(Full) Kế hoạch bài dạy Mĩ thuật 9 Chân trời sáng tạo bản 2

Tải về

Giáo án Mĩ thuật 9 Chân trời sáng tạo 2024-2025

Giáo án Mĩ thuật 9 sách Chân trời sáng tạo được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là mẫu kế hoạch bài dạy Mĩ thuật 9 bộ CTST file pdf sẽ giúp các thầy cô có ý tưởng để soạn giáo án bài giảng môn Mĩ thuật 9 học kì 1, học kì 2 của bộ sách Chân trời sáng tạo. Nội dung giáo án Mĩ thuật 9 Chân trời sáng tạo được biên soạn theo đúng hướng dẫn của công văn 5512. Sau đây là chi tiết file giáo án Mĩ thuật 9 sách mới Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng tham khảo.

KHBD Mĩ thuật 9 CTST bài 1

BÀI 1: TRÀO LƯU

NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI THẾ GIỚI (2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức

– Nhận biết được đặc điểm một số trào lưu nghệ thuật đương đại thế giới.

– Vận dụng được hình thức phong cách tạo hình của trào lưu đương đại trong thực hành sản phẩm.

– Trình bày được ý tưởng sáng tạo SPMT theo phong cách đương đại.

– Có ý thức trân trọng giá trị các tác phẩm nghệ thuật đương đại.

Nhiệm vụ của GVGợi ý phương pháp,
hình thức dạy học

– Tổ chức cho HS quan sát tranh ảnh của trào lưu nghệ thuật đương đại thế giới và thảo luận tìm ra nét đặc trưng của trào lưu đó.

– Hướng dẫn HS cách tạo ra sản phẩm mang phong cách nghệ thuật đương đại.

– Tổ chức cho HS thực hành tạo ra sản phẩm mang phong cách nghệ thuật đương đại.

– Trưng bày, phân tích, đánh giá.

– Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, trực quan, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá.

– Hình thức tổ chức: hướng dẫn thực hành hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

2. Về năng lực

2.1. Năng lực đặc thù môn học

– Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: biết quan sát và cảm nhận được các tác phẩm tiêu biểu thuộc trào lưu nghệ thuật đương đại; nắm bắt được những đặc điểm, tính chất của phong cách tạo hình tiêu biểu.

– Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: thực hiện được một SPMT theo trào lưu nghệ thuật đương đại thế giới qua cảm nhận của cá nhân bằng các yếu tố tạo hình: đường nét, hình khối, màu sắc,... trong SPMT; phân tích được một số nguyên lí tạo hình được sử dụng trong bài thực hành của bạn, qua đó, cảm thụ được vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống.

– Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp của sản phẩm; nêu được hướng phát triển mở rộng cho sản phẩm bằng nhiều chất liệu; biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.

2.2. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập và hoàn thiện bài thực hành.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học, thực hành,
trưng bày, chia sẻ nhận xét sản phẩm.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết dùng vật liệu và công cụ, hoạ phẩm để thực hành tạo SPMT.

2.3. Năng lực đặc thù của học sinh

– Năng lực ngôn ngữ: vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét,…

– Năng lực tính toán: vận dụng sự hiểu biết về hình trong không gian 2 chiều, 3 chiều để áp dụng vào sản phẩm.

3. Về phẩm chất

Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, tinh thần trách nhiệm ở HS, cụ thể
qua một số biểu hiện:

– Phát triển tình yêu thiên nhiên, cuộc sống muôn màu và có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường.

– Cảm nhận được cảnh đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp của cuộc sống qua tác phẩm thuộc trào lưu
nghệ thuật đương đại.

– Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu thông dụng như màu vẽ, giấy màu, giấy bìa,… trong thực hành, sáng tạo; tích cực tự giác và nỗ lực học tập; biết yêu quý và phát huy giá trị nghệ thuật từ việc học tập và tìm hiểu về nghệ thuật thuộc trào lưu nghệ thuật đương đại.

– Xây dựng tình thương yêu, đoàn kết, trách nhiệm với bạn bè qua hoạt động nhóm.

– Cảm nhận được cái đẹp, thể hiện được tình yêu, trách nhiệm của mình với cộng đồng, với nhóm.

– Biết chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình qua trao đổi, nhận xét sản phẩm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

– SGK, SGV, KHBD biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, tìm hiểu mục tiêu bài học.

– Một số phiên bản tác phẩm thuộc trào lưu nghệ thuật đương đại.

– Phương tiện hỗ trợ (nếu có).

2. Học sinh

– SGK, SBT (nếu có), đồ dùng học tập, giấy vẽ, giấy bìa, màu vẽ, bút vẽ,…

– Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài họ

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 1

– Ổn định tổ chức lớp.

– Kiểm tra đồ dùng học tập.

– Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC

a. Mục tiêu: HS nhận biết được chủ đề tác phẩm, ý tưởng và hình thức thể hiện, đặc điểm,
phong cách qua quan sát các tác phẩm thuộc nghệ thuật đương đại.

b. Nội dung hoạt động:

– HS quan sát các tác phẩm thuộc trào lưu nghệ thuật đương đại trong SGK trang 5 hoặc SPMT do GV chuẩn bị, qua đó, nhận thức, khai thác và hình thành ý tưởng thể hiện SPMT về chủ đề phong cảnh thiên nhiên theo phong cách nghệ thuật đương đại.

– GV hướng dẫn HS quan sát, đặt câu hỏi định hướng về những nội dung liên quan đến chủ đề trong SGK trang 5 – 7.

c. Sản phẩm học tập: HS nhận thức, có kiến thức về việc khai thác hình ảnh theo phong cách nghệ thuật đương đại, từ đó hình thành được ý tưởng sáng tạo.

.................................

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 465
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm