Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 5 năm học 2024-2025

Tải về

HoaTieu.vn xin chia sẻ Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 5 năm học 2024-2025 để các thầy cô giáo tham khảo khi viết Biên bản họp tổ chuyên môn lựa chọn SGK lớp 5 gửi lên cơ quan có thẩm quyền. Nội dung biên bản chọn SGK lớp 5 cần đưa ra lời đánh giá, nhận xét trọng tâm để lựa chọn bộ SGK lớp 5 mới phù hợp với điều kiện giảng dạy và trình độ HS, giáo viên nhà trường. Mời các bạn tham khảo.

Lưu ý: Biên bản thảo luận Thông tư lựa chọn SGK lớp 5, Mẫu Biên bản lựa chọn sách giáo khoa lớp 5 các môn học đã được HoaTieu.vn cập nhật đầy đủ. Bạn đọc tải file về máy để xem đầy đủ nội dung.

I. Biên bản lựa chọn sách giáo khoa lớp 5

1. Biên bản họp tổ chuyên môn lựa chọn SGK lớp 5 Cánh Diều Tất cả các môn

2. Biên bản họp tổ chuyên môn nhận xét SGK lớp 5 Chân trời sáng tạo (11 môn)

3. Biên bản họp tổ chuyên môn nhận xét SGK lớp 5 Kết nối tri thức (11 môn)

4. Biên bản họp tổ chuyên môn nhận xét, lựa chọn các bộ SGK lớp 5 số 1

ỦY BAN NHÂN DÂN ................

TRƯỜNG TIỂU HỌC..............

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN KHỐI ...

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁCH GIÁO KHOA LỚP 5

Thời gian: 14 giờ 00 phút, ngày … tháng … năm 2024

Địa điểm: Phòng họp Thư viện

Thành phần: .../.. giáo viên Khối ...

Chủ trì: Thầy ............................ – Tổ trưởng chuyên môn Khối ...

Thư ký: Cô ............................

NỘI DUNG

I. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁCH GIÁO KHOA

1. Nhận xét, đánh giá sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 5

Các đầu sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 5 đều phù hợp với quan điểm, mục tiêu xây dựng chương trình, yêu cầu cần đạt, nội dung giáo dục và phương pháp dạy học tích cực. Tuy nhiên, xét về tiêu chí phù hợp với đặc thù Thành phố Hồ Chí Minh và điều kiện tổ chức dạy học tại đơn vị, mỗi đầu sách thể hiện sự khác biệt như sau:

1.1. Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 – Tập 1: Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên), Trần Thị Hiền Lương (Chủ biên), Đỗ Hồng Dương, Nguyễn Lê Hằng, Trịnh Cẩm Lan; Vũ Thị Lan, Trần Kim Phượng; Tập 2: Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên), Trần Thị Hiền Lương (Chủ biên), Lê Thị Lan Anh, Đỗ Hồng Dương, Vũ Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Kim Oanh, Đặng Thị Hảo Tâm. –NXBGDVN

a. Tiêu chí phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội của Thành phố:

- Một số nội dung chưa phù hợp với văn hóa truyền thống, tính năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh.

- Tranh ảnh minh họa rõ ràng, màu sắc hài hòa.

- Thành phần cơ bản trong cấu trúc gồm: phần chương hoặc chủ đề; bài học; giải thích thuật ngữ; mục lục.

- Một số nội dung chưa phù hợp với mục tiêu giáo dục và đào tạo của Thành phố Hồ Chí Minh, chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế.

b. Tiêu chí phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại đơn vị:

- Lượng kiến thức cung cấp trong mỗi bài ở hoạt động "Đọc và mở rộng" còn khó với học sinh, chữ còn nhiều.

- Một số nội dung chưa phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin, truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục tại đơn vị.

- Nội dung khá phù hợp với năng lực, trình độ giáo viên, cán bộ quản lý của Thành phố Hồ Chí Minh.

1.2. Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 - Tập 1: Nguyễn Thị Ly Kha, Trịnh Cam Ly (đồng Chủ biên) Vũ Thị Ân, Trần Văn Chung, Phạm Thị Kim Oanh, Hoàng Thụy Thanh Tâm; Tập 2: Nguyễn Thị Ly Kha, Trịnh Cam Ly (đồng Chủ biên) Vũ Thị Ân, Trần Văn Chung, Phạm Thị Kim Oanh, Hoàng Thụy Thanh Tâm – NXBGDVN

a. Tiêu chí phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội của thành phố:

- Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hoá, lịch sử, địa lí của địa phương; có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh và triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường.

- SGK Tiếng Việt 5 được thiết kế theo mô hình tích hợp, lấy hệ thống chủ đề - chủ điểm làm chỗ dựa để phát triển năng lực ngôn ngữ (cụ thể là các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe), năng lực văn học, các năng lực chung và các phẩm chất phù hợp với trình độ nhận thức và tâm lí của HS lớp 5.

- Các mạch kiến thức đảm bảo nội dung yêu cầu theo Chương trình GDPT tổng thể 2018.

- Giá thành hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của cộng đồng dân cư địa phương.

b. Tiêu chí phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại đơn vị:

- SGK Tiếng Việt 5 thiết kế nội dung mở để thực hiện giáo dục phân hoá, nhằm đáp ứng nhiều đối tượng HS và phù hợp với nhiều điều kiện dạy - học khác nhau.

- Mỗi bài học trong sách Tiếng Việt 5 đều hướng đến hình thành năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, ngoài ra có một số bài học phát triển năng lực phẩm chất, khả năng tự học, giúp học sinh vận dụng sáng tạo trong cuộc sống.

- Mỗi bài học chính trong sách là một đơn vị trọn vẹn về nội dung (một chủ điểm), trọn vẹn về các hoạt động học tập (đọc, viết, nói và nghe). Trong mỗi bài học, các hoạt động đọc, viết, nói và nghe được bố trí xen kẽ, luân phiên cho phù hợp với tâm lí tiếp nhận của học sinh (HS) và điều kiện dạy, học thực tế tại đơn vị.

- Nội dung phù hợp với năng lực, trình độ giáo viên, cán bộ quản lý của Thành phố Hồ Chí Minh.

- Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng tốt, phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin, truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục tại đơn vị.

1.3. Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 - Tập 1: Nguyễn Minh Thuyết (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Chu Thị Thủy An, Vũ Trọng Đông, Nguyễn Khánh Hà, Đỗ Thu Hà, Đặng Kim Nga; Tập 2: Nguyễn Minh Thuyết (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Chu Thị Thủy An, Nguyễn Hoàng Mỹ Anh, Hoàng Hòa Bình, Nguyễn Khánh Hà, Trần Đức Hùng – Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất bản – Thiết bị Giáo dục Việt Nam - NXB ĐHSP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

a. Tiêu chí phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội của Thành phố:

- Nguồn tài nguyên trong sách đa dạng và phong phú.

- Hình ảnh gần gũi, cụ thể, phù hợp lứa tuổi HS.

- Thành phần cơ bản trong cấu trúc gồm: phần chương hoặc chủ đề; bài học; giải thích thuật ngữ; mục lục.

- Một số nội dung chưa phù hợp với văn hóa truyền thống, tính năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh.

- Một số nội dung chưa đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố Hồ Chí Minh, chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế.

b. Tiêu chí phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại đơn vị:

- Nội dung khá phù hợp với năng lực, trình độ giáo viên, cán bộ quản lý của Thành phố Hồ Chí Minh.

- Một số nội dung chưa phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học tại đơn vị.

........................................

(Xem bản đầy đủ tại file tải về)

II. BỎ PHIẾU LỰA CHỌN SÁCH GIÁO KHOA

Biên bản đính kèm.

III. KẾT LUẬN

- Thống nhất danh mục sách giáo khoa lớp 5 do Tổ chuyên môn Khối ... lựa chọn (Văn bản đính kèm).

- Thống nhất phân công cô ............................ thực hiện nhiệm vụ tổng hợp kết quả, lập danh mục sách giáo khoa do tổ chuyên môn lựa chọn để báo cáo về Hội đồng Lựa chọn sách giáo khoa theo kế hoạch (chậm nhất 16 giờ 00 ngày 27/02/2024).

Biên bản kết thúc lúc 16 giờ 00 phút cùng ngày./.

CHỦ TRÌ

............................

THƯ KÝ

............................

Thành phần cùng tham dự:

  1. Cô ........................(3/1) :…………………
  2. Cô ........................(3/3) :…………………………
  3. Cô ........................(3/4) : ……………………..

5. Biên bản họp tổ chuyên môn chọn SGK lớp 5 số 2

UBND THÀNH PHỐ ...............

TRƯỜNG TH ...............

TỔ CHUYÊN MÔN KHỐI 5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN

Họp Tổ chuyên môn lựa chọn sách giáo khoa

(lần 1)

Thời gian: 8 giờ 50 phút, ngày … tháng … năm 2024.

Địa điểm: Phòng học số …

Thành phần tham dự: Tổ chuyên môn khối 5

Các thành viên:

Tổ trưởng chuyên môn

Giáo viên

Giáo viên

Giáo viên

Giáo viên

Tổng số thành viên: có mặt …/… - Vắng: 0

- Chủ trì: Bà .................... - Tổ trưởng chuyên môn

- Thư ký: Bà .................... - Giáo viên.

NỘI DUNG

Xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa

1. Bà ....................– Tổ trưởng chuyên môn thông qua các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo

Thông tư số 27/2023/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông (TT27);

Quyết định số 4119/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 12 năm 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Phê duyệt danh mục sách giáo khoa các môn học, hoạt động giáo dục lớp 5 và sách giáo khoa môn Tiếng Trung Quốc lớp 3, lớp 4 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông (QĐ4119);

Quyết định số 392/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 01 năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Phê duyệt danh mục sách giáo khoa các môn học, hoạt động giáo dục lớp 5 và sách giáo khoa các môn Ngoại ngữ 1 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông (QĐ392);

Quyết định số …/QĐ-UBND ngày 30 tháng 01 năm 2024 của Uỷ ban Nhân dân Thành phố …. Ban hành Quy định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố…. (QĐ…);

Văn bản số …/SGDĐT-GDTH ngày … tháng … năm 2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố …. về hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông theo Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT;

Văn bản số …/HD-GDĐT ngày … tháng … năm 2024 của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố ............... về hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông theo Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT;

Quyết định số 05/QĐ-THTVL ngày 15 tháng 02 năm 2024 của Hiệu trưởng Trường Tiểu học ............... về việc thành lập Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa Trường Tiểu học ................

Kế hoạch làm việc số 10/KH-THTVL ngày 15 tháng 02 năm 2024 của Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa Trường Tiểu học ................

2. Tổ chuyên môn khối 5 thảo luận xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa

2.1. Nguyên tắc và tiêu chí

2.1.1. Nguyên tắc lựa chọn sách giáo khoa

Lựa chọn sách giáo khoa trong danh mục sách giáo khoa đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt để sử dụng ổn định trong nhà trường.

Mỗi khối lớp lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho mỗi môn học, hoạt động giáo dục (bao gồm các nội dung, chuyên đề học tập lựa chọn nếu có) được thực hiện ở nhà trường (sau đây gọi chung là môn học).

Việc lựa chọn sách giáo khoa bảo đảm thực hiện dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, vì quyền lợi của học sinh.

2.1.2. Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa

Thực hiện theo Quyết định số 365/QĐ-UBND ngày 30 tháng 01 năm 2024 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Về ban hành Quy định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể như sau:

  • Tiêu chí phù hợp vói đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố

a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lý tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh Thành phố; giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh, tự hào là công dân của nước Việt Nam; sống có trách nhiệm với gia đình, cộng đồng và xã hội.

b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sổng hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh.

c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố.

d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế.

e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực, chủ động học tập, hình thành kỹ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh; giáo dục gợi mở, tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

  • Tiêu chí phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông

a) Phù hợp năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên, ... phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ đề STEM (Science - Khoa học, Technology - Công nghệ, Engineering - Kỹ thuật và Math - Toán học), rèn luyện kỳ năng mềm giúp học sinh Thành phố trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.

b) Phù họp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại; đáp ứng tốt, phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục.

c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường - lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo; phát huy năng lực, sở trường tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh; tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội.

d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn mực quốc tế và xây dựng xã hội học tập.

2.2. Tổ chức nghiên cứu sách giáo khoa

Giáo viên môn học của tổ chuyên môn khối 5 nghiên cứu các sách giáo khoa của môn học, viết phiếu nhận xét, đánh giá các sách giáo khoa môn học theo các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa. Giáo viên cần căn cứ các Thông tư, văn bản hướng dẫn lựa chọn, danh mục sách giáo khoa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành để tiến hành nghiên cứu.

2.3. Nội dung nghiên cứu sách giáo khoa

Các giáo viên nghiên cứu:

- Chương trình các môn học đã được ban hành tại Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, TT27, danh mục sách giáo khoa được Bộ trưởng Bộ GDĐT phê duyệt, Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông do UBND Thành phố ban hành và các kế hoạch, hướng dẫn của Sở GDĐT để nắm được quy trình, tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa.

- Bản mẫu sách giáo khoa (bản giấy hoặc bản điện tử) các môn học được Bộ GDĐT phê duyệt do các nhà xuất bản cung cấp.

Sau khi nghiên cứu, giáo viên chuẩn bị phiếu nhận xét, đánh giá các sách giáo khoa môn học theo các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa.

2.4. Quy trình lựa chọn sách giáo khoa tại tổ chuyên môn

- Căn cứ vào kế hoạch của Hội đồng và tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa, tổ trưởng tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa cho từng môn học được cơ cấu trong tổ chuyên môn, báo cáo hiệu trưởng trước khi thực hiện;

- Tổ chức cho toàn bộ giáo viên môn học của nhà trường (bao gồm giáo viên biên chế, hợp đồng) tham gia lựa chọn sách giáo khoa của môn học đó;

- Chậm nhất 20 ngày trước phiên họp đầu tiên của tổ chuyên môn, tổ trưởng tố chuyên môn tổ chức cho giáo viên môn học nghiên cứu các sách giáo khoa của môn học, viết phiếu nhận xét, đánh giá các sách giáo khoa môn học theo các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa;

- Tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức họp với các giáo viên môn học để thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho môn học đó. Trường hợp môn học chỉ có 01 sách giáo khoa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định phê duyệt thì tố chuyên môn lựa chọn sách giáo khoa trong quyết định, không cần bỏ phiếu.

- Sách giáo khoa được lựa chọn bảo đảm có từ 1/2 (một phần hai) số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn. Trường hợp không có sách giáo khoa nào đạt từ 1/2 (một phần hai) số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn thì tổ chuyên môn phải thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn lại; sách giáo khoa được lựa chọn là sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất trong lần bỏ phiếu thứ hai. Trong cả 02 (hai) lần bỏ phiếu, nếu có từ 02 (hai) sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất bằng nhau thì tổ trưởng tổ chuyên môn quyết định lựa chọn một trong số sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất.

Các cuộc họp của tổ chuyên môn được lập thành biên bản, ghi đầy đủ ý kiến nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của các giáo viên môn học tham gia lựa chọn, biên bản có chữ kí của tố trưởng tố chuyên môn và người được phân công lập biên bản;

- Tổ trưởng tổ chuyên môn tổng hợp kết quả, lập danh mục sách giáo khoa do tố chuyên môn lựa chọn có chữ ký của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập danh mục sách giáo khoa.

2.5. Tiến độ thực hiện

2.5.1. Công tác chuẩn bị

Công tác chuẩn bị của nhà trường được thực hiện trước ngày 15/02/2024, cụ thể:

- Giáo viên, tổ trưởng chuyên môn nghiên cứu kĩ:

+ Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GDĐT về việc

ban hành Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với chương trình tổng thể, chương trình các môn học;

+ Các clip thông tin do Bộ GDĐT, các tổ chức, cá nhân và đơn vị liên kết có sách giáo khoa được Bộ GDĐT phê duyệt cung cấp;

+ Các văn bản: TT27, QĐ4119, QĐ392, các quyết định của Bộ GDĐT Phê duyệt danh mục sách giáo khoa các môn học, hoạt động giáo dục và sách giáo khoa các môn Ngoại ngữ 1 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông khác (nếu có), QĐ365 và các văn bản có liên quan;

+ Bản mẫu sách giáo khoa được các tổ chức, cá nhân và đơn vị liên kết cung cấp theo danh mục Bộ GDĐT phê duyệt hoặc bản mẫu sách giáo khoa được đăng tải trên trang thông tin của các tổ chức, cá nhân và đơn vị liên kết.

- Sau khi nghiên cứu các nội dung trên, tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên chuẩn bị ý kiến cá nhân bằng phiếu nhận xét, đánh giá các sách giáo khoa môn học theo các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa (căn cứ QĐ365).

2.5.2. Tổ chức lựa chọn sách giáo khoa tại tổ chuyên môn

Công tác lựa chọn sách giáo khoa của tổ chuyên môn được thực hiện từ ngày 15/02/2024 đến ngày 05/3/2024.

Bước 1: Xây dựng kế hoạch làm việc (Ngày 16/02/2024)

Căn cứ vào kế hoạch của Hội đồng và tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa, tổ trưởng tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa cho từng môn học được cơ cấu trong tổ chuyên môn, báo cáo hiệu trưởng trước khi thực hiện.

Thành phần hồ sơ:

(1) Kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của tổ chuyên môn.

Bước 2: Họp, thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn sách giáo khoa (Ngày 26/02/2024)

Tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức họp với các giáo viên môn học để thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho môn học đó. Trường hợp môn học chỉ có 01 sách giáo khoa được Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định phê duyệt thì tổ chuyên môn lựa chọn sách giáo khoa trong quyết định, không cần bỏ phiếu.

Sách giáo khoa được lựa chọn bảo đảm có từ 1/2 (một phần hai) số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn. Trường hợp không có sách giáo khoa nào đạt từ 1/2 (một phần hai) số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn thì tổ chuyên môn phải thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn lại; sách giáo khoa được lựa chọn là sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất trong lần bỏ phiếu thứ hai. Trong cả 02 (hai) lần bỏ phiếu, nếu có từ 02 (hai) sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất bằng nhau thì tổ trưởng tổ chuyên môn quyết định lựa chọn một trong số sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất.

Các cuộc họp của tổ chuyên môn được lập thành biên bản, ghi đầy đủ ý kiến nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của các giáo viên môn học tham gia lựa chọn, biên bản có chữ kí của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập biên bản.

Thành phần hồ sơ:

(2) Phiếu nhận xét, đánh giá các sách giáo khoa môn học theo các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa của giáo viên (mỗi giáo viên 01 phiếu, nhận xét đủ các bản sách giáo khoa dự kiến được phân công giảng dạy).

(3) Biên bản các cuộc họp của tổ chuyên môn, ghi đầy đủ ý kiến nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của các giáo viên môn học tham gia lựa chọn, biên bản có chữ kí của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập biên bản. Tổ chuyên môn tổ chức các cuộc họp theo nội dung sau:

+ Phiên họp 1: Xây dựng kế hoạch làm việc.

+ Phiên họp 2: Thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho mỗi môn học, hoạt động giáo dục. (Tuỳ thuộc vào khối lượng công việc, phiên hợp 2 có thể được tổ chức thành hai hoặc nhiều phiên hợp.)

(4) Phiếu lựa chọn sách giáo khoa của các các giáo viên môn học tham gia lựa chọn (niêm phong)và biên bản kiểm phiếu (bao gồm cả phiếu và biên bản lựa chọn lại - nếu có).

Bước 3: Tổng hợp kết quả (Ngày 29/02/2024)

Thành phần hồ sơ:

(5) Tổng hợp kết quả, lập danh mục sách giáo khoa do tổ chuyên môn lựa chọn có chữ kí của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập danh mục sách giáo khoa.

Thư kí đọc lại biên bản và tổ chuyên môn khối 5 biểu quyết (bằng hình thức giơ tay) thống nhất 100% và không có ý kiến gì thêm.

Cuộc họp kết thúc lúc 10 giờ 00 phút cùng ngày.

THƯ KÝ

....................

TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN

....................

Tham khảo thêm:

Phiếu góp ý bản mẫu sách giáo khoa lớp 5

II. Phiếu chọn sách giáo khoa mới lớp 5

TRƯỜNG TH...........

TỔ: KHỐI 5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

................, ngày 26 tháng 2 năm 2024

PHIẾU CHỌN SÁCH GIÁO KHOA

Sách giáo khoa môn học/hoạt động giáo dục sách mới lớp 5

TT

Tên sách

(tên bộ sách)

Tác giả

(Tổng Chủ biên, Chủ biên, tác giả)

Tổ chức, cá nhân

(nhà xuất bản)

Đồng ý

Không

đồng ý

1

TIẾNG VIỆT

(Chân trời sáng tạo)

Nguyễn Thị Ly Kha - Trịnh Cam Ly (Đồng Chủ Biên) Vũ Thị Ân – Trần Văn Chung Phạm Thị Kim Oanh - Hoàng Thụy Thanh Tâm

Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam

X

2

TOÁN

(Chân trời sáng tạo)

Trấn Nam Dũng (Tổng Chủ Biên) Khúc Thành Chính (Chủ Biên) Định Thị Xuân Dung – Nguyễn Kính Đức - Đậu Thị Huế Định Thị Kim Lan – Huỳnh Thị Kim Trang

Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam

X

3

KHOA HỌC

(Chân trời sáng tạo)

Đồ Xuân Hội (Tổng Chủ Biên) Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (Chủ Biên) Lưu Phương Thanh Bình - Trấn Thanh Sơn

Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam

X

4

LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ

(Chân trời sáng tạo)

Nguyễn Trà My - Phạm Đỗ Văn Trung (Đồng Chủ Biên) Nguyễn Khánh Băng - Trần Thị Ngọc Hân Trần Văn Nhân – Nguyễn Chí Tuấn

Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam

X

5

CÔNG NGHỆ

(Chân trời sáng tạo)

Bùi Văn Hồng (Tổng Chủ Biên Kiêm Chủ Biên) Nguyễn Thị Hồng Chiếm – Lê Thị Mỹ Nga – Lê Thị Xinh

Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam

X

6

ĐẠO ĐỨC

(Chân trời sáng tạo)

Huỳnh Văn Sơn (Tổng Chủ Biên) - Mai Mỹ Hạnh (Chủ Biên) Trần Thanh Dư – Nguyễn Thanh Huân Lâm Thị Kim Liên – Giang Thiên Vũ

Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam

X

7

HĐTN BẢN 1

(Chân trời sáng tạo)

Phó Đức Hoà (Tổng Chủ Biên) - Bùi Ngọc Diệp (Chủ Biên) Lê Thị Thu Huyền – Nguyễn Hà My - Đặng Thị Thanh Nhàn Nguyễn Hữu Tâm - Nguyễn Huyền Trang

Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam

X

8

HĐTN BẢN 2

(Chân trời sáng tạo)

Định Thị Kim Thoa (Tổng Chủ Biên) Phạm Thuy Liêm – Lại Thị Yến Ngọc (Đồng Chủ Biên) Vũ Phương Liên – Nguyễn Thị Thanh Loan Lê Hoài Thu – Trần Thị Quỳnh Trang

Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam

X

9

ÂM NHẠC

(Chân trời sáng tạo)

Hồ Ngọc Khải – Lê Anh Tuấn, Đặng Châu Anh, Hà Thị Thư - Nguyễn Đình Tình – Tô Ngọc Tú – Lâm Đức Vinh.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

X

10

TIN HỌC

(Chân trời sáng tạo)

Quách Tất Kiên (Tổng Chủ Biên Kiêm Chủ Biên) Phạm Thị Quỳnh Anh (Đồng Chủ Biên) Nguyễn Nhật Minh Đăng – Lê Tấn Hồng Hải – Trịnh Thanh Hải

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

X

11

THỂ DỤC BẢN

(Chân trời sáng tạo)

Phạm Thị Lệ Hằng (Chủ Biên) Bùi Ngọc Bích - Lê Hải – Trần Minh Tuấn

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

X

12

MĨ THUẬT BẢN 2

(Chân trời sáng tạo)

Hoàng Minh Phúc (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thị May (Chủ biên)

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

X

13

MĨ THUẬT BẢN 1

(Chân trời sáng tạo)

Nguyễn Thị Nhung (Tổng Chủ Biên) - Nguyễn Tuấn Cường (Chủ Biên) Lương Thanh Khiết – Nguyễn Ánh Phương Nam - Phạm Văn Thuận

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

X

14

TIẾNG VIỆT

(Kết nối tri thức)

Tiếng Việt tập 1: Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ Biên) Trần Thị Hiền Lương (Chủ Biên) Đồ Hồng Dương - Nguyễn Lê Hàng Trịnh Cẩm Lan - Vũ Thị Lan - Trấn Kim Phương

Tiếng Việt tập 2: ): Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ Biên) Trấn Thị Hiến Lương (Chủ Biên) Lê Thị Lan Anh - Đồ Hồng Dương - Vũ Thị Thanh Hương Nguyễn Thị Kim Oanh – Đặng Thị Hảo Tâm

Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam

X

15

TOÁN

(Kết nối tri thức)

Hà Huy Khoái (Tổng Chủ Biên) Lê Anh Vinh (Chủ Biên) Nguyễn Áng -Vũ Văn Dương - Nguyễn Minh Hải Hoàng Quê Hương - Bùi Bá Mạnh

Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam

X

16

KHOA HỌC

(Kết nối tri thức)

V ũ Văn Hùng (Tổng chủ biên kiêm chủ biên).Phan Thanh Hà (Đồng chủ biên). Hà Thị Lan Hương - Nguyễn Thị Hồng Liên

Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam

X

17

LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ

(Kết nối tri thức)

V ũ Minh Giang (Tổng chủ biên xuyên suốt phần lịch sử) Nghiêm Đình Vỳ (Tổng chủ biên cấp tiểu học phần lịch sử) Nguyễn Thị Thu Thuỷ (Chủ biên phần lịch sử). Đào Thị Hồng - Lê Thị Thu Hương. Đào Ngọc Hùng (Tổng chủ biên phần địa lí) Trần Thị Hà Giang (Chủ biên phần địa lí)

Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam

X

18

CÔNG NGHỆ

(Kết nối tri thức)

Lê Huy Hoàng (Tổng Chủ Biên) Đặng Văn Nghĩa (Chủ Biên) Dương Giáng Thiên Hương - Nguyễn Bích Thảo Vũ Thị Ngọc Thuý - Nguyễn Thanh Trinh

Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam

X

19

ĐẠO ĐỨC

(Kết nối tri thức)

Nguyễn Thị Toan (Tổng Chủ Biên) Trần Thành Nam (Chủ Biên) Nguyễn Thị Hoàng Anh – Nguyễn Ngọc Dung

Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam

X

20

HĐTN

(Kết nối tri thức)

Lưu Thu Thuỷ (Tổng Chủ Biên) Nguyễn Thuy Anh (Chủ Biên) Nguyễn Thị Thanh Bình – Bùi Thị Hương Liên – Trần Thị Tố Oanh

Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam

X

21

ÂM NHẠC

(Kết nối tri thức)

Đỗ Thị Minh Chính, Nguyễn Thị Thanh Bình, Mai Linh Chi – Nguyễn Thị Phương Mai – Nguyễn Thị Nga.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

X

22

TIN HỌC

(Kết nối tri thức)

Nguyễn Duy Quyết (Tổng Chủ Biên) Đỗ Mạnh Hưng (Chủ Biên) Vũ Văn Thịnh – Vũ Thị Hồng Thu Vũ Thị Thư – Phạm Mai Vương

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

X

23

THỂ DỤC

(Kết nối tri thức)

Nguyễn Duy Quyết (Tổng Chủ Biên) Đỗ Mạnh Hưng (Chủ Biên) Vũ Văn Thịnh – Vũ Thị Hồng Thu Vũ Thị Thư – Phạm Mai Vương

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

X

24

MĨ THUẬT

(Kết nối tri thức)

Đinh Gia Lê (TCB), Đoàn Thị Mỹ Hương (CB)

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

X

25

TIẾNG VIỆT

(Cánh diều)

Nguyễn Minh Thuyết

Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh

X

26

TOÁN

(Cánh diều)

Đỗ Đức Thái; Đỗ Tiến Đạt

Đại Học Sư Phạm

X

27

KHOA HỌC

(Cánh diều)

Bùi Phương Nga (Tổng chủ biên kiêm chủ biên). Phạm Hồng Bắc – Phan Thị Thanh Hội – Phùng Thanh Huyền – Lương Việt Thái.

Đại Học Sư Phạm

X

28

LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ

(Cánh diều)

Đỗ Thanh Bình ; Nguyễn Văn Dũng; Ninh Thị Hạnh, Nguyễn Thị Phương Thanh - Địa Lí: Tác giả (Tổng Chủ biên, Chủ biên, tác giả) Lê Thông; Nguyễn Tuyết Nga, Phạm Thị Sen, Nguyễn Thị Trang Thanh

Đại Học Sư Phạm

X

29

CÔNG NGHỆ

(Cánh diều)

Nguyễn Trọng Khanh, Nguyễn Thị Mai Lan, Ngô Văn Thanh, Chu Văn Vượng

Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh

X

30

ĐẠO ĐỨC

(Cánh diều)

Nguyễn Thị Mỹ Lộc; Đỗ Tấn Thiên

Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh

X

31

HĐTN

(Cánh diều)

Nguyễn Dục Quang; Phạm Quang Tiệp, Lê Thị Hồng Chi, Nguyễn Thị Hương, Ngô Quang Quế

Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh

X

32

ÂM NHẠC

(Cánh diều)

Lê Anh Tuấn (Tổng Chủ Biên Kiêm Chủ Biên) Tạ Hoàng Mai Anh - Trương Thị Thuỳ Linh - Nguyễn Thị Quỳnh Mai

Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh

X

33

TIN HỌC

(Cánh diều)

Hồ Sĩ Đàm (Tổng Chủ Biên) - Nguyễn Thanh Thuỷ (Chủ Biên) Hỗ Cẩm Hà - Nguyễn Thị Hồng Đỗ Thị Bích Ngọc - Nguyễn Chí Trung

Đại học sư phạm

X

34

THỂ DỤC

(Cánh diều)

Định Quang Ngọc (Tổng Chủ Biên) - Mai Thị Bích Ngọc (Chủ Biên) Định Khánh Thu - Nguyễn Thị Thu Quyết - Đinh Thị Mai Anh

Đại học sư phạm

X

35

MĨ THUẬT

(Cánh diều)

Nguyễn Thị Đông (TCB), Phạm Đình Bình (CB), Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Hải Kiên

Đại học sư phạm

X

* Ghi chú: - Đánh dấu (X) vào cột đồng ý hoặc không đồng ý.

- Ghi tên sách, tên bộ sách, tác giả, tổ chức cá nhân theo Quyết định của Bộ GDĐT về Phê duyệt sách giáo khoa sử dụng trong CSGDPT.

- Các phiếu chọn sách được niêm phong trong phong bì để lưu giữ sau khi hoàn thành biên bản.

III. Phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa mới lớp 5

Phiếu nhận xét, đánh giá SGK Tiếng Việt lớp 5

TRƯỜNG TH

TỔ: KHỐI 5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁCH GIÁO KHOA

1. Thông tin về tên sách

- Tên sách, tên bộ sách: Sách Tiếng Việt, bộ sách Chân trời sáng tạo

- Tác giả (Tổng Chủ biên, Chủ biên, tác giả): Nguyễn Thị Ly Kha - Trịnh Cam Ly (Đồng Chủ Biên) Vũ Thị Ân – Trần Văn Chung Phạm Thị Kim Oanh - Hoàng Thụy Thanh Tâm

- Tổ chức, cá nhân (Nhà xuất bản) : Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam

2. Thông tin về người nhận xét, đánh giá:

- Họ và tên: ..................................; chức vụ: Giáo viên dạy lớp 5

- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học

3. Nhận xét, đánh giá:

Nội dung đánh giá

Kết quả đánh giá

Đạt

Khá

Tốt

I. Phù hợp với đặc điểm KT - XH của địa phương

1. Cấu trúc, nội dung tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên có thể bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế của địa phương, đơn vị; đảm bảo tính khả thi, tính mềm dẻo, có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh.

X

2. Đảm bảo tính kế thừa ngôn ngữ và cách thức thể hiện phù hợp với truyền thống văn hóa, lịch sử, địa lý của Việt Nam nói chung và của địa phương An Giang nói riêng.

X

3. Được thiết kế, trình bày phù hợp cho cha mẹ học sinh dễ nắm bắt và theo dõi việc học tập của con em mình nhằm góp phần giúp học sinh đạt được mục tiêu học tập, giáo dục theo yêu cầu của giáo viên và nhà trường.

X

4. Giúp nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên chủ động, sáng tạo trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục dưới sự hướng dẫn của các cơ quan quản lý giáo dục ở từng địa phương.

X

5. Đảm bảo tính khoa học, tính hiệu quả, phù hợp với trình độ của học sinh, điều kiện, đặc điểm của các vùng khác nhau trong tỉnh.

X

6. Có thể triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác hiện có tại địa phương, đơn vị.

X

7. Chất lượng của sách giáo khoa phải đảm bảo sử dụng được lâu dài nhằm tiết kiệm kinh phí, tránh lãng phí cho nhà trường và cha mẹ học sinh; có giá cả phù hợp với điều kiện mua sắm của số đông cha mẹ học sinh.

X

II. Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông

8. Các bài học/chủ đề trong sách giáo khoa được thiết kế, trình bày với đa dạng các hoạt động tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.

X

9. Có đầy đủ các nội dung, chủ đề kiến thức liên môn giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết bài học với thực tiễn cuộc sống; phù hợp với năng lực đội ngũ giáo viên và điều kiện cơ sở vật chất hiện có của nhà trường.

X

10. Nội dung thể hiện rõ, đủ các yêu cầu về mức độ cần đạt, đảm bảo mục tiêu phân hóa, giúp giáo viên có thể lựa chọn công cụ, hình thức và phương pháp đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực của học sinh.

X

11. Nội dung sách tạo điều kiện để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục, hoạt động giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học

X

12. Sách giáo khoa được trình bày cân đối, hài hòa, phù hợp giữa kênh chữ và kênh hình, đảm bảo tính thẩm mĩ, tạo được sự hứng thú cho học sinh và phù hợp với đặc trưng môn học; kênh chữ rõ ràng, ngữ nghĩa cụ thể, dễ hiểu.

X

13. Cấu trúc, nội dung các bài học trong sách giáo khoa thiết kế từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp tạo cơ hội thúc đẩy học sinh học tập tích cực, rèn luyện các kỹ năng, kích thích tư duy sáng tạo, độc lập; đồng thời phải mang tính phát triển đồng tâm đối với các cấp học.

X

14. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính khoa học, với các hoạt động học tập phong phú được chỉ dẫn rõ ràng, có tính kế thừa các mạch kiến thức, có tính thực tiễn, dễ hiểu, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi và trình độ hiểu biết của học sinh, giúp học sinh xác định được mục tiêu học tập, đáp ứng các yêu cầu cần đạt.

X

15. Nội dung, hình thức trình bày sách giáo khoa đảm bảo cho học sinh có khả năng tự học, tự tìm tòi kiến thức, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực, vận dụng kiến thức và kỹ năng thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong mỗi bài học.

X

Các ý kiến khác

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

….………, ngày 26 tháng 2 năm 2024

Người nhận xét

(Ký và ghi rõ họ tên)

………

Phiếu nhận xét, đánh giá SGK Toán lớp 5

Xem chi tiết tại file tải về.

Phiếu nhận xét, đánh giá SGK Khoa học lớp 5

Xem chi tiết tại file tải về.

Phiếu nhận xét, đánh giá SGK Lịch sử Địa lí lớp 5

Xem chi tiết tại file tải về.

Phiếu nhận xét, đánh giá SGK Đạo đức lớp 5

Xem chi tiết tại file tải về.

Phiếu nhận xét, đánh giá SGK HĐTN lớp 5 (2 bản)

Xem chi tiết tại file tải về.

Biên bản nhận xét, đánh giá SGK Tiếng Anh lớp 5

Xem chi tiết tại file tải về.

IV. Biên bản góp ý Thông tư lựa chọn SGK lớp 5

Biên bản góp ý Thông tư lựa chọn SGK lớp 5
Biên bản thảo luận góp ý Dự thảo Thông tư lựa chọn SGK lớp 5 mới

TRƯỜNG TIỂU HỌC ..................

Tổ 1

CỘNG HÒA HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN

THẢO LUẬN THÔNG TƯ QUY ĐỊNH LỰA SGK TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ CƠ SỞ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

Thời gian: Bắt đầu từ 16 giờ 30 phút, ngày 20 tháng 10 năm 2023

Địa điểm: Tại phòng tổ chuyên môn 1, trường Tiểu học ..................

Thành phần: Toàn thể thành viên trong tổ

Có mặt: .../...

Chủ tọa: Đ/C .........................

Thư kí: Đ/C ...........................

NỘI DUNG:

Đồng chí ......................... - Chủ tọa đọc toàn bộ TT gồm 3 chương với 18 điều.

Qua nghiên cứu kĩ Dự thảo Thông tư lựa chọn sách giáo khoa, tổ 1, trường Tiểu học .................. đã phân tích những điểm mới của dự thảo, nhận xét những ưu, nhược điểm của dự thảo như sau:

So với Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT thì Dự thảo Thông tư lựa chọn sách giáo khoa có 6 điểm mới đáng chú ý:

1. Thứ nhất, Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của các trường do hiệu trưởng thành lập, mỗi trường là một hội đồng.

- Phân tích ưu điểm:

Dự thảo Thông tư nêu rõ, Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa bao gồm hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện giáo viên, đại diện ban phụ huynh. Như vậy là hợp lí, đảm bảo tính khoa học, hiệu quả, công khai, minh bạch.

Còn Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT quy định "Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lựa chọn sách giáo khoa". Việc để Ủy ban nhân dân tỉnh cấp tỉnh quyết định chọn sách giáo khoa là tạo ra bất cập như có thể tạo thế độc quyền về sách giáo khoa ở địa phương hay người dạy và người học chưa thực sự được chọn sách.

2. Thứ hai, quy trình lựa chọn sách giáo khoa theo dự thảo Thông tư cho thấy Bộ Giáo dục và Đào tạo đề cao vai trò của tổ trưởng chuyên môn và giáo viên bộ môn.

- Phân tích ưu điểm:

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lắng nghe và tôn trọng ý kiến của giáo viên trong việc lựa chọn sách giáo khoa mới.

Điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất cũng như nhận thức của học sinh mỗi vùng miền không giống nhau. Hơn ai hết, giáo viên là người nắm bắt rất rõ tâm lý, năng lực của từng học sinh và là người tiếp cận trực tiếp các bộ sách giáo khoa, vì vậy thầy cô sẽ chọn lọc những nội dung kiến thức phù hợp để giảng dạy cho các em.

Giáo viên chính là kênh tham mưu quan trọng cho Sở/Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để đưa ra quyết định lựa chọn sách giáo khoa sáng suốt nhất.

3. Thứ ba, quy trình lựa chọn sách giáo khoa theo dự thảo Thông tư khá chặt chẽ:

(1) Hội đồng xây dựng kế hoạch;

(2) Tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch lựa chọn sách giáo khoa;

(3) Hội đồng đánh giá việc lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn;

(4) Hội đồng đề xuất với người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông danh mục sách giáo khoa;

(5) Sở Giáo dục và Đào tạo trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Nội dung dự thảo Thông tư quy định giáo viên có một khoảng thời gian khá dài (chậm nhất 15 ngày trước phiên họp đầu tiên của tổ chuyên môn) để đọc, nghiên cứu, viết phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa theo các tiêu chí.

- Phân tích ưu điểm:

Quy trình lựa chọn sách giáo khoa theo dự thảo Thông tư khá chặt chẽ, không mang tính hình thức, đảm bảo tính khoa học, tạo điểu kiện về thời gian để giáo viên có thể nghiên cứu kĩ nội dung SGK, từ đó đưa ra lựa chọn đúng đắn.

Còn Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT quy định "Sở Giáo dục và Đào tạo chuyển giao cho Hội đồng danh mục sách giáo khoa được các cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn, sắp xếp theo thứ tự sách giáo khoa có số cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn từ cao xuống thấp.

4. Thứ tư, dự thảo Thông tư bỏ nội dung: "Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá sách giáo khoa; bỏ phiếu kín lựa chọn một hoặc một số sách giáo khoa cho mỗi môn học". Thay vào đó là nội dung: "Hội đồng đề xuất với người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông danh mục sách giáo khoa đã được các tổ chuyên môn lựa chọn đúng theo quy định tại Thông tư này (dự thảo)".

- Phân tích ưu điểm:

Hội đồng bỏ phiếu kín lựa chọn một hoặc một số sách giáo khoa cho mỗi môn học. Quy định này sẽ dẫn đến mâu thuẫn giữa các quy định (khoản 1, 2 và 3 Điều 8, cơ sở giáo dục phổ thông phải tổ chức xét chọn rất công phu nhưng toàn bộ kết quả lựa chọn có thể bị một hội đồng chỉ gồm 15 người bác bỏ nếu toàn tỉnh (toàn thành phố) sử dụng một quyển sách giáo khoa cho một môn học thì thuận tiện hơn cho cơ quan chỉ đạo.

5. Thứ năm, "Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng danh mục sách giáo khoa được phê duyệt để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông tại địa phương”

- Phân tích ưu điểm:

Việc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng danh mục sách giáo khoa được phê duyệt để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông tại địa phương là điểm mới, nhằm giúp học sinh và phụ huynh chủ động trong việc mua sách giáo khoa vào đầu năm học.

6. Thứ sáu, trong quá trình sử dụng, nếu có kiến nghị của giáo viên, học sinh và phụ huynh, các trường đề xuất Phòng/ Sở Giáo dục và Đào tạo về việc điều chỉnh, bổ sung danh mục sách.

- Phân tích ưu điểm:

Dự thảo thông tư đã coi trọng tính thực tiễn, tính hiệu quả của bộ sách, sẵn sàng đưa ra điều chỉnh bổ sung về danh mục sách nếu sách chưa mang tính hiệu quả như mon muốn.

* Một số hạn chế:

- Theo dự thảo thông tư có thể 1 tỉnh, một huyện hoặc các trường lân cận sử dụng các bộ sách giáo khoa khác nhau sẽ khó cho việc đánh giá của cơ quan chỉ đạo.

- Khi tổ chức một hội thi, hội giảng liên quan đến bài dạy sẽ khó khăn cho việc thống nhất nội dung giảng dạy cũng như nhận xét, đánh giá.

- Một số học sinh chuyển trường, học khác bộ sách sẽ khó hơn cho việc tiếp thu kiến thức theo mạch kiến thức vì các mạch kiến thức trong từng bộ sách sắp sếp không giống nhau. Thêm vào đó các em sẽ phải mua một bộ sách khác để học, tuy số tiền không nhiều nhưng cũng có phần lãng phí.

* Một số góp ý:

- Trong quá trình lựa chọn SGK phảỉ thật sự kĩ càng, hiệu quả, không nên chọn quá nhiều bộ sách cho một trường học, như thế sẽ khó khăn cho việc soạn giảng cũng như không đảm bảo thống nhất mạch kiến thức trong chương trình.

- Các địa phương lân cận, về kinh tế, cơ sở vật chất cũng như nhận thức của học sinh không có sự chênh lệch đáng kể, người thực hiện việc lựa chọn sách cũng nên học hỏi, tham khảo, trao đổi lẫn nhau giữa các trường để đưa ra đúng những ưu, nhược điểm của từng bộ sách để lựa chọn. Tránh việc lựa chọn nhiều bộ sách khác nhau giữa các trường, khó cho việc học hỏi chuyên môn lẫn nhau, khó cho việc chỉ đạo chuyên môn.

- Một huyện lựa chọn nhiều bộ sách giáo khoa kéo theo việc cần tổ chức nhiều chuyên đề về chuyên môn cũng gây tốn kém về kinh phí, giáo viên cũng vất vả hơn trong việc học hỏi chuyên môn nghiệp vụ,…

Trên đây là toàn bộ góp ý của tổ chuyên môn 1 về Dự thảo Thông tư lựa chọn sách giáo khoa.

Biên bản đã được thông qua cuộc họp và được sự nhất trí của 100% các thành viên.

Cuộc họp kết thúc vào hồi 18 giờ 0 phút cùng ngày.

Thư kí

................

Chủ tọa

..................

Chữ kí của các thành viên

Mời bạn đọc tham khảo thêm tại các tài liệu có liên qua trên nhóm giáo dục đào tạo thuộc chuyên mục biểu mẫu của HoaTieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
29 32.907
Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 5 năm học 2024-2025
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm