(Chủ đề 1-4) Giáo án môn Âm nhạc 9 Cánh Diều

Tải về

Giáo án Âm nhạc lớp 9 sách Cánh Diều là mẫu giáo án bài giảng theo chương trình giáo dục phổ thông mới để các thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án. Giáo án Âm nhạc 9 sách Cánh Diều được biên soạn theo đúng hướng dẫn của Công văn 5512 được Hoatieu.vn chia sẻ miễn phí đến các bạn, góp phần cho hữu ích cho công việc chuẩn bị giáo án cho năm học 2024 sắp tới.

Mẫu Giáo án Âm nhạc 9 bộ Cánh Diều được chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ các thầy cô khi biên soạn giáo án cho riêng mình.

Giáo án môn Âm nhạc 9 Cánh Diều chủ đề 1

CHỦ ĐỀ 1: TUỔI MƯỜI LĂM

BÀI 1 – TIẾT 1

Hát bài Tuổi mười lăm

Sơ lược về quãng, cách xác định và gọi tên quãng

Môn học: Âm nhạc; Lớp: 9

Thời gian thực hiện: 01 tiết

I. Yêu cầu cần đạt

– Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Tuổi mười lăm; biết hát kết hợp gõ đệm vào các phách mạnh và mạnh vừa, đánh nhịp hoặc vận động theo nhạc.

– Nêu được khái niệm quãng; biết cách xác định và gọi tên quãng.

– Tích cực, chủ động, hợp tác trong các hoạt động luyện tập theo nhóm, tổ, lớp.

– Tích cực học tập, rèn luyện để đạt được hoài bão và ước mơ.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

– Đàn phím điện tử.

– Nhạc cụ gõ.

– File audio (hoặc video) nhạc đệm và hát mẫu bài Tuổi mười lăm.

– Một vài ví dụ minh hoạ về quãng.

III. Tiến trình dạy học

· Hoạt động mở đầu (khoảng 1 – 2 phút)

GV yêu cầu HS kể tên một vài bài hát có chủ đề về tuổi học trò; hoặc lựa chọn một trong các hình thức: vận động theo nhạc, hát tập thể, trò chơi âm nhạc, đố vui,...

Nội dung & hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Hát bài Tuổi mười lăm (khoảng 30 – 31 ph)

– Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.

– Tìm hiểu nội dung của bài hát.

– Tập trung lắng nghe.

– Tự tìm hiểu nội dung của bài hát thông qua lời ca rồi trình bày trước lớp.

– Nghe bài hát mẫu (mở file nhạc hoặc hát mẫu).

– Nghe bài hát kết hợp với vận động cơ thể hoặc biểu lộ cảm xúc.

– Giới thiệu cấu trúc của bài hát:

+ Đoạn 1: 10 nhịp (từ đầu đến mẹ hát ầu ơ).

+ Nét nhạc nối tiếp: 2 nhịp.

+ Đoạn 2: 11 nhịp (từ Ôi đẹp lắm đến hết bài).

– Tập trung lắng nghe.

– Khởi động giọng hát (có thể thay thế bằng hát tập thể một bài lúc đầu giờ)

– Khởi động giọng hát theo hướng dẫn của GV.

– Tập hát từng câu, ghép nối các câu theo lối “móc xích”: câu hát 1 nối với câu hát 2 và câu hát 3; câu hát 4 nối với câu hát 5 và câu hát 6.

Lưu ý HS những chỗ có tiết tấu đảo phách; những tiếng hát có luyến; giữa đoạn 1 và đoạn 2 có nét nhạc nối dài 2 ô nhịp; tiếng “rằm” cuối bài ngân 6 phách;…

Đoạn 1

+ Câu 1: Em bước vào ... tháng năm.

+ Câu 2: Bao ước vọng ... dòng thơ.

+ Câu 3: dịu dàng … ầu ơ.

Đoạn 2

+ Câu 4: Ôi đẹp lắm ... thế chăng?

+ Câu 5: Ôi đẹp lắm ... trăng rằm.

+ Câu 6: tròn hạnh phúc ... trăng rằm.

– Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV.

– Đàn theo giai điệu để HS tập hát lời 2.

– Tập hát lời 2 theo tiếng đàn của GV.

– Hát hoàn chỉnh cả bài, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng vào các phách mạnh và mạnh vừa, đánh nhịp hoặc vận động theo nhạc; thể hiện tình cảm hồn nhiên, trong sáng.

– Hát theo yêu cầu của GV.

– Trình bày bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân (chỉ định hoặc gọi theo tinh thần xung phong).

– Luyện tập theo tổ, nhóm, cá nhân, sau đó trình bày trước lớp (theo dõi và nhận xét phần trình bày của các bạn).

2. Sơ lược về quãng, cách xác định và gọi tên quãng (khoảng 11 – 12 phút)

– Nghe ví dụ minh hoạ về quãng (GV dùng giọng hát hoặc nhạc cụ thể hiện).

– Tập trung lắng nghe.

– Tìm hiểu về quãng:

+ Giao nhiệm vụ cho các nhóm.

+ Nêu các câu hỏi gợi mở để HS tự tìm hiểu, khám phá kiến thức:

Khoảng cách từ nốt Son lên nốt Đô (nốt Pha lên nốt La; nốt Rê xuống nốt Mi;…) có mấy bậc âm? Có bao nhiêu cung?

– Thảo luận nhóm rồi trả lời các câu hỏi của GV.

– Nhận xét phần trả lời của HS và giới thiệu: khái niệm về quãng, cách xác định và gọi tên quãng (SGK trang 8).

– Tập trung lắng nghe.

– Bài tập củng cố: Xác định độ lớn số lượng và độ lớn chất lượng của các quãng (SGK trang 9).

Đáp án:

– Hoàn thành bài tập theo yêu cầu của GV.

  • Cuối tiết học, GV chốt lại yêu cầu của tiết học và nhận xét giờ học.

.........................

Giáo án môn Âm nhạc 9 Cánh Diều chủ đề 2

CHỦ ĐỀ 2: GIAI ĐIỆU QUÊ HƯƠNG

BÀI 3 – TIẾT 1

Hát bài Quê hương thanh bình

Trải nghiệm và khám phá:

Sưu tầm một ca khúc mới sáng tác mang âm hưởng dân ca Việt Nam

Môn học: Âm nhạc; Lớp: 9

Thời gian thực hiện: 01 tiết

I. Yêu cầu cần đạt

– Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Quê hương thanh bình; biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp hoặc vận động theo nhạc.

– Biết vận dụng, sáng tạo âm nhạc thông qua hoạt động trải nghiệm và khám phá.

– Tích cực, chủ động, hợp tác trong các hoạt động luyện tập theo nhóm, tổ, lớp.

– Biết yêu quý, trân trọng âm nhạc dân tộc và các di sản văn hoá của Việt Nam; tự hào về truyền thống của quê hương, đất nước.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

– Đàn phím điện tử.

– Nhạc cụ gõ.

– File audio (hoặc video) nhạc đệm và hát mẫu bài Quê hương thanh bình.

III. Tiến trình dạy học

· Hoạt động mở đầu (khoảng 1 – 3 phút)

GV yêu cầu HS hát một câu dân ca Nam Bộ; hoặc lựa chọn một trong các hình thức: vận động theo nhạc, hát tập thể, trò chơi âm nhạc, đố vui,...

Nội dung & hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Hát bài Quê hương thanh bình (khoảng 32 – 34 ph)

– Giới thiệu tên và xuất xứ của bài hát.

– Tìm hiểu nội dung của bài hát.

– Tập trung lắng nghe.

– Tự tìm hiểu nội dung của bài hát thông qua lời ca rồi trình bày trước lớp.

– Nghe bài hát mẫu (mở file nhạc hoặc hát mẫu).

– Nghe bài hát kết hợp với vận động cơ thể hoặc biểu lộ cảm xúc.

– Giới thiệu cấu trúc của bài hát: Bài hát có hình thức một đoạn (có hai lời ca).

– Tập trung lắng nghe.

– Khởi động giọng hát (có thể thay thế bằng hát tập thể một bài lúc đầu giờ)

– Khởi động giọng hát theo hướng dẫn của GV.

– Tập hát từng câu, ghép nối các câu theo lối “móc xích”: câu hát 1 nối với câu hát 2; câu hát 3 nối với câu hát 4 và câu hát 5. Lưu ý HS những tiếng hát có luyến, những câu hát có giai điệu giống nhau,…

+ Câu 1: Non nước .... thanh bình.

+ Câu 2: Mùa màng … yên vui.

+ Câu 3: Muôn sắc hoa .... trên cành.

+ Câu 4: Chim líu lo … khúc nhạc vui.

+ Câu 5: Rộn vang ... bờ môi.

– Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV.

– Đàn theo giai điệu để HS tập hát lời 2.

– Tập hát lời 2 theo tiếng đàn của GV.

– Hát hoàn chỉnh cả bài, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng theo nhịp hoặc vận động theo nhạc; thể hiện tình cảm thiết tha, trong sáng.

– Hát theo yêu cầu của GV.

– Trình bày bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân (chỉ định hoặc gọi theo tinh thần xung phong).

– Luyện tập theo tổ, nhóm, cá nhân, sau đó trình bày trước lớp (theo dõi và nhận xét phần trình bày của các bạn).

2. Trải nghiệm và khám phá: Sưu tầm một ca khúc mới sáng tác mang âm hưởng dân ca Việt Nam (khoảng 7 – 8 phút)

– Nêu yêu cầu của hoạt động (SGK trang 15).

– Tập trung theo dõi sau đó hoạt động theo nhóm.

– Trình bày kết quả.

– Đại diện nhóm trình bày trước lớp (các nhóm khác theo dõi và nhận xét phần trình bày của các bạn).

– Nhận xét, góp ý, đánh giá.

Tham khảo một vài đáp án dưới đây:

Mẹ yêu con (Nhạc và lời: Nguyễn Văn Tý), Bóng cây kơ-nia (Nhạc Phan Huỳnh Điểu; Lời: Ngọc Anh), Một mùa xuân nho nhỏ (Nhạc Trần Hoàn; Lời: phỏng thơ Thanh Hải), Niềm vui của em (Nhạc và lời: Nguyễn Huy Hùng),…

– Tập trung lắng nghe

.............

Giáo án môn Âm nhạc 9 Cánh Diều chủ đề 3

Xem trong file tải về.

Giáo án môn Âm nhạc 9 Cánh Diều chủ đề 4

Xem trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 329
(Chủ đề 1-4) Giáo án môn Âm nhạc 9 Cánh Diều
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm