(Bản 1) Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 Chân trời sáng tạo chủ đề 1-5

Tải về

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 Chân trời sáng tạo - Mời các bạn cùng tham khảo mẫu giáo án môn Hoạt động trải nghiệm 9 Chân trời sáng tạo bản 1 trong bài viết sau đây của Hoatieu.

Mẫu giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 CTST dưới đây bao gồm bài giảng môn Hoạt động trải nghiệm 9 Chân trời sáng tạo từ chủ đề 1 đến chủ đề 5 được thiết kế theo hướng dẫn của CV 5512 BGDĐT. Kế hoạch bài dạy HĐTN 9 CTST được trình bày ở dạng file word thuận tiện cho các thầy cô tham khảo và chỉnh sửa.

Sau đây là nội dung chi tiết giáo án HĐTN 9 Chân trời sáng tạo kì 1, mời các bạn tham khảo và tải về sử dụng.

Mẫu giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 CTST được chia sẻ hoàn toàn miễn phí và chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ các thầy cô khi biên soạn giáo án cho riêng mình.

Mẫu giáo án bài giảng môn HĐTN 9 CTST

Giáo án bài 1 Hoạt động trải nghiệm 9 Chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ 1: TỰ TẠO ĐỘNG LỰC VÀ ỨNG PHÓ VỚI ÁP LỰC TRONG CUỘC SỐNG

(Tiết 1 – Tiết 12)

MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

Sau chủ đề này, HS sẽ:

- Khám phá được khả năng thích nghi của bản thân với sự thay đổi trong một số tình huống của cuộc sống.

- Biết cách tạo động lực cho bản thân để thực hiện hoạt động.

- Ứng phó được với những căng thẳng trong quá trình học tập và và trước các áp lực của cuộc sống.

GỢI Ý NỘI DUNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ

- Tham gia tọa đàm về Con đường phát triển của bản thân.

- Thi thuyết trình về chủ đề Tầm quan trọng của năng lực thích nghi với sự thay đổi trong cuộc sống hiện đại.

- Tọa đàm về chủ đề Những căng thẳng và áp lực mà học sinh thường gặp phải trong cuộc sống.

- Thảo luận về biện pháp ứng phó với căng thẳng và áp lực.

- Diễn đàn: Tạo động lực cho bản thân trong các hoạt động.

- ...

Gợi ý:

THI THUYẾT TRÌNH VỀ CHỦ ĐỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NĂNG LỰC THÍCH NGHI VỚI SỰ THAY ĐỔI TRONG CUỘC SỐNG HIỆN ĐẠI

I. MỤC TIÊU:

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

- HS trình bày, phân tích được tầm quan trọng của khả năng thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống hiện đại.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với TPT, BGH và GV

- Không gian đủ rộng để tổ chức cuộc thi; tranh ảnh, băng rôn trang trí; ghế ngồi; micro và loa đài; phần thưởng cho thí sinh đạt giải,...

- Thành lập BGK, người dẫn chương trình (MC).

- GV xây dựng thể lệ, các tiêu chí chấm thi thuyết trình và phổ biến thể lệ và các tiêu chí chấm thi thuyết trình đến HS các lớp.

- Giấy A0, bút dạ, băng dính,...

2. Đối với HS

- Chuẩn bị nội dung và luyện tập kĩ năng thuyết trình để tham dự thi thuyết trình.

- Sưu tầm, tìm hiểu câu chuyện, tình huống thực tiễn về khả năng thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống.

- SGK và SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới

Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ đề

a. Mục tiêu

- HS nắm được tầm quan trọng của khả năng thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống hiện đại.

- Định hướng cho HS tham gia các hoạt động trải nghiệm của nội dung 2.

b. Tổ chức thực hiện

- Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu BGK.

- Trưởng BGK công bố các tiêu chí chấm thi:

Về nội dung thuyết trình:

+ Phân tích được những thay đổi trong cuộc sống hiện đại: Thay đổi môi trường sống, môi trường làm việc, môi trường học tập, hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp, vị thế trong gia đình/ xã hội, các mối quan hệ,...

+ Phân tích được tầm quan trọng của khả năng thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống hiện đại: giúp con người giữ được cân bằng, không bị gục ngã, tồn tại, phát triển và thành công trong xã hội hiện đại.

Về cách thuyết trình:

+ Trình bày trôi chảy, rõ ràng, thuyết phục.

+ Có dẫn chứng thực tế minh hoạ.

+ Sử dụng lời nói kết hợp với tranh ảnh, video, sơ đồ minh hoạ.

Về thời gian thuyết trình: 5-7 phút/ người.

- Theo giới thiệu của người dẫn chương trình, lần lượt từng thí sinh lên thuyết trình. Các thành viên BGK sẽ cho điểm công khai đối với từng thí sinh.

- Trưởng BGK công bố danh sách những thí sinh xuất sắc nhất và tặng phần thưởng cho các em.

- Kết thúc cuộc thi, người dẫn chương trình đưa ra thông điệp của cuộc thi: Cuộc sống hiện đại luôn biến động, có nhiều thay đổi. Đừng nản chí, gục ngã mà hãy chấp nhận và sẵn sàng đương đầu, thích nghi với chúng vì tương lai, hạnh phúc của bạn.

GỢI Ý NỘI DUNG SINH HOẠT LỚP

- Trao đổi về ý nghĩa của việc nhận biết khả năng thích nghi của bản thân.

- Chia sẻ kết quả ứng phó với những căng thẳng trong quá trình học tập và áp lực của cuộc sống.

- Trao đổi về cách duy trì động lực học tập và làm việc.

- ...

Gợi ý:

CHIA SẺ KẾT QUẢ ỨNG PHÓ VỚI NHỮNG CĂNG THẲNG TRONG QUÁ TRÌNH HỌC TẬP VÀ ÁP LỰC CỦA CUỘC SỐNG

Hoạt động 1. Sơ kết tuần và thông qua kế hoạch tuần sau

Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ đề

a. Mục tiêu

HS chia sẻ được kết quả thực hiện những hành động, việc làm cụ thể để rèn luyện kĩ năng ứng phó với những căng thẳng trong quá trình học tập và áp lực của cuộc sống.

b. Tổ chức thực hiện

- GV hướng dẫn HS chia sẻ kinh nghiệm ứng phó với những căng thẳng trong quá trình học tập và áp lực của cuộc sống theo gợi ý sau:

+ Những căng thẳng trong quá trình học tập và áp lực của cuộc sống mà bản thân gặp phải.

+ Những hành động, việc làm cụ thể mà HS đã thực hiện để rèn luyện kĩ năng ứng phó với những căng thẳng trong quá trình học tập và áp lực của cuộc sống.

+ Kết quả đạt được.

+ Cảm xúc của bản thân sau khi thực hiện hoạt động vận dụng.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ trong nhóm, sau đó chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét kết quả thực hiện hoạt động vận dụng của HS. Biểu dương, khen ngợi những

- HS thực hiện tốt hoạt động vận dụng.

TỔNG KẾT

- Yêu cầu một số HS chia sẻ cảm nhận và những điều học hỏi được sau khi tham gia các hoạt động.

- GV kết luận chung: Ứng phó với căng thẳng trong học tập và áp lực của cuộc sống là kĩ năng rất cần thiết cho tất cả mọi người nói chung, HS lớp 9 nói riêng. Biết cách ứng phó với căng thẳng trong học tập và áp lực của cuộc sống giúp ta có sức khỏe tinh thần và thể chất tốt, tránh được những tác động tiêu cực do căng thẳng, áp lực gây ra. Vì vậy, mỗi chúng ta cần thường xuyên thực hiện những việc làm, hành động để rèn luyện kĩ năng ứng phó hiệu quả với những căng thẳng trong quá trình học tập và áp lực của cuộc sống.

- Nhận xét thái độ tham gia các hoạt động của HS. Khen gợi những HS/ nhóm HS tích cực tham gia các hoạt động hoặc tiến bộ.

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

TUẦN 1: NHIỆM VỤ 1, 2

- TÌM HIỂU NHỮNG THAY ĐỔI TRONG CUỘC SỐNG VÀ KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CỦA BẢN THÂN VỚI SỰ THAY ĐỔI ĐÓ;

- TÌM HIỂU VỀ CÁCH ỨNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG TRONG HỌC TẬP VÀ ÁP LỰC TRONG CUỘC SỐNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Khám phá được khả năng thích nghi của bản thân với sự thay đổi trong một số tình huống của cuộc sống.

- Ứng phó được với những căng thẳng trong quá trình học tập và và trước các áp lực của cuộc sống.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

- Xác định được những nét đặc trưng về hành vi và lời nói của bản thân.

- Thể hiện được sở thích của mình theo hướng tích cực.

- Giải thích được ảnh hưởng của sự thay đổi cơ thể đến các trạng thái cảm xúc, hành vi của bản thân.

3. Phẩm chất

- Nhân ái, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 1) – Chân trời sáng tạo.

- Tranh ảnh liên quan đề Chủ đề 1.

- Hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ trong SGK, các nhiệm vụ cần rèn luyện tại nhà để tham gia các hoạt động trên lớp hiệu quả.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

- SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 1) – Chân trời sáng tạo.

- Thực hiện nhiệm vụ GV giao trước khi đến lớp về Chủ đề 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.

d. Nội dung:

- Giới thiệu ý nghĩa chủ đề: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Gương mặt biết nói”, HS thể hiện biểu cảm, hành động phù hợp với tình huống bắt thăm được; đoán tình huống qua biểu cảm, hành động; giới thiệu ý nghĩa chủ đề 1.

- Định hướng nội dung: GV hướng dẫn HS đọc và nắm được các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề.

c. Sản phẩm:

- HS chơi trò chơi “Gương mặt biết nói” và lắng nghe GV dẫn dắt vào nội dung chủ đề.

- HS nêu các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề.

d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Giới thiệu ý nghĩa chủ đề

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Trước những tác động không mong muốn trong cuộc sống, mỗi người thường có biểu cảm, phản ứng khác nhau, trong đó có cả biểu cảm, phản ứng thể hiện tâm trạng căng thẳng, lo lắng.

- GV chia HS cả lớp thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm).

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Gương mặt biết nói”, HS thể hiện biểu cảm, hành động phù hợp với tình huống bắt thăm được; đoán tình huống qua biểu cảm, hành động.

..................

Giáo án bài 2 Hoạt động trải nghiệm 9 Chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ 2: GIAO TIẾP, ỨNG XỬ TÍCH CỰC

(Tiết 13 – Tiết 24)

MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

Sau chủ đề này, HS sẽ:

- Nhận diện được đặc điểm tích cực và điểm chưa tính cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân.

- Thực hiện được đề tài khảo sát về thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội.

GỢI Ý NỘI DUNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ

- Tham gia tiểu phẩm về hành vi ứng xử văn minh nơi công cộng.

- Diễn đàn: Giới trẻ hiện nay và các chuẩn mực giao tiếp, ứng xử trong xã hội.

- Tọa đàm về hành vi giao tiếp, ứng xử trên mạng xã hội của trẻ vị thành niên.

- Tham gia cuộc thi hùng biện về chủ đề giao tiếp và ứng xử trong cuộc sống.

- ...

Gợi ý:

DIỄN ĐÀN: GIỚI TRẺ HIỆN NAY VÀ CÁC CHUẨN MỰC GIAO TIẾP, ỨNG XỬ TRONG XÃ HỘI

I. MỤC TIÊU:

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

- Trình bày được một số chuẩn mực giao tiếp, ứng xử trong xã hội.

- Đưa ra được nhận xét về các hành vi giao tiếp, ứng xử của thanh thiếu niên hiện nay sau khi đối chiếu với các chuẩn mực xã hội.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với TPT, BGH và GV

- Không gian đủ rộng để tổ chức diễn đàn; tranh ảnh, băng rôn trang trí; ghế ngồi; micro và loa đài;...

- Thành lập BTC diễn đàn gồm: đại diện BGH, TPT Đội, đại diện Chi Đội trưởng một số lớp hoặc nhóm HS nòng cốt. BTC diễn đàn thống nhất mục tiêu, nội dung, cách tiến hành hoạt động và thời gian, địa điểm tổ chức hoạt động và định hướng một số nội dung có liên quan đến chủ đề của diễn đàn.

- Thành lập Ban cố vấn: có thể mời 1 GVCN, 1 GV dạy môn Giáo dục công dân, 1 GV phụ trách công tác tư vấn tâm lí của trường; người dẫn chương trình (MC).

- Thông báo cho HS về mục tiêu để HS chuẩn bị các ý kiến trình bày, trao đổi trong diễn đàn.

- Tổng hợp những câu hỏi của HS về chủ đề diễn đàn.

- Những trường hợp, tình huống thực tế về giao tiếp, ứng xử tích cực và chưa tích cực của HS THCS ở địa phương.

- Thông điệp về giao tiếp ứng xử.

2. Đối với HS

- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ về giao tiếp, ứng xử tích cực và chưa tích cực.

- Chuẩn bị ý kiến trình bày, trao đổi trong diễn đàn Giới trẻ hiện nay và các chuẩn mực giao tiếp, ứng xử trong xã hội.

- SGK và SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới

Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ đề

a. Mục tiêu

- HS trình bày được một số chuẩn mực giao tiếp, ứng xử trong xã hội.

- Đưa ra được nhận xét về các hành vi giao tiếp, ứng xử của thanh thiếu niên hiện nay sau khi đối chiếu với các chuẩn mực xã hội.

b. Tổ chức thực hiện

- Ổn định tổ chức, đón tiếp đại biểu (nếu có).

- Người dẫn chương trình (MC) tuyên bố lí do và giới thiệu đại biểu, ban cố vấn.

- Văn nghệ chào mừng (nếu có).

- Người dẫn chương trình giới thiệu chủ đề của diễn đàn và nêu vấn đề để các HS cùng tham gia trao đổi.

Gợi ý nội dung trao đổi:

+ Các chuẩn mực giao tiếp, ứng xử xã hội.

+ Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện các chuẩn mực giao tiếp, ứng xử xã hội.

+ Thực trạng hành vi giao tiếp, ứng xử của thanh thiếu niên hiện nay đối chiếu với các chuẩn mực xã hội.

- Người dẫn chương trình mời các HS tham gia trao đổi, thảo luận các nội dung trên (HS tự do trình bày những suy nghĩ, quan điểm của mình). Có thể mời 2 – 3 HS cùng trình bày một nội dung để có sự so sánh, bổ sung. Sau khi không còn thêm ý kiến trao đổi, MC có thể mời Ban cố vấn cho ý kiến về các vấn đề mà HS đã trao đổi.

- Kết thúc diễn đàn, MC có thể cùng HS đưa ra một số thông điệp về ý nghĩa của việc thực hiện các chuẩn mực giao tiếp, ứng xử xã hội.

GỢI Ý NỘI DUNG SINH HOẠT LỚP

- Trò chơi Phỏng vấn về kết quả rèn luyện kĩ năng giao tiếp, ứng xử của bản thân.

- Chia sẻ kết quả rèn luyện kĩ năng giao tiếp, ứng xử tích cực.

- Chia sẻ kết quả rèn luyện giao tiếp, ứng xử văn minh trên mạng xã hội của trẻ vị thành niên.

- ...

Gợi ý:

CHIA SẺ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIAO TIẾP, ỨNG XỬ TÍCH CỰC

Hoạt động 1. Sơ kết tuần và thông qua kế hoạch tuần sau

Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ đề

a. Mục tiêu

HS chia sẻ, báo cáo được kết quả rèn luyện kĩ năng giao tiếp, ứng xử tích cực của bản thân.

b. Tổ chức thực hiện

- GV yêu cầu HS chia sẻ kết quả rèn luyện kĩ năng giao tiếp, ứng xử của bản thân theo hướng tích cực dựa vào những câu hỏi gợi ý sau:

+ Tình huống giao tiếp xảy ra như thế nào?

+ Cảm xúc tiêu cực của em khi đó là gì?

+ Em đã điều chỉnh cảm xúc đó như thế nào và ứng xử ra sao?

+ Em đã gặp những khó khăn gì trong quá trình vận dụng, rèn luyện kĩ năng giao tiếp và ứng xử của bản thân theo hướng tích cực trong thực tiễn, nếu có?

+ Em đã làm gì để vượt qua những khó khăn đó?

- HS chia sẻ theo nhóm.

- Mỗi nhóm cử 1 – 2 đại diện chia sẻ trước lớp.

- Thảo luận chung cả lớp về những biện pháp vượt qua khó khăn gặp phải trong quá trình rèn luyện kĩ năng giao tiếp và ứng xử của bản thân theo hướng tích cực trong thực tiễn.

TỔNG KẾT

- GV yêu cầu một số HS chia sẻ những điều học hỏi được sau khi tham gia các hoạt động.

- GV kết luận chung: Giao tiếp là một hoạt động tự nhiên của con người được diễn ra hằng ngày, với tất cả mọi người xung quanh. Trong quá trình giao tiếp, cá nhân có thể có những biểu hiện ứng xử tích cực hoặc chưa tích cực. Các biểu hiện ứng xử tích cực sẽ giúp giao tiếp hiệu quả hơn. Việc tương tác chủ động, tôn trọng bản thân và người khác sẽ giúp mỗi người cảm thấy hài lòng trong giao tiếp.

- GV nhận xét chung, khen ngợi những HS đã rèn luyện tốt và động viên, khích lệ những HS khác tiếp tục rèn luyện theo gương các bạn.

..........................

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem toàn bộ nội dung mẫu giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 CTST file word.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
4 4.652
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm