Mức đóng bảo hiểm hưu trí tự nguyện 2024

Mức đóng bảo hiểm hưu trí tự nguyện 2024? Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta đều muốn có một tương lai tài chính ổn định và an lành. Đặc biệt, khi tuổi già đến, việc có một nguồn thu nhập tài chính để hỗ trợ cuộc sống trở nên cực kỳ quan trọng. Đó là lý do tại sao bảo hiểm hưu trí tự nguyện đã trở thành một trong những cách phổ biến nhất để đảm bảo cho tương lai của chúng ta. Cùng HoaTieu.vn tìm hiểu về bảo hiểm hưu trí tự nguyện và những quy định mới nhất về loại bảo hiểm này nhé!

1. Bảo hiểm hưu trí tự nguyện là gì?

Bảo hiểm hưu trí tự nguyện là một bảo hiểm xã hội tự nguyện hoặc là một sản phẩm bảo hiểm nhân thọ do công ty bảo hiểm thực hiện, nhằm hỗ trợ thu nhập bổ sung cho người được bảo hiểm sau khi vượt qua tuổi lao động.

Người tham gia và công ty bảo hiểm thỏa thuận ký hợp đồng với mức phí và quyền lợi phù hợp với các điều khoản phải đảm bảo quyền lợi bảo hiểm cơ bản, bao gồm quyền lợi hưu trí định kỳ và quyền lợi bảo hiểm rủi ro.

Người được bảo hiểm sẽ bắt đầu nhận quyền lợi bảo hiểm hưu trí khi đạt đến tuổi quy định trong hợp đồng bảo hiểm. Tuổi này không thấp hơn 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam, dựa trên thỏa thuận. Để đạt được quyền lợi này, bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm theo hợp đồng.

Bảo hiểm hưu trí tự nguyện thuộc bảo hiểm hưu trí, mờ bạn đọc tham khảo bài viết:

2. Mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện ở đâu?

Bảo hiểm này không thuộc bảo hiểm xã hội bắt buộc nên các bạn có thể mua gói bảo hiểm hưu trí tại các công ty bảo hiểm uy tín, sau khi xem xét kĩ về điều khoản, phí và phạm vi bảo hiểm. Các công ty bảo hiểm uy tín các bạn có thể tham khảo và lựa chọn như Bảo Việt, Prudential, ...

2.1. Lợi ích khi mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện

Tham gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện sẽ đi kèm với những lợi ích sau:

- Tài chính ổn định khi về hưu: Bảo hiểm hưu trí tự nguyện cung cấp một nguồn thu nhập thường xuyên cho bạn khi về hưu. Bạn có thể nhận được một khoản tiền hàng tháng hoặc một lần duy nhất, tùy thuộc vào hợp đồng bạn đã ký kết. Điều này giúp đảm bảo bạn có đủ tiền để chi tiêu hàng ngày và duy trì chất lượng cuộc sống trong giai đoạn không còn làm việc.

- Kiểm soát tài chính cá nhân: Tham gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện giúp bạn có sự kiểm soát tài chính cá nhân trong tương lai. Bạn có thể tính toán và dự đoán số tiền thu nhập hưu trí mà bạn sẽ nhận được, từ đó xác định kế hoạch tài chính riêng của mình.

-  An tâm về tương lai: Một trong những lợi ích quan trọng nhất của bảo hiểm hưu trí tự nguyện là mang lại sự an tâm về tương lai. Bạn có thể yên tâm rằng bạn đã đầu tư vào một nguồn hỗ trợ thu nhập sau khi về hưu, và không phải quá lo lắng về vấn đề tài chính trong giai đoạn sau này.

2.2. Lưu ý khi mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện

Một điều bạn cần lưu ý trước khi quyết định tham gia bảo hiểm hưu trí: Sản phẩm này chỉ mang mục đích hỗ trợ tài chính khi bạn nghỉ hưu. Bạn sẽ đóng phí trong một khoảng thời gian nhất định và sau đó nhận được khoản tiền hưu trí định kỳ khi đến tuổi nghỉ hưu. Bảo hiểm hưu trí thường phù hợp với những người muốn đảm bảo một nguồn thu nhập ổn định sau khi nghỉ hưu.

3. Mức đóng bảo hiểm hưu trí tự nguyện 2024

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn, cụ thể là hưởng lương hưu hằng tháng, nhận trợ cấp một lần.

Mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng = 22% x mức thu nhập lựa chọn - mức hỗ trợ của nhà nước. 

Theo Khoản 2, Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 , mức đóng BHXH tự nguyện bằng 22% mức thu nhập do mình lựa chọn. Trong đó, mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng tối thiểu bằng mức chuẩn hộ nghèo đối với khu vực nông thôn (1.500.000 đồng/người/tháng) và tối đa bằng 20 lần lương cơ sở (tương đương 29.800.000 đồng/tháng).

Phương thức đóng BHXH tự nguyện linh hoạt như đóng hằng tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng. Ngoài ra, còn có mức đóng một lần cho nhiều năm (không quá 5 năm) hay đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu nhưng còn thiếu thời gian đóng, tuy nhiên thời gian đóng không quá 10 năm.

Mời bạn đọc tham khảo những bài viết khác về Bảo hiểm tại mục Hỏi đáp Pháp luật của HoaTieu.vn

Đánh giá bài viết
1 36
0 Bình luận
Sắp xếp theo