(Có đáp án) Trắc nghiệm Ngữ văn 7 Kết nối tri thức theo bài

Tài liệu trắc nghiệm Ngữ văn 7 Kết nối tri thức được Hoatieu chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết này là tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm môn Văn 7 của sách Kết nối tri thức với cuộc sống theo bài bám sát với nội dung SGK Văn 7. Câu hỏi trắc nghiệm Văn 7 KNTT được chia theo các cấp độ nhận biết có đáp án chi tiết sẽ là tài liệu học tập bổ ích cho các em học sinh. Sau đây là nội dung chi tiết bộ câu hỏi trắc nghiệm Văn 7 KNTT cả năm học, mời các em cùng tham khảo.

Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 7 KNTT có đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 7 học kì 1 có đáp án

Trắc nghiệm Ngữ văn 7 KNTT bài 1

BÀI 1: BẦU TRỜI TUỔI THƠ

TIẾT 1: VĂN BẢN 1: BẦY CHIM CHÌA VÔI

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Tác giải bài đọc “Bầy chim chìa vôi” là ai?

A. Đỗ Xuân Sáng

B. Nguyễn Du

C. Thạch Lam

D. Nguyễn Quang Thiều

Câu 2: Nội dung câu chuyện “Bầy chim chìa vôi” xoay quanh sự kiện chính nào?

A. Chuyện bầy chim bị ngập tổ

B. Mùa nước lũ quê em.

C. Bố dạy hai anh em cách quan sát chim.

D. Cách chim xây tổ.

Câu 3: Tác giả bài “Bầy chim chìa vôi” sinh năm bao nhiêu?

A. 1955

B. 1956

C. 1957

D. 1958

Câu 4: Mê và Mon nhắc đến bầy chim trong thời gian nào?

A. 2 giờ sáng

B. 2 giờ chiều

C. 6 giờ sáng

D. 6 giờ chiều

Câu 5: Nội dung của cuộc trò chuyện giữa hai anh em Mê và Mon là gì?

A. Cơn bão to có thể khiến nước lũ tràn vào nhà.

B. Hai anh em lo cho đàn chim, sợ chúng sẽ bị mất tổ.

C. Hai anh em lo cho bố đang đánh cá ở ngoài khơi.

D. Hai anh em chờ hết bão sẽ đi bắt cá.

Câu 6: Bầy chim chìa vôi thường làm tổ ở đâu?

A. Trên những ngọn cây.

B. Khúc sông bên làng.

C. Trong hang gần sông.

D. Trong những bụi cỏ.

Câu 7: Hai anh em sợ con gì sẽ bị nước sông nhấn chìm?

A. Con chim chìa vôi non

B. Con chim sáo

C. Con chim vẹt

D. Con chim chào mào

Câu 8: Mon là một đứa trẻ như thế nào?

A. Là một đứa trẻ dũng cảm

B. Là một đứa trẻ đầy lòng bao dung

C. Là một đứa giàu tình yêu thương động vật

D. Là một đứa trẻ giàu tình yêu thương động vật và dũng cảm

Câu 9: Nhân vật Mên mừng rỡ đến khóc khi thấy gì?

A. Khi thấy bố mẹ về

B. Khi thấy bầy chim được ăn

C. Khi thấy chim non được bay vào bờ

D. Khi thấy hai anh em được chơi

2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)

Câu 1: Khung cảnh bãi sông trong buổi bình minh được miêu tả như thế nào?

A. Ánh bình minh đủ sáng để soi rõ những hạt mưa ở trên sông.

B. Ánh bình minh sáng lòa soi sáng cả một vùng trời.

C. Bình minh rực rỡ tỏa ánh sáng chói lòa.

D. Bình minh phản chiếu ánh sáng đầy sắc màu hòa cùng những hạt mưa trên sông.

Câu 2: Ngôi kể chuyện bài đọc “Bầy chim chìa vôi” là ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Xen kẽ ngôi hai và ngôi ba.

Câu 3: Chi tiết nào không được nhắc đến trong lời thoại của Mon?

A. Tổ chim bị ngập nước

B. Bố làm mất con bống

C. Chim con tập bay

D. Cầu vồng sau cơn bão

Câu 4: Qua các chi tiết trong bài đọc cho thấy Mên là người như thế nào?

A. Vô trách nhiệm, không quan tâm đến lời Mon nói.

B. Có quan tâm đến lời Mon nói nhưng không thực sự hành động.

C. Quan tâm, biết bảo vệ em.

D. Chỉ nghĩ đến bản thân mình.

Câu 5: Lí do vì sao cuối bài đọc hai anh em lại khóc?

A. Vì đàn chim chìa vôi không thoát được khỏi cơn lũ.

B. Vì hai anh em hạnh phúc khi thấy những con chim chìa vôi đã bơi được vào bờ.

C. Vì bố đi mãi mà chưa thấy về.

D. Vì mưa to quá khiến căn nhà của hai anh em bị ngập.

Câu 6: Đâu không phải là tác phẩm của nhà văn Nguyễn Quang Thiều?

A. Bí mật hồ cá thần

B. Con quỷ gỗ

C. Ngọn núi bà già mù

D. Gió lạnh đầu mùa

Câu 7: Chi tiết nào được lặp lại trong những lời nói của nhân vật Mon?

A. “anh bảo”

B. “em bảo”

C. “anh hai ơi”

D. “cái này nè”

Câu 8: Thói quen làm tổ và đẻ trứng của bầy chim chìa vôi là

A. Vào mùa mưa

B. Vào mùa cạn

C. Vào mùa lũ

D. Vào mùa khô

Câu 9: Những con chim chìa vôi đẻ ở đâu?

A. Trên cát

B. Trên cây

C. Trên bờ

D. Trong bụi

3. VẬN DỤNG: (2 CÂU)

Câu 1: Tác giả viết truyện dành cho ai?

A. Thiếu nhi

B. Thanh thiếu niên

C. Người cách mạng

D. Người lớn

Câu 2: Cảm xúc của hai nhân vật khi quan sát bầy chim non chìa vôi bay lên là

A. Đứng không

B. Im lặng

C. Vỗ tay

D. Im lặng, không nhúc nhích và xúc động đến khóc.

B. PHẦN TRẢ LỜI

1. NHẬN BIẾT

1. D

2. A

3. C

4. A

5. B

6. B

7. A

8. D

9. C

2. THÔNG HIỂU

1. A

2. C

3. C

4.C

5.B

6. D

7. A

8. B

9. A

3. VẬN DỤNG

1. A

2. D

.............

Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 7 học kì 2 có đáp án

Trắc nghiệm Ngữ văn 7 KNTT bài 6

BÀI 6: BÀI HỌC CUỘC SỐNG

VĂN BẢN 1: ĐẼO CÀY GIỮA ĐƯỜNG

VĂN BẢN 2: ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG

VĂN BẢN 3: CON KIẾN VÀ CON MỐI

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Đọc truyện “Đẽo cày giữa đường”. Chi tiết người thợ mộc bỏ ra ba trăm quan tiền mua gỗ thể hiện điều gì?

A. Sự tiêu xài hoang phí.

B. Người thợ mộc có những toan tính hợp lí, đủ sức để đưa cửa hàng phát triển từng ngày.

C. Gỗ rất đắt.

D. Người thợ mộc quyết tâm đầu tư làm giàu.

Câu 2: Đọc truyện “Ếch ngồi đáy giếng”. Những con vật nào được ếch đem ra so với mình?

A. Lăng, cua, nòng nọc.

B. Cóc, nhá, chẫu chàng.

C. Sư tử, hổ, voi

D. Rùa, thỏ, chim, cá.

Câu 3: Đọc truyện “Ếch ngồi đáy giếng”. Biển được rùa miêu tả lớn như thế nào?

A. Biển rộng mênh mông, ngàn dặm cũng chưa nói hết được độ rộng.

B. Biển sâu thẳm, ngằn nhẫn cũng chưa thể nói hết được chiều sâu.

C. Lượng nước của biển nhiều đến nỗi chín năm lụt không đủ làm mực nước ở biển tăng lên, bảy năm hạn hán không làm mực nước của biển cạn bớt.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Những điều gì làm cho con ếch trong truyện “Ếch ngồi đáy giếng” cảm thấy sung sướng?

A. Có cuộc sống tự do tự tại.

B. Thấy những con vật khác không bằng mình.

C. Tự hào với địa vị “chúa tể” của mình ở trong giếng.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Đọc truyện “Con mối và con kiến”. Quan niệm sống của mối dựa trên những lời thoại của chúng là gì?

A. Mỗi có tầm nhìn thiển cận, chỉ biết chuyện trước mắt mà không biết rằng tai hoạ sẽ ập đến trong tương lai không xa.

B. Mối chịu khó lao động, kiếm ăn chỉ có điều trong mắt người khác điều đó là không đúng.

C. Không muốn lao động, sợ vất vả; Chỉ biết hưởng thụ trước mắt, chỉ nghĩ đến bản thân.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Đọc truyện “Con mối và con kiến”. Quan niệm sống của kiến dựa trên những lời thoại của chúng là gì?

A. Không ngại vất vả, chăm chỉ lao động; biết lo xa biết sống có trách nhiệm với cộng đồng, sống vì mọi người.

B. Kiến nhìn xa trông rộng; thông hiểu quá khứ, nhìn thấu hiện tại và đầy triển vọng trong tương lai.

C. Kiến có một cách tư duy cổ điển, chỉ biết cắm đầu vào làm không nghĩ đến chuyện hưởng thụ.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Đọc truyện “Đẽo cày giữa đường”. Vì sao những lời góp ý của người qua đường không giúp người thợ mộc bán được cày?

A. Họ chỉ là những người qua đường, không phải người thực sự có nhu cầu mua cày. Có thể họ chỉ góp ý cho vui, chứ hoàn toàn không có hiểu biết về điều mình góp ý hoặc không có thiện chí giúp anh thợ mộc.

B. Thông tin người qua đường cung cấp không được người thợ mộc kiểm chứng, suy xét thấu đáo nên việc đẽo cày theo những ý kiến như vậy là hoàn toàn viển vông, phi thực tế.

C. Vì những lời góp ý đó đều đến từ những người ghen ghét anh thợ mộc. Họ muốn dìm chết anh thợ mộc.

D. Cả A và B.

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Đọc truyện “Đẽo cày giữa đường”. Tại sao ba trăm quan tiền là một số tiền lớn đối với người thợ mộc?

A. Bởi anh ta mới chỉ kiếm được đúng ba trăm quan tiền từ khi mở cửa hàng đến khi không còn ai mua hàng.

B. Bởi vì đó là số tiền anh phải bỏ ra để mở cửa hàng.

C. Bởi đó chính là toàn bộ vốn liếng, tài sản của anh ta. Khi số tiền này mất đi thì chính là một tổn thất to lớn, “bao nhiêu vốn liếng đi đời nhà ma sạch”.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Đọc truyện “Ếch ngồi đáy giếng”. Sự so sánh với những con vật sống gần mình đã ảnh hưởng đến nhận thức của ếch như thế nào?

A. Ếch luôn tôn trọng, bênh vực kẻ yếu.

B. Ếch hoàn toàn cảm thấy tự tin và cho rằng không ai bằng mình.

C. Ếch luôn quan niệm “Người mạnh hơn là những người phải giúp được cho người khác cùng mạnh hơn”.

D. Cả A và C.

Câu 3: Đọc truyện “Con mối và con kiến”. Các từ ngữ: “gầy, béo, ở ăn, nhà cao cửa rộng, tủ hòm,…” trong lời thoại thể hiện mối tập trung quan tâm điều gì?

A. Chính sách “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”.

B. Sự hưởng thụ vật chất của bản thân.

C. Sự ăn bám vào người khác.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Đọc truyện “Đẽo cày giữa đường”. Ta có thể đánh giá thế nào về người thợ mộc qua việc anh ta nghe theo các lời khuyên rồi thay đổi cách thức đẽo cày của mình?

A. Người thợ mộc không có suy xét, đánh giá đúng/sai, không tìm hiểu thực tế mà chỉ nghe và tin một cách mù quáng.

B. Người thợ mộc có hiểu biết, cập nhật được xu thế của thời đại, không bị lạc hậu và bỏ lại phía sau.

C. Người thợ mộc chưa được bố của anh ta truyền nghề hoàn toàn nên chỉ biết đẽo cầy chứ chưa biết làm ăn.

D. Cả A và C.

Câu 5: Đọc truyện “Đẽo cày giữa đường”. Câu nào thể hiện mức độ “dại” của người thợ mộc tăng lên?

A. Lần 1 suy ngẫm một lúc rồi đẽo, lần 2 cho là phải – đẽo, lần 3 cho là phải – lại đẽo.

B. Lần 1 không đẽo, lần 2 cho là phải – đẽo, lần 3 đẽo liền ngay.

C. Lần 1 đẽo liền ngay, lần 2 thuê thêm người đẽo cùng, lần 3 cho là đúng hơn cả - đầu tư nhiều hơn.

D. Lần 1 cho là phải – đẽo, lần 2 cho là phải – lại đẽo, lần 3 liền đẽo ngay.

Câu 6: Đọc truyện “Đẽo cày giữa đường”. Nếu là người thợ mộc trong câu chuyện này, em sẽ làm gì trước những lời khuyên như vậy?

A. Đánh đuổi người đưa ra lời khuyên vì nói tào lao.

B. Phân tích đúng/sai về các lời khuyên và tìm hiểu thực tế để xem xét liệu mình có nên làm theo hay không.

C. Đẽo cầy ở nhiều kích cỡ khác nhau để cho người mua có thể tuỳ ý lựa chọn.

D. Bỏ nghề.

Câu 7: Đọc truyện “Ếch ngồi đáy giếng”. Sự khác biệt về môi trường sống đã ảnh hưởng như thế nào đến nhận thức và cảm xúc của hai con vật?

A. Ếch biết được ít thứ trong khi rùa lại biết nhiều, ếch vì thế là cảm thấy tủi thân vì thượng đế chỉ cho mình một thân hình bé tí chẳng đi đến đâu.

B. Ếch cảm thấy sung sướng với cái “thế giới” nhỏ bé mình đang sống và thực sự choáng ngợp trước cái vĩ đại của biển; còn rùa thì đã đi nhiều nơi, chứng kiến nhiều điều, từ đó cảm thấy sung sướng với thế giới rộng lớn bên ngoài và không quan tâm đến cái thế giới bé nhỏ của ếch.

C. Môi trường bé nhỏ của ếch đã khiến cho nó đầy những âu lo về tương lai mịt mù sau này còn rùa thì đã trải qua vô số thứ vui buồn trên thế giới và không còn gì nuối tiếc và buổi xế chiều.

D. Cả A và C.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Người thợ mộc trong truyện “Đẽo cày giữa đường” đã xử sự thế nào trước mỗi lời khuyên, khiến công sức và của cải “đi đời nhà ma”?

A. Người thợ mộc đã nhận ra được những cái đúng trong lời khuyên của mỗi người đi qua cửa hàng và nhờ đó anh đã làm ra những cái cầy tốt.

B. Người thợ mộc mỗi khi nghe một lời khuyên mới thì đều cho là đúng và hợp lí hơn cả nên đã làm ra nhiều loại cầy và rồi không bán được.

C. Người thợ mộc không thay đổi chính kiến của mình dù có rất nhiều chỉ trích cách làm của anh là không hợp lí.

D. Cả A và B.

Câu 2: Đọc truyện “Ếch ngồi đáy giếng”. Câu “Sao anh không vô giếng tôi một lát coi cho biết?” cho thấy cảm xúc gì ở ếch?

A. Sung sướng không tả nổi khi rùa đến chơi nhà.

B. Buồn phiền vì trong giếng có quá nhiều thứ ghê rợn mà khi nói thì rùa không tin.

C. Sung sướng đến mức khoe khoang với rùa về “thế giới trong giếng” của mình.

D. Buồn phiền vì rùa không chịu vào “thế giới trong giếng” của mình.

Câu 3: Đọc truyện “Ếch ngồi đáy giếng”. Những điểm khác biệt về môi trường sống của ếch và rùa là gì?

A. Ếch sống trong một không gian hẹp (một cái giếng sụp), trong đó có những con vật nhỏ bé (lăng quăng, cua,…) còn rùa sống ở một không gian rộng (biển), rùa đi nhiều nơi và biết nhiều điều.

B. Ếch sống trong môi trường nước, hằng ngày đi lại trên mặt ao còn rùa sống trên rừng núi, gặp nhiều muông thú và cây cỏ.

C. Ếch sống trong một nơi nhỏ bé song nó như một thế giới thu nhỏ, có tất cả ở đó; trong khi rùa sống ở một nơi lớn hơn nhưng cằn cỗi, không có một thứ gì khác ngoài đất, cát.

D. Cả B và C.

Câu 4: Đọc truyện “Ếch ngồi đáy giếng”. Vì sao con ếch “ngạc nhiên, thu mình lại, hoảng hốt, bối rối”?

A. Ếch ngạc nhiên bởi sự hiểu biết của rùa, thu mình lại vì thấy kiến thức của mình thua kém với rùa, và hoảng hốt, bối rối với sức mạnh khổng lồ của rùa.

B. Vì ếch cảm thấy mình sẽ chết đuối nếu phải đương đầu với biển cả.

C. Vì rùa đã phô diễn sức mạnh cả về tri thức lẫn sức mạnh về cơ bắp khiến cho ếch đi từ ngạc nhiên, thu mình lại rồi đến hoảng hốt và bối rối.

D. Ếch ngạc nhiên bởi sự vĩ đại của biển nằm ngoài hiểu biết của ếch, thu mình lại vì cảm thấy mình quá nhỏ bé, còn hoảng hốt và bối rối của ếch là cảm giác khi mất niềm tin vào những gì mình đã tự hào và choáng ngợp trước những điều mới mẻ, lớn lao.

Câu 5: Đọc truyện “Con mối và con kiến”. Thiện cảm của người kể chuyện dành cho mối hay cho kiến?

A. Cho kiến vì kiến được ưu ái hơn mối. Kiến được hưởng những thứ tốt đẹp ở cả hiện tại và tương lai trong khi mối chỉ được hưởng điều đó ở hiện tại còn tương lai của chúng sẽ đen tối.

B. Cho kiến. Ta có thể thấy điều đó qua việc miêu tả mối như một kẻ vị kỉ, lười biếng, chỉ biết hưởng thụ cho “béo trục béo tròn”, còn kiến tuy gầy gò, vất vả, nhưng luôn chăm chỉ, cố gắng, biết sống vì người khác, biết lo cho cái chung, biết hướng tới tương lai vừng bền.

C. Cho mối vì người kể đã cho mối một tư duy mang tính hiện đại hơn rất nhiều so với kiến, con vật mà mang tính cổ hủ, bao đời vẫn vậy.

D. Không thiên về con nào vì đó chỉ là một cuộc nói chuyện ngắn gọn và đơn giản.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Đọc truyện “Con mối và con kiến”. Tác giả căn cứ vào tập tính nào của mối để chọn những con vật này làm nhân vật trong truyện?

A. Mối sống có kỉ luật, chăm chỉ làm việc, thường tích luỹ điểm chuyên cần trong tổ để kiếm học bổng.

B. Mối hay ăn, lười làm, chỉ tập trung vào vui chơi, giải trí.

C. Mối là loài thường đục phá gỗ, lấy gỗ làm thức ăn. Chúng sẽ tấn công, đục khoét cho đến khi phần gỗ bị ruỗng (mục) hết.

D. Cả B và C.

Câu 2: Những điểm giống nhau về nội dung của ba truyện là gì?

A. Hướng tới những kinh nghiệm quý báu, những đạo lí làm người đúng đắn mà mỗi cá nhân cần học hỏi khi sống trong xã hội.

B. Nhân vật trong ba truyện được nhân hoá, có kiến thức, hành động như con người còn thế giới xung quanh chúng cũng là thế giới của con người.

C. Chỉ ra đạo lí thâm sâu về cách đối nhân xử thế.

D. Tất cả các đáp án trên.

B. ĐÁP ÁN

1. NHẬN BIẾT

1. D

2. A

3. D

4. D

5. C

6. A

7. D

2. THÔNG HIỂU

1. C

2. B

3. B

4. A

5. D

6. B

7. B

3. VẬN DỤNG

1. B

2. C

3. A

4. D

5. B

4. VẬN DỤNG CAO

1. C

2. A

..............

Tài liệu trắc nghiệm Ngữ văn 7 Kết nối tri thức

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 7 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 57
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi