Bảo hiểm hưu trí là gì 2024?

Bảo hiểm hưu trí là gì 2024? Bảo hiểm hưu trí đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hiện đại, với vai trò đảm bảo sự ổn định tài chính cho những người về hưu. Cùng HoaTieu.vn tìm hiểu về bảo hiểm hưu trí và những quy định mới nhất về loại bảo hiểm này thông qua Nghị định 46/2023/NĐ-CP nhé!

1. Bảo hiểm hưu trí là gì?

Bảo hiểm hưu trí có lẽ nhiều người đã nghe đến, hiểu đơn giản rằng khi tham gia bảo hiểm hưu trí thì sẽ có một khoản hỗ trợ thu nhập sau khi người lao động đến tuổi về hưu. Người tham gia bảo hiểm hưu trí đóng góp tiền vào một quỹ bảo hiểm trong suốt thời gian làm việc của mình. Tiền đóng góp này sẽ được đầu tư và tích lũy theo thời gian. Khi đến tuổi nghỉ hưu, người tham gia sẽ nhận được một khoản tiền hưu trí hàng tháng hoặc theo hình thức khác như một số tiền lớn một lần. Khoản tiền này sẽ giúp người lao động duy trì một thu nhập ổn định và đảm bảo cuộc sống thoải mái sau khi nghỉ hưu.

Bảo hiểm hưu trí có thể được cung cấp bởi chính phủ hoặc các công ty bảo hiểm. Các chương trình bảo hiểm hưu trí có thể có các điều kiện và quy định khác nhau, bao gồm tuổi nghỉ hưu, số tiền đóng góp hàng tháng, thời gian đóng góp và cách thức nhận tiền hưu trí.

Theo Khoản 1 Điều 2 Thông tư 115/2013/TT-BTC định nghĩa bảo hiểm hưu trí như sau:

1. Bảo hiểm hưu trí là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ do doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện nhằm cung cấp thu nhập bổ sung cho người được bảo hiểm khi hết tuổi lao động.

Theo Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định về độ tuổi nghỉ hưu hiện nay như sau:

Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

Như vậy, có thể hiểu bảo hiểm hưu trí đóng vai trò quan trọng trong việc giảm bớt rủi ro tài chính cho người lao động khi họ không còn có thu nhập từ công việc làm việc. Nó đảm bảo rằng sau khi nghỉ hưu, người lao động vẫn có thu nhập đủ để đáp ứng nhu cầu sống hàng ngày, chi trả cho y tế, chi tiêu cá nhân và thưởng thức cuộc sống sau nghỉ hưu.

Bảo hiểm hưu trí là gì?
Bảo hiểm hưu trí là gì?

2. Đặc điểm bảo hiểm hưu trí

Điều 114 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định về đặc điểm nghiệp vụ bảo hiểm hưu trí như sau:

1. Bảo hiểm hưu trí bao gồm:

a) Bảo hiểm hưu trí cho từng cá nhân;

b) Bảo hiểm hưu trí cho nhóm người lao động (bảo hiểm hưu trí nhóm); bên mua bảo hiểm là chủ sử dụng lao động, người lao động sẽ được nhận toàn bộ quyền lợi của hợp đồng bảo hiểm sau một thời hạn nhất định theo thỏa thuận giữa các bên và được ghi nhận tại hợp đồng bảo hiểm.

2. Sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm hưu trí có các đặc điểm sau đây:

a) Trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm, người được bảo hiểm bắt đầu nhận quyền lợi bảo hiểm hưu trí khi đạt đến tuổi theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, nhưng không thấp hơn độ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại văn bản pháp luật về độ tuổi nghỉ hưu;

b) Cơ cấu phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm hưu trí được tách bạch giữa phí đem đi đầu tư và phí ban đầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 99 Nghị định này;

c) Mỗi người được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm hưu trí cá nhân hay hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm có một tài khoản bảo hiểm hưu trí riêng theo quy định tại Điều 118 Nghị định này.

Như vậy, từ quy định tại Điều 114 của Nghị định 46, ta có thể thấy rõ bảo hiểm hưu trí bao gồm 2 loại là bảo hiểm hưu trí cho từng cá nhânbảo hiểm hưu trí cho nhóm người lao động (bảo hiểm hưu trí nhóm). Quy định cũng nêu ra những đặc điểm cần lưu ý của sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm hưu trí.

3. Rút trước tài khoản bảo hiểm hưu trí được không?

Theo khoản 1 Điều 118 Nghị định 46/2023/NĐ-CP, tài khoản bảo hiểm hưu trí là tập hợp các khoản phí bảo hiểm đã đóng sau khi trừ đi phí ban đầu, được doanh nghiệp bảo hiểm mở, theo dõi và quản lý tách bạch cho từng người được bảo hiểm.

Căn cứ tại Điều 119 Nghị định 46/2023/NĐ-CP, người được bảo hiểm được quyền yêu cầu rút trước và doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm trả một phần hoặc toàn bộ giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí trong các trường hợp sau đây:

- Người được bảo hiểm bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Người được bảo hiểm mắc bệnh hiểm nghèo theo quy định của pháp luật.

- Người được bảo hiểm là công dân Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền cho phép định cư hợp pháp tại nước ngoài.

- Người được bảo hiểm được rút trước tài khoản hưu trí để thanh toán các khoản vay (trừ các khoản vay tiêu dùng) của cá nhân tại ngân hàng với điều kiện hợp đồng vay phải có hiệu lực ít nhất 24 tháng trước khi được rút tài khoản hưu trí.

Như vậy, từ căn cứ tại Điều 119 Nghị định 46/2023/NĐ-CP có thể trả lời được cho câu hỏi "Khi nào được rút hưu trí?". Người được bảo hiểm có thể được rút trước khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên theo luật định hiện hành; mắc bệnh hiểm nghèo theo luật định; là công dân Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền cho phép định cư hợp pháp tại nước ngoài và được rút để thanh toán các khoản vay (trừ khoản vay tiêu dùng) theo quy định tại Điều 119.

Ví dụ cụ thể về việc rút tài khoản bảo hiểm hưu trí khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên có thể là một người lao động trung niên 57 tuổi bị một tai nạn giao thông nghiêm trọng và họ không thể trở lại công việc ban đầu do hậu quả của tai nạn.

Ông A này là một kỹ sư, ông A làm việc tại một công ty xây dựng và đã đóng Tuy nhiên, sau tai nạn, ông A bị thương nặng ở cổ, lưng và chân, dẫn đến sự suy giảm khả năng vận động và làm việc.

Sau một quá trình điều trị và phục hồi, các chuyên gia y tế kết luận rằng khả năng lao động của ông A bị suy giảm lên đến 70%. Điều này có nghĩa là ông A không thể trở lại công việc trước đó và không thể kiếm được thu nhập ổn định từ công việc.

Trong trường hợp này, ông A có thể rút tài khoản bảo hiểm hưu trí.

Mời bạn đọc tham khảo những bài viết khác trong mục Bảo hiểm của Hỏi đáp Pháp luật tại HoaTieu.vn

Đánh giá bài viết
1 23
0 Bình luận
Sắp xếp theo