(Đủ 10 bài) Tải Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 9 Cánh Diều 2024-2025

Tải về

Giáo án bài giảng môn Văn 9 Cánh Diều

Giáo án Văn 9 sách Cánh Diều 2024-2025 được chia sẻ trong bài viết sau đây là nội dung kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn lớp 9 bộ Cánh Diều theo từng bài học trong SGK Văn 9 sách mới bộ Cánh Diều. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến quý thầy cô mẫu soạn giáo án Văn 9 Cánh Diều được trình bày dạng văn bản word theo đúng với mạch nội dung kiến thức của môn Ngữ văn chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Mời các thầy cô cùng tham khảo.

Giáo án bài giảng môn Văn 9 Cánh Diều

Lưu ý: Để xem toàn bộ nội dung chi tiết giáo án Ngữ văn 9 Cánh Diều bài 1-10, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.

Giáo án bài Mở đầu Văn 9 Cánh Diều

BÀI MỞ ĐẦU

NỘI DUNG CẤU TRÚC SÁCH NGỮ VĂN 9

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Về năng lực.

1.1. Năng lực chung

- Phát triển năng lực tự học thông qua việc tự đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà; tích cực, chủ động trong tìm hiểu bài học.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực hợp tác qua hoạt động nhóm và trình bày sản phẩm học tập.

1.2. Năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ và văn học

- Nhận biết được nội dung cơ bản của SGK Ngữ văn 9.

- Biết được cấu trúc và các bài học trong sách Ngữ văn 9.

- Nêu được những suy nghĩ cảm xúc riêng của bản thân.

- Biết cách sử dụng sách Ngữ văn 9

2. Về phẩm chất:

Bài học góp phần bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm với việc học tập của bản thân và tinh thần hợp tác, biết yêu cái đẹp có lòng nhân ái bao dung.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Chuẩn bị của GV.

a.Thiết bị dạy học

- Kế hoạch bài dạy. SGK, SGV

- Các phương tiện kỹ thuật

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

b. Học liệu: Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi.

2. Chuẩn bị của HS.

- SGK, SBT, soạn bài theo hệ thống câu hỏi và PHT, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC.

- Kiểm diện:

A/ HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Khơi gợi kiến thức nền để bước vào bài học.

b. Nội dung: Học sinh trả lời cá nhân câu hỏi

c Sản phẩm: sản phẩm của HS

d.Tổ chức hoạt động:

- GV tổ chức trò chơi “TIẾP SỨC ĐỒNG ĐỘI”

+ GV mời 8 bạn (chia thành 2 đội)

+ Kể tên các văn bản em đã học trong chương trình Ngữ văn 8 – Cánh Diều.

+ Tên văn bản không được lặp lại

+ Trong vòng 2 phút, nếu đội nào viết đúng và nhiều văn bản đội đó sẽ chiến thắng và bốc thăm nhận được một phần thưởng( điểm 10, cái ôm của thầy cô, tràng pháo tay, yêu cầu lớp thực hiện một hành động)

- GV dẫn vào bài mới: Các em thân mến! Vậy là các em đã kết thúc chương trình Ngữ văn 8 trong năm học 2023 – 2024 và chính thức bước sang năm học mới 2024 – 2025 với chương trình Ngữ văn 9, hành trình này sẽ có nhiều khó khăn, thử thách hơn nhưng cũng đầy thú vị đang chờ đón các em ở phía trước. Các em sẽ được tìm hiểu cũng như khám phá nhiều thể loại văn học, nhiều kĩ năng hơn và chúng ta cũng sẽ ứng dụng nhiều hơn trong cuộc sống. Để có được điều đó chương trình Ngữ văn 9 sẽ phần nào trang bị kiến thức nền tảng cho các em. Vậy chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem chương trình Ngữ văn 9 sẽ đem lại cho các em những điều thú vị, mới mẻ gì ở phía trước nhé !

B/ HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

A. NỘI DUNG SGK NGỮ VĂN 9

a. Mục tiêu: Học sinh hiểu được nội dung chương trình Ngữ văn 9

b. ND HĐ: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.

c. SP học tập: HS tiếp thu kiến thức thông qua sự hướng dẫn của GV, câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

a. Mục tiêu: Học sinh hiểu được cách đọc hiểu văn bản: Truyện, thơ, văn bi kịch, văn nghị luận, thông tin, thực hành tiếng Việt .

b. ND HĐ: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm để hoàn thành PHT SỐ 1

c. SP học tập: HS tiếp thu kiến thức thông qua sự hướng dẫn của GV, câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV tổ chức hoạt động nhóm.

- Hoạt động nhóm: 5 nhóm

- Thống kê các văn bản, nội dung của các văn bản trong từng thể loại?

1. Văn bản truyện? Yêu cầu?

2. Văn bản thơ? Yêu cầu?

3. Văn bi kịch? Yêu cầu?

4. Văn bản nghị luận? Yêu cầu?

5.Văn bản thông tin? Yêu cầu?

6. Thực hành tiếng Việt?

- Bốn nội dung lớn về sách tiếng Việt Ngữ văn 9 là gì?

- Hệ thống bài tập trong sách Ngữ văn 9 có những loại cơ bản nào?

- Thời gian: 3 phút (cho 1 thể loại)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, động viên, giúp đỡ...

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS báo cáo kết quả, nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định.

GV chốt và mở rộng kiến thức.

I. HỌC ĐỌC

1. Đọc hiểu văn bản truyện.

- Sách Ngữ văn 9 tập trung dạy cách đọc văn bản truyện thông qua một số tác phẩm tiêu biểu.

- Ngoài các yêu cầu chung về đọc hiểu văn bản truyện đã học, cần nhận biết và phân tích được đặc điểm một số thể loại được học ở sách Ngữ văn 9 như: Truyện thơ Nôm, truyện truyền kì, truyện trinh thám.

2. Đọc hiểu văn bản thơ.

- Các văn bản thơ tập trung ở Bài 1 và Bài 7.

- Ngoài các yêu cầu chung về đọc hiểu tác phẩm thơ, cần chú ý cách đọc một số thể thơ mới ở sách Ngữ văn 9 như: Thơ song thất lục bát, thơ tám chữ, thơ tự do...

3. Đọc hiểu văn bi kịch.

- Sống, hay không sống? (trích “Ham-lét” - Sếch- xpia)

- Đình công và nổi dậy (trích “Kim tiền” -Vi Huyền Đắc)

- Khi đọc văn bản bi kịch, ngoài các yêu cầu chung về đọc hiểu văn bản kịch, cần chú ý nhận biết và phân tích được một số đặc điểm của bi kịch.

4. Đọc hiểu văn bản nghị luận.

- Khi đọc VBNL , ngoài các yêu cầu chung, cần chú ý thêm một số yêu cầu mới của văn nghị luận ở sách Ngữ văn 9 như: phân biệt được cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày chủ quan; biết nhận xét, đánh giá tính chất đúng – sai của vấn đề hoặc quan điểm được nêu trong văn bản…

5. Đọc hiểu văn bản thông tin.

- Khi đọc văn bản thông tin, ngoài các yêu cầu chung, cần chú ý thêm một số đặc điểm của loại văn bản thông tin giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử, nội dung, hình thức của bài phỏng vấn.

6. Thực hành tiếng Việt.

- Các kiến thức được hình thành thông qua các văn bản đọc hiểu và các loại bài tập sau:

a/ Bài tập nhận biết các hiện tượng và đơn vị tiếng Việt.

Ví dụ: Bài tập nhận biết các biện pháp tu từ điệp thanh, điệp vần.

b/ Bài tập phân tích tác dụng của các hiện tượng và đơn vị tiếng Việt.

Ví dụ: Bài tập phân tích tác dụng của biện pháp tu từ chơi chữ trong tác phẩm văn học và đời sống.

c/ Bài tập tạo lập đơn vị tiếng Việt.

Ví dụ: Bài tập viết đoạn văn sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.

.................

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 886
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm