(35 tuần) Giáo án Văn 9 Chân trời sáng tạo file Word

Tải về

Giáo án Văn 9 sách Chân trời sáng tạo 2024-2025 được chia sẻ trong bài viết sau đây là nội dung kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn lớp 9 bộ Chân trời sáng tạo theo từng bài học trong SGK Văn 9 CTST. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến quý thầy cô mẫu soạn giáo án Văn 9 Chân trời sáng tạo được trình bày dạng văn bản word theo đúng với mạch nội dung kiến thức của môn Ngữ văn chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Mời các thầy cô cùng tham khảo.

Lưu ý: Bộ giáo án Ngữ văn 9 CTST của Hoatieu bao gồm 3 phần.

  • Phần 1 là trọn bộ giáo án gợi ý theo SGK Ngữ văn 9 CTST.
  • Phần 2 là mẫu giáo án Ngữ văn 9 CTST full 35 tuần.
  • Phần 3 là mẫu giáo án Ngữ văn 9 CTST theo bài từ bài 1-10.

Các bạn có thể tải về tất cả để xem nội dung chi tiết.

Giáo án Văn 9 Chân trời sáng tạo kì 1

Giáo án Ngữ văn 9 CTST bài 1

BÀI 1: THƯƠNG NHỚ QUÊ HƯƠNG

(Thơ)

Môn học: Ngữ Văn/Lớp: 9

(Thời gian thực hiện: 13 tiết)

MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ

1-/ Về kiến thức:

- VB văn học; hình thức nghệ thuật của VB văn học.

- Kết cấu của bài thơ; ngôn ngữ thơ.

- Cách đọc bài thơ theo đặc điểm thể loại.

2-/ Về năng lực:

2.1. Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; nhận ra được ngữ cảnh giao tiếp, đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.

- Năng lực sáng tạo: Có những lí giải mới mẻ về VB.

2.2. Năng lực đặc thù

- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ.

- Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua VB.

- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà VB muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của VB; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống, cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do VB đã học mang lại.

- Nhận biết được biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh và điệp vần: đặc điểm và tác dụng.

- Bước đầu biết làm thơ tám chữ.

- Viết được đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ tám chữ.

- Biết thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi.

3-/ Về phẩm chất:

- Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành động thiết thực.

- Chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao.

Tuần: 01

Tiết: 1,2,3

Văn bản 1: QUÊ HƯƠNG

-Tế Hanh-

Môn học: Ngữ Văn/Lớp: 9

(Thời gian thực hiện: 03 tiết)

I-/MỤC TIÊU

1-/ Về kiến thức:

- VB văn học; hình thức nghệ thuật của VB văn học.

- Kết cấu của bài thơ; ngôn ngữ thơ.

- Cách đọc bài thơ theo đặc điểm thể loại.

2-/ Về năng lực:

2.1. Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; nhận ra được ngữ cảnh giao tiếp, đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.

- Năng lực sáng tạo: Có những lí giải mới mẻ về VB.

2.2. Năng lực đặc thù

- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ.

- Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua VB.

- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà VB muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của VB; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

* Lồng ghép ĐĐLS

- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống, cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do VB đã học mang lại.

3. Về phẩm chất:

- Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành động thiết thực.

- Chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao.

II-/THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV; Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Máy chiếu; Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm; Phiếu học tập.

III-/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề

a. Mục tiêu:

- Bước đầu nhận ra ý nghĩa của chủ điểm.

- Xác định được thể loại chính và câu hỏi lớn của bài học.

b. Nội dung: Nêu một số hình ảnh nổi bật và ấn tượng sâu sắc của em về quê hương.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

(như mục nội dung)

*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS chia se cảm nghĩ

*Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

GV mời một vài HS xung phong trả lời câu hỏi.

HS trả lời câu hỏi

*Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Nhận xét câu trả lời của HS, bổ sung thêm thông tin (nếu cần)

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

* Hoạt động 2.1: Tri thức ngữ văn

a. Mục tiêu:

- Nhận biết thế nào là VB văn học.

- Nhận biết thế nào là hình thức nghệ thuật của VB văn học.

- Nhận biết được thế nào là kết cấu của bài thơ.

- Nhận biết được đặc điểm của ngôn ngữ thơ.

b. Nội dung:

(1) Nhóm 4, 5 HS đọc mục VB văn học trong SGK, gạch chân các từ khoá thể hiện định nghĩa, đặc điểm của VB văn học về độ dài, cấu trúc, sau đó tìm một số ví dụ điền vào bảng sau:

VB văn học là:..................................................................................................

Hình thức tồn tại: (1) ......................................; (2).........................................

Đặc điểm về độ dài

VB văn học có độ dài một, hoặc hai câu mà em biết là: ....................................................

......................................................

VB văn học có độ dài hàng chục hoặc hàng trăm trang giấy mà em biết là: ...........................................................

..........................................................

(2) Nhóm 4, 5 HS quan sát sơ đồ sau và điền mũi tên vào sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố của VB văn học:

(3) Kết cấu của bài thơ? Ví dụ?

(4) Ngôn ngữ thơ? Ví dụ?

c. Sản phẩm: Câu trả lời của nhóm HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV&HS

Dự kiến sản phẩm

* Bước 1: Giao nhiệm vụ (GV)

(như mục nội dung)

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận, thực hiện phiếu học tập theo nhóm đôi

* Bước 3: Báo cáo thảo luận

- HS trình bày sản phẩm

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

* Bước 4: Kết luận, nhận định

- Nhận xét phần chuẩn bị của HS, nhận xét sản phẩm trình bày của HS cũng như lời bổ sung của HS khác (nếu có).

I. Tri thức Ngữ văn về thơ

1. Văn bản văn học và hình thức nghệ thuật của văn bản văn học

- Văn bản văn học: (Sgk.tr11)

- Hình thức nghệ thuật của văn bản văn học: (Sgk.tr11)

2. Kết cấu của bài thơ và ngôn ngữ thơ

- Kết cấu của bài thơ

- Ngôn ngữ thơ: (Sgk.tr11)

Hoạt động 2.2: Trải nghiệm cùng văn bản

a.Mục tiêu:

- Đọc diễn cảm, thể hiện được cảm xúc của nhà thơ.

- Vận dụng kĩ năng tưởng tượng, suy luận vào quá trình đọc VB.

b.Nội dung: Đọc diễn cảm VB và ghi lại câu trả lời cho các câu hỏi tưởng tượng, suy luận trong SGK.

c. Sản phẩm: Phần ghi chép của HS cho câu hỏi ở phần Trải nghiệm cùng VB.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV&HS

Dự kiến sản phẩm

*B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giao nhiệm vụ như mục nội dung.

*B2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS làm việc theo nhóm.

- GV quan sát, gợi mở (nếu cần).

*B3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện nhóm báo cáo.

- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung, phản biện (nếu có).

*B4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét quá trình tương tác, thảo luận nhóm của HS.

- Chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau

II. Trải nghiệm cùng văn bản

1. Đọc

2. Tìm hiểu chung:

a. Tác giả:

- Tế Hanh (1921- 2009) quê ở Quảng Ngãi.

- Ông đến với phong trào Thơ mới khi phong trào này đã có rất nhiều thành tựu.

- Tình yêu quê hương tha thiết là đặc điểm nổi bật của thơ Tế Hanh.

b.Tác phẩm

- Xuất xứ: rút từ tập “Nghẹn ngào” (1939) (Hoa niên), xuất bản năm 1943.

- Thể loại: thơ tám chữ.

*Hoạt động 2.3: Suy ngẫm và phản hồi

a. Mục tiêu:

- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, ngôn ngữ, biện pháp tu từ; có những lí giải mới mẻ về VB.

- Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua VB.

- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua kết cấu.

- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà VB muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của VB; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

b. Nội dung:

(NV1) Đọc lại bài thơ và điền vào bảng sau (câu 1 trong SGK).

Từ ngữ thể hiện hình ảnh dân chài

Từ ngữ thể hiện hình ảnh làng chài

..................................................................

..............................................................

..........................................................

..........................................................

(NV2) Đọc 6 dòng thơ, tìm các biện pháp tu từ, xác định tác dụng của chúng (câu 2 trong SGK).

Biện pháp tu từ

Tác dụng

.......................................................................

.......................................................................

.....................................................

.....................................................

(NV3) Đọc lại toàn bộ bài thơ, xác định cách gieo vần, ngắt nhịp và phân tích tác dụng của chúng (câu 3 trong SGK).

(NV4) Đọc lại toàn bộ bài thơ và điền thông tin vào bảng sau (câu 4 trong SGK):

YẾU TỐ MIÊU TẢ VÀ BIỀU CẢM

Yếu tố miêu tả

Yếu tố biểu cảm

Miêu tả dân chài:

……………………………………………

Miêu tả con thuyền và cảnh đánh bắt cá:

……………………………………………

Thể hiện tình cảm của nhà thơ:

…………………………………

…………………………………

…………………………………

Tác dụng của việc kết hợp hai yếu tố: ………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

(NV 5) Đọc lại toàn bộ bài thơ và điền thông tin vào sơ đồ sau (câu 5 trong SGK):

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV&HS

Dự kiến sản phẩm

*B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giao nhiệm vụ như mục nội dung(NV1)

*B2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS làm việc cá nhân, nhóm

- GV quan sát, gợi mở(nếu cần)

*B3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện nhóm trình bày.

- Các nhóm khác lắng nhận xét, bổ sung (nếu cần).

*B4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét về thái độ học tập và sản phẩm của nhóm HS.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau.

II. Suy ngẫm và phản hồi

1. Hình ảnh dân chài và cuộc sống làng chài trong bài thơ.

- Từ ngữ thể hiện hình ảnh dân chài: phăng mái chèo, làn da ngăm rám nắng/ cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

- Từ ngữ thể hiện hình ảnh làng chài: cánh buồm: giương to như mảnh hồn làng/ rướn thân trắng; hình ảnh chiếc thuyền với những con cá: thân bạc trắng; hình ảnh con thuyền: hăng như con tuấn mã; hình ảnh dân làng: tấp nập đón ghe về.

*B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giao nhiệm vụ như mục nội dung(NV2)

*B2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS làm việc cá nhân, nhóm

- GV quan sát, gợi mở(nếu cần)

*B3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện nhóm trình bày.

- Các nhóm khác lắng nhận xét, bổ sung (nếu cần).

*B4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét về thái độ học tập và sản phẩm của nhóm HS.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau.

2. Biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ:

- So sánh mới lạ, dùng cái cụ thể (cánh buồm) để chỉ cái trừu tượng (mảnh hồn làng).

àTác dụng: làm cho hình ảnh cánh buồm quen thuộc trở nên thiêng liêng, thơ mộng, đồng thời gợi tả sự hiên ngang, mạnh mẽ của người dân miền biển, hoà mình vào thiên nhiên, đương đầu với thử thách.

- Nhân hoá: Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm/ Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

àTác dụng: gợi tả cảm giác yên bình, trầm tư sau những ngày sóng gió trên biển.

*B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giao nhiệm vụ như mục nội dung(NV3)

*B2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS làm việc cá nhân, nhóm

- GV quan sát, gợi mở(nếu cần)

*B3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện nhóm trình bày.

- Các nhóm khác lắng nhận xét, bổ sung (nếu cần).

*B4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét về thái độ học tập và sản phẩm của nhóm HS.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau.

3. Cách gieo vần, ngắt nhịp:

- Vần chân, liền (giang/ làng, sông/ hồng, trắng/ nắng, xăm/ nằm), vần cách đồng thời là vần thông (vôi/ khơi), cách ngắt nhịp 3/5 kết hợp với 3/2/3, 4/4 tạo nên nhịp điệu uyển chuyển cho bài thơ, góp phần thể hiện tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.

*B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giao nhiệm vụ như mục nội dung(NV4)

*B2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS làm việc cá nhân, nhóm

- GV quan sát, gợi mở(nếu cần)

*B3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện nhóm trình bày.

- Các nhóm khác lắng nhận xét, bổ sung (nếu cần).

*B4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét về thái độ học tập và sản phẩm của nhóm HS.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau.

4. Yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài thơ:

Yếu tố miêu tả

Yếu tố biểu cảm

Miêu tả dân chài: làn da ngăm rám nắng, phăng mái chèo mạnh mẽ, thân hình nồng thở vị xa xăm

Miêu tả con thuyền và cảnh đánh bắt cá: trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng, cánh buồm giương to, rướn thân trắng, tấp nập đón ghe về, màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,...

Thể hiện tình cảm của nhà thơ: lòng tôi luôn tưởng nhớ, tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá

- Tác dụng: vừa gợi tả sống động bức tranh cuộc sống lao động đầy chất thơ của làng chài, vẻ đẹp khoẻ mạnh, cường tráng của người dân chài vừa thể hiện tình cảm thương nhớ quê hương. Tuy nhiên, yếu tố biểu cảm vẫn là chủ đạo vì toàn bộ hệ thống hình ảnh quê hương được hiện lên thông qua nỗi nhớ của một người con xa quê, vì thế, các hình ảnh miêu tả là phương tiện để thể hiện nỗi nhớ của nhân vật trữ tình.

*B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giao nhiệm vụ như mục nội dung(NV5)

*B2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS làm việc cá nhân, nhóm

- GV quan sát, gợi mở(nếu cần)

*B3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện nhóm trình bày.

- Các nhóm khác lắng nhận xét, bổ sung (nếu cần).

*B4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét về thái độ học tập và sản phẩm của nhóm HS.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau.

5. Mạch cảm xúc, cảm hứng chủ đạo

- Cảm xúc tự hào về quê hương được thể hiện gián tiếp qua những hình ảnh gợi tả sống động vẻ đẹp lao động của dân chài, cuộc sống làng chài (khổ 1, 2, 3), cảm xúc nhớ thương quê hương da diết từ màu sắc (màu nước xanh, cá bạc, cánh buồm vôi) đến mùi vị nồng mặn của biển cả (khổ 4).

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng ca ngợi cuộc sống lao động của người dân chài.

*B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? Phân tích một số nét đặc sắc của kết cấu bài thơ?

*B2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS làm việc cá nhân, nhóm

- GV quan sát, gợi mở(nếu cần)

*B3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện nhóm trình bày.

- Các nhóm khác lắng nhận xét, bổ sung (nếu cần).

*B4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét về thái độ học tập và sản phẩm của nhóm HS.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau.

6/ Kết cấu của bài thơ:

– Cách sắp xếp bố cục: bài thơ mở đầu với hai dòng thơ giới thiệu khái quát về nghề nghiệp của dân làng, vị trí của làng, sau đó tiếp nối với hình ảnh lao động của cuộc sống làng chài (khổ 2, khổ 3) và kết lại với nỗi nhớ làng chài, nỗi nhớ quê hương qua những hình ảnh đầy màu sắc (nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi) và mùi vị nồng mặn của quê hương.

– Cách triển khai mạch cảm xúc: tình yêu tha thiết với quê hương được thể hiện gián tiếp qua cách tả về làng, về người dân chài và cuộc sống của họ (khổ 1, 2, 3), qua cách nhìn, cách phóng chiếu những hình ảnh cụ thể thành những hình ảnh lớn lao, kì vĩ, mang linh hồn của quê hương à Thể hiện trực tiếp tình yêu quê hương ở khổ cuối với những từ cảm thán, nỗi nhớ da diết qua những hình ảnh cụ thể đầy màu sắc, hương vị của cuộc sống lao động: màu nước xanh, cá bạc, cánh buồm vôi, mùi nồng mặn của biển cả (khổ 4).

*B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? Nêu chủ đề bài thơ?

*B2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS làm việc cá nhân, nhóm

- GV quan sát, gợi mở(nếu cần)

*B3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện nhóm trình bày.

- Các nhóm khác lắng nhận xét, bổ sung (nếu cần).

*B4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét về thái độ học tập và sản phẩm của nhóm HS.

- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau.

7. Chủ đề:

- Hình ảnh quê hương qua bức tranh sinh hoạt làng chài vùng biển trong nỗi nhớ của tác giả.

......................

Giáo án Ngữ văn 9 CTST bài 2

BÀI 2: GIÁ TRỊ CỦA VĂN CHƯƠNG

(Văn bản nghị luận)

Môn học: Ngữ Văn/Lớp: 9

(Thời gian thực hiện: 12 tiết)

MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ

1-/ Về kiến thức:

- Văn bản nghị luận: vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện nội dung văn bản nghị luận; bài nghị luận nêu vấn đề và giải pháp; bài phân tích một tác phẩm văn học.

- Một số lưu ý về tham khảo, trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn

2-/ Về năng lực:

2.1. Năng lực chung

Năng lực giao tiếp, hợp tác: lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.

2.2. Năng lực đặc thù

- Phân biệt được cách trình bày vấn đề khách quan (chỉ đưa thông tin) và cách trình bày vấn đề chủ quan (thể hiện tình cảm, quan điểm của người viết).

- Nhận biết và phân tích được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong VB.

- Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề.

- Hiểu được cùng một vấn đề đặt ra trong VB, người đọc có thể tiếp nhận khác nhau.

- Trình bày được một số lưu ý về tham khảo, trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn.

- Viết được một van bản nghị luận phân tích một tác phẩm van học: phân tích nội dung chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm và hiệu quả thẩm mĩ của nó.

- Hiểu và tôn trọng quyề sở hữ trí tuệ, biết cách trích dẫn văn bản của người khác.

- Nghe và nhận biết được tính thuyết phục của một ý kiến; chỉ ra được những hạn chế (nếu có) như lập luận thiếu logic, bằng chứng chưa đủ hay không liên quan.

3-/ Về phẩm chất:

- Trung thực và có trách nhiệm với ý kiến của mình.

Tuần: 04

Tiết: 14,15,16

Văn bản 1: VỀ HÌNH TƯỢNG BÀ TÚ TRONG BÀI THƯƠNG VỢ

- Chu Văn Sơn -

Môn học: Ngữ Văn/Lớp: 9

(Thời gian thực hiện: 03 tiết)

I-/MỤC TIÊU

1-/ Về kiến thức:

- Thế nào là cách trình bày vấn đề khách quan, cách trình bày vấn đề chủ quan.

- Cách đọc văn nghị luận: phân tích luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong VB nghị luận và mối liên hệ giữa các yếu tố này, phân biệt được cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày vấn đề chủ quan.

2-/ Về năng lực:

2.1. Năng lực chung

Năng lực giao tiếp, hợp tác lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.

2.2. Năng lực đặc thù

- Phân biệt được cách trình bày vấn đề khách quan (chỉ đưa thông tin) và cách trình bày vấn đề chủ quan (thể hiện tình cảm, quan điểm của người viết).

- Nhận biết và phân tích được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong VB.

- Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề.

- Hiểu được cùng một vấn đề đặt ra trong VB, người đọc có thể tiếp nhận khác nhau.

* Lồng ghép ĐĐLS: Liên hệ được ý tưởng, thông điệp trong văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội.

3. Về phẩm chất:

* Lồng ghép ĐĐLS: GD HS lòng yêu thương con người; giữ gìn, bảo tồn, phát huy trân trọng các giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc;

- Trung thực và có trách nhiệm với ý kiến của mình.

II-/THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV; Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Máy chiếu; Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm; Phiếu học tập.

III-/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề

a. Mục tiêu:

- Bước đầu nhận ra ý nghĩa của chủ điểm.

- Xác định được thể loại chính và câu hỏi lớn của bài học.

b. Nội dung:

GV trình chiếu hình ảnh cùng bài thơ Thương vợ của Tú Xương lên bảng. HS quan sát và trả lời câu hỏi: Nêu một số cảm nhận của em về hình ảnh bà Tú trong bài thơ?

“Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

(như mục nội dung)

*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS chia sẻ cảm nghĩ

*Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

GV mời một vài HS xung phong trả lời câu hỏi.

HS trả lời câu hỏi

*Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Nhận xét câu trả lời của HS, bổ sung thêm thông tin (nếu cần)

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

* Hoạt động 2.1: Tri thức ngữ văn

a. Mục tiêu:

- Kích hoạt được tri thức nền về bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan trong VB nghị luận.

- Nhận biết khái niệm, đặc điểm cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày vấn đề chủ quan trong VB nghị luận.

b. Nội dung:

Cá nhân HS đọc Tri thức Ngữ văn mục Cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày vấn đề chủ quan trong VB nghị luận, tìm ý chính và điền vào bảng sau:

Cách trình bày vấn đề

Đặc điểm

Tác dụng

Cách trình bày vấn đề khách quan

...

....

Cách trình bày vấn đề chủ quan

...

...

Kết hợp cách trình bày vấn đề khách quan và chủ quan sẽ giúp …

(2) Cá nhân HS quan sát GV phân tích ví dụ trong SGK, ghi chú những lưu ý cần thiết.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của nhóm HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV&HS

Dự kiến sản phẩm

* Bước 1: Giao nhiệm vụ (GV)

(như mục nội dung)

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận, thực hiện phiếu học tập theo nhóm đôi

* Bước 3: Báo cáo thảo luận

- HS trình bày sản phẩm

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

* Bước 4: Kết luận, nhận định

- Nhận xét phần chuẩn bị của HS, nhận xét sản phẩm trình bày của HS cũng như lời bổ sung của HS khác (nếu có).

I. Tri thức Ngữ văn: Cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày vấn đề chủ quan trong văn bản nghị luận

Cách trình bày vấn đề

Đặc điểm

Tác dụng

Cách trình bày vấn đề khách quan

Chỉ đưa thông tin, nêu ra các bằng chứng khách quan

Tạo cơ sở vững chắc, đảm bảo tính chính xác, đúng đắn cho các lập luận

Cách trình bày vấn đề chủ quan

Đưa ra ý kiến, đánh giá chủ quan, thể hiện rõ tình cảm, quan điểm của người viết

Tác động đến cảm xúc của người đọc, khơi gợi sự đồng cảm, mối quan tâm của người đọc về những vấn đề được bàn luận

Kết hợp cách trình bày vấn đề khách quan và chủ quan sẽ giúp tạo nên sức thuyết phục của VB nghị luận

..............

Giáo án Ngữ văn 9 CTST bài 3

Xem trong file tải về.

Giáo án Ngữ văn 9 CTST bài 4

Xem trong file tải về.

Giáo án Ngữ văn 9 CTST bài 5

Xem trong file tải về.

Giáo án Văn 9 Chân trời sáng tạo kì 2

Giáo án Ngữ văn 9 CTST bài 6

Bài 6. NHỮNG VẤN ĐỀ TOÀN CẦU

(Văn bản nghị luận – 13 tiết)

(Đọc, Thực hành tiếng Việt: 7 tiết; Viết: 4 tiết; Nói và nghe: 1 tiết; Ôn tập: 1 tiết)

KẾ HOẠCH BÀI DẠY KĨ NĂNG ĐỌC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH

BÀI PHÁT BIỂU CỦA TỔNG THƯ KÍ LIÊN HỢP QUỐC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

BẢN SẮC DÂN TỘC: CÁI GỐC CỦA MỌI CÔNG DÂN TOÀN CẦU
(Đọc mở rộng theo thể loại)

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ AN TOÀN TRONG KHÔNG GIAN MẠNG (DÀNH CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI SẮP THÀNH NIÊN)
(Đọc kết nối chủ điểm)

Thời gian thực hiện: 5 tiết

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học này, HS (học sinh) có thể:

1. Năng lực

1.1. Năng lực đặc thù

– Nhận biết và phân tích được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong VB (văn bản).

– Biết nhận xét, đánh giá tính chất đúng hoặc sai của vấn đề đặt ra trong VB.

– Liên hệ được ý tưởng, thông điệp trong VB với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội.

1.2. Năng lực chung

Năng lực giao tiếp và hợp tác thể hiện qua hoạt động thảo luận nhóm.

2. Phẩm chất

Có trách nhiệm, quan tâm đến những vấn đề xã hội và có cách ứng xử phù hợp.

II. KIẾN THỨC

– Khái niệm ý tưởng, thông điệp của VB.

– Khái niệm bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội và vai trò của các yếu tố này trong việc
đọc hiểu VB.

– Cách đọc văn nghị luận: Nhận biết và phân tích luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong VB; nhận xét, đánh giá tính chất đúng/ sai của vấn đề đặt ra trong VB; liên hệ ý tưởng, thông điệp của VB với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– Máy chiếu, micro, bảng, phấn.

– SGK (sách giáo khoa), SGV (sách giáo viên).

– Giấy A0 để HS trình bày kết quả thảo luận nhóm.

– Các mẫu PHT (phiếu học tập) để HS thực hiện; trang web học tập của lớp và các
tiêu chí đánh giá sản phẩm.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

1. Hoạt động tìm hiểu chủ điểm và câu hỏi lớn của bài học

a. Mục tiêu: Nhận ra chủ điểm và bước đầu trả lời câu hỏi lớn của bài học.

b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về chủ điểm và câu hỏi lớn của bài học.

c. Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập:

(1) Cá nhân HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Những bức tranh dưới đây gợi ra vấn đề gì trong xã hội?

Giáo án Ngữ văn 9 CTST bài 6

(2) HS trả lời theo hình thức cá nhân câu hỏi lớn của bài học: Vì sao chúng ta cần quan tâm đến những vấn đề toàn cầu?

* Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ học tập theo trình tự (1) à (2).

* Báo cáo, thảo luận:

– Nhiệm vụ (1): HS nêu các vấn đề xã hội được gợi ra từ các bức tranh và lí giải.

– Nhiệm vụ (2): HS trả lời ngắn gọn câu hỏi lớn của bài học.

* Kết luận, nhận định: GV tổng hợp ý kiến của HS, dẫn dắt vào bài học.

2. Hoạt động xác định nhiệm vụ học tập

a. Mục tiêu: HS nhận biết nhiệm vụ học tập.

b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nhiệm vụ học tập

c. Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập: HS đọc tên chủ điểm, khung Yêu cầu cần đạt, đọc lướt các VB trong chủ điểm và trả lời câu hỏi:

– Chúng ta sẽ học được điều gì khi đọc VB 1, VB 2 và VB Đọc mở rộng theo thể loại?

– VB Đọc kết nối chủ điểm có mối quan hệ như thế nào với ba VB còn lại? Chúng ta đọc VB Đọc kết nối chủ điểm để làm gì?

* Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc SGK và tìm câu trả lời.

* Báo cáo, thảo luận: 2 đến 3 HS trả lời. Các HS khác nhận xét câu trả lời của bạn.

* Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS và kết luận:

– Thông qua việc đọc VB 1 (Đấu tranh cho một thế giới hoà bình), VB 2 (Bài phát biểu của Tổng Thư kí Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu), VB Đọc mở rộng theo thể loại (Bản sắc dân tộc: cái gốc của mọi công dân toàn cầu), chúng ta sẽ học kĩ năng đọc VB nghị luận.

– Thông qua việc đọc VB Đọc kết nối chủ điểm (Những điều cần biết để an toàn trong không gian mạng (dành cho trẻ em và người sắp thành niên)), trong mối liên hệ với ba VB còn lại, chúng ta sẽ hiểu thêm về chủ điểm Những vấn đề toàn cầu; đồng thời có cái nhìn sâu sắc hơn để trả lời câu hỏi lớn ở đầu bài học.

PHT SỐ 1: TÌM HIỂU VỀ Ý TƯỞNG, THÔNG ĐIỆP CỦA VB

Ý tưởng của VB là …………………….………………………………………………….

Ý tưởng của VB thường được nảy sinh qua ………………………………………………

Thông điệp của VB là ...................……………………………………………….….…….

(2) Cá nhân HS theo dõi GV phân tích ví dụ ở hai sơ đồ sau, ghi chú nội dung quan trọng và nêu câu hỏi để hiểu rõ hơn về vấn đề:

Giáo án Ngữ văn 9 CTST bài 6

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. Hoạt động tìm hiểu Tri thức Ngữ văn (phần tri thức đọc hiểu)

1.1. Ý tưởng, thông điệp của văn bản

a. Mục tiêu: Nhận biết khái niệm ý tưởng, thông điệp của VB.

b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, phần ghi chú và nêu câu hỏi của HS.

c. Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập:

(1) Cá nhân HS đọc mục Ý tưởng, thông điệp của VB, phần Tri thức Ngữ văn trong SGK và điền vào PHT sau:

Giáo án Ngữ văn 9 CTST bài 7

Xem trong file tải về.

Giáo án Ngữ văn 9 CTST bài 8

Xem trong file tải về.

Giáo án Ngữ văn 9 CTST bài 9

Xem trong file tải về.

Giáo án Ngữ văn 9 CTST bài 10

Xem trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
5 5.152
(35 tuần) Giáo án Văn 9 Chân trời sáng tạo file Word
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm