(File Word, Pdf) Giáo án Tin học 9 Kết nối tri thức 2024-2025
Kế hoạch bài dạy Tin học 9 Kết nối tri thức với cuộc sống
Giáo án môn Tin lớp 9 Kết nối tri thức với cuộc sống - Giáo án Tin học 9 Kết nối tri thức được Hoatieu chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết này là bài giảng Tin học 9 Kết nối tri thức được thiết kế theo hướng dẫn tại Công văn 5512 của Bộ giáo dục. Mẫu giáo án Tin 9 Kết nối tri thức 2 cột với đầy đủ 17 bài học trong sách giáo khoa Tin học 9 KNTT. Sau đây là nội dung chi tiết giáo án tin học 9 KNTT, mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng.
Lưu ý: Mẫu Giáo ánTin học 9 Kết nối tri thức với cuộc sống được chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ các thầy cô khi biên soạn giáo án cho riêng mình.
Giáo án Tin học 9 Kết nối tri thức bài 1
BÀI 1: THẾ GIỚI KĨ THUẬT SỐ
Tin học Lớp 9
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết được sự có mặt của các thiết bị có gắn bộ xử lí thông tin ở khắp nơi và nêu được ví dụ minh hoạ.
- Nêu được khả năng của máy tính và chỉ ra được một số ứng dụng thực tế của nó trong khoa học kĩ thuật và đời sống.
- Giải thích được tác động của công nghệ thông tin lên giáo dục và xã hội thông qua các ví dụ cụ thể.
2. Năng lực hình thành
a. Năng lực Tin học
Năng lực D (NLd): Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học.
Sử dụng được một số phần mềm học tập; sử dụng được môi trường mạng máy tính để tìm kiếm, thu thập, cập nhật và lưu trữ thông tin phù hợp với mục tiêu học tập, chủ động khai thác các tài nguyên hỗ trợ tự học.
b. Năng lực chung
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chủ động đề ra kế hoạch, cách thức thu thập dữ liệu, cách thức xử lí các vấn đề phát sinh một cách sáng tạo nhằm đạt được kết quả tốt nhất.
3. Về phẩm chất
Chăm chỉ: Chủ động thực hiện nhiệm vụ thu thập các dữ liệu để khám phá vấn đề.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: Tivi, máy tính giáo viên, phiếu học tập
2. Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 9, một số hình ảnh về các thiết bị kĩ thuật số trong những lĩnh vực khác nhau, xuất hiện ở những địa điểm khác nhau và đã trở nên quen thuộc với mọi người
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu hoạt động: HS biết được về vai trò của các thiết bị có gắn bộ xử lí ở xung quanh chúng ta như thế nào.
b. Nội dung: Biết được một số thiết bị điện tử có gắn bộ xử lí, chúng xuất hiện thường xuyên trong đời sống.
c. Sản phẩm: HS nhận xét theo chủ quan của mình.
d. Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: Hai bạn đóng vai Khoa, An đọc đoạn hội thoại sau đó cho HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi: Em hãy kể một số thiết bị điện tử có gắn bộ xử lí có trong gia đình em?
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
- Báo cáo, thảo luận: Kết thúc thảo luận, GV cho các nhóm báo cáo kết quả và tổ chức nhận xét đánh giá.
- Kết luận, nhận định:
+ HS thảo luận nhóm đưa ra câu trả lời
+ GV gọi một số nhóm đưa ra ý kiến.
+ Mọi câu trả lời của HS đều được ghi nhận, GV tổng hợp các ý kiến của HS và dẫn dắt vào hoạt động 1 của nội dung hình thành kiến thức.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Thế giới kĩ thuật số
a) Mục tiêu: Qua ví dụ cụ thể (ti vi kĩ thuật số), HS nhận ra sự phổ biến của các thiết bị gắn bộ xử lí.
b) Nội dung: HS đọc đoạn văn bản SGK trang 5, 6 trả lời câu hỏi của Hoạt động 1: Tìm hiểu ti vi kĩ thuật số.
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của HS bao gồm:
Trả lời ba câu hỏi trong Hoạt động 1. Dựa trên trải nghiệm của mình, học sinh có thể trả lời:
1. Thông tin đầu vào là yêu cầu của người dùng được truyền bằng tín hiệu không dây đến TV.
2. Ti vi thể hiện sự thay đổi ở đầu ra trên màn hình như thay đổi chương trình ti vi hoặc ứng dụng trên đó.
3. Ti vi có thực hiện thao tác xử lí thông tin.
- Ví dụ thể hiện được sự xuất hiện của thiết bị có gắn bộ xử lí thông tin ở nhiều nơi, trong nhiều lĩnh vực, chũng đã thành quen thuộc với mọi người.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - HS đọc hoạt động 1 “Tìm hiều ti vi kĩ thuật số”, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. - Hầu hết ti vi được sử dụng hiện nay là ti vi kĩ thuật số. Em hãy tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau: 1. Thông tin đầu vào nào được ti vi tiếp nhận từ bộ điều khiển? 2. Ti vi thể hiện sự thay đổi ở đầu ra như thế nào? 3. Ti vi có thực hiện thao tác xử lí thông tin không? Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi SGK/6: 1. Em hãy ghép mỗi cụm từ ô tô lái tự động, máy chụp cắt lớp, bảng điện tử, robot lắp ráp với một thiết bị có gắn bộ xử lí trong hình 1.2. 2. Những thiết bị trong hình 1.2 thường xuất hiện ở nơi nào trong thực tế? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ. Thực hiện hoạt động đọc để tìm hiểu kiến thức - Giáo viên quan sát và giúp đỡ nhóm gặp khó khăn. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV gọi 2 bạn đại diện 2 nhóm đứng dậy báo cáo kết quả làm việc của nhóm. - GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá. à Dựa vào kiến thức đã tìm hiểu, HS làm bài tập củng cố SGK trang 6. Đáp án: a) bảng điện tử; b) máy chụp cắt lớp; c) robot lắp ráp; d) ô tô lái tự động. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | Đáp án câu hỏi SGK 1. Thông tin đầu vào là yêu cầu của người dùng được truyền bằng tín hiệu không dây đến ti vi. 2. Ti vi thể hiện sự thay đổi ở đầu ra trên màn hình như thay đổi chương trình tivi hoặc ứng dụng trên đó. 3. Tivi có thực hiện thao tác xử lí thông tin. 1. Thế giới kỹ thuật số Thiết bị được gắn bộ xử lí hiện diện xung quanh ta. Chúng giúp con người tự động hóa một phần hoạt động xử lí thông tin và xuất hiện trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế xã hội và đời sống... |
Hoạt động 2: Ứng dụng thực tế của máy tính trong khoa học và đời sống
a) Mục tiêu: Qua những ví dụ cụ thể, HS biết được ứng dụng thực tế của máy tính trong khoa học và đời sống.
b) Nội dung: HS đọc đoạn văn bản SGK trang 6 7 trả lời câu hỏi phần hoạt động 2: Máy tính thật là cần thiết.
c) Sản phẩm:
- Đánh giá sản phẩm theo sự phù hợp câu trả lời của HS. Câu trả lời gồm:
1) khả năng của máy tính;
2) ví dụ cho thấy sự hỗ trợ đắc lực của máy tính trong cuộc sống.
Câu trả lời ở tring đoạn văn bản SGK trang 6, 7.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành câu hỏi ở hoạt động 2: Em hãy nêu một số khả năng của máy tính mà nhờ đó máy tính có thể hỗ trợ con người một cách đắc lực trong cuộc sống? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ. Thực hiện hoạt động đọc để tìm hiểu kiến thức Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV cho các nhóm báo cáo kết quả và cho các học sinh khác nhóm khác góp ý nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Một số khả năng của máy tính: - Tính toán nhanh, chính xác: thực hiện phép toán trong 1 giây. - Lưu trữ dung lượng lớn:lưu trữ và xử lí nhiều loại dữ liệu. - Kết nối toàn cầu với tốc độ cao: kết nối máy tính với nhau tạo thành mạng máy tính toàn cầu Internet. 2. Ứng dụng thực tế của máy tính trong khoa học kĩ thuật và đời sống: - Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ - Y tế, giao thông, giải trí
2. Ứng dụng thực tế của máy tính trong khoa học và đời sống. - Máy tính có khả năng tính toán nhanh, bền bỉ, chính xác: lưu trữ dữ liệu với dung lượng lớn; kết nối toàn cầu với tốc độ cao. - Máy tính được ứng dụng hiệu quả trong nhiều lĩnh vực của khoa học kĩ thuật và đời sống. |
.................
Giáo án Tin học 9 Kết nối tri thức bài 2
BÀI 2. THÔNG TIN TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Tin học Lớp 9
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Giải thích được sự cần thiết phải quan tâm đến chất lượng thông tin khi tìm kiếm, tiếp nhận và trao đổi thông tin. Nêu được ví dụ minh hoạ.
- Giải thích được tính mới, tính chính xác, tính đầy đủ, tính sử dụng được của thông tin. Nêu được ví dụ minh hoạ.
2. Năng lực hình thành
a. Năng lực Tin học
Năng lực C (NLc): Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông.
Hiểu được tầm quan trọng của thông tin và xử lí thông tin trong xã hội hiện đại; tìm kiếm được thông tin từ nhiều nguồn với các chức năng đơn giản của công cụ tìm kiếm, đánh giá được sự phù hợp của thông tin và dữ liệu đã tìm thấy với nhiệm vụ đặt ra; thao tác được với phần mềm và môi trường lập trình trực quan để bước đầu có tư duy thiết kế và điều khiển hệ thống.
b. Năng lực chung
Tự chủ và tự học: Tự quyết định cách thức giải quyết vấn đề, tự đánh giá về quá trình và kết quả giải quyết vấn đề.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ: Chủ động lập và thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: Tivi, máy tính giáo viên, phiếu học tập.
2. Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 9, Học liệu dưới dạng hình ảnh (Hình 2.1 SGK) với kích thước đủ lớn để HS có thể nhận ra các chi tiết trong nội dung giới thiệu một trường THPT để từ đó đưa ra nhận xét trong Hoạt động 1.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu hoạt động: Tạo hứng thú học tập cho học sinh.
b. Nội dung: GV hướng HS đến nội dung bài học.
c. Sản phẩm: HS biết được vai trò của thông tin và chất lượng thông tin trong việc giải quyết những vấn đề được đặt ra trong cuộc sống.
d. Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu ba bạn đóng vai Minh, Khoa, An.
- Thực hiện nhiệm vụ: Quan sát, lắng nghe đoạn hội thoại, HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
- Báo cáo, thảo luận: Kết thúc thảo luận, GV cho các nhóm báo cáo kết quả và tổ chức nhận xét đánh giá.
- Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét đánh giá tinh thần, thái độ học tập và kết quả học sinh đã báo cáo. Từ đó hướng hướng học sinh nghiên cứu, tìm hiểu nội dung cho hoạt động hình thành kiến thức mới.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Vai trò của chất lượng thông tin trong giải quyết vấn đề
a) Mục tiêu: Sau phần này học sinh biết được: Qua ví dụ cụ thể, HS nhận ra kết quả giải quyết một vấn đề phụ thuộc vào chất lượng thông tin. Qua đó, HS giải thích được sự cần thiết phải quan tâm đến chất lượng thông tin khi tìm kiếm, tiếp nhận và trao đổi thông tin.
b) Nội dung: HS đọc đoạn văn bản SGK trang 9, trang 10 trả lời câu hỏi phần hoạt động 1: Chọn trường.
c) Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh.
Một số vấn đề có thể xảy ra: Thông tin tiếp thị, không cụ thể, chưa đầy đủ, không cập nhật… có thể dẫn đến quyết định sai, lựa chọn không phù hợp với yêu cầu, khả năng và những điều kiện khác như tài chính, giao thông…
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên HS thảo luận nhóm và đưa ra câu trả lời ở hoạt động 1, SGK trang 9, 10. 1. Em hãy cho biết việc Minh chia sẻ thông tin với An và An đã tin tưởng, sử dụng thông tin để chọn trường mà chưa tìm hiểu kĩ sẽ có thể xảy ra vấn đề gì? 2. Để đưa ra quyết định đúng, bạn An có thể sử dụng thông tin từ những nguồn nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện hoạt động đọc để tìm hiểu kiến thức (SGK trang 9, 10). - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ. Thực hiện hoạt động đọc để tìm hiểu kiến thức Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Giáo viên gọi 2 bạn đại diện 2 nhóm đứng dậy báo cáo kết quả làm việc của nhóm. - GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá. - Dựa vào kiến thức đã tìm hiểu, học sinh làm bài tập củng cố SGK trang 10. KOL là thuật ngữ viết tắt của Key Opinion Leader có nghĩa là người dẫn dắt dư luận chủ chốt hay người có ảnh hưởng. Khi em thấy một KOL quảng cáo sản phẩm trên mạng, em sẽ ứng xử thế nào? A. Chia sẻ thông tin với người thân vì KOL là một nguồn tin đáng tin cậy. B. Sử dụng sản phẩm vì KOL là một đảm bảo cho sản phẩm đã qua kiềm định. C. Cân nhắc, đánh giá chất lượng thông tin trước khi sử dụng sản phẩm. D. Không sử dụng và cảnh báo người thân về nguồn tin kém chất lượng. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Một số vấn đề có thể xảy ra: - Thông tin An thu thập được từ Minh chưa đủ cho việc chọn trưởng: còn cần nhiều thông tin như học phí, giáo viên, cơ sở vật chất, điểm đầu vào,… - Bạn An chỉ để 1 nguyện vọng duy nhất là không an toàn, bạn không có sự lựa chọn, nếu trượt nguyện vọng này là bạn sẽ không có trường để học. 2 Bạn An có thể sử dụng thông tin có chất lượng từ những nguồn đáng tin cậy như trang web của Sở giáo dục và đào tạo, ý kiến của giáo viên chủ nhiệm hay của người thân có kinh nghiệm. C. Cân nhắc, đánh giá chất lượng thông tin trước khi sử dụng sản phẩm.
1. Vai trò của chất lượng thông tin trong giải quyết vấn đề - Thông tin là cơ sở để đưa ra các quyết định. Cần phải quan tâm đến chất lượng thông tin khi tìm kiếm, tiếp nhận, trao đổi và sử dụng thông tin để có thể đưa ra các quyết định đúng đắn. |
Hoạt động 2: Chất lượng thông tin
a) Mục tiêu: Thông qua ví dụ về thông tin mà theo HS là hữu ích, HS sẽ nhận biết được một số yếu tố tạo nên chất lượng thông tin.
b) Nội dung: HS đọc đoạn văn bản SGK trang 10, 11 trả lời câu hỏi phần hoạt động 2: Thông tin hữu ích.
c) Sản phẩm: Đánh giá sản phẩm theo sự phù hợp câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên HS thảo luận nhóm và đưa ra câu trả lời ở hoạt động 2, SGK trang 11, 12. Nhiệm vụ 1: 1. Hãy tìm kiếm và lựa chọn thông tin mà theo em là hữu ích giúp em chọn trường THPT. 2. Tại sao thông tin đó là hữu ích? Đối với việc giải quyết vấn đề chọn trường của em? Nhiệm vụ 2: Trong khi tìm thông tin về các trường THPT, bạn An đã không để ý đến thời gian đăng kí nguyện vọng dự thi và xét tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập. Theo em: a) Sơ suất này vi phạm tiêu chí nào về chất lượng thông tin? b) Điều đó có thể dẫn đến khó khăn gì cho bạn An? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS: Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả luận ghi vào bảng nhóm, phân công thành viên nhóm chuẩn bị - GV: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các cá nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV gọi 2 bạn đại diện 2 nhóm đứng dậy báo cáo kết quả làm việc của nhóm. - GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá. - Dựa vào kiến thức đã tìm hiểu, HS làm bài tập củng cố SGK trang 11. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. Chất lượng thông tin: - Tính mới: + An: thông tin An tìm được trên trang web trang trại chưa được cập nhật nên không đảm bảo tính mới. + Minh: thông tin Minh tìm được trên trang web của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đã cập nhật nên đảm bảo tính mới. - Tính chính xác: + An: không đảm bảo tính chính xác do số đó không liên lạc được. + Minh: đảm bảo tính chính xác đo số đó liên lạc được. - Tính đầy đủ: + An: thiếu tính đầy đủ. + Minh: có tính đầy đủ. - Tính sử dụng được: + An: không có tính sử dụng được. + Minh: có tính sử dụng được. | Nhiệm vụ 1: 1. Các thông tin em cho là hữu ích với việc chọn trường THPT - Vị trí trường: gần nhà hay xa nhà, đi lại thuận tiện hay không - Chất lượng giáo dục: xem xếp hạng trường, đánh giá từ các bên thứ ba, thành tích học tập và kết quả đầu ra của học sinh. - Ngành học và chương trình giảng dạy: xem xét các ngành học mà trường cung cấp có phù hợp với sở thích và mục tiêu của em hay không. - Cơ sở vật chất: đánh giá các phòng học, phòng thực hành, thư viện, phòng thể dục, công nghệ thông tin và các tiện ích khác ở trường - Các hoạt động ngoại khóa - Học phí: phù hợp với túi tiền của gia đình 2. Thông tin trên sẽ hữu ích với việc chọn trường của em vì: - Nó giúp em tìm hiểu và đánh giá giá xem trường có đáp ứng mục tiêu và mong muốn của em không - Em có thể chọn trường phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp và sở thích của mình - Các tiêu chí trên giúp em đảm bảo rằng môi trường học tập và phát triển của trường phù hợp với nhu cầu và khả năng của cá nhân em. - Em có thể tìm hiểu các hoạt động ngoại khóa để đảm bảo rằng em có cơ hội tham gia vào các hoạt động phát triển bản thân ngoài giờ học. Nhiệm vụ 2: a. Bạn An đã vi phạm tiêu chí tính đầy đủ b. Điều đó dẫn đến khó khăn cho bạn An - Lỡ hạn đăng ký và không có cơ hội tham gia vào quá trình xét tuyển của trường mà bạn ấy mong muốn. - Bạn ấy có thể phải tìm kiếm các trường khác hoặc phải chờ đến kỳ xét tuyển tiếp theo, gây mất thời gian và ảnh hưởng đến quyết định học tập của bạn An - Ngoài ra, điều này gây áp lực không cần thiết cho bạn An trong quá trình chọn trường THPT phù hợp |
..............
Giáo án Tin học 9 Kết nối tri thức bài 3
BÀI 3: THỰC HÀNH: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN
Tin học Lớp 9
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Đánh giá được tính hữu ích của thông tin được sử dụng để giải quyết một vấn đề cụ thể dựa trên các yếu tố xác định chất lượng thông tin.
2. Năng lực hình thành
a. Năng lực Tin học
Năng lực C (NLc): Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông.
- Tìm kiếm được thông tin để giải quyết vấn đề.
- Đánh giá được chất lượng thông tin trong giải quyết vấn đề.
b. Năng lực chung
Tự chủ và tự học: Tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, tự quyết định cách thức thu thập dữ liệu, tự đánh giá về quá trình và kết quả thực hiện 3. Phẩm chất
Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành công việc thu thập các dữ liệu mà bản thân được phân công, phối hợp với thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: Tivi, máy tính giáo viên, phiếu học tập.
2. Học liệu: Một số từ khoá giúp HS tìm kiếm thông tin về cơ sở giáo dục khi kết thúc cấp THCS, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu hoạt động: HS hiểu được không phải giải quyết trọn vẹn vấn đề mà là tìm kiếm và đánh giá thông tin để giải quyết một cách hiệu quả vấn đề được đặt ra. Giới thiệu nội dung nhiệm vụ thực hành và kết nối với Bài 2.
b. Nội dung: HS biết được nội dung thực hành là sử dụng công cụ trực quan trình bày thông tin trao đổi và hợp tác.
c. Sản phẩm: HS nhận xét theo chủ quan của mình.
d. Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV cho HS đọc tình huống trong SGK: “Để chuẩn bị cho việc tiếp tục học tập sau khi kết thúc cấp học THCS, em cần tìm hiểu thông tin để giải quyết vấn đề lựa chọn môi trường học tập và xu hướng nghề nghiệp trong tương lai, phù hợp với năng lực và nguyện vọng của các em. Theo em làm thế nào để tìm kiếm được thông tin giúp giải quyết vấn đề chọn trường và đánh giá được chất lượng thông tin mà em đã tìm được”?
- GV chia lớp thành 2 nhóm: mỗi nhóm sẽ đưa ra 1 hướng giải quyết phương án sau đó nhóm còn lại phản biện đưa ra tồn tại - hạn chế của phương án nhóm bạn đưa ra.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
- Báo cáo, thảo luận: Kết thúc thảo luận, GV cho các nhóm báo cáo kết quả và tổ chức nhận xét đánh giá.
- Kết luận, nhận định: Mọi câu trả lời của HS đều được ghi nhận, GV tổng hợp các ý kiến của HS và dẫn dắt vào hoạt động 1 của nội dung hình thành kiến thức.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Nhiệm vụ 1. Tìm kiếm theo mục đích, yêu cầu
a) Mục tiêu: HS được thực hành tìm kiếm theo mục đích, yêu cầu.
b) Nội dung: Thực hiện yêu cầu của Nhiệm vụ 1: Tìm kiếm theo mục đích, yêu cầu theo gợi ý hướng dẫn SGK trang 12, 13.
c) Sản phẩm: Bài thực hành của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - HS ngồi theo nhóm đôi để thực hành trên máy tính, thực hiện theo gợi ý trong SGK trang 12, 13 để hoàn thành nhiệm vụ 1 (lưu ý hoán đổi để mỗi HS được thực hành trực tiếp trên máy một nhiệm vụ). - Yêu cầu HS đọc nội dung trong SGK đồng thời yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau: ?a Mục đích và yêu cầu tìm kiếm là gì? ?b Em thực hiện tìm kiếm như thế nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện hoạt động đọc để tìm hiểu yêu cầu của nhiệm vụ (SGK trang 12, 13). - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm đôi. Thực hiện yêu cầu của nhiệm vụ trong SGK. - GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS khi cần thiết. Trong quá trình quan sát học sinh thực hành, nhận diện các vấn đề cần lưu ý và lựa chọn nhóm HS báo cáo kết quả (nhóm có kết quả đã đạt được theo mục tiêu, nhóm có vấn đề cần lưu ý,...) Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV sử dụng công cụ quản lý phòng máy (ví dụ: NetSupport School,...) để HS báo cáo quá trình thực hành trước lớp. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | a. Xác định mục đích, yêu cầu tìm kiếm thông tin - Mục đích: Tìm kiếm thông tin về các trường THPT tại địa phương để quyết định lựa chọn nguyện vọng đăng kí. - Yêu cầu tìm kiếm: + Điểm chuẩn và chỉ tiêu tuyển sinh của trường trong 3 năm gần nhất + Tỉ lệ học sinh của trường tốt nghiệp THPT và trúng tuyển vào các trường đại học có uy tín. + Những nhóm môn học mà trường có thế mạnh + Các hoạt động ngoại khóa của trường + Khoảng cách từ nhà đến trường b. Thực hiện tìm kiếm - Sử dụng máy tìm kiếm và các từ khóa tìm kiếm để tìm thông tin trên Internet - Lưu trữ tóm tắt thông tin vừa tìm được - Sử dụng công cụ hội thoại thông minh để khoanh vùng phạm vi tìm kiếm |
Hoạt động 2: Nhiệm vụ 2. Quyết định dựa trên chất lượng thông tin
a) Mục tiêu: HS đưa ra được quyết định của mình dựa trên chất lượng thông tin.
b) Nội dung: Thực hiện yêu cầu của Nhiệm vụ 2: Quyết định dựa trên chất lượng thông tintheo gợi ý SGK trang 14.
c) Sản phẩm: Bài thực hành của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
..................
Giáo án Tin học 9 Kết nối tri thức bài 4
BÀI 4: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÍ VỀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET
Tin học Lớp 9
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu biết cơ bản về pháp luật, đạo đức và văn hoá liên quan đến sử dụng tài nguyên thông tin và giao tiếp trên mạng.
- Tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số đối với đời sống con người và xã hội, nêu được ví dụ minh hoạ.
- Nội dung liên quan đến luật Công nghệ thông tin, nghị định về sử dụng dịch vụ Internet, các khía cạnh pháp lí của việc sở hữu, sử dụng và trao đổi thông tin.
- Một số hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức, thiếu văn hoá khi hoạt động trongmôi trường số thông qua một vài ví dụ.
2. Năng lực hình thành
a. Năng lực Tin học
Năng lực B (NLb): Ứng xử phù hợp trong môi trường số
- Trình bày được một số tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số đối với đời sống con người và xã hội, nêu được ví dụ minh hoạ.
- Nêu được một số nội dung liên quan đến luật Công nghệ thông tin, nghị định về sử dụng dịch vụ Internet, các khía cạnh pháp lí của việc sở hữu, sử dụng và trao đổi thông tin.
- Nêu được một số hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức, thiếu văn hoá khi hoạt động trong môi trường số thông qua một vài ví dụ.
b. Năng lực chung
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Chủ động đề ra kế hoạch, cách thức giải quyết vấn đề, cách thức xử lí các vấn đề phát sinh một cách sáng tạo khi giải quyết vấn đề nhằm đạt được kết quả tốt nhất.
3. Phẩm chất
Trách nhiệm: Tự giác đề xuất giả thuyết và lập kế hoạch để giải quyết vấn đề theo giả thuyết đã đặt ra.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: Tivi, máy tính giáo viên, phiếu học tập.
2. Học liệu: GV chuẩn bị một số tình huống liên quan đến sử dụng tài nguyên thông tin và giao tiếp trên mạng. HS tìm hiểu trước một số hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức, thiếu văn hoá khi hoạt động trong môi trường số.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu hoạt động: HS kể được các tác động tiêu cực trong việc sử dụng các dịch vụ internet.
b. Nội dung: GV hướng HS đến nội dung bài học.
c. Sản phẩm: HS nhận xét theo chủ quan của mình.
d. Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia nhóm HS và giao nhiệm vụ hoạt động nhóm.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
- Báo cáo, thảo luận: Kết thúc thảo luận, GV cho các nhóm báo cáo kết quả và tổ chức nhận xét đánh giá.
- Kết luận, nhận định: Mọi câu trả lời của HS đều được ghi nhận, GV tổng hợp các ý kiến của HS và dẫn dắt vào hoạt động 1 của nội dung hình thành kiến thức.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Một số tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số
a) Mục tiêu: HS có thể liệt kê một vài tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số đối với xã hội.
b) Nội dung: HS đọc đoạn văn bản SGK trang 15, 16 trả lời câu hỏi phần hoạt động 1: Mặt trái của công nghệ kĩ thuật số.
c) Sản phẩm: HS nêu được một số tác động tiêu cực phổ biến như: nghiện Internet, nghiện trò chơi điện tử, bị đánh cắp thông tin,...
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu HS thảo luận nhóm và đưa ra câu trả lời ở hoạt động 1, SGK trang 15, 16. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện hoạt động đọc để tìm hiểu yêu cầu của nhiệm vụ (SGK trang 15, 16). - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm đôi. Thực hiện yêu cầu của nhiệm vụ trong SGK. - GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Giáo viên gọi 2 bạn đại diện 2 nhóm đứng dậy báo cáo kết quả làm việc của nhóm. - GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá. - Dựa vào kiến thức đã tìm hiểu, học sinh làm bài tập củng cố SGK trang 16. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Một số tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số Ngoài các tác động tích cực công nghệ kĩ thuật số còn có một số tác động tiêu cực lên đời sống con người về xã hội |
..................
Mời các bạn xem trọn bộ giáo án Tin học 9 KNTT trong file tải về.
Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
(Cả năm) Bản đặc tả đề thi học kì môn Âm nhạc 9 Kết nối tri thức
(CV 5636, 5512) Kế hoạch giáo dục môn Lịch sử Địa lí 9 Kết nối tri thức
(4 Module) Kế hoạch bài dạy Công nghệ 9 Kết nối tri thức
(Bài 36-51) Trọn bộ Giáo án Sinh học 9 Kết nối tri thức
Giáo án Mĩ thuật 9 Kết nối tri thức với cuộc sống
Phụ lục 1, 2, 3 Ngữ văn 9 Kết nối tri thức file doc
Sách giáo khoa Lịch sử 9 Kết nối tri thức
Giáo án Giáo dục thể chất 9 Kết nối tri thức file word
- Giáo án Word
- Giáo án Văn 9 Kết nối tri thức
- Giáo án Văn 9 Chân trời sáng tạo
- Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 9 Cánh Diều
- Giáo án Toán 9 Kết nối tri thức
- Giáo án Toán 9 Cánh Diều
- Giáo án Toán 9 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Lịch sử 9 Cánh Diều kì 1
- Kế hoạch bài dạy Lịch sử 9 Kết nối tri thức
- Giáo án Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Địa lí 9 Cánh Diều
- Giáo án Địa lí 9 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Địa lí 9 Chân trời sáng tạo
- Kế hoạch bài dạy Địa lí 9 Kết nối tri thức
- Giáo án Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà CTST
- Giáo án Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Chân trời sáng tạo
- Giáo án Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Kết nối tri thức
- Giáo án điện tử Công nghệ 9 Kết nối tri thức Lắp đặt mạng điện
- Giáo án Công nghệ 9 Kết nối tri thức Lắp đặt mạng điện
- Giáo án Công nghệ 9 Cánh Diều - Định hướng nghề nghiệp, Trồng cây ăn quả
- Kế hoạch bài dạy Công nghệ 9 Kết nối tri thức
- Kế hoạch bài dạy Công nghệ 9 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Giáo dục công dân 9 Cánh Diều
- Giáo án Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức
- Giáo án Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo
- (Unit 1-12) Giáo án Tiếng Anh 9 Global Success
- Giáo án tiếng Anh 9 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Tiếng Anh 9 i Learn Smart World Unit 1-8
- Giáo án Tiếng Anh 9 Right On
- Giáo án Tin học 9 Kết nối tri thức
- Giáo án Tin học 9 Cánh Diều
- Kế hoạch bài dạy Tin học 9 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
- Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 Cánh Diều
- Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 9 Chân trời sáng tạo
- Giáo án môn Âm nhạc 9 Cánh Diều
- Giáo án Âm nhạc 9 Kết nối tri thức
- Giáo án Mĩ thuật 9 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật 9 Chân trời sáng tạo
- Giáo án PowerPoint
- Giáo án Powerpoint Ngữ văn 9 Cánh Diều
- Giáo án PowerPoint Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
- Tải Giáo án Powerpoint Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
- Giáo án điện tử Toán 9 Kết nối tri thức
- Giáo án điện tử Toán 9 Cánh Diều
- Giáo án điện tử Toán 9 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Powerpoint Địa lí 9 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Powerpoint Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo
- Giáo án điện tử Lịch sử 9 Kết nối tri thức
- Giáo án PowerPoint Địa lí 9 Kết nối tri thức
- Giáo án điện tử Địa lí 9 Cánh Diều
- Giáo án điện tử Công nghệ 9 Chân trời sáng tạo Lắp đặt mạng điện
- Giáo án điện tử Công nghệ 9 Cánh Diều
- (Bài 1-6) Giáo án điện tử Giáo dục công dân 9 Cánh Diều
- Giáo án điện tử Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức
- Giáo án điện tử Tiếng Anh 9 Right On
- Giáo án điện tử Tiếng Anh 9 Global Success
- Giáo án PowerPoint Tiếng Anh 9 i Learn Smart World
- Giáo án điện tử tiếng Anh 9 Chân trời sáng tạo
- Giáo án PowerPoint Tin học 9 Kết nối tri thức
- Giáo án điện tử Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo
- Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
- Giáo án powerpoint Âm nhạc 9 Kết nối tri thức
- Giáo án điện tử Âm nhạc 9 Cánh Diều
- Giáo án điện tử Mĩ thuật 9 Kết nối tri thức
- Giáo án điện tử Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo án lớp 9
Mẫu giáo án điện tử Hóa học 9 Kết nối tri thức
(Cả năm) Kế hoạch bài dạy Công nghệ 9 Chân trời sáng tạo
PowerPoint Lịch sử 9 Bài 14: Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn 1946 - 1950
PowerPoint Địa lí 9: Ôn tập cuối học kì 1
PowerPoint Khoa học tự nhiên 9 Bài 11: Điện trở. Định luật Ôm
(Chủ đề 1-4) Giáo án môn Âm nhạc 9 Cánh Diều