Báo cáo sơ kết 2 năm thực hiện chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm 2024
Báo cáo tham luận xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm 2024
- 1. Báo cáo sơ kết 2 năm thực hiện chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm 2024
- 2. Báo cáo đánh giá, sơ kết 02 năm thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025
- 3. Báo cáo tham luận xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm
- 4. 5 tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm
Hoatieu.vn xin giới thiệu tới các bạn Báo cáo sơ kết 2 năm thực hiện chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm. Đây là mẫu báo cáo sơ kết chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm dùng để tổng kết lại quá trình thực hiện xây dựng trường mầm non. Mời các bạn tham khảo và tải file về máy theo đường dẫn trong bài viết.
- Báo cáo công tác triển khai tháng hành động vì an toàn thực phẩm
- Mẫu báo cáo thực tập sư phạm Mầm non
- Báo cáo tình hình triển khai công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh mầm non
1. Báo cáo sơ kết 2 năm thực hiện chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm 2024
PHÒNG GD- ĐT .................. TRƯỜNG ............................. | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số: ......../BC-......... | ............, ngày ... tháng .... năm 20.... |
BÁO CÁO
Sơ kết 2 năm thực hiện chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”
Thực hiện Công văn số ........./PGDĐT – ........ ngày ... tháng ... năm 20.... của Phòng GD&ĐT ............. về việc hướng dẫn sơ kết 2 năm triển khai chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”.
Trường .................. báo cáo sơ kết 2 năm triển khai chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” như sau:
1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1.1. Công tác quản lý, chỉ đạo
a) Việc xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện chuyên đề; ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai, hướng dẫn…
Nhà trường bám sát các văn bản chỉ đạo của các cấp để thực hiện:
Kế hoạch số ..../KH-BGDĐT ngày .............. của Bộ giáo dục và Đào tạo về triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn .................;
Công văn số ............ ngày ... tháng ... năm .... của Sở GD&ĐT về ban hành kế hoạch thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn .................
Kế hoạch số ..../KH-PGDĐT ngày ... tháng ... năm 20... của Phòng GD&ĐT về Triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn ...........
b) Việc kiểm tra, đánh giá, hỗ trợ thực hiện chuyên đề:
+ Thành lập Ban chỉ đạo hỗ trợ giáo viên trong tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát việc thực hiện của giáo viên.
+ Khi triển khai về thực hiện chuyên đề, Ban giám hiệu ra tiêu chí chấm điểm và thống nhất trong từng lớp.
+ Trong quá trình thực hiện chuyên đề, Ban giám hiệu về từng lớp hướng dẫn giáo viên tổ chức thực hiện.
+ Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất, kiểm tra toàn diện.
+ Tổng hợp kết quả, xếp loại, đánh giá thi đua.
c) Tóm tắt những ưu điểm, khó khăn, hạn chế, giải pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện chuyên đề tại địa phương.
Ưu điểm : Xây dựng kế hoạch thực hiện đảm bảo yêu cầu, bám sát công văn chỉ đạo của Phòng GD&ĐT, xây dựng kế hoach phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Chỉ đạo và thực hiện “ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, giáo viên chủ động hơn trong việc lập kế hoạch giáo dục, lựa chọn hình thức tổ chức, phương pháp tổ chức thích hợp, phát huy khả năng chủ động tham gia hoạt động của trẻ. Cơ sở vật chất được tăng trưởng, làm mới 02 khu phát triển vận động có mái che 1 khu phát triển vận động, các loại DDĐC được bảo quản tu sửa thường xuyên.
Khó khăn, hạn chế : Diện tích khuôn viên hẹp, không có không gian để bố trí xây dựng môi trường giáo dục đủ tiêu chuẩn nên ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện chuyên đề.
Trường có 03 điểm nên việc đầu tư đồ dùng đồ chơi trang thiết bị đảm bảo thực hiện chuyên đề chưa đáp úng nhu cầu hoạt động của trẻ.
+ Khả năng của từng giáo viên là khác nhau do đó việc áp dụng quan điểm lấy trẻ làm trung tâm vào hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ còn hạn chế.
Giải pháp trong công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện chuyên đề:
– BGH tăng cường chỉ đạo tổ chuyên môn hoạt động tích cực, sáng tạo và chủ động. Chỉ đạo giáo viên các lớp tích cực đầu tư tìm tòi, đổi mới phương pháp theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
– Tăng cường công tác tự bồi dưỡng và bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ tay nghề và kinh nghiệm trong việc thực hiện chuyên đề.
– Đẩy mạnh công tác chỉ đạo, phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường tổ chức phát động thường xuyên, có hiệu quả các đợt thi đua cấp trường, cấp Thị.
1.2. Chỉ đạo xây dựng mô hình điểm thực hiện chuyên đề
– Chỉ đạo điểm: Xây dựng và chỉ đạo lớp điểm: lớp Lớn 1; Nhỡ 3. Lớp điểm thực hiện từng nội dung của chuyên đề:
Hình thức, biện pháp chỉ đạo điểm:
+ Tổ chức thực hành phương pháp tại các lớp điểm về các hoạt động giáo dục: hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời, tổ chức thi làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chuyên đề.
+ Rút kinh nghiệm và thống nhất trong tổ chức thực hiện.
– Kết quả:
+ 100% giáo viên đều được tham gia dự giờ các hoạt động thực hành theo phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm..
+ 100% giáo viên có kiến thức cơ bản về chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.
+ 100% giáo viên đã biết xây dựng kế hoạch áp dụng phương pháp, hình thức tổ chức theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
* Ưu điểm: Giáo viên đã biết xây dựng kế hoạch áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, Tổ chức được các hoạt động giáo dục theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, chủ động, linh hoạt trong thiết kế bài dạy, trang trí môi trường trong và ngoài lớp học, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động. Trẻ tích cực, sáng tạo trong khám phá, trải nghiệm, chủ động hứng thú tham gia vào các hoạt động.
* Những hạn chế, khó khăn: Một số giáo viên còn lúng túng trong thực hiện phương pháp, thiếu sự chủ động, sáng tạo, nói nhiều, còn rập khuôn theo phương pháp cũ. Trang trí môi trường nhóm lớp còn mang tính cố định, không có độ mở, góc thiên nhiên chưa phong phú, ít cho trẻ trải nghiệm.
– Giải pháp:
Tăng cường tổ chức dự giờ tro đổi , rút kinh nghiệm để nâng cao phương pháp, hình thức tổ chức, tính chủ động, sáng tạo cho đội ngũ. Hỗ trợ, tư vấn cho đội ngũ trang trí môi trường nhóm lớp có độ mở, tạo góc thiên nhiên phong phú, tích cực cho trẻ khám phá, trải nghiệm.
c) Đề xuất, kiến nghị: Phòng GD&ĐT tổ chức các lớp tập huấn rộng hơn cho đội ngũ giáo viên các trường tham gia.
1.3. Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
a) Nội dung, hình thức bồi dưỡng chuyên đề cho CBQL, GVMN
STT | Cấp thực hiện
| Nội dung | Hình thức
| Kết quả
|
1 | Trường MN ....... | + Tổng quan về chuyên đề | Tập huấn tập trung tại Phòng GD & ĐT | Số lượt: 01 |
+ Xây dựng và sử dụng môi trường GD lấy trẻ làm trung tâm. + Xây dựng kế hoạch GD lấy trẻ làm trung tâm. + Tổ chức hoạt động chơi, học. + Phối hợp với cha mẹ trong chăm sóc, giáo dục trẻ. + Chăm sóc trẻ người dân tộc thiểu số, trẻ có hoàn cảnh khó khăn. – Hướng dẫn triển khai bộ tiêu chí trong trường Mầm non; | – Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn tại nhà trường về việc hướng dẫn hỗ trợ nâng cao năng lực thực hành xây dựng Trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm | 02 lần 02 lớp – 2.500.000đ. – Kết quả đạt được về nhận thức và thực hiện của CBQL, GVMN….) + 100% giáo viên có hiểu biết về kiến thức xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, áp dựng vào quá trình lập kế hoạch, tổ chức hoạt động giáo dục trẻ. + 100% Giáo viên chủ động tích cực học tập, không ngừng nâng cao hiểu biết về chuyên đề. |
b) Đánh giá kết quả.
– Tóm tắt kết quả đạt được:
+ Đội ngũ cốt cán dự tập huấn tại phòng giáo dục đầy đủ, ghi chép, nắm được các nội dung tập huấn.
+ Tham gia bồi dưỡng chuyên môn tại các trường mầm non trong huyện, dự giờ thực hành, học hỏi đúc rút được kinh nghiệm.
– Những hạn chế, khó khăn: Số lần dự giờ còn hạn chế, một số giáo viên chưa nắm bắt được vai trò đổi mới PPDH, soạn giáo án; bố trí không gian lớp học.
– Giải pháp:
+ Tăng cường tham gia bồi dưỡng chuyên môn tại các trường mầm non trong huyện, dự giờ thực hành, học hỏi đúc rút kinh nghiệm qua các hoạt động.
– Đề xuất, kiến nghị: Phòng GD&ĐT tổ chức nhiều lớp tập huấn để đội ngũ giáo viên được tham gia nhiều hơn.
1.4. Tổ chức hội thảo chuyên đề
a) Nội dung, hình thức, kết quả.
STT | Cấp thực hiện
| Nội dung | Hình thức
| Kết quả
|
1 | Trường MN ....... | – Tổ chức thực hành 05 hoạt động tại trường Mầm non. | Tổ chức hội thảo tập huấn chuyên đề “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm” | – 04 lần hội thảo – 100% CB,GV, NV tham gia hội thảo. – Kinh phí: 5.000.000đ – Kết quả: + 100% giáo viên tham gia dự giờ các hoạt động mẫu. + 100% giáo viên có kiến thức cơ bản về chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. |
b) Đánh giá kết quả
+ Kết quả đạt được:
– Tổ chức được các cuộc hội thảo, nội dung hội thảo đảm bảo, hình thức tổ chức phong phú. Tạo được điều kiện cho đội ngũ nắm bắt được các PPDH theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, nắm cách soạn giáo án; bố trí không gian lớp học. Phát huy tinh thần tập thể làm việc nhóm ở giáo viên,trẻ, nâng cao kỹ năng kiến thức về xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ lầm trung tâm.
– Những hạn chế, khó khăn: Số lần tổ chức hội thảo còn ít, kinh nghiệm trong tổ chức hội thảo của BGH, cốt cán còn hạn chế;
– Giải pháp: Tích cực tổ chức hội thảo, tăng số lần hội thảo trong năm học, BGH đúc rút nhiều kinh nghiệm hơn trong tổ chức hội thảo; Mở rộng nội dung hội thảo, đưa nhiều hoạt động phong phú hơn.
c) Đề xuất, kiến nghị:
Giáo viên cần chủ động đề xuất nội dung hội thảo, số lần hội thảo cho BGH.
1.5. Kết quả thực hiện các Tiêu chí kèm theo Kế hoạch số ....../KH-PGDĐT ngày ...........
a) Những kết quả đạt được, những sáng tạo của địa phương trong thực hiện 5 nội dung của chuyên đề:
– Xây dựng môi trường vật chất, môi trường xã hội trong và ngoài lớp học: Tạo được môi trường an toàn cho trẻ. Tận dụng được khuôn viên trường cho trẻ khám phá trải nghiệm, môi trường trong và ngoài lớp đáp ứng được nhu cầu chơi của trẻ, tạo được điều kiện cho trẻ vui chơi đảm bảo được an toàn cho trẻ khi chơi. Điểm trường Trung Tâm có mái che bằng tôn, bằng lon bia để bảo vệ đồ chơi ngoài trời nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi.
– Xây dựng kế hoạch giáo dục: Xây dựng được kế hoạch giáo dục đảm bảo mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện của trường, lớp, dộ tuổi của trẻ, giai đoạn theo chương trình giáo dục mầm non.
– Đổi mới tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ: Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động tăng cường khuyến khích trẻ chủ động, sáng tạo, tích cực hoạt động, đảm bảo trẻ được học bằng chơi, chơi mà học.Giáo viên cần quan tâm đến trẻ còn nhút nhat, tự ti, rụt rè, có hoàn cảnh khó khăn;
– Đánh giá sự phát triển của trẻ theo quan điểm GDLTLTT: Giáo viên đánh giá từng cá nhân trẻ thông qua các hoạt động hằng ngày, đánh giá sự tiến bộ của trẻ dựa trên mức độ đạt mục tiêu từng lĩnh vực và giáo viên dựa vào mức độ của trẻ để xây dựng kế hoạch hay điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.
– Tuyên truyền phối hợp, tạo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để tập trung xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm: Tuyên truyền về tầm quan trọng của việc thực hiện chuyên đề đối với đội ngũ CBGVNV, đối với trẻ, với phụ huynh.
Xây dựng góc tuyên truyền của nhà trường, của lớp, trao đổi trong các buổi họp phụ huynh, trên loa đài của trường, và bằng cách thức trò chuyện trực tiếp với phụ huynh. vận động tuyên truyền với phụ huynh đóng góp nguyên vật liệu tham gia hội thi làm đồ dùng đò chơi phục vụ cho chuyên đề. Mời đại diện Chính quyền địa phương, mời phụ huynh đến dự các ngày hội ngày lễ của trẻ như: “Ngày hội đến trường của bé”, Tết trung thu, Lễ ra trường cho trẻ 5 tuổi…
b) Những hạn chế, khó khăn, nguyên nhân: Môi trường hoạt động bên ngoài chưa đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ, đặc biệt là điểm trường Trung Tâm, sân chơi còn quá hẹp.
Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình còn cao, chưa thật sự phù hợp so với độ tuổi và điều kiện của địa phương.
Một số giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm còn lúng túng, ôm đồm.
Đánh giá sự phát triển còn ở hình thức liệt kê hoạt động chưa có biện pháp thực hiện.
Công tác tuyên truyền chưa thường xuyên, góc tuyên truyền một số lớp còn nghèo về nội dung.
c) Giải pháp: BGH tăng cường đầu tư xây dựng môi trường hoạt động bên ngoài chưa đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ, đặc biệt là điểm trường Trung Tâm.
Chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình phù hợp so với độ tuổi trẻ và điều kiện của địa phương.
Thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền, bổ sung góc tuyên truyền của các lớp phong phú hơn.
d) Đề xuất, kiến nghị: Phòng GD&ĐT tham mưu với UBND Thị đầu tư kinh phí để mua sắm thêm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động của trẻ.
1.6. Tổ chức Cuộc thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong các cơ sở giáo dục mầm non”.
a) Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các nôi dung về cuộc thi theo Kế hoạch Số ..../PGDĐT-GDMN của Phòng GD&ĐT và các văn bản chỉ đạo tổ chức Cuộc thi: Nhà trường xây dựng Kế hoạch số .../KH-MN ngày ......... về việc Tổ chức Cuộc thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong các cơ sở giáo dục mầm non”.
b) Nội dung, hình thức; thời gian tổ chức thực hiện:
– Nội dung
Xây dựng môi trường vật chất, môi trường xã hội trong và ngoài lớp học theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Thực hành việc khai thác, sử dụng có hiệu quả môi trường giáo dục trong việc tổ chức thực hiện Chương trình GDMN. (có bảng tiêu chí đính kèm)
– Hình thức thi:
+ Thi cấp trường 12/12 nhóm, lớp;
+ Tham gia hội thi cấp Thị: Tập thể .
– Thời gian và địa điểm thi.
* Thời gian: Tổ chức cuối tháng ../20...... 01 ngày
– Sáng chấm các nhóm, lớp, chiều BGK, thư ký tập hợp, tổng kết hội thi
* Đối tượng tham gia hội thi: 100% nhóm, lớp trong toàn trường
* Cách thức đánh giá hội thi: BGK về tại các nhóm, lớp chấm
* Đánh giá từng nhóm, lớp: Thang điểm 100, trong đó:
– Xuất sắc: từ 90 đến 100 điểm.
– Đạt khá: từ 70 đến dưới 90 điểm.
– Đạt yêu cầu: từ 50 đến dưới 70 điểm.
– Chưa đạt yêu cầu: Dưới 50 điểm
Đánh giá kết quả.
– Kết quả đạt được: Tổ chức hội thi cấp trường có 12/12 nhóm lớp tham gia trong đó: 01 giải nhất; 02 giải nhì; 03 giải ba; 02 giải khuyến khích.
Tham gia hội thi cấp Thị đạt 135 điểm.
– Những khó khăn, hạn chế: ột số lớp đầu tư trang trí môi trường bên trong và bên ngoài còn hạn chế, thiếu tính khoa học và sáng tạo. Phụ huynh chưa tích cực tham gia vào hội thi của lớp. Kinh phí nhà trường còn ít nên đầu tư mua sắm đồ dùng đồ chơi ngoài trời chưa cao, một số đồ chơi ngoài trời bắt đầu xuống cấp.
Giải pháp: Tăng cường chỉ đạo các lớp đầu tư trang trí môi trường bên trong và bên ngoài khoa học và sáng tạo có góc mở, phong phú về ĐD, ĐC. Tích cực tuyên truyền phụ huynh tham gia vào hội thi của lớp.
Đề xuất, kiến nghị:
1.7. Công tác tuyên truyền về việc triển khai thực hiện chuyên đề
STT | Cấp thực hiện | Nội dung | Hình thức | Kết quả |
1 | Trường MN Quảng Trung | – Xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học để tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về chuyên đề” Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” theo năm học. – Tuyên truyền về tầm quan trọng của việc thực hiện chuyên đề đối với đội ngũ CBGVNV, đối với trẻ, với phụ huynh. – Tuyên truyền về tổ chức các hoạt động tổ chức chuyên đề: Thi lên tiết đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm”, thi xây dựng môi trường giáo dục, tổ chức hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. – tuyên truyền về công tác tu sửa CSVC mua sắm trang thiết bị phục vụ chuyên đề. – Tổ chức ngày hội ngày lễ theo quan điểm trẻ là trung tâm, phát huy khả năng của trẻ, trẻ được chơi, được trải nghiệm, khám phá. | – Tuyên truyền trên các góc tuyên truyền của nhà trường, của lớp, trong các buổi họp phụ huynh, trên loa đài của trường, và bằng cách thức trò chuyện trực tiếp với phụ huynh. – Vận động tuyên truyền với phụ huynh đóng góp nguyên vật liệu thi sáng tạo đồ dùng đò chơi phục vụ cho chuyên đề. – Mời đại diện Chính quyền địa phương, mời phụ huynh đến dự các ngày hội ngày lễ của trẻ như: “Ngày hội đến trường của bé”, “Bé với trò chơi dân gian và hát múa dân ca”, Tết trung thu, Lễ ra trường cho trẻ 5 tuổi… – Mời ban chi hội phụ huynh các lớp đến dự hội thi “Giáo viên dạy giỏi, dự các hoạt động của chuyên đề. | + 100% các bậc phụ huynh và các ban ngành đoàn thể hiểu được nội dung ý nghĩa của chuyên đề. + Có hiệu quả tốt tạo sự đồng thuận ủng hộ quan tâm cao của phụ huynh học sinh, của địa phương, các cấp, các ngành + Các hội thi của chuyên đề, ngày lễ ngày hội đều có đại diện Chính quyền địa phương, đại diện các bậc phụ huynh đến dự. |
Đánh giá kết quả
– Kết quả đạt được: Các bậc phụ huynh và các ban ngành đoàn thể hiểu được nội dung ý nghĩa tầm quan trọng của chuyên đề xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Tạo sự đồng thuận ủng hộ quan tâm cao của phụ huynh học sinh, của địa phương, các cấp, các ngành. Các hội thi của chuyên đề, ngày lễ ngày hội đều có đại diện Chính quyền địa phương, đại diện các bậc phụ huynh đến dự.
– Những hạn chế, khó khăn.
Phụ huynh tham gia trong các lần tuyên truyền còn hạn chế, một số phụ huynh chưa thật sự quam tâm đến các hoạt động của trẻ. Kỹ năng tuyên truyền của một số giáo viên chưa thành thạo, nội dung tuyên truyền chưa phong phú.
– Giải pháp: Tập huấn kỹ năng tuyên truyền cho đội ngũ, đưa nội dung tuyên truyền gần gũi, phong phú hơn. Đổi mới các hình thức tuyên truyền và bằng nhiều hình thức tuyên truyền rộng hơn.
Đề xuất, kiến nghị: Giáo viên tích cực bồi dưỡng và tự bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền, xây dựng nội dung tuyên truyền phong phú hơn.
2. ĐÁNH GIÁ CHUNG
2.1. Kết quả nổi bật: Xây dựng kế hoạch thực hiện đảm bảo yêu cầu, bám sát công văn chỉ đạo của Phòng GD&ĐT, xây dựng kế hoach phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Chỉ đạo và thực hiện Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, giáo viên chủ động hơn trong việc lập kế hoạch giáo dục, lựa chọn hình thức tổ chức, phương pháp tổ chức thích hợp, phát huy khả năng chủ đông tham gia hoạt động của trẻ. Cơ sở vật chất được tăng trưởng, làm mới ĐDĐC ngoài trời 2 khu vực 1 khu vực phát triển vận động có mái che, các loại DDĐC được bảo quản tu sửa thường xuyên.
Tổ chức được các cuộc hội thảo, nội dung hội thảo đảm bảo, hình thức tổ chức phong phú. Tạo được điều kiện cho đội ngũ nắm bắt được các PPDH theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, nắm cách soạn giáo án; bố trí không gian lớp học Phát huy tinh thần tập thể làm việc nhóm ở giáo viên,trẻ, nâng cao kỹ năng kiến thức về xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ lầm trung tâm. Số lần tổ chức hội thảo còn ít, kinh nghiệm trong tổ chức hội thảo của BGH, cốt cán còn hạn chế; Nội dung hội thảo chưa phong phú.
Tổ chức hội thi cấp trường có 12/12 nhóm lớp tham gia trong đó: 01 giải nhất; 02 giải nhì; 03 giải ba; 02 giải khuyến khích.
Tham gia hội thi cấp Thị đạt 135 điểm.
2.2. Khó khăn, hạn chế: Diện tích khuôn viên hẹp, không có không gian để bố trí xây dựng môi trường giáo dục đủ tiêu chuẩn nên ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện chuyên đề.
Trường có 03 điểm nên việc đầu tư đồ dùng đồ chơi trang thiết bị đảm bảo thực hiện chuyên đề chưa đáp úng nhu cầu hoạt động của trẻ.
+ Thu nhập của phụ huynh trên địa bàn còn thấp, địa bàn khó khăn nên việc huy động nguồn lực xã hội hóa còn hạn chế do đó việc đầu tư cơ sở vật chất để đảm bảo trong tổ chức thực hiện chuyên đề cũng còn gặp nhiều khó khăn.
3. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG.
– Tiếp tục thực hiên và phát huy những kết quả đã đạt được.
– Chỉ đạo tổ chuyên môn hoạt động tích cực, chủ động. Chỉ đạo giáo viên các lớp tích cực đầu tư tỡm tũi, đổi mới phương phỏp theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
– Trao đổi kinh nghiệm cùng với các cụm chuyên môn trong huyện. Tham gia các lớp tập huấn do Phòng giáo dục, Sở giáo dục tổ chức.
– Tăng cường công tác tự bồi dưỡng, bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ tay nghề và kinh nghiệm trong việc thực hiện chuyên đề.
3.1. Đối với Phòng GD&ĐT, UBND Thị. Phòng giáo dục tổ chức thêm nhiều hoạt động sinh hoạt chuyên môn mở rộng về phương pháp dạy học các lĩnh vực khác theo chuyên đề: Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm để đội ngũ giáo viên tham gia .
UBND Thị đầu tư ngân sách để trường tăng trưởng cơ sở vật chất đặc biệt đồ chơi ngoài trời để đảm bảo nhu cầu hoạt động của trẻ.
3.2. Đối với Sở GD&ĐT, UBND tỉnh: Đầu tư kinh phí, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi ngoài trời đáp ứng được hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, trẻ được khám phá trải nghiệm nhiều hơn.
Trên đây là báo cáo Sơ kết 2 năm triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” của trường Mầm non .............../.
Nơi nhận: | HIỆU TRƯỞNG |
– Phòng GD-ĐT (để báo cáo); – Lưu: VP. |
2. Báo cáo đánh giá, sơ kết 02 năm thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025
PHÒNG GD VÀ ĐT...... TRƯỜNG MẦM NON.........
Số: .../BC-MN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
..............., ngày... tháng... năm 20... |
BÁO CÁO
Về việc thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non
lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025”
Năm học 20...-20...
Căn cứ Kế hoạch số ...../KH-SGDĐT ngày 29/7/2021 của Sở GD và ĐT về chuyên đề “ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025”
Căn cứ Kế hoạch số ......./KH-PGDĐT ngày 05/10/20... của Phòng GD và ĐT về việc tổ chức hoạt động chuyên môn năm học 20...-20...;
Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, trường Mầm non......... báo cáo về việc thực hiện chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025" năm học 20...-20... cụ thể như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Thuận lợi
Nhà trường được UBND phường.........., Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo quan tâm chỉ đạo sâu sát; sự phối hợp chặt chẽ của các CBQL-GV-NV tại đơn vị. Ban Giám hiệu trường tổ chức thực hiện tốt chỉ đạo của Phòng, Sở về việc triển khai thực hiện chuyên đề.
Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trẻ có trình độ, năng động, nhiệt tình, trách nhiệm tâm huyết với nghề, luôn khắc phục khó khăn, luôn tu dưỡng rèn luyện và tích cực học tập để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Thực sự yêu nghề mến trẻ, có kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ được cha mẹ trẻ tin yêu đáp ứng với yêu cầu đổi mới.
Được sự phối hợp, hỗ trợ nhiệt tình của Cha mẹ trẻ em trong việc tham gia đóng góp giúp đỡ nhà trường về nguyên vật liệu sẵn có, đồ đùng đồ chơi, trang thiết bị dạy học, vật chất, ngày công, kể cả tinh thần trong thực hiện chuyên đề.
Việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ, theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm được thực hiện thường xuyên ở các giờ hoạt động bên trong và bên ngoài lớp, mọi lúc mọi nơi, nên việc thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025” gần gũi đối với trẻ, trẻ dễ dàng tiếp thu thực hiện đạt hiệu quả.
Tỷ lệ giáo viên dạy giỏi hàng năm đều tăng; chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đều đạt 100%, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 1%. và tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đến trường hàng năm đều đạt trên 99%.
2. Khó khăn
Biên chế giáo viên mầm non hiện nay còn thiếu so với định mức giáo viên/lớp được quy định theo Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV và Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT về khung vị trí việc làm và định mức số người làm việc.
Ngoài ra trong quá trình thực hiện chuyên đề một số giáo viên chưa linh hoạt, sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục, lựa chọn nội dung giảng dạy và kinh nghiệm tổ chức hoạt động học và vui chơi cho trẻ.
II. CÔNG TÁC XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ «XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON LTLTT GIAI ĐOẠN 2021-2025
1. Nội dung chỉ đạo
Xây dựng kế hoạch cụ thể về nội dung, hình thức tổ chức, thời gian, địa điểm thực hiện và tổ chức triển khai, quán triệt đến cán bộ, giáo viên, nhân viên, và Cha mẹ trẻ em, thông qua các buổi họp Hội đồng, họp chuyên môn, họp Ban Đại diện cha mẹ trẻ em, họp phụ huynh các lớp để phối hợp thực hiện.
Giao cho giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác chuyên môn, đảm bảo từng nội dung của chuyên đề như: GV tổ chức hoạt động học cho trẻ; GV tổ chức hoạt động vui chơi, trải nghiệm, xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động; Các lớp tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ.
2. Hình thức, biện pháp thực hiện
Nhà trường lồng ghép các nội dung tuyên truyền đến phụ huynh vào các buổi họp (Đầu năm, giữa năm và cuối năm) và trong giờ đón trả trẻ.
Luôn tạo mối gắn kết, hợp tác chia sẻ giữa giáo viên, nhà trường, cha mẹ và cộng đồng trong chăm sóc giáo dục trẻ. Tạo điều kiện để các bậc cha mẹ tham gia vào các hoạt động của nhà trường, lớp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ như: Tổ chức các buổi văn nghệ chào mừng ngày Lễ lớn như: Lễ Khai giảng năm học mới, Chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Chào mừng ngày Thành lập QĐNDVN, Hội trại mùa xuân, Tổng kết năm học, Quốc tế thiếu nhi 1 – 6, …. Với chủ để “ Bé tập làm chiến sĩ” nhà trường cũng huy động sự tham gia hỗ trợ từ phía phụ huynh hỗ trợ các hoạt động của cô và trẻ để giúp phụ huynh thay đổi quan niệm, hiểu đúng đắn hơn việc vui chơi học tập của trẻ ở trường mầm non nên đa số phụ huynh đã hiểu và nhiệt tình phối kết hợp chặt chẽ với giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục các cháu nên chất lượng chuyên đề “ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021-2025 ” trong nhà trường đã đạt kết quả khả quan. Nhà trường đã bám sát các tiêu chí của việc thực hiện xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, quan tâm, chú trọng việc xây dựng các điều kiện như:
* Xây dựng môi trường giáo dục:
Nhà trường đã tạo môi trường giáo dục và xác định đây là yếu tố quan trọng góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Tạo cho trẻ cảm nhận được “Đi học là hạnh phúc và mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, giúp trẻ thêm yêu trường, mến lớp, gắn bó với ngôi nhà chung là trường mầm non. Nhà trường đã thiết kế môi trường giáo dục thân thiện, đảm bảo an toàn về thể chất và tâm lý cho trẻ.
Môi trường vật chất trong và ngoài lớp luôn đáp ứng nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện cho tất cả trẻ có thể “chơi mà học, học bằng chơi”, phù hợp với thực tế của nhà trường. Các khu vực trong lớp được thiết kế theo hướng tận dụng các không gian để cho trẻ hoạt động đảm bảo phù hợp, linh hoạt, đa dạng phong phú; các góc hoạt động trong lớp và ngoài lớp mang tính mở, tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng tự lựa chọn và sử dụng đồ dùng, đồ chơi để thực hành, trải nghiệm. Khuyến khích trẻ có thể hoạt động theo nhiều cách khác nhau; tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ hoạt động, trải nghiệm, khám phá dưới nhiều hình thức khác nhau, phát triển toàn diện.
* Xây dựng kế hoạch giáo dục
Xây dựng kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục, đảm bảo trẻ “học bằng chơi, chơi mà học”, chú trọng các hoạt động chủ đạo của từng lứa tuổi, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực phù hợp với nhu cầu, hứng thú và sự phát triển của từng cá nhân trẻ; xây dựng môi trường giáo dục, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; khai thác sử dụng có hiệu quả môi trường vật chất trong lớp, ngoài trời hiện có, tận dụng hoàn cảnh, tình huống thật cho trẻ hoạt động trải nghiệm, khám phá trong môi trường an toàn.
Xây dựng mục tiêu cụ thể phản ánh được kết quả mong đợi đáp ứng với sự phát triển của trẻ theo giai đoạn, thời điểm phù hợp và theo Chương trình GDMN.
Thể hiện nội dung giáo dục theo Chương trình GDMN và có thể điều chỉnh linh hoạt thay đổi nội dung, phương pháp đồ dùng học liệu, thời gian phù hợp với sự phát triển của trẻ và điều kiện thực tế của địa phương, của trường và của lớp.
Giáo viên luôn coi trọng việc hình thành và phát triển các năng lực, kĩ năng sống cho trẻ. Thể hiện tính tích hợp, tạo sự gắn kết, tác động một cách thống nhất đồng bộ đến sự phát triển của trẻ. Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động giáo dục bằng vận động thân thể và các giác quan dưới nhiều hình thức khác nhau.
* Tổ chức hoạt động giáo dục
Phối hợp các phương pháp hợp lý, tăng cường tính chủ động, tích cực hoạt động của trẻ, đảm bảo trẻ “học bằng chơi, chơi mà học”.
Phương pháp hỗ trợ theo hướng mở rộng được quan tâm để khuyến khích trẻ sáng tạo, làm thay đổi và cá thể hóa đối với những trẻ thiếu hụt hoặc có hoàn cảnh khó khăn. Chú trọng các hoạt động chủ đạo của từng lứa tuổi, tạo ra các cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ và sự phát triển của từng cá nhân trẻ. Tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ hết khả năng của riêng mình.
Giáo viên tổ chức, điều khiển, hỗ trợ đúng lúc, không làm thay trẻ. Khuyến khích tương tác giữa trẻ với trẻ. Tôn trọng sự khác biệt của mỗi trẻ về cách thức, tốc độ học tập và phát triển riêng.
3. Công tác tăng cường các nguồn lực, điều kiện triển khai thực hiện chuyên đề: cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, sách - tài liệu
Nhà trường khảo sát cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường ngay sau mỗi năm học. Đánh giá thực trạng CSVC của nhà trường phục vụ chuyên đề.
Xây dựng kế hoạch cải tạo, mua sắm, sửa chữa, nâng cấp CSVC. Dự trù nguồn kinh phí tham mưu với các cấp lãnh đạo tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị, đồng thời tích cực phát huy nội lực trong phong trào làm đồ dùng đồ chơi và làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, công tác tham mưu với các cấp, tranh thủ sự ủng hộ của cha mẹ trẻ em, các mạnh thường quân trong và ngoài địa bàn cùng chung tay góp sức xây dựng môi trường bên trong và bên ngoài lớp học, đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi, khám phá của trẻ cụ thể như sau: Trong 2 năm triển khai thực hiện nhà trường đã sửa chữa thay máy che, tu sửa lại khu vui chơi cát nước cho trẻ có chỗ hoạt động vui chơi, trải thảm cỏ khu vực sân trường, bổ sung mua sắm 05 bộ đồ chơi vận động, đồ dùng dạy học chủ đề gia đình 03 bộ,…
4. Triển khai công tác đánh giá và tự đánh giá đối với các cơ sở GDMN về kết quả thực hiện chuyên đề (theo bảng tiêu chí kèm theo Kế hoạch số 626/KH-BGDĐT ngày 30/06/2021 của Bộ GD&ĐT).
Ban Giám hiệu hướng dẫn giáo viên dựa vào các Tiêu chí theo từng nội dung, tự xem xét mức độ đã đạt được trong thực hiện tại lớp mình phụ trách. Dựa vào kết quả để dự kiến kế hoạch thực hiện những tiêu chí chưa đạt và rút kinh nghiệm điều chỉnh kế hoạch cho năm học tiếp theo.
Trong quá trình thực hiện đánh giá các tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, những nội dung, tiêu chí, chỉ số đã thực hiện tốt thì tiếp tục phát huy và những nội dung, tiêu chí, chỉ số chưa thực hiện, hoặc chưa thực hiện tốt thì điều chỉnh, bổ sung cơ sở vật chất, mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động trong kế hoạch tiếp theo.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng xã hội về việc xây dựng trường mầm non theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. Xây dựng kế hoạch cụ thể cho năm học, cho từng tháng thực hiện. Lập kế hoạch bổ sung cơ sở vật chất và cung cấp tài liệu kịp thời, đầy đủ cho giáo viên.
Tổ chức tốt việc bồi dưỡng cho giáo viên về thực hiện chuyên đề thông qua các học động sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, bồi dưỡng thường xuyên, tự học tự bồi dưỡng. Ngoài raTạo điều kiện cho giáo viên giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm; xây dựng kế hoạch linh hoạt theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
- Kết quả:
Qua 2 năm thực hiện chuyên đề nhà trường đạt được 1 số kết quả như sau: Năm học 20...-20... tổ chức thành công mô hình “ Bé với sữa” được các trường trên địa bàn thành phố .......................... giao lưu học tập, đánh giá cao về hiệu quả của mô hình. Tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh đạt 10/10 giáo viên có 8/10 cô được vào top khen thưởng. Năm 20... có 8 giáo viên tham gia thi GVG cấp tỉnh đạt 8/8 cô, và đều vào top 40% khen thưởng. Trẻ tham gia các hội thi do Nhà thiếu nhi tổ chức đều đạt giải cao.
III. PHƯƠNG HƯỚNG TRIỂN KHAI TRONG NĂM TIẾP THEO
Tiếp tục thực hiện tốt chuyên đề theo sự chỉ đạo của phòng Giáo dục và Đào tạo.
Tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ trẻ và cộng đồng trong việc thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non LTLTT giai đoạn 2021-2025” nhằm thu hút sự quan tâm và huy động các nguồn lực của phụ huynh, cộng đồng, xã hội đóng góp xây dựng môi trường hoạt động giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ.
Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục, sáng tạo trong làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi, nhằm tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ tham gia các hoạt động một cách chủ động, tích cực và hứng thú.
Tham mưu đề xuất mua sắm bổ sung một số đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động ngoài trời và các lớp cho trẻ hoạt động. Có kế hoạch tu sửa, bổ sung, mua sắm một số đồ chơi ngoài trời hàng năm.
Tiếp tục chọn giáo viên cốt cán có chuyên môn, tay nghề cao, có tinh thần trách nhiệm, chủ động sáng tạo trong công tác tham gia các lớp tập huấn do các cấp tổ chức nhằm tạo lực lượng cốt cán tư vấn, hỗ trợ cho nhà trường trong việc thực hiện tốt chuyên đề.
Duy trì tổ chức hội giảng, chuyên đề và sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học nhằm nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ cho giáo viên.
Trên đây là Báo cáo chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm" năm học ................./.
Nơi nhận: - Sở GDĐT Rạch Giá; - Phòng GDĐT Rạch Giá; - PHT trường MNBM; - TTCM trường MNBM; - Lưu VT;CM. | HIỆU TRƯỞNG
................................. |
3. Báo cáo tham luận xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm
PHÒNG GD& ĐT………….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
TRƯỜNG MẦM NON……….. Số: /BC-CMMN | Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ….……, ngày…..tháng….năm….. |
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM
NĂM HỌC……..
Căn cứ vào kế hoạch số………….của Phòng GD&ĐT ...................... về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học …………..;
Căn cứ kế hoạch số………….của trường mầm non ...................... về kế hoạch triển khai thực hiện chuyên đề “ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” năm học ......................;
Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, Trường MN ...................... báo cáo kết quả thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm” và có kết quả cụ thể như sau:
I. Đặc điểm tình hình
1. Thuận lợi:
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Phòng giáo dục và đào tạo TP ......................, UBND phường ...................... TP ......................; Đặc biệt là các bậc phụ huynh luôn đồng tình ủng hộ, giúp đỡ về đồ đùng đồ chơi, trang thiết bị dạy học để phục vụ cho hoạt động của cô và trẻ trong nhà trường, vì vậy rất thuận tiện trong việc triển khai thực hiện chuyên đề .
- Trường có đội ngũ giáo viên trẻ có trình độ, năng động, nhiệt tình, trách nhiệm tâm huyết với nghề, luôn khắc phục khó khăn, luôn tu dưỡng rèn luyện và tích cực học tập để nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ. Thực sự yêu nghề mến trẻ, có kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ được phụ huynh tin yêu đáp ứng với yêu cầu đổi mới .
- Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên học tập lẫn nhau qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề và thực hành luyện tập
2. Khó khăn:
- Khả năng xây dựng kế hoạch và sự linh hoạt, sáng tạo của một số giáo viên còn hạn chế, còn bối rối khi lựa chọn nội dung giảng dạy hoặc lựa chọn nội dung để thực hiện tốt chuyên đề.
- Một số giáo viên mới vào nghề kinh nghiệm còn hạn chế cách tổ chức tiết dạy còn chưa sáng tạo, chưa linh hoạt.
- Diện tích đất nhà trường quá trật, các phòng học, phòng chức năng, phòng làm việc BGH còn thiếu, sân chơi hẹp nên chưa đủ để tổ chức các hoạt động
II. Nội dung thực hiện
1. Công tác chỉ đạo, quản lýthực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” tại nhà trường trong năm học.
- Sau khi nhận kế hoạch của Phòng giáo dục và đào tạo TP ......................, nhà trường đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Sau khi họp Ban chỉ đạo đã tiến hành phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Lựa chọn, bố trí, sắp xếp và phân công lớp điểm để thực hiện chuyên đề
- Xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng nội dung cần triển khai trong mỗi tháng, nội dung kế hoạch xác định rõ mục tiêu thực hiện chuyên đề, nhiệm vụ cụ thể, tiến độ thời gian, kinh phí thực hiện.
2. Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
- Nhà trường đã xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng môi trường học tập trong và ngoài lớp học như: Khu vui chơi vận động cho trẻ, góc thiên nhiên, khu vườn cổ tích, trang trí các mảng tường, làm đồ chơi tự tạo……Chỉ đạo các lớp tích cực tham mưu, thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, tăng cường đầu tư bổ sung, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, tài liệu, học liệu cần thiết cho lớp.
- Trong năm học vừa qua nhà trường cũng đã chú ý đầu tư trang thiết bị,đồ dùng đồ chơi phục vụ môi trường vật chất cho trẻ hoạt động ngoài trời cũng như trong phòng lớp nhằm đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ chơi mà học, học bằng chơi. Tuy diện tích đất trong nhà trường còn chật, sân chơi hẹp nhưng nhà trường vẫn cố gắng bố trí các khu vực hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời một cách khoa học và phù hợp như: Khu vui chơi vận động, khu sân chơi tập thể dục, khu vực vườn hoa,thảm cỏ,….Trang trí phòng lớp đảm bảo thẩm mỹ, thân thiện, phù hợp lứa tuổi, các góc cho trẻ hoạt động được bố trí thuận tiện, hợp lý linh hoạt đáp ứng nhu cầu hứng thú hoạt động vui chơi của trẻ, có đa dạng đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động, các đồ chơi sáng tạo do giáo viên tự làm từ các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương; Các lớp xây dựng góc thiên nhiên, khu khám phá khoa học với các trò chơi như: Chơi với cát, chơi sỏi, pha và thổi màu, thả chìm nổi, làm tranh từ lá, vẽ tranh cát, đong đo nước…..tạo môi trường an toàn, sạch đẹp, tạo hình ảnh và ấn tượng riêng của lớp học cũng như của nhà trường
- Để kích thích sự hứng thú hoạt động ở trẻ, nhà trường yêu cầu các lớp trang trí môi trường trong và ngoài lớp sạch sẽ, sáng tạo và có sự đổi mới thường xuyên, nội dung các bài tập mở phong phú đa dạng và phù hợp từng chủ đề, chấm trang trí nhóm lớp, tạo môi trường học tập
- Ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất, nhà trường cũng đã tổ chức cho các cháu được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, khám phá như: Tham quan Trường tiểu học,
3. Đội ngũ giáo viên
- Nhận thấy tầm quan trọng của việc lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non nên công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đã được nhà trường quan tâm. Nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên đề cho giáo viên theo mỗi giai đoạn: Xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề, thiết kế môi trường, khai thác sử dụng thiết bị, đồ chơi; cách tổ chức các hoạt động… Xây dựng các tiêu chí đánh giá từng nội dung của chuyên đề: Tạo môi trường, tổ chức hoạt động, đồ dùng đồ chơi. Tạo điều kiện cho giáo viên đi học tập tại một số trường bạn.
- Giáo viên luôn đảm bảo an toàn về mặt tâm lý cho trẻ và trẻ thường xuyên được giao tiếp, thế hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và trẻ với những người xung quanh. Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo.
- Qua sự tự học hỏi và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhà trường đã có nhiều kỹ năng, sáng tạo và linh hoạt trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và trang trí môi trường giáo dục. Bên cạnh đó luôn quan tâm, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau từ đó tạo được những thành quả nhất định trong công tác này.
Thực hiện chuyên đề trong năm học, chuyên môn nhà trường đã xây dựng được 4 tiết mẫu để giáo viên trong trường dự, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm tổ chức hoạt động xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm. 4/4 tiết đạt kết quả tốt.
4. Công tác tuyên truyền
* Nội dung tuyên truyền
- Tuyên truyền các nội dung về tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm, sự phát triển toàn diện của trẻ ở lứa tuổi mầm non, sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần, sự hỗ trợ của các bậc cha mẹ về xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, một số những hoạt động tổ chức nhằm kích thích trẻ chủ động tham gia, các biện pháp chăm sóc giáo dục mà phụ huynh có thể kết hợp khi trẻ ở nhà.
* Hình thức tuyên truyền
- Huy động các nguồn lực của các ban ngành đoàn thể, phụ huynh tập trung hỗ trợ về kinh phí về nguyên vật liệu để xây dựng môi trường hoạt động giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho trẻ.
- Tích cực tham mưu với các cơ quan, chính quyền địa phương, UBND phường Gia Sàng và HĐND, UBND thành phố trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phòng lớp học cho nhà trường.
- Mời đại diện Chính quyền địa phương, ban chi hội phụ huynh đến dự các ngày hội ngày lễ của trẻ như: “Ngày hội đến trường của bé”, “Bé vui hội xuân”, Bé cùng vui khỏe, Bé khéo tay, Lễ ra trường cho trẻ 5 tuổi…
III. Kết quả đạt được
1. Đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên
- Nắm được mục đích, yêu cầu, phương pháp xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non. Xây dựng kế hoạch giáo dục theo chương trình GDMN phù hợp với trẻ, với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương.
- Xây dựng nội dung, cách thức tuyên truyền với các bậc phụ huynh về triển khai thực hiện chuyên đề phù hợp. Thu hút được sự quan tâm của phụ huynh đối với nhà trường, hợp tác cùng với giáo viên trong việc xây dựng môi trường cho trẻ, đóng góp công sức, kinh phí đầu tư mua sắm thêm thiết bị, dụng cụ, đồ chơi cho trẻ vui chơi.
- Xây dựng, sắp xếp môi trường giáo dục trong và ngoài lớp phù hợp, kích thích sự sáng tạo và ham hiểu biết cho trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được tham gia các hoạt động mọi lúc mọi nơi.
- Đổi mới về xây dựng kế hoạch giáo dục, về phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức, sáng tạo trong việc tổ chức thực hiện chuyên đề. Tổ chức đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ dựa trên mức độ đạt so với mục tiêu, trên cơ sở đó sử dụng kết quả đánh giá để xây dựng kế hoạch giáo dục, điều chỉnh kế hoạch giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục tiếp theo cho phù họp với khả năng, nhu cầu, sở thích, kinh nghiệm sống của trẻ và điều kiện thực tế của trường, lớp.
2. Đối với trẻ:
Trẻ được trực tiếp trải nghiệm khám phá tìm tòi, biết quan sát và lắng nghe, biết đặt câu hỏi, biết suy nghĩ, liên tưởng phù hợp khả năng của trẻ làm trẻ thích thú, mạnh dạn, tự tin, tự mình khám phá, tự mình tham gia thực hành theo ý tưởng của trẻ đủ cả 5 lĩnh vực phát triển. Trẻ ngày càng hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động, các kỹ năng học tập cần thiết được rèn luyện thường xuyên tạo nền tảng tốt khi trẻ bước vào lớp 1.
IV. Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trong thời gian tới
1. Phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới
- Xây dựng sân chơi môi trường hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu phát triển và tạo điều kiện tối đa cho trẻ chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động.
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên về vai trò xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm đối với sự phát triển của trẻ mầm non.
- Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục, sáng tạo ĐDĐC, làm các bài tập mở nhằm tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ tham gia các hoạt động một cách chủ động, tích cực và hứng thú.
- Thu hút sự quan tâm và huy động các nguồn lực của phụ huynh, cộng đồng, xã hội đóng góp xây dựng môi trường hoạt động giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ.
2. Giải pháp thực hiện trong thời gian tới
- Tiếp tục tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về thực hiện chuyên đề.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể cho năm học, cho từng tháng thực hiện.
- Lập kế hoạch bổ sung cơ sở vật chất và cung cấp tài liệu kịp thời, đầy đủ cho giáo viên.
- Tiếp tục tổ chức triển khai cho giáo viên học tập bồi dưỡng về chuyên đề.
- Tổ chức tốt các đợt thảo luận, thi tay nghề, đồ dùng đồ chơi, sáng tác trò chơi, thơ ca, các hình thức tổ chức …
- Tham mưu đề xuất mua sắm bổ sung một số đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động ngoài trời và các lớp .
- Có kế hoạch tu sửa, bổ sung, mua sắm một số đồ chơi ngoài trời.
Nơi nhận: - Phòng GD& ĐT TPTN; - Lưu: VT, CM. | Hiệu trưởng |
4. 5 tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm
Tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2020-2025
Tiêu chí được ban hành kèm Kế hoạch 626/KH-BGDĐT 2021 Chuyên đề Xây dựng trường trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2020-2025, cụ thể như sau:
1. Xây dựng môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
1.1. Đảm bảo gần gũi, thân thiện, an toàn về mặt thể chất và tinh thần đối với trẻ; trẻ thường xuyên được giao tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và trẻ với những người xung quanh.
1.2. Hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo.
1.3. Môi trường vật chất trong lớp, ngoài lớp giảm thiểu tối đa các yếu tố nguy cơ gây mất an toàn, gây thương tích đối với trẻ em, đáp ứng nhu cầu, hứng thú trong các hoạt động chơi, ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân của trẻ; tạo điều kiện cho tất cả các trẻ có thể chơi mà học, học bằng chơi, phù hợp với điều kiện thực tế.
1.4. Các khu vực trong nhà trường được quy hoạch theo hướng tận dụng các không gian để cho trẻ hoạt động phù hợp, linh hoạt, đa dạng, phong phú; các góc hoạt động trong lớp và ngoài lớp mang tính mở, tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng tự lựa chọn và sử dụng sự vật, đồ vật, đồ chơi để thực hành, trải nghiệm.
1.5. Khuyến khích trẻ có thể hoạt động theo nhiều cách khác nhau; tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ
hoạt động, trải nghiệm, khám phá dưới nhiều hình thức, nhằm hình thành ở trẻ các thói quen tốt trong sinh hoạt, bảo vệ sức khỏe, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.
1.6. Tạo những điều kiện, cơ hội, tận dụng hoàn cảnh, tình huống thực tế cho trẻ hoạt động trải
nghiệm, khám phá trong môi trường an toàn.
1.7. Bảo đảm các điều kiện tổ chức bữa ăn cho trẻ tại CS GDMN đáp ứng các yêu cầu về an toàn
thực phẩm, cân đối và hợp lý về dinh dưỡng, thân thiện, phù hợp với cá nhân trẻ.
1.8. Bảo đảm những điều kiện cơ bản về nước sạch, vệ sinh phù hợp với nhu cầu, khả năng sử
dụng của trẻ theo từng độ tuổi và đáp ứng yêu cầu về giáo dục; có phòng, góc y tế với đủ trang
thiết bị y tế phục vụ công tác sơ cấp cứu và chăm sóc sức khỏe ban đầu; bảo đảm các yêu cầu, điều kiện trang thiết bị trong phòng chống dịch bệnh theo quy định; có đồ dùng, trang thiết bị chuyên dụng hoặc điều chỉnh phù hợp với trẻ có nhu cầu đặc biệt.
2. Kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục Kế hoạch thể hiện mục tiêu, phạm vi, mức độ, nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với trẻ, cụ thể:
2.1. Thể hiện các mục tiêu cụ thể, phản ánh được kết quả mong đợi, đáp ứng với sự phát triển của trẻ theo giai đoạn, thời điểm phù hợp và theo Chương trình GDMN.
2.2. Thể hiện nội dung giáo dục theo Chương trình GDMN, phát triển chương trình phù hợp với sự phát triển của trẻ và điều kiện thực tế của địa phương, trường/lớp.
2.3. Thể hiện tính tích hợp toàn diện, coi trọng việc hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực, kĩ năng sống cho trẻ; tạo sự gắn kết các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, tác động một cách thống nhất đồng bộ đến sự phát triển của trẻ.
2.4. Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động giáo dục bằng vận động thân thể và các giác quan dưới nhiều hình thức khác nhau.
2.5. Kế hoạch đảm bảo khoa học, thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; kế hoạch được điều chỉnh dựa trên kết quả đánh giá sự phát triển của trẻ.
2.6. Đảm bảo sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh hoặc tình huống khẩn cấp xảy ra trong cộng đồng và CS GDMN.
3. Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
3.1. Phối hợp các phương pháp, hình thức tổ chức hợp lý; tăng cường tính chủ động, tích cực hoạt động của trẻ, đảm bảo trẻ “học bằng chơi, chơi mà học”; tạo cơ hội để trẻ được tiếp cận, trải nghiệm, xử trí các tình huống có thể xảy ra trong sinh hoạt hằng ngày và cơ hội cho trẻ được bộc lộ hết khả năng của riêng mình.
3.2. Chú trọng các hoạt động chủ đạo của từng lứa tuổi, tạo ra các cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ và sự phát triển của từng cá nhân trẻ; tôn trọng sự khác biệt về đặc điểm, sở thích, thói quen của từng cá nhân trẻ; khích lệ trẻ phát huy khả năng tự lập, tự tin, sáng tạo, tư duy linh hoạt và khả năng phản biện; cá thể hóa hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục đối với những trẻ thiếu hụt hoặc có hoàn cảnh khó khăn.
3.3. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ đúng lúc, không làm thay trẻ; bảo đảm tất cả trẻ em đều được quan tâm mọi lúc, mọi nơi và không có trẻ nào bị bỏ lại phía sau; tạo cho trẻ trạng thái thoải mái, an toàn khi tham gia các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục; khuyến khích tương tác giữa trẻ với trẻ.
3.4. Thường xuyên lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe trong thực hiện chế độ sinh hoạt hằng ngày phù hợp với điều kiện của trường, lớp và địa phương nhằm hình thành ở trẻ kỹ năng tự phục vụ, tự bảo vệ sức khỏe, có thói quen ăn uống khoa học, lành mạnh; lồng ghép giáo dục dinh dưỡng với giáo dục phát triển vận động; phối hợp chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợp đối với trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân - béo phì; lồng ghép nội dung phòng, chống tai nạn thương tích vào chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ.
3.5. Khuyến khích những sáng tạo và tận dụng điều kiện sẵn có của địa phương trong tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại CS GDMN nhằm thúc đẩy sự phát triển phù hợp với nhu cầu, khả năng của trẻ.
4. Đánh giá sự phát triển của trẻ
4.1. Đánh giá đúng khả năng của mỗi trẻ để có những tác động phù hợp và tôn trọng những gì trẻ có; đánh giá kết quả giáo dục trẻ phải được dựa trên cơ sở sự thay đổi của từng trẻ, không kỳ vọng giống nhau với tất cả trẻ.
4.2. Đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ dựa trên mức độ đạt so với mục tiêu và kết quả mong đợi về giáo dục, sự phát triển về chiều cao, cân nặng và tình trạng dinh dưỡng của trẻ; sử dụng kết quả đánh giá để xây dựng, điều chỉnh kế hoạch và tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục phù hợp với khả năng, nhu cầu, sở thích, kinh nghiệm sống của trẻ và điều kiện thực tế của trường, lớp (Không đánh giá so sánh giữa các trẻ).
4.3. Tôn trọng sự khác biệt của mỗi trẻ về cách thức, tốc độ học tập và phát triển riêng, đảm bảo công bằng với mọi trẻ; chú trọng và thúc đẩy tiềm năng của mỗi trẻ.
5. Sự phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ và cộng đồng trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo
dục trẻ
5.1. Đa dạng các hình thức tuyên truyền tới cộng đồng, cha mẹ trẻ về vị trí, vai trò của GDMN,
quan điểm LTLTT và hướng dẫn nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại gia đình.
5.2. Có mối quan hệ hợp tác, chia sẻ giữa giáo viên, nhà trường, cha mẹ trẻ và cộng đồng trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
5.3. Tạo điều kiện, thu hút sự tham gia của cha mẹ trẻ vào hoạt động của CS GDMN nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; kịp thời thông tin đến gia đình về những tiến bộ hoặc những khó khăn của trẻ; có biện pháp khuyến khích sự chia sẻ của gia đình về đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ để thống nhất các biện pháp thúc đẩy sự tiến bộ của trẻ.
5.4. Phối hợp với gia đình, cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ em người dân tộc thiểu số và trẻ có hoàn cảnh khó khăn;
5.5. Huy động sự tham gia của gia đình và cộng đồng trong các hoạt động xây dựng môi trường an toàn, phòng chống dịch bệnh cho trẻ trong CS GDMN
Trên đây là Báo cáo sơ kết 2 năm thực hiện chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm 2024 là biểu mẫu thuộc Giáo dục - Đào tạo. Mời các bạn tham khảo thêm:
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Báo cáo sơ kết 2 năm thực hiện chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm (tệp PDF)
571,3 KB 07/05/2018 2:11:12 CH
Gợi ý cho bạn
-
Phiếu đánh giá tiết dạy cấp tiểu học - Mẫu phiếu dự giờ cấp tiểu học 2024
-
Mẫu phiếu khảo sát về việc thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục 2024
-
Kế hoạch đón đoàn thực tập sư phạm năm học 2023-2024
-
8 Mẫu bản cam kết về học tập của học sinh mới nhất 2024
-
Mẫu sổ dự giờ của giáo viên 2024
-
Mẫu sổ chấm cờ đỏ 2024 mới nhất
-
Mẫu đơn xin làm lại sổ Đoàn 2024
-
Mẫu giấy thi tự luận A3 năm 2024 đầy đủ nhất
-
2 Đơn xin phép vắng thi kết thúc học phần 2024
-
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 5 môn Mĩ thuật (3 bộ sách mới)
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Giáo dục - Đào tạo
Đơn đề nghị thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển 2024
Mẫu quyết định thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Lịch báo giảng lớp 2 theo chương trình giảm tải năm 2020 - Tuần 25
Mẫu đánh giá, rà soát sách giáo khoa lớp 3 Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module MN16
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH29
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến