Biểu 4/BCX: Hoạt động chăm sóc bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hóa gia đình

Tải về

Mẫu hoạt động chăm sóc bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hóa gia đình

Mẫu hoạt động chăm sóc bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hóa gia đình là mẫu bản báo cáo hoạt động được lập ra để ghi chép về việc chăm sóc bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hóa gia đình. Mẫu nêu rõ thông tin chỉ tiêu chăm sóc... Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Nội dung cơ bản của mẫu hoạt động chăm sóc bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hóa gia đình như sau:

Biểu: 4/BCX

HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC BÀ MẸ, TRẺ EM VÀ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

Báo cáo 3, 6, 9 và 12 tháng

TT

Tên chỉ tiêu

Tổng số

Trong đó

Tại TYT

Tại nhà

1

2

3

4

5

I

Chăm sóc sức khỏe bà mẹ:

1

Phụ nữ có thai

Tr đó: vị thành niên

2

Số PN có thai được xét nghiệm HIV

Trđ: Số có kết quả khẳng định nhiễm HIV

3

Tổng số lượt khám thai

Trđ: Số lượt xét nghiệm nước tiểu

4

Số phụ nữ đẻ

Trđ: Số đẻ tuổi vị thành niên

Số được quản lý thai

Số được tiêm đủ mũi vắc xin phòng uốn ván

Số được khám thai 3 lần trong 3 thời kỳ

Số được khám thai ≥4 lần trong 3 thời kỳ

Số xét nghiệm HIV trước và trong mang thai lần này

Số xét nghiệm HIV khi chuyển dạ

Số có kết quả khẳng định nhiễm HIV

Trđ: Số được khẳng định trong thời kỳ mang thai

Số được xét nghiệm viên gan B

Số được xét nghiệm Giang mai

Số được CBYT đỡ

Số được cán bộ có kỹ năng đỡ

Số đẻ tại cơ sở y tế

Số đẻ con thứ 3 trở lên

5

TS bà mẹ/trẻ SS được chăm sóc sau sinh

Tr đó: chăm sóc tuần đầu

6

Số mắc và tử vong do tai biến sản khoa

Mắc

TV

Mắc

TV

Trđ: Băng huyết

Sản giật

Vỡ tử cung

Uốn ván sơ sinh

Nhiễm trùng

Tai biến do phá thai

Khác

7

Số phá thai

Trđ: ≤ 7 tuần

Vị thành niên

8

Tổng số lượt khám phụ khoa

9

Tổng số lượt chữa phụ khoa

II

Chăm sóc sức khỏe trẻ em

1

Trẻ đẻ ra sống

Tr đó: nữ

2

Số trẻ đẻ non

3

Số trẻ bị ngạt

4

Số trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV

5

Trẻ sơ sinh được cân

Trẻ sơ sinh có trọng lượng < 2500 gram

6

Số trẻ được bú sữa mẹ giờ đầu

7

Số được tiêm vitamin K1

8

Tử vong thai nhi và tử vong trẻ em

Tử vong thai nhi từ 22 tuần đến khi đẻ

Tử vong ≤ 7 ngày

Tử vong sơ sinh (chết <28 ngày)

9

Số trẻ em SDD < 5 tuổi (cân nặng/tuổi)

III

Kế hoạch hóa gia đình

1

Tổng số người mới thực hiện các BPTT

1.1

Số mới đặt DCTC

1.2

Số mới dùng thuốc tránh thai:

Tr đó:

Thuốc viên

Thuốc tiêm

Thuốc cấy

1.3

Bao cao su

1.4

Số mới triệt sản

Trđ: nam

1.5

Biện pháp hiện đại khác

2

Tai biến KHHGĐ

2.1

Số mắc

2.2

Số tử vong

Mục đích:

Đánh giá hoạt động chăm sóc SKSS, chăm sóc SKTE của xã. Cung cấp số liệu phục vụ xây dựng kế hoạch và điều hành các hoạt động chăm sóc SKBMTE và KHHGĐ. Tính toán các chỉ tiêu về chăm sóc trước, trong và sau sinh: Tỷ suất sinh thô; Tỷ lệ chấp nhận biện pháp tránh thai và tỷ lệ chăm sóc trẻ em.

