(Bài 1-22) Kế hoạch bài dạy Lịch sử 9 Kết nối tri thức file doc

Tải về

Kế hoạch bài dạy Lịch sử 9 Kết nối tri thức với cuộc sống

Giáo án Lịch sử 9 Kết nối tri thức được Hoatieu chia sẻ trong bài viết này là mẫu kế hoạch bài dạy môn Lịch sử lớp 9 sách Kết nối tri thức được các thầy cô giáo biên soạn theo hướng dẫn của công văn 5512 bám sát với nội dung bài học trong SGK. Mẫu giáo án Lịch sử 9 KNTT được trình bày ở dạng file word thuận tiện cho các thầy cô tham khảo và chỉnh sửa.

Mẫu giáo án Lịch sử 9 Kết nối tri thức được chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ các thầy cô khi biên soạn giáo án cho riêng mình.

Giáo án Lịch sử 9 Kết nối tri thức bài 1

BÀI 1. NƯỚC NGA VÀ LIÊN XÔ TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

Thời gian thực hiện: 1 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Nêu được những nét chính về nước Nga trước khi Liên Xô được thành lập.

- Trình bày được những thành tựu và chỉ ra được những hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.

2. Về năng lực

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học thông qua việc tự lực thực hiện các nhiệm vụ được giao trên lớp và ở nhà.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động thảo luận nhóm hoặc cặp đôi trong các nhiệm vụ học tập.

2.2. Năng lực đặc thù

- Năng lực tìm hiểu lịch sử: quan sát tranh, ảnh, lược đồ; khai thác và sử dụng được thông tin tư liệu để tìm hiểu về nước Nga Xô viết từ năm 1918 đến năm 1945.

- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: biết khai thác tranh, ảnh, tư liệu, bảng số liệu, kết hợp đọc thông tin trong SGK để nêu được những nét chính về nước Nga trước khi Liên Xô được thành lập; trình bày những thành tựu và chỉ ra được những hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để viết đoạn văn ngắn giới thiệu về thành tựu ấn tượng nhất trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.

3. Về phẩm chất

Bài học góp phần bồi dưỡng ý thức khâm phục và tự hào về những thành tựu mà nhân dân Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; từ đó nhận thức được sức mạnh, tính ưu việt; đồng thời tránh ngộ nhận, phủ nhận quá khứ lịch sử và những thành tựu vĩ đại mà nhân dân Liên Xô đã lao động quên mình để đạt được trong giai đoạn này.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

- Lược đồ nước Nga Xô viết chống thù trong, giặc ngoài (1918 – 1920).

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động mở đầu

a) Mục tiêu

Kết nối những điều HS đã biết với những điều HS chưa biết, tạo tâm thế hứng khởi, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu nội dung bài học mới.

b) Tổ chức thực hiện

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Phương án 1: GV sử dụng phần Mở đầu trong SGK để định hướng vào bài học mới.

- Phương án 2: GV nêu vấn đề: Trong lịch sử thế giới, Liên Xô là nước đầu tiên tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội song hiện nay không còn tên gọi Liên Xô nữa. Vì sao Liên Xô được thành lập? Liên Xô được thành lập khi nào và đạt được thành tựu gì trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở thời kì đầu? Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về những vấn đề đó.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS suy nghĩ để trả lời.

Bước 3: Báo cáo thảo luận

– GV gọi 2 – 3 HS lần lượt đưa ra câu trả lời, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

Bước 4: Kết luận, chốt kiến thức

- GV nhận xét phần trình bày của HS. GV không chốt đúng sai mà chỉ định hướng vào bài học mới.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về nước Nga Xô viết từ năm 1918 đến năm 1922

a) Mục tiêu

HS nêu được những nét chính về tình hình nước Nga Xô viết trước khi Liên Xô được thành lập.

b) Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV tổ chức cho HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận nhóm (4 – 6 HS mỗi nhóm) để thực hiện yêu cầu: Nêu những nét chính về tình hình nước Nga Xô viết từ năm 1918 đến năm 1922. HS có thể trình bày sản phẩm bằng sơ đồ tư duy hoặc bảng tóm tắt.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Các nhóm HS thảo luận thực hiện yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Các nhóm báo cáo sản phẩm.

- Gợi ý bảng tóm tắt:

TÌNH HÌNH NƯỚC NGA VIẾT TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1922

Nội dung

Nét chính

Khó khăn

Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười (1917), quân đội 14 nước đế quốc (Anh, Pháp, Mỹ, Nhật,…) đã câu kết với các thế lực phản cách mạng trong nước mở cuộc tấn công vũ trang vào nước Nga Xô viết.

Biện pháp

Từ năm 1919, Nhà nước Xô viết đã thực hiện Chính sách cộng sản thời chiến (quốc hữu hoá toàn bộ các xí nghiệp, trưng thu lương thực thừa của nông dân, thi hành chế độ lao động bắt buộc,…) và kiểm soát được các ngành kinh tế then chốt.

Tháng 3 – 1921, Đảng Bôn-sê-vích đã quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP). Nội dung cơ bản là bãi bỏ trưng thu lương thực thừa và thay thế bằng chính sách thu thuế lương thực, thực hiện tự do buôn bán, cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Nga,….

Kết quả

Nước Nga Xô viết đã từng bước vượt qua khủng hoảng, phục hồi kinh tế và đời sống nhân dân được cải thiện.

......................

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem toàn bộ nội dung chi tiết gợi ý giáo án Lịch sử 9 Kết nối tri thức.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 1.689
(Bài 1-22) Kế hoạch bài dạy Lịch sử 9 Kết nối tri thức file doc
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm