ ràng, lượng hoá được và nằm trong chiến lược chung của quốc gia;

- Thời gian thực hiện chương trình phải quy định giới hạn, thường là 5 năm, hoặc phân kỳ thực hiện cho từng giai đoạn 5 năm.

 Nội dung Chương trình Quốc gia gồm:

- Đánh giá thực trạng tình hình của lĩnh vực mà chương trình sẽ xử lý, luận chứng những vấn đề cấp bách phải giải quyết bằng Chương trình Quốc gia;

- Xác định phạm vi, quy mô và mục tiêu chung của chương trình, các chỉ tiêu cơ bản phải đạt được trong từng khoảng thời gian cụ thể;

- Xác định tổng mức vốn của chương trình, trong đó chia ra mức vốn theo từng năm, phương thức huy động các nguồn vốn;

- Xác định hiệu quả kinh tế - xã hội chung của chương trình và của các dự án đầu tư;

- Đề xuất khả năng lồng ghép với các chương trình khác;

- Kế hoạch, tiến độ tổ chức thực hiện chương trình, dự án;

- Sự hợp tác quốc tế (nếu có).

3. Chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm được lập và giao kế hoạch như thế nào?

Việc lập và giao kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm được thực hiện theo Điều 7 Nghị định 27/2022/NĐ-CP như sau:

“Điều 7. Lập và giao kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm1. Việc lập kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm của các bộ, cơ quan trung ương và các cấp tại địa phương thực hiện cùng thời điểm lập kế hoạch phát triển - kinh tế xã hội, kế hoạch đầu tư công và dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.

2. Nội dung kế hoạch của địa phương

a) Đánh giá kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia năm thực hiện.

b) Dự kiến mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể kế hoạch năm kế tiếp theo từng nội dung, dự án thành phần.

c) Dự kiến nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, gồm: Vốn ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương và ngân sách địa phương); vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án tại địa phương; vốn tín dụng; vốn huy động hợp pháp khác (nếu có).

d) Dự kiến mức vốn bố trí thực hiện nội dung, hoạt động; danh mục dự án đầu tư, tỷ lệ dự án đầu tư thực hiện theo cơ chế đặc thù.

đ) Giải pháp quản lý và tổ chức thực hiện.

3. Nội dung kế hoạch của bộ, cơ quan, trung ương

a) Đánh giá kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia năm thực hiện.

b) Nội dung, nhiệm vụ, hoạt động, dự kiến mức vốn bố trí, cơ cấu nguồn vốn theo từng hoạt động kế hoạch năm sau; danh mục dự án đầu tư (nếu có)

c) Giải pháp tổ chức thực hiện.

4. Căn cứ, trình tự lập kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm của bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
Đối với lập kế hoạch thực hiện các nội dung, hoạt động thuộc chương trình mục tiêu quốc gia và có sự tham gia thực hiện của người dân trên địa bàn cấp xã thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.

5. Giao kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm

a) Thủ tướng Chính phủ giao các cơ quan chủ quản chương trình kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm sau bao gồm tổng số vốn và cơ cấu vốn ngân sách trung ương (vốn đầu tư phát triển, kinh phí sự nghiệp); mục tiêu, chỉ tiêu từng chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, đầu tư công.

b) Bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân các cấp tại địa phương phải hoàn thành việc giao mục tiêu, nhiệm vụ; dự toán ngân sách nhà nước hằng năm chi tiết theo dự án thành phần thuộc chương trình mục tiêu quốc gia; cơ cấu vốn đầu tư phát triển, kinh phí sự nghiệp, nguồn vốn trong nước, ngoài nước; danh mục dự án đầu tư thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia cho các cơ quan, đơn vị, cấp trực thuộc theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, đầu tư công”

Theo đó, việc lập kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia hằng năm của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương phải được thực hiện cùng thời điểm với việc lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công và dự toán ngân sách hằng năm.

4. Người dân có được tham gia vào việc lập kế hoạch thực hiện các chương trình quốc gia hay không?

Việc tham gia lập kế hoạch thực hiện các chương trình quốc gia của người dân được quy định tại Điều 8 Nghị định 27/2022/NĐ-CP như sau:

“Điều 8. Phương pháp lập kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia có sự tham gia của cộng đồng

1. Yêu cầu về lập kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia có sự tham gia của cộng đồng

a) Quá trình lập kế hoạch được thực hiện công khai, minh bạch đảm bảo phát huy dân chủ tại cơ sở, bình đẳng giới và có sự tham gia của chính quyền, đại diện các tổ chức đoàn thể, đại diện cộng đồng dân cư cư trú trên địa bàn cấp xã.

b) Cộng đồng dân cư được đề xuất và tham gia ý kiến vào kế hoạch thực hiện nội dung, hoạt động, dự án đầu tư thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia tại địa bàn cấp xã.

2. Nội dung kế hoạch

a) Nội dung, hoạt động, danh mục dự án đầu tư.

b) Khả năng huy động vốn: Vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, huy động từ cộng đồng dân cư; các nguồn vốn hợp pháp khác (nếu có).

c) Giải pháp tổ chức thực hiện, phân công trách nhiệm các bên tham gia.

3. Trình tự lập kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia có sự tham gia của cộng đồng

a) Căn cứ hướng dẫn và thông báo dự kiến vốn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia của cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo rộng rãi tới cộng đồng dân cư tại thôn, bản, ấp, khóm, sóc và tương đương (được gọi là thôn) và các tổ chức đoàn thể, các bên có liên quan về mục tiêu, dự kiến các hoạt động, hình thức hỗ trợ và nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại địa bàn xã.

b) Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn các Ban phát triển thôn tổ chức họp cộng đồng dân cư để thống nhất nội dung đề xuất nhu cầu thực hiện các hoạt động thuộc chương trình mục tiêu quốc gia.

c) Ban phát triển thôn rà soát, tổng hợp nhu cầu của cộng đồng dân cư gửi Ủy ban nhân dân cấp xã.

d) Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức họp với Ban phát triển thôn, các tổ chức đoàn thể để thảo luận, thống nhất về các nội dung, hoạt động đưa vào kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn cấp xã, làm rõ các khoản đóng góp, khả năng tham gia của cộng đồng dân cư.

e) Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn thiện kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia cấp xã trình Hội đồng nhân dân cấp xã phê duyệt trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm sau cấp xã, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp.”

Theo quy định trên thì người dân được tham gia đóng góp vào kế hoạch thực hiện chương trình quốc gia ở địa phương. Đây là quyền lợi chính đáng, thể hiện việc trao quyền làm chủ cho nhân dân, tiếp thu những ý kiến đóng góp của nhân dân vào các quyết định, chính sách ảnh hưởng đến sự phát triển đất nước. Để tham gia đóng góp vào kế hoạch thực hiện chương trình quốc gia, người dân sẽ phải thực hiện theo các bước sau:

  • Trước hết Ủy bản nhân dân cấp xã sẽ căn cứ vào thông báo và dự kiến vốn ngân sách nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
  • Sau đó tiến hành hướng dẫn cộng đồng dân cư thống nhất nhu cầu, đề xuất thực hiện các hoạt động trong chương trình mục tiêu quốc gia.
  • Cuối cùng cộng đồng dân cư trên địa bàn cấp xã sẽ cử người đại diện tham gia vào quá trình lập kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương của mình.

Trên đây là nội dung giải đáp cho những thắc mắc về Chương trình quốc gia theo quy định mới nhất. Mời các bạn tham khảo bài viết có liên quan tại mục Pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 92
0 Bình luận
Sắp xếp theo