Chế độ khám thai, sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý 2020

Ngoài chế độ thai sản đối với lao động nữ khi mang thai, sinh con, đối với trường hợp bị sảy thai, nạo hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý cũng sẽ được hưởng chế độ thai sản. Vậy chế độ hưởng thai sản đối với trường hợp sảy thai, nạo hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý là như thế nào?

1. Điều kiện hưởng hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ khi bị sảy thai, nạo hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý

Điều kiện để được hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ khi bị sảy thai, nạo hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý phải là người lao động nữ tham gia bảo hiểm xã hội, đã phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Trường hợp người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH về cách xác định thời gian 12 tháng trước khi sinh con như sau:

  • Trường hợp sinh con trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
  • Trường hợp sinh con từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo trường hợp trên.

2. Thời gian hưởng chế độ thai sản khi người lao động nữ sảy thai, nạo hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý

a) Thời gian hưởng chế độ khám thai:

- Lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

Lưu ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

b) Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý:

- 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

- 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;

- 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;

- 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

Lưu ý:

- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

- Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.

3. Mức hưởng chế độ thai sản khi lao động nữ sảy thai, nạo hút thai, thai chết lưu và phá thai bệnh lý

Người lao động hưởng chế độ thai sản khi bị sảy thai, nạo hút thai, thai chết lưu và phá thai bệnh lý thì mức hưởng sẽ được được quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Vậy, mức hưởng chế độ thai sản khi sảy thai, nạo thai sẽ được tính theo công thức dưới đây:

Mức hưởng = (Mbq6t/ 30 ngày) x 100% x Số ngày nghỉ

Trong đó: Mbq6t : Mức bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

4. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi lao động nữ sảy thai, nạo hút thai, thai chết lưu và phá thai bệnh lý

- Mẫu 01B - HSB;

- Bản sao Giấy ra viện của NLĐ;

- Bản chính Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH;

Lưu ý: Khi chuyển tuyến KCB trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm Bản sao Giấy chuyển tuyến/Giấy chuyển viện.

5. Thời hạn giải quyết chế độ thai sản khi lao động nữ sảy thai, nạo hút thai, thai chết lưu và phá thai bệnh lý

- Người lao động: Nộp hồ sơ theo quy định cho đơn vị trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.

- Đơn vị: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được giấy tờ làm thủ tục gửi cơ quan BHXH.

- Cơ quan BHXH: Giải quyết trong vòng 06 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

6. Hướng dẫn kê khai mẫu 01B - HSB

- Tải mẫu 01B-HSB

- Cách kê khai mẫu 01B - HSB

+ Chế độ khám thai:

Chế độ khám thai, sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý 2020

Chế độ thai sản với người bị sảy thai như thế nào?

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết thuộc chủ đề Bảo hiểm trong mục Hỏi đáp pháp luậtkhác như sau:

Đánh giá bài viết
1 96
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi