Thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long

Thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long. Đây là bài thực hành môn địa lí 9 về tìm hiểu đồng bằng sông Cửu Long. Dưới đây hoatieu.vn sẽ giải các câu hỏi trong bài thực hành gửi đến bạn đọc.

Lưu ý: Nội dung dưới đây được sản xuất và biên tập lại bởi HoaTieu.vn, không vì mục đích thương mại. Mọi website lấy nội dung bài viết xin vui lòng dẫn nguồn.

Bài 1: Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi ờ Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng so với cả nước

Để thể hiện tỉ trọng sản lượng phải tính toán xử lý số liệu sang % như sau:

Bảng số liệu đã được chuyển đổi (%)
Bảng số liệu đã được chuyển đổi (%)

Có thể vẽ biểu đồ theo biểu đồ chồng hoặc biểu đồ tròn như sau:

Dạng biểu đồ cột chồng
Dạng biểu đồ cột chồng
Biểu đồ hình tròn
Biểu đồ hình tròn

Bài 2: Trả lời các câu hỏi dựa vào biểu đồ trên và bài 35, 36

Đồng bằng sông Cửu Long có những thế mạnh gì để phát triển ngành thủy sản?

Đồng bằng sông Cửu Long có những thế mạnh như sau để phát triển ngành thuỷ sản:

- Điều kiện tự nhiên:

  • Khu vực đồng bằng sông Cửu long tiếp giáp vùng biển có nguồn hải sản phong phú, có ngư trường trọng điểm Cà Mau – Kiên Giang.
  • Có đường bờ biển dài có nhiều cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn thích hợp cho việc nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, nước mặn.
  • Trên đất liền có nhiều mặt nước như sông, rạch, ao, hồ thích hợp để nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.
  • Hằng năm ở sông Mê Công có lũ nên đem lại nguồn lợi thuỷ sản của nước ngọt to lớn.
  • Vùng đồng bằng sông Cửu Long có khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động thuận lợi để nuôi trồng, đánh bắt quanh năm.
  • Khu vực đồng bằng có điều kiện thuận lợi để trồng trọt, chăn nuôi nên có nguồn thức ăn dồi dào cho việc nuôi trồng thuỷ sản.

- Nguồn lao động: khu vực có đông dân cư nên có lực lượng lao động đông và năng động, bên cạnh đó dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm để về nuôi trồng và đánh bắt, chế biến thuỷ sản.

- Ngoài ra công nghiệp chế biến thuỷ sản của vùng ngày càng hoàn thiện, các dịch vụ hậu cần về nghề thuỷ sản được tăng cường như các cơ sở đóng và sửa chữa tàu biển, thức ăn cho cá tôm hoặc nguồn giống,…

- Còn thị trường tiêu thụ rộng lớn, trong và ngoài nước.

Tại sao đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm xuất khẩu?

Đồng bằng sông Cửu Long có những thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm xuất khẩu là tại vì:

- Thứ nhất là do môi trường tự nhiên có nhiều lợi thế hơn các vùng khác như sau:

  • Diện tích mặt nước có thể sử dụng để nuôi tôm lớn nhất cả nước là nước ven biển, ven đảo và nội địa.
  • Hằng năm lũ ở sông Mê Công đã đem lại nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt to lớn.
  • Khí hậu thuận lợi nắng ấm quanh năm, thời tiết ít biến động và ít thiên tai phù hợp nuôi trồng thuỷ sản.
  • Khu vực này có giống tôm giá trị và khả năng phát triển tốt.

- Thứ hai là nguồn lao động: khu vực có đông dân cư nên có lực lượng lao động đông và năng động, bên cạnh đó dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm để về nuôi trồng và đánh bắt, chế biến thuỷ sản.

- Thứ ba là ngành chế biến thuỷ sản phát triển với quy mô lớn cùng trang thiết bị hiện đại.

- Thứ tư là do nước ta đã xuất khẩu những sản phẩm thuỷ sản sang thị trường khó tính như thị trường EU, Bắc Mĩ, Nhật Bản.

Những khó khăn hiện nay trong phát triển ngành thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long. Nêu một số biện pháp khắc phục

Ngành thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long có những khó khăn như sau:

  • Môi trường tự nhiên suy thoái nên sản lượng thuỷ sản đang giảm sút đáng kể;
  • Môi trường bị ô nhiễm, xuất hiện nhiều dịch bệnh khó kiểm soát;
  • Một số cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế nhất là tàu đánh bắt xa bờ;
  • Công nghệ chế biến chất lượng cao còn nhiều hạn chế;
  • Nguồn vốn đầu tư không ổn định và thiếu hụt.

Biện pháp khắc phục:

  • Cần chủ động nghiên cứu và tìm kiếm nguồn giống cho năng suất cao và chất lượng tốt;
  • Chủ động cải tạo chất lượng sản phẩm để xuất khẩu và cạnh tranh với nước khác;
  • Đầu tư thêm về những vật chất để khai thác xa bờ và công nghệ chế biến tiên tiến;
  • Chủ động cải tiến và khắc phục vấn đề về môi trường để đảm bảo môi trường bền vững.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long. Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập liên quan.

Đánh giá bài viết
1 1.436
0 Bình luận
Sắp xếp theo