Kỳ báo cáo: 3, 6, 9 và 12 tháng.

Cách tổng hợp và ghi chép:

Chỉ điền vào các ô trắng trong biểu, có nghĩa nơi nào cung cấp dịch vụ nơi đó tổng hợp.

Biểu gồm 5 cột:

Cột 1 (số thứ tự): Đã được in sẵn trong biểu.

Cột 2 (tên chỉ tiêu): là những thông tin cần thu thập và tổng hợp.

Cột 3 (tổng số): Tổng hợp số liệu của các cột 4 và 5

Cột 4 (trạm y tế xã/phường): Ghi các thông tin cung cấp dịch vụ y tế do TYT thực hiện.

Cột 5 (tại nhà): là những thông tin xảy ra tại hộ gia đình và các nơi khác không phải cơ sở y tế như đẻ rơi, đẻ trên đường đi, đẻ trên nương rẫy v.v...

Phần l- Chăm sóc sức khỏe bà mẹ

Hoạt động chăm sóc sức khỏe BM gồm có 9 chỉ tiêu cần thu thập.

1. Số phụ nữ có thai:

Ghi số phụ nữ có thai của xã/phường trong thời kỳ báo cáo vào cột 3.

Trong đó vị thành niên có thai: Ghi tổng số phụ nữ từ 15-19 tuổi có thai của xã vào cột 3 (trong trường hợp PN <15 tuổi có thai cũng được tính là vị thành niên và cũng được tổng hợp vào cột này).

2. Phụ nữ có thai được xét nghiệm HIV: Ghi số lượng phụ nữ có thai được xét nghiệm HIV, bao gồm cả những phụ nữ có thai được trạm y tế gửi đi xét nghiệm ở các cơ sở y tế tuyến trên. Ghi PN có thai có kết quả khẳng định nhiễm HIV vào cột 3 và cột 4.

3. Tổng số lượt khám thai:

Ghi tổng số lượt khám thai do TYT thực hiện, bao gồm: khám thai tại trạm y tế và số lượt cán bộ y tế đến khám thai tại nhà vào cột 3. Ghi số lượt khám tại trạm y tế vào cột 4; số lượt cán bộ y tế đến khám tại nhà vào cột 5 như vậy:

cột 3 = cột 4 + cột 5

Trong đó ghi số lượt xét nghiệm nước tiểu do trạm y tế xã thực hiện vào cột 3.

4. Số phụ nữ đẻ:

Ghi số đẻ tại trạm cột 4 và số đẻ tại nhà, đẻ rơi, đẻ trên đường đi thì ghi vào cột 5. Như vậy cột 3 = cột 4 + cột 5.

4.1. Số phụ nữ đẻ tuổi vị thành niên: Ghi tổng số đẻ tại trạm, tuổi vị thành niên vào cột 4 và số đẻ vị thành niên tại nhà, đẻ rơi, trên đường vào cột 5 và cột 3 = cột 4 + cột 5.

4.2. Số phụ nữ đẻ được quản lý thai: Ghi tương tự như phụ nữ đẻ tuổi vị thành niên. Phụ nữ đẻ được quản lý thai là số người đẻ mà trong thời kỳ có thai được khám thai lần đầu, được ghi tên vào sổ khám thai và lập phiếu khám thai tại trạm y tế.

4.3. Số phụ nữ đẻ được tiêm đủ mũi phòng uốn ván:

Khái niệm tiêm đủ mũi vắc xin phòng uốn ván (xem trong phần hướng dẫn ghi sổ đẻ). Cột 3: Ghi tổng số phụ nữ đẻ được tiêm đủ mũi vắc xin phòng uốn ván; Cột 4 ghi sổ phụ nữ đẻ tại trạm đã tiêm chủng đủ mũi vắc xin; Cột 5 ghi số đẻ ở nhà, đẻ rơi, đẻ không phải cơ sở y tế như vậy cột 3 = cột 4 + cột 5.

4.4. Số đẻ được khám thai 3 lần trong 3 thời kỳ (3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối): Cột 4 ghi số PN đẻ tại trạm đã được khám thai 3 lần và cột 5 ghi đẻ tại nhà được khám thai 3 lần: Cột 3 = cột 4 + cột 5.

4.5. Phụ nữ đẻ được khám thai ít nhất 4 lần trong 3 thời kỳ: Ghi tương tự như số PN đẻ được khám thai 3 lần trong 3 thời kỳ.

4.6. Số phụ nữ đẻ được xét nghiệm HIV trước và trong khi mang thai của lần đẻ này: Ghi các trường hợp đẻ tại trạm được xét nghiệm HIV (dù xét nghiệm ở bất cứ nơi nào) trước khi mang thai và trong thời gian mang thai vào cột 4 như vậy Cột 3 = Cột 4.

4.7. Số phụ nữ đẻ được xét nghiệm HIV khi chuyển dạ: Ghi tương tự như 4.6 nhưng chỉ là các trường hợp XN HIV khi chuyển dạ.

4.8. Số có kết quả khẳng định nhiễm HIV: Ghi số đẻ có kết quả khẳng định nhiễm HIV vào các cột và dòng tương ứng.

4.9. Ghi số khẳng định nhiễm HIV từ khi mang thai hoặc trước đó.

4.10. Số xét nghiệm viêm gan B: Ghi số phụ nữ đẻ được xét nghiệm viêm gan B tại trạm y tế như vậy cột 3 = cột 4.

4.11. Số xét nghiệm Giang mai: Ghi tương tự như xét nghiệm viêm gan B.

4.12. Số được cán bộ y tế đỡ: Ghi số phụ nữ đẻ được nhân viên y tế đỡ, kể cả nhân viên y tế thôn bản và cô đỡ thôn bản đã được đào tạo từ 6 tháng trở lên. Vào các cột tương ứng.

4.13. Số phụ nữ đẻ được cán bộ có kỹ năng đỡ. Cán bộ có kỹ năng, theo Tuyên bố chung của Tổ chức Y tế Thế giới, Hiệp hội Sản phụ khoa quốc tế và Liên đoàn Hộ sinh quốc tế năm 2004 (A joint statement by WHO. ICM and FIGO 2004), người đỡ đẻ có kỹ năng (NĐĐCKN) là những cán bộ y tế được thẩm định chất lượng (bác sỹ, y sĩ, hộ sinh), được đào tạo và đạt tới mức thuần thục những kỹ năng để có thể xử trí được các trường hợp chăm sóc trước, trong và sau sinh bình thường, phát hiện và xử trí hoặc chuyển tuyến những ca tai biến ở bà mẹ, thai nhi và trẻ sơ sinh lên tuyến cao hơn. Để dễ dàng cho việc tổng hợp số liệu số PN đẻ được cán bộ có kỹ năng đỡ, bao gồm các trường hợp đẻ do bác sĩ, y sĩ sản nhi và hộ sinh đỡ.

4.14. Số phụ nữ đẻ tại cơ sở y tế: Ghi số đẻ tại trạm y tế và cột 3 = cột 4.

4.15. Số đẻ con thứ 3 trở lên: Ghi số PN đẻ con thứ 3 trở lên vào các cột tương ứng và cột 3 = cột 4 + cột 5.

5. Tổng số bà mẹ/ trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh:

Cột 3: ghi tất cả các trường hợp được khám sau sinh của trạm y tế xã. Cột 4: Ghi các trường hợp khám tại trạm y tế. Cột 5: Ghi các trường hợp cán bộ y tế đến gia đình sản phụ để thăm khám. Như vậy: cột 3 = cột 4 + cột 5.

Trong đó: Chăm sóc tuần đầu: cách ghi tương tự như trên.

6. Tai biến sản khoa:

Ghi số mắc và số tử vong do các tai biến sản khoa được chăm sóc tại trạm y tế và tại nhà vào các cột tương ứng với từng tai biến.

Tai biến do phá thai là các tai biến như: chảy máu, chấn thương đường sinh dục. rách cổ tử cung, thủng tử cung, nhiễm khuẩn, uốn ván, v.v…

Nguồn số liệu: trong sổ Đẻ/YTCS và sổ phá thai A5.2/YTCS.

7. Phá thai:

Ghi tổng số trường hợp phá thai theo tuần và theo nơi thực hiện phá thai vào các dòng và cột tương ứng.

Phá thai vị thành niên: Ghi những phụ nữ từ 15-19 tuổi phá thai vào các cột tương ứng với nơi cung cấp dịch vụ phá thai (kể cả các trường hợp phá thai <15 tuổi).

Nguồn số liệu: Sổ phá thai (A5.2/YTCS) của trạm y tế.

8. Tổng số lượt khám phụ khoa:

Lượt khám phụ khoa: Là số lượt người được thầy thuốc hoặc nữ hộ sinh thăm khám nhằm phát hiện các bệnh về phụ khoa của trạm

Trong trường hợp khoa sản bệnh viện hoặc khoa SKS huyện về xã khám thì cũng được ghi vào sổ khám bệnh và tổng hợp số liệu vào khám phụ khoa của trạm y tế vào cột 4. Các trường hợp cán bộ trạm đến khám tại nhà cũng được tổng hợp vào biểu này như vậy cột 3 = cột 4 + cột 5.

Không tính các trường hợp khám phụ khoa định kỳ hoặc khám Phòng khám nhân ngày lễ, tết những trường hợp này ghi vào các biểu mẫu khám dự phòng.

9. Tổng số lượt chữa bệnh phụ khoa

Là số lượt phụ nữ mắc bệnh phụ khoa được điều trị bao gồm điều trị nội, ngoại trú kể cả các trường hợp cho đơn về điều trị tại nhà.

Cột 3: Ghi tổng số lượt mắc bệnh phụ khoa được điều trị.

Cột 4: Ghi tổng số lượt mắc bệnh được điều trị tại trạm y tế và trường hợp cán bộ trạm y tế cho thuốc về điều trị tại nhà.

Nguồn số liệu: Sổ khám bệnh (A1/YTCS)

Phần II-Chăm sóc sức khỏe trẻ em

Chăm sóc sức khỏe trẻ em gồm 9 chỉ tiêu

1. Trẻ đẻ ra sống

Ghi số trẻ đẻ ra sống theo nơi đẻ vào các cột tương ứng như TYT xã/phường, tại nhà và đẻ rơi, đẻ trên đường đi. (Khái niệm Trẻ đẻ ra sống xem hướng dẫn biểu 1/BCX)

Trđ: Nữ: Ghi số trẻ đẻ ra sống là nữ vào các cột tương ứng. Đây là số liệu quan trọng để đánh giá sự mất cân bằng về giới tính khi sinh.

2. Số trẻ đẻ non: Ghi số trẻ đẻ thiếu tháng vào các cột tương ứng với nơi đẻ. Trẻ đẻ non là trẻ đẻ ra chưa đủ 37 tuần.

3. Số trẻ bị ngạt. Ghi tương tự như Trẻ đẻ sống vào các cột tương ứng (KN Trẻ đẻ ra sống bị ngạt xem trong Hướng dẫn Sổ đẻ A4/YTCS).

4. Số trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV: Ghi số trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV đến đẻ tại trạm y tế và tại nhà.

5. Trẻ sơ sinh được cân:

Ghi những trẻ đẻ ra được cân ngay giờ đầu vào các cột tương ứng với nơi đẻ. Số liệu này rất cần thiết để làm mẫu số tính tỷ lệ trẻ đẻ thấp cân.

5.1. Trẻ sơ sinh có trọng lượng < 2500gram:

Ghi số trẻ đẻ ra được cân ngày giờ đầu có trọng lượng <2500gram.

6. Số trẻ được bú sữa mẹ giờ đầu: Ghi số trẻ sau sinh được bú sữa mẹ trong giờ đầu vào các dòng và cột tương ứng

7. Số trẻ được tiêm vitamin K: Ghi tương tự như mục 6

8. Tử vong thai nhi và tử vong trẻ em: Chia làm 3 nhóm

8.1. Tử vong thai nhi: Là tử vong từ khi thai nhi được 22 tuần tuổi đến khi đẻ ra không còn biểu hiện của sự sống (bao gồm tử vong thai nhi và tử vong trong khi đẻ).

8.2. Tử vong <7 ngày là số trẻ đẻ ra biểu hiện của sự sống sau đó chết trong vòng 7 ngày tuổi. Tử vong thai nhi từ 22 tuần tuổi trở lên đến chết <7 ngày sau sinh là tử số để tính tỷ suất Tử vong chu sinh.

8.3. Tử vong sơ sinh là số trẻ đẻ ra biểu hiện sự sống sau đó chết trong vòng dưới 28 ngày tuổi. Ghi rõ sổ tử vong theo nơi tử vong của trẻ vào các cột tương ứng.

Cột 3 = cột 4 + cột 5

Số liệu về tử vong thai nhi và tử vong trẻ em là số liệu quan trọng phục vụ tính chỉ số đánh giá tác động của công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Chú ý: Tử vong sơ sinh bao gồm cả tử vong <7 ngày.

Nguồn số liệu: Sổ đẻ A4/YTCS và sổ theo dõi tử vong A6/YTCS.

9. Số trẻ em <5 tuổi bị SDD:

Suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi của trẻ em <5 tuổi còn được gọi là SDD thể nhẹ cân: Là số trẻ em < 5 tuổi có trọng lượng nhỏ hơn 2 Z-scores so với chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới tính trên 100 trẻ cùng nhóm tuổi của một khu vực tại thời điểm điều tra.

Nguồn số liệu: Theo số liệu của cộng tác viên dinh dưỡng. Để đảm bảo số liệu báo cáo được thống nhất, số liệu trong báo cáo này phải thống nhất với số liệu báo cáo cho trung tâm y tế dự phòng huyện (Chương trình phòng chống SDD).

Phần III- Kế hoạch hóa gia đình

Hiện nay việc tổng hợp số liệu về cặp vợ chồng thực hiện KHHGĐ là rất khó bởi vì nhiều trường hợp triệt sản, đặt vòng, cấy thuốc tránh thai khi hết tuổi sinh đẻ hoặc những trường hợp tháo vòng ở những cơ sở y tế ngoài xã, trạm y tế không thể theo dõi được. Mặt khác, hàng năm Tổng cục Thống kê đều tiến hành điều tra biến động dân cư, trong đó có thu thập số liệu về số cặp vợ chồng đang chấp nhận biện pháp tránh thai. Vì vậy số liệu trong báo cáo này chỉ báo cáo các trường hợp mới thực hiện các biện pháp tránh thai để đánh giá tình hình cung cấp dịch vụ tránh thai của ngành Y tế.

1. Tổng số người mới thực hiện biện pháp tránh thai:

Ghi tổng số người mới thực hiện các biện pháp tránh thai trong kỳ vào cột 3, cột 4 chỉ ghi số người thực hiện BPTT do Trạm y tế xã cung cấp (đã ghi trong sổ A5.1/YTCS).

Trong trường hợp ở tuyến trên xuống xã cung cấp dịch vụ tránh thai thì ghi vào sổ thực hiện các biện pháp tránh thai (A5.1) và được tổng hợp cột 4 (trạm y tế).

1.1. Số mới đặt DCTC: Ghi số mới đặt vòng vào các cột và dòng tương ứng.

1.2. Số mới dùng thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai, bao gồm: thuốc viên, thuốc tiêm và thuốc uống, thuốc cấy v.v… Tổng hợp số người được cấp thuốc tránh thai do trạm y tế cung cấp vào cột 4.

1.3. Số người dùng bao cao su: Ghi tương tự như số mới sử dụng thuốc tránh thai.

1.4. Số người triệt sản: Ghi những trường hợp triệt sản tại xã. Trong trường hợp tuyến trên về xã triệt sản thì ghi vào sổ A5.1/YTCS và tổng hợp vào cột 4. Trong đó tách riêng số triệt sản là nam.

1.5. Biện pháp hiện đại khác: Là các biện pháp khác ngoài các biện pháp ở trên.

2. Tai biến KHHGĐ:

- Ghi số các trường hợp bị tai biến sau khi thực hiện BPTT đến khám và điều trị tại trạm y tế.

- Ghi số tử vong do tai biến KHHGĐ tại nhà và tại trạm.

Nguồn số liệu: Sổ thực hiện biện pháp KHHGĐ (A5.1/YTCS).

Mẫu hoạt động chăm sóc bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hóa gia đình

Mẫu hoạt động chăm sóc bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hóa gia đình

Đánh giá bài viết
1 1.445
Biểu 4/BCX: Hoạt động chăm sóc bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hóa gia đình
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm