Điều kiện tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế xã hội?

Điều kiện tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế xã hội? Hãy cùng hoatieu.vn tìm hiểu về những thuận lợi và khó khăn mà điều kiện tự nhiên đó đem lại cho con người khu vực này là gì nhé.

1. Khái quát về Đồng bằng sông Hồng

Khu vực Đồng bằng sông Hồng là khu vực có địa hình bằng phẳng và đất phù sa màu mỡ. Cái tên đồng bằng sông Hồng là được gắn liền với con sông lớn của khu vực này là sông Hồng, con sông đã bồi đắp phù sa cho vùng đất.

Đồng bằng sông Hồng giáp với vùng Trung du và miền núi Bắc bộ, giáp với Bắc Trung bộ và Vịnh bắc bộ.

Khu vực này có khí hậu nhiệt đới ẩm và gió mùa đông lạnh hoạt động. Ngoài ra còn có nhiều tài nguyên như đá xây dựng, sét, cao lanh,….

2. Điều kiện tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế xã hội?

Thuận lợi:

  • Đất phù sa màu mỡ phù hợp để phát triển lúa nước và các giống rau màu;
  • Điều kiện khí hậu và thuỷ văn vô cùng thuận lợi cho việc trông xen canh tăng vụ trong nông nghiệp.
  • Ở khu vực này còn có mùa đông lạnh nên thuận lợi trồng những cây rau màu ưa lạnh và phát triển vụ đông.
  • Có các mỏ khoáng sản như mỏ đá Tràng Kênh Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình; sét cao lạnh Hải Dương, than nâu Hưng Yên, Khí tự nhiên Thái Bình để sản xuất vật liệu xây dựng, khí đốt,….
  • Khu vực biển thì có sinh vật biển phong phú cho việc khai thác và nuôi trồng thuỷ sản;
  • Biển có cảng nước sâu như Cái Lân thuận lợi cho việc vận chuyển và vận tải biển;
  • Biển còn đem lại kinh tế về ngành du lịch biển nổi tiếng như Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định,…

Khó khăn:

  • Mật độ dân số lớn nên đất bình quân đầu người thấp.
  • Đất có dấu hiệu bạc màu;
  • Thiên tai thường xuyên xảy ra như bão, lũ, rét đậm, rét hại, sâu bệnh, khiến cho động vật cây trồng bị thiệt hại.
  • Có diện tích đất phèn, ngập mặn lớn.

Như vậy có thể thấy rằng khu vực Đồng bằng sông Hồng là một khu vực khá thuận lợi để phát triển kinh tế từ nông nghiệp đến dịch vụ. Tuy nhiên vì điều kiện thuận lợi nên dân số tập trung ở khu vực này khá đông và đi kèm với khu vực có những thành phố lớn nên mật độ dân số cao khiến cho đất đai ở đây không đáp ứng đủ cho bình quân đầu người ở nơi đây.

3. Địa hình của Đồng bằng sông Hồng có khó khăn gì?

Vùng đồng bằng sông Hồng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội nói chung ở Việt Nam. Là nơi có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên rất thuận lợi, có cửa ngõ thông thương lớn và quan trọng, là vùng có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa với các khu vực lân cận và thế giới. Tuy nhiên, một vài đặc điểm về địa hình của đồng bằng sông Hồng cũng gây cản trở, khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân, tiêu biểu như:

- Đồng bằng sông Hồng là nơi có địa hình trũng thấp, vào mùa mưa dễ gây ngập úng kéo dài, ảnh hưởng đến năng suất lúa và hoa màu.

- Địa hình nhiều ô trũng, đất trong đê không được bồi đắp thường xuyên do quá trình cải tạo, canh tác của con người đang dần bạc màu, gây khó khăn cho cơ giới hóa nông nghiệp, tập trung vùng canh tác.

4. Điều kiện tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng có thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển nông lâm thủy sản của vùng

- Thuận lợi:

+ Về đất đai: vùng đồng bằng sông Hồng là nơi có địa hình thấp, chủ yếu là đồng bằng, khá bằng phẳng nên thuận lợi cho phát triển tất cả các ngành kinh tế và dân cư sống tập trung. Ở vùng này, đất chủ yếu là đất phù sa ngọt được bồi đắp bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình nên rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.

+ Về khí hậu: vùng đồng bằng sông Hồng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, tạo điều kiện để đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp, tiến hành thâm canh tăng vụ và đưa vụ đông trở thành vụ chính.

+ Về mạng lưới sông ngòi: mạng lưới sông ngòi ở vùng đồng bằng sông Hồng khá dày đặc, có nhiều sông lớn thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, giúp bồi đắp phù sa, cung cấp nước tưới tiêu, phát triển giao thông đường sông, các loại thuỷ sản và du lịch cho vùng.

+ Về sinh vật, hệ sinh thái: Ở vùng này các loại sinh vật khá phong phú; có các vườn quốc gia như Cát Bà, Tam Đảo, Ba Vì, Cúc Phương, Xuân Thuỷ có giá trị để phát triển du lịch sinh thái.

+ Về tài nguyên khoáng sản thì tài nguyên khoáng sản ở đây không nhiều. Một số loại khoáng sản có giá trị như: đá ở Hải Phòng, Ninh Bình; sét, cao lanh ở Hải Dương; than nâu ở Hưng Yên; khí tự nhiên ở Thái Bình => Thuận lợi cho phát triển công nghiệp.

+ Vùng đồng bằng sông Hồng có đường bờ biển dài 400km kéo dài từ Hải Phòng đến Ninh Bình, có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng và khai thác thuỷ hải sản, phát triển giao thông đường biển cũng như du lịch. Biển có cảng nước sâu như Cái Lân thuận lợi cho việc vận chuyển và vận tải biển.

- Khó khăn:

+ Quỹ nông nghiệp hạn chế, đất trong đê không được bồi đắt thường xuyên và đang dần bị thoái hoá.

+ Địa hình thấp và có nhiều ô trũng, mùa mưa dễ gây ngập lụt kéo dài. Hệ thống đê chống lũ lụt, đồng ruộng trở thành những ô trũng trong đê và về mùa mưa thường bị ngập úng

+ Thời tiết thường không ổn định, hay có bão, lũ lụt làm thiệt hại lớn đến mùa màng, đường sá, hệ thống cầu cống, các công trình thủy lợi, đê điều. Bên cạnh đó thời tiết độc hại với rét đậm, rét hại, khí hậu nhiệt đới ẩm dễ phát sinh dịch bệnh, khó khăn trong bảo dưỡng các máy móc, thiết bị sản xuất.

+ Thiếu khoáng sản, nguồn tài nguyên tại chỗ hạn chế, phần lớn phải nhập khẩu nguyên liệu từ những vùng khác là một trong những khó khăn của vùng.

=> Tóm lại, khu vực đồng bằng sông Hồng có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế, từ các nông nghiệp đến các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch. Đây còn là nơi có nhiều thành phố lớn, dân cư đông, tạo môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi. Tuy nhiên, chính việc tập trung đông dân cư này với mật độ dân số cao ở các thành phố cũng khiến đất đai ở đây không đáp ứng đủ cho bình quân đầu người. Ngoài ra, điều kiện tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng có thuận lợi cho sự phát triển nông lâm thủy sản, nhưng quy mô sản xuất, đầu tư vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún; hệ thống các cảng cá cũng chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất. Bên cạnh đó, biến đổi về khí hậu thất thường trong những năm gần đây cũng là khó khăn lớn cho ngành nông lâm thủy sản ở đồng bằng sông Hồng.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Điều kiện tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế xã hội? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập liên quan.

Đánh giá bài viết
5 8.565
0 Bình luận
Sắp xếp theo