Nêu thế mạnh của một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng lớn nhất nước ta, nên đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế cả nước. Đồng bằng châu thổ rộng lớn này của nước ta có những nguồn tài nguyên quý giá là điều kiện phát triển kinh tế mạnh mẽ của khu vực. Vậy những thế mạnh của tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long là gì? Cùng hoatieu.vn tìm hiểu cụ thể nhé.

1. Thế mạnh của một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng Sông Cửu Long có những thế mạnh như sau để phát triển kinh tế xã hội:

  • Địa hình thấp và bằng phẳng.
  • Đất: gần 4 triệu ha, trong đó đất phù sa ngọt: 1,2 triệu; đất phèn, đất mặn: 2,5 triệu ha,...
  • Rừng: rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau chiếm diện tích lớn.
  • Khí hậu: nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào.
  • Sông Mê Công đem lại nguồn lợi lớn về phù sa, nguồn nước, thuỷ sản. Hệ thống kênh rạch chằng chịt. Vùng nước mặn, nước lợ cửa sông, ven biển rộng lớn,...
  • Nguồn hải sản: cá, tôm và hải sản quý hết sức phong phú. Biển ấm quanh năm, ngư trường rộng lớn; nhiều đảo và quần đảo, thuận lợi cho khai thác hải sản.
Nêu thế mạnh của một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long
Nêu thế mạnh của một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long

Những điều kiện thuận lợi này đã giúp cho kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long có những thế mạnh chủ đạo như sau:

- Thứ nhất là sản xuất gạo, nông sản. Vì vùng đất phù sa màu mỡ rất thích hợp cho trồng lúa nước, kết hợp với hệ thống kênh rạch dày đặc, lượng mưa lớn giúp cung cấp nước trồng lúa được thuận lợi. Vì thế khu vực nào đã chiếm 95% sản lượng gạo xuất khẩu của nước ta.

- Thứ hai là khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Do khu vực này khí hậu nóng ẩm thích hợp cho thuỷ sản sinh trưởng và phát triển. Cùng với diện tích bề mặt nước lớn có cả nước mặn, nước lợ, nước ngọt thích hợp để nuôi trồng và khai thác nhiều nguồn lợi thuỷ sản khác nhau. Thống kê cho thấy đồng bằng sông Cửu Long chiếm đến 65% sản lượng thuỷ sản nuôi trồng trên cả nước.

- Thứ ba là trồng cây ăn quả. Với thời tiết nơi đây thì có đa dạng giống cây ăn quả đặc trưng của vùng nhiệt đới. Nông dân có nhiều kinh nghiệm canh tác cây ăn quả, cùng với những vườn cây ăn quả diện tích lớn đã chiếm đến 70% sản lượng trái cây trên cả nước.

2. Những hạn chế điều kiện tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long

Điều kiện tự nhiên cũng có những điểm không thuận lợi cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là:

  • Mùa khô kéo dài khoảng 5 tháng, từ đó lượng mưa giảm xuống thấp, điều này đã khiến cho nước mặn xâm nhập và đất liền, từ đó đất bị tăng độ chua và mặn.
  • Phần lớn diện tích là đất phèn, đất mặn.
  • Tài nguyên khoáng sản của đồng bằng cũng hạn chế.

Có thế thấy đất là nguồn tài nguyên quý giá nhất của đồng bằng sông Cửu Long nên cần có những biện pháp cải tạo đất để canh tác đất có hiệu quả.

Trên đây Hoatieu.vn đã gửi đến bạn đọc giải đáp câu hỏi Nêu thế mạnh của một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long. Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập Lớp 9 liên quan.

Đánh giá bài viết
1 5.577
0 Bình luận
Sắp xếp theo