Giáo án Địa lí 9 Cánh Diều file word
Mẫu soạn giáo án môn Địa lí 9 Cánh Diều
Giáo án Địa 9 sách Cánh Diều - Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc mẫu kế hoạch bài dạy môn Địa lí lớp 9 nằm trong tổ hợp môn Lịch sử Địa lí 9 sách Cánh Diều. File giáo án Địa lí 9 Cánh Diều được thiết kế theo hướng dẫn của Công văn 5512 bằng file word nên rất thuận tiện cho các thầy cô chỉnh sửa sao cho phù hợp với kế hoạch dạy học của trường mình.
Hiện tại bộ giáo án Địa 9 Cánh Diều của Hoatieu bao gồm bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 19. Các nội dung còn lại sẽ được chúng tôi cập nhật trong thời gian sớm nhất.
Mẫu giáo án Địa 9 sách Cánh Diều được chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ các thầy cô khi biên soạn giáo án cho riêng mình.
Giáo án Địa lí 9 Cánh Diều bài 1
CHƯƠNG 1: ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM
Bài 1: DÂN TỘC, GIA TĂNG DÂN SỐ VÀ CƠ CẤU DÂN SỐ
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học này, giúp học sinh:
1. Kiến thức
- Trình bày được đặc điểm phân bố các dân tộc Việt Nam.
- Phân tích được sự thay đổi cơ cấu tuổi và giới tính của dân cư.
- Vẽ và nhận xét dược biểu đồ về gia tăng dân số.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: tự đọc sách và học liệu tham khảo, chủ động trong làm việc nhóm.
- Giao tiếp và hợp tác: thông qua thông qua các hoạt động nhóm và phương pháp dạy học thảo luận, …
* Năng lực đặc thù:
- Giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí: Mô tả được sự phân hoá không gian của các hiện tượng dân cư, quần cư; giải thích được một số nhân tố tác động tới sự phân hoá đó qua một ví dụ cụ thể. Phân tích tác động của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tới sự phân bố dân cư.
- Cập nhật thông tin, liên hệ thực tế: Biết tìm kiếm các thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật tri thức, số liệu,... về dân số Việt Nam.
- Khai thác Internet phục vụ môn học: lấy thông tin về văn hóa các dân tộc trên các web
- Tìm hiểu địa lí: vẽ được biểu đồ thể hiện tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta, giai đoạn 1999 — 2021.
3. Phẩm chất
- Yêu nước: có ý thức bảo vệ các di sản văn hóa, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hoá của các dân tộc.
- Nhân ái: tôn trọng sự đa dạng về văn hoá của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam và các dân tộc khác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Bảng nhóm, bút lông.
- Phiếu học tập.
- Hình ảnh các dân tộc Việt Nam
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi.
- Giấy note làm bài tập trên lớp.
- Atlat Địa lí Việt Nam.
- Giấy A3,4; bút lông màu….để vẽ sơ đồ tư duy
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu (5 phút)
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS ở tiết đầu tiên của môn Địa lí.
b) Nội dung: HS chơi trò chơi “Siêu trí nhớ”
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV phổ biến luật chơi:
● GV chia lớp thành 6-8 nhóm chơi.
● GV cho HS xem qua về các hình ảnh của các dân tộc Việt Nam, sau đó HS có 2 phút để nghiên cứu về đặc trưng về trang phục của các dân tộc trên hình ảnh.
..................
Giáo án Địa lí 9 Cánh Diều bài 2
Bài 2: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học này, giúp học sinh:
1. Kiến thức
- Đọc bản đồ dân số Việt Nam để rút ra được đặc điểm phân bố dân cư.
- Trình bày được sự khác biệt giữa quần cư thành thị và quần cư nông thôn.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: tự đọc sách và học liệu tham khảo, chủ động trong làm việc nhóm.
- Giao tiếp và hợp tác: thông qua thông qua các hoạt động nhóm và phương pháp dạy học thảo luận, …
* Năng lực đặc thù:
- Nhận thức khoa học địa lí: Phân tích ảnh hưởng của các đặc điểm phân bố dân, đặc trưng quần cư nông thôn và thành thị
- Tìm hiểu địa lí: Đọc được bản đồ dân số Việt Nam để xác định các đô thị.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: bảo vệ môi trường nơi sinh sống, có trách nhiệm với sự nghiệp công nghiệp hóa- thúc đẩy quá trình đô thị hóa.
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Phiếu học tập.
- Hình ảnh, video các loại hình quần cư, các đô thị, các loại quần cư…
- Bản đồ phân bố dân cư Việt Nam
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi.
- Giấy note làm bài tập trên lớp.
- Thiết bị kết nối internet (nếu có)
- Máy tính
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu (4 phút)
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS ở tiết đầu tiên của môn Địa lí.
b) Nội dung: HS nghe bài hát “Cô Thắm về làng” và trả lời câu hỏi
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
● Theo em cô Thắm ở đâu mới về? → Ở trên thành phố hay ở nơi thành thị.
● Sự khác biệt về trang phục giữa cô Thắm và những người khác vào ngày cô Thắm về làng như thế nào? → Cô Thắm ăn mặc giống như những người ở trên thành phố chủ yếu là trang phục dành cho văn phòng. Những người ở miền quê thì mặc trang phục như đồ Bà Ba để thuận tiện cho sinh hoạt.
● Tại sao có sự khác biệt đó? → Ở nơi thành thị chủ yếu là những người làm công việc văn phòng và làm việc trong các công ty xí nghiệp; Ở nông thôn chủ yếu làm nông nghiệp nên trang phục nhẹ nhàng thoải mái thuận lợi cho công việc.
● Theo em tại sao một sự kiện ( như cô Thắm về làng) ở nông thôn lại được rất nhiều người quan tâm nhưng ở thành thị thì ít hơn? → Vì ở nông thôn chủ yếu làm nông nghiệp cho nên có thời gian nông nhàn nhiều, mật độ dân số thưa nên phổ biến lối sống nông thôn mọi người quan tâm đến nhau nhiều. Ở thành thị mật độ dân số quá đông, dân cư lại đi làm trong các công ty và xí nghiệp cả ngày nên ít quan tâm được đến nhau trong những công việc thường ngày.
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV cho HS nghe nhạc bài hát qua link https://www.youtube.com/watch?v=QE5C0q_nHR4&list=PLs4_q0BlcuEjlKC7S9zcHcWVH6KlO1OxE và trả lời các câu hỏi:
1. Theo em cô Thắm ở đâu mới về?
2. Sự khác biệt về trang phục giữa cô Thắm và những người khác vào ngày cô Thắm về làng như thế nào?
3. Tại sao có sự khác biệt đó?
4. Theo em tại sao một sự kiện (như cô Thắm về làng) ở nông thôn lại được rất nhiều người quan tâm nhưng ở thành thị thì ít hơn?
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS Trả lời câu hỏi theo tiến trình của giáo viên.
- Báo cáo, thảo luận:
+ Các học sinh đưa ra các câu hỏi để thảo luận
- Kết luận, nhận định:
+ GV khéo léo dẫn dắt học sinh vào nội dung liên quan đến bài học là phân bố dân cư và quần cư nông thôn và thành thị.
..........................
Giáo án Địa lí 9 Cánh Diều bài 3
THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ VIỆC LÀM Ở ĐỊA PHƯƠNG
VÀ NHẬN XÉT SỰ PHÂN HÓA THU NHẬP THEO VÙNG
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học này, giúp học sinh:
1. Kiến thức
- Phân tích được vấn đề việc làm ở địa phương.
- Nhận xét được sự phân hóa thu nhập theo vùng từ bảng số liệu cho trước.
2. Năng lực
* Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, làm việc độc lập và làm việc nhóm giải quyết các vấn đề thực tế, có tư duy tổng hợp, phân tích, đánh giá vấn đề.
* Năng lực đặc thù:
- Năng lực nhận thức Địa lí: Trình bày được một số thông tin về vấn đề việc làm ở địa phương em đang sinh sống.
- Năng lực tìm hiểu Địa lí: Sử dụng công cụ Địa lí qua lược đồ, biểu đồ, hình ảnh, bảng số liệu… về vấn đề việc làm ở địa phương, sự phân hóa thu nhập theo.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng Địa lí: Tìm kiếm thông tin trên Internet về vấn đề việc làm ở địa phương; thiết kế sản phẩm sáng tạo về vấn đề việc làm ở địa phương
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Thông qua tìm kiếm tư liệu về địa phương.
- Trách nhiệm với nhiệm vụ của mình, với nhiệm vụ nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Bài trình chiếu, các link website,….
- Tranh ảnh, video, các thông tin về vấn đề việc làm ở địa phương
- Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm.
2. Học sinh
- Sách giáo khoa và vở ghi; giấy A4 để vẽ sơ đồ tư duy
- Thiết bị kết nối internet
- Sản phẩm sáng tạo chuẩn bị trước ở nhà
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu (5 phút)
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS ở tiết đầu tiên của môn Địa lí.
b) Nội dung: HS diễn tiểu phẩm về vấn đề việc làm.
c) Sản phẩm: Tiểu phẩm của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV gợi ý cho HS diễn kịch về vấn đề việc làm, Gv có thể cung cấp cho HS kịch bản như ở phần phụ lục hoặc hướng dẫn các em tự viết, có thể sử dụng công cụ Ai Chat GPT để hỗ trợ và chỉnh sửa thêm: https://chat.openai.com/
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ Đội kịch diễn
+ Các HS quan sát và lắng nghe câu chuyện
- Báo cáo, thảo luận:
+ GV/ đội kịch đặt vấn đề cho HS cả lớp cùng thảo luận và giải quyết trong nội dung bài: “Sau lớp 9 các em có nhiều ngã rẽ để đi học tiếp, đi làm, học nghề…mục đích chính là kiếm được việc làm ổn định sau này”. Vậy tại sao việc làm lại là vấn đề khó khăn cần giải quyết ở Việt Nam? Giáo viên có thể đưa ra một số lí do như:
✔ Quy mô dân số đông và lực lượng lao động dồi dào.
✔ Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ, mặc dù đang chuyển sang già hóa nhưng mỗi năm vẫn được bổ sung gần thêm 1 triệu lực lượng lao động càng tăng >>> dẫn đến sự cạnh tranh cao trong việc tìm kiếm việc làm.
✔ Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ chưa hoàn thiện, dẫn đến sự mất cân đối về nhu cầu lao động trong các ngành khác nhau.
✔ Sự phát triển của công nghệ và tự động hóa đã thay thế nhiều công việc thủ công, làm giảm nhu cầu lao động trong một số ngành nghề.
✔ Sự phân bố lao động không đồng đều: lao động tập trung ở các thành phố lớn và khu công nghiệp, trong khi ở nông thôn và các vùng sâu, vùng xa lại thiếu cơ hội việc làm, dẫn đến sự di cư lao động và những vấn đề xã hội khác.
✔ Các chính sách hỗ trợ việc làm chưa hiệu quả hoặc chưa kịp thời. Các doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc tuyển dụng và duy trì lao động do những quy định pháp lý phức tạp.
- Kết luận, nhận định:
+ GV khéo léo dẫn dắt học sinh vào nội dung liên quan đến bài học vấn đề việc làm ở địa phương.
2. Hình thành kiến thức mới (27 phút)
Hoạt động 1: TÌM HIỂU VỀ PHÂN HÓA THU NHẬP THEO VÙNG
a) Mục tiêu: Nhận xét được sự phân hóa thu nhập theo vùng từ bảng số liệu bảng 3.1. thu nhập bình quân đầu/tháng theo giá hiện hành phân theo vùng ở Việt Nam, năm 2010 và năm 2021
b) Nội dung: HS làm việc cặp đôi nhận xét bảng số liệu
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
- Trong giai đoạn 2010-2021: thu nhập bình quân đầu/tháng của tất cả các vùng đều tăng
- Thứ hạng của các vùng theo thứ tự từ cao xuống thấp năm 2021:
1. Đông Nam Bộ
2. Đông băng sông Hông
3. Đồng bằng sông Cửu Long
4. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
5. Tây Nguyên
6. Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Xếp hạng qua 2 năm có sự thay đổi: vị thứ của Tây Nguyên đổi cho Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV cho Hs nhận xét BSL Bảng 3.1. Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành
phân theo vùng ở Việt Nam năm 2010 và năm 2021
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS làm việc theo tiến độ.
- Báo cáo, thảo luận:
+ Gv gọi học sinh trình bày.
+ Giáo viên cho học sinh sắp xếp các vùng có thu nhập bình quân đời người theo thứ tự từ cao xuống thấp trong bảng số liệu 3.1 (Đơn vị triệu đồng) (xếp hạng qua 2 năm có sự thay đổi: vị thứ của Tây Nguyên đổi cho Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung)
..................
Giáo án Địa lí 9 Cánh Diều bài 19
BÀI 19. THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Môn học/ Hoạt động giáo dục: Địa lý 9
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Tìm hiểu thông tin, phân tích được tác động của biến đổi khí hậu và đề xuất giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và cuộc sống; tự đặt ra mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ kết hợp với thông tin, hình ảnh để trình bày những vấn đề đơn giản trong đời sống, khoa học...
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Mô tả được những nơi bị tác động bởi biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- Năng lực tìm hiểu địa lí:
+ Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK trang 192.
+ Thành thạo tìm kiếm các nguồn tài liệu tin cậy qua sách báo, tạp chí, internet để thấy được tác động của biến đổi khí hậu đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các hiện tượng thực tiễn liên quan đến biến đổi khí hậu tác động đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
3. Phẩm chất
- Yêu nước: Yêu gia đình, quê hương, đất nước, tích cực, chủ động tham gia các hoạt động.
- Nhân ái: Có thái độ tích cực, yêu thương, quan tâm về một số tác động của biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và đề ra giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- Chăm chỉ:
+ Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.
+ Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào trong học tập và đời sống hằng ngày.
- Trách nhiệm: Tinh thần học hỏi, trau dồi kiến thức, sống hòa hợp, thân thiện với mọi người xung quanh.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch bài dạy, sách giáo khoa, sách giáo viên, Atlat Địa lí Việt Nam.
- Bản đồ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- Một số tư liệu về một số tác động của biến đổi khí hậu và giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- Một số tranh ảnh về một số tác động của biến đổi khí hậu và giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Sách giáo khoa, vở ghi
- Atlat Địa lí Việt Nam.
- Hoàn thành phiếu bài tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS.
b. Nội dung: GV đặt các câu hỏi kích thích sự tư duy cho HS trả lời.
c. Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi GV đặt ra.
d. Cách thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS xem video: Mô hình ứng phó với Biến đổi Khí hậu ở ĐBSCL
https://www.youtube.com/watch?v=ZLBAlEhoj8w
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới
HS: Lắng nghe, vào bài mới: Với diện tích khoảng 4 triệu ha và nằm ở hạ lưu sông Mekong, ĐBSCL là vựa lúa lớn có trọng trách đảm bảo an ninh lương thực cho cả nước. Song, nhiều năm trở lại đây, các hiện tượng thời tiết cực đoan, dị thường do biến đổi khí hậu gây ra với tần suất ngày một gia tăng và đang tác động không nhỏ đến mọi mặt đời sống - xã hội tại ĐBSCL. Như vậy, việc biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long như thế nào? Các giải pháp ứng phó ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung bài học hôm nay.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1 Tác động của biến đổi khí hậu đối với tự nhiên, kinh tế và xã hội
a. Mục tiêu:
- Tìm hiểu thông tin, phân tích được tác động của biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long
b. Nội dung:
- Lựa chọn nội dung: Lựa chọn tìm hiểu tác động của biến đổi khí hậu đối với tự nhiên, kinh tế và xã hội ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- Tìm kiếm thông tin: Có thể tìm kiếm thông tin từ các nguồn sau
+ Internet:
. Tạp chí Môi Trường và Cuộc sống: https://moitruong.net.vn/tac-dong-cua-bien-doi-khi-hau-doi-voi-vung-dong-bang-song-cuu-long56680.html
. Tạp chí Cộng sản: https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/thong-tin-ly-luan/-/2018/38598/bien-doi-khi-hau-va-giai-phap-ung-pho-cho-dong-bang-song-cuu-long.aspx
+ Sách, báo, tạp chí,…
- Xử lí thông tin.
+ Chọn lọc tư liệu từ những thông tin tìm kiếm được
+ Sắp xếp, xử lí các thông tin vừa tìm kiếm được cho phù hợp với bài báo cáo
c. Sản phẩm:
- Thông tin HS sưu tầm và đã chọn lọc, xử lí về tác động của biến đổi khí hậu đối với tự nhiên, kinh tế và xã hội ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long
d.Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị ở nhà, từ buổi học trước. - GV chia lớp thành nhiều nhóm. Mỗi nhóm 4 học sinh chuẩn bị nội dung: Phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với tự nhiên, kinh tế và xã hội ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long - GV hướng dẫn HS cách khai thác, chọn lọc và xử lí thông tin. * HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập * HS thảo luận nhóm, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: - Đối với tự nhiên: + Tình trạng xâm nhập mặn tại một số tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra ngày càng khắc nghiệt, phức tạp, khó lường và đặc biệt không tuân theo quy luật tự nhiên. Các sông chính và kênh nhánh bị nhiễm mặn sớm hơn, ranh giới nhiễm mặn vào sâu hơn trong nội đồng. + Tình trạng sạt lở bờ biển đang diễn ra nghiêm trọng dọc theo bờ biển Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 286 km đang trong tình trạng sạt lở nghiêm trọng. + Tình trạng biến đổi khí hậu và nước biển dâng cao khoảng 0,35 cm/năm khiến nơi này bị ngập lụt. + Tình trạng sụt lún ở một số khu vực tại Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra rất nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân với quy mô khác nhau. Tốc độ sụt lún trung bình hàng năm cho toàn khu vực - Đối với kinh tế: + Tình trạng xâm nhập mặn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất, công trình xây dựng của Đồng bằng sông Cửu Long. Đợt hạn mặn lịch sử năm 2016 đã khiến 160.000ha đất bị nhiễm mặn, tổng diện tích trồng lúa ước tính thiệt hại 139.000ha. + Xói lở bờ biển làm thu hẹp diện tích đất canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. - Đối với xã hội: + Xâm nhập mặn gây ra các đợt hạn mặn lịch sử khiến người dân thiếu nước sinh hoạt, sản xuất. + Tình trạng sạt lở bờ biển gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nơi cư trú và đời sống của người dân. Xói lở bờ biển làm mất nhà cửa, tài sản và sinh kế của người dân, gây ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. + Tình trạng biến đổi khí hậu và nước biển dâng cao khoảng 0,35 cm/năm khiến nơi này bị ngập lụt, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân. * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. GV mở rộng: Xâm nhập mặn tăng cao tại Đồng bằng sông Cửu Long Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ ngày 21-29/2, nhiệt độ cao nhất tại miền Tây phổ biến từ 32-340C; riêng miền Đông có nơi 35-370C. Trong bối cảnh thời tiết không mưa, ngày nắng, mực nước trên các sông biến đổi chậm, cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia dự báo xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tăng dần vào cuối tuần và đầu tuần tới (các ngày từ 22-27/2). Chiều sâu ranh mặn tại các cửa sông chính như sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây phổ biến trong phạm vi xâm nhập mặn từ 50-62km; tại sông Cửa Tiểu, Cửa Đại phổ biến trong phạm vi 30-40km; sông Hàm Luông 32-45km; sông Cổ Chiên 30-40km; sông Hậu 40-48km; sông Cái Lớn 30-40km. Trước diễn biến trên, cơ quan khí tượng khuyến cáo các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp phục vụ nông nghiệp và dân sinh. Dự báo chung về xu thế nguồn nước và xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2023-2024, đại diện Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long sẽ ở mức cao hơn trung bình nhiều năm nhưng không gay gắt như mùa khô 2015-2016 và 2019-2020. Các đợt xâm nhập mặn tăng cao ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong tháng 2 và tháng 3 năm 2024, chủ yếu các ngày từ 22-27/2, 7/3-12/3. Tại các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn, xâm nhập mặn tăng cao vào tháng 3, tháng 4, chủ yếu tập trung vào các ngày từ 7-12/3, 22-27/3, 7-12/4 và 21-26/4. Tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long ở cấp 2. Độ mặn xâm nhập sâu trong sông, kênh rạch sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân trong khu vực. Vì vậy, các địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có biện pháp chủ động phòng chống xâm nhập mặn. Trước thực tế trên, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Hoàng Phúc Lâm cho biết, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia sẽ phối hợp với các đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ phát hành các bản tin dự báo xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ông Hoàng Phúc Lâm cho biết: "Căn cứ vào tình xâm nhập mặn tại địa phương, các đài khí tượng thủy văn tỉnh phát hành các bản tin dự báo mặn vào các ngày 10, 20 và ngày cuối tháng, thời gian phát hành bản tin từ tháng 1-5/2024". Cũng trong năm 2024, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã chỉ đạo các đơn vị liên quan liên tục theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, thủy văn, hải văn trên phạm vi cả nước, đặc biệt là công tác theo dõi, cảnh báo, dự báo sớm các đợt thiên tai. Đặc biệt, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã chỉ đạo các đơn vị liên quan cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin dự báo, cảnh báo cho Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai; Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các bộ, ngành, địa phương; các cơ quan thông tấn, báo chí để truyền tải sớm nhất cho nhân dân các địa phương, góp phần giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản. | 1. Tác động của biến đổi khí hậu đối với tự nhiên, kinh tế và xã hội
- Đối với tự nhiên: + Tình trạng xâm nhập mặn diễn ra ngày càng khắc nghiệt, phức tạp, khó lường và đặc biệt không tuân theo quy luật tự nhiên. + Tình trạng sạt lở bờ biển đang diễn ra nghiêm trọng dọc theo bờ biển. + Tình trạng biến đổi khí hậu và nước biển dâng cao khiến nơi này bị ngập lụt. + Tình trạng sụt lún ở một số khu vực diễn ra rất nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân với quy mô khác nhau. - Đối với kinh tế: + Tình trạng xâm nhập mặn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất, công trình xây dựng. + Xói lở bờ biển làm thu hẹp diện tích đất canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. - Đối với xã hội: + Xâm nhập mặn gây ra các đợt hạn mặn lịch sử khiến người dân thiếu nước sinh hoạt, sản xuất. + Tình trạng sạt lở bờ biển gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nơi cư trú và đời sống của người dân. + Tình trạng biến đổi khí hậu và nước biển dâng cao khiến nơi này bị ngập lụt, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân. |
................
Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
(Cả năm) Giáo án Sinh học 9 Cánh Diều file word
(Bài 1-6) Giáo án điện tử Giáo dục công dân 9 Cánh Diều
Giáo án Toán 9 Cánh Diều 2024-2025 file word
Phụ lục 1, 2, 3 Hoạt động trải nghiệm 9 Cánh Diều CV 5512, 5636
(Bài 1-6) Giáo án Giáo dục công dân 9 Cánh Diều
(Mới) Giáo án điện tử Toán 9 Cánh Diều 2024
Giáo án điện tử lớp 9 Cánh Diều các môn học
Bài giảng điện tử Khoa học tự nhiên 9 Cánh Diều
- Giáo án Word
- Giáo án Văn 9 Kết nối tri thức
- Giáo án Văn 9 Chân trời sáng tạo
- Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 9 Cánh Diều
- Giáo án Toán 9 Kết nối tri thức
- Giáo án Toán 9 Cánh Diều
- Giáo án Toán 9 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Lịch sử 9 Cánh Diều kì 1
- Kế hoạch bài dạy Lịch sử 9 Kết nối tri thức
- Giáo án Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Địa lí 9 Cánh Diều
- Giáo án Địa lí 9 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Địa lí 9 Chân trời sáng tạo
- Kế hoạch bài dạy Địa lí 9 Kết nối tri thức
- Giáo án Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà CTST
- Giáo án Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo
- Giáo án Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Kết nối tri thức
- Giáo án điện tử Công nghệ 9 Kết nối tri thức Lắp đặt mạng điện
- Giáo án Công nghệ 9 Kết nối tri thức Lắp đặt mạng điện
- Giáo án Công nghệ 9 Cánh Diều - Định hướng nghề nghiệp, Trồng cây ăn quả
- Kế hoạch bài dạy Công nghệ 9 Kết nối tri thức
- Kế hoạch bài dạy Công nghệ 9 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Giáo dục công dân 9 Cánh Diều
- Giáo án Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức
- Giáo án Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo
- (Unit 1-12) Giáo án Tiếng Anh 9 Global Success
- Giáo án tiếng Anh 9 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Tiếng Anh 9 i Learn Smart World Unit 1-8
- Giáo án Tiếng Anh 9 Right On
- Giáo án Tin học 9 Kết nối tri thức
- Giáo án Tin học 9 Cánh Diều
- Kế hoạch bài dạy Tin học 9 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
- Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 Cánh Diều
- Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 9 Chân trời sáng tạo
- Giáo án môn Âm nhạc 9 Cánh Diều
- Giáo án Âm nhạc 9 Kết nối tri thức
- Giáo án Mĩ thuật 9 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật 9 Chân trời sáng tạo
- Giáo án PowerPoint
- Giáo án Powerpoint Ngữ văn 9 Cánh Diều
- Giáo án PowerPoint Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
- Tải Giáo án Powerpoint Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
- Giáo án điện tử Toán 9 Kết nối tri thức
- Giáo án điện tử Toán 9 Cánh Diều
- Giáo án điện tử Toán 9 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Powerpoint Địa lí 9 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Powerpoint Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo
- Giáo án điện tử Lịch sử 9 Kết nối tri thức
- Giáo án PowerPoint Địa lí 9 Kết nối tri thức
- Giáo án điện tử Địa lí 9 Cánh Diều
- Giáo án điện tử Công nghệ 9 Chân trời sáng tạo Lắp đặt mạng điện
- Giáo án điện tử Công nghệ 9 Cánh Diều
- (Bài 1-6) Giáo án điện tử Giáo dục công dân 9 Cánh Diều
- Giáo án điện tử Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức
- Giáo án điện tử Tiếng Anh 9 Right On
- Giáo án điện tử Tiếng Anh 9 Global Success
- Giáo án PowerPoint Tiếng Anh 9 i Learn Smart World
- Giáo án điện tử tiếng Anh 9 Chân trời sáng tạo
- Giáo án PowerPoint Tin học 9 Kết nối tri thức
- Giáo án điện tử Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo
- Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
- Giáo án powerpoint Âm nhạc 9 Kết nối tri thức
- Giáo án điện tử Âm nhạc 9 Cánh Diều
- Giáo án điện tử Mĩ thuật 9 Kết nối tri thức
- Giáo án điện tử Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo án lớp 9
Mẫu giáo án điện tử Hóa học 9 Kết nối tri thức
(Cả năm) Kế hoạch bài dạy Công nghệ 9 Chân trời sáng tạo
PowerPoint Lịch sử 9 Bài 14: Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1946 - 1950
PowerPoint Địa lí 9: Ôn tập cuối học kì 1
PowerPoint Khoa học tự nhiên 9 Bài 11: Điện trở. Định luật Ôm
(Chủ đề 1-4) Giáo án môn Âm nhạc 9 Cánh Diều