Kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập năm học 2023-2024 (9 mẫu)

Kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập năm học 2023-2024 là gì? Mẫu bản kế hoạch gồm những nội dung nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

1. Định nghĩa Kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập

Trước tiên, chúng ta cần hiểu thế nào là giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập?

Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật năm 2010, Người khuyết tật được hiểu là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

Căn cứ Điều 2 Nghị định 28/2012/NĐ-CP, Khuyết tật được chia thành các dạng cụ thể theo quy định như sau:

- Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.

- Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và cấu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.

- Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.

- Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường

- Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.

- Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp được quy định nêu trên.

=> Như vậy, trẻ khuyết tật cũng có biểu hiện bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật. Tuy nhiên, mọi trẻ em dù có khiếm khuyết thì vẫn có quyền đến trường, được nuôi dưỡng và hưởng đầy đủ những quyền của trẻ em.

Vì vậy, giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập được hiểu là phương pháp nhằm giúp trẻ kém may mắn được học tập chung với trẻ bình thường, giúp các em tự tin, hòa đồng và không còn mặc cảm với khiếm khuyết của mình, đồng thời thúc đẩy bình đẳng trong xã hội. Phương pháp giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập cũng phải đảm bảo cho trẻ được tham gia vui chơi, học tập đầy đủ nhất, được dạy dỗ như những trẻ bình thường, hướng tới giúp trẻ khiếm khuyết phát huy tính tự chủ, tự lực và nắm bắt thêm những kỹ năng mới.

Do đó, nhà trường có trẻ khuyết tật đang theo học cần phải làm kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập cụ thể theo từng năm, kỳ học, hoặc đối với cá nhân từng em để xác định được chi tiết những việc giáo viên, nhà trường, phụ huynh học sinh cần làm giúp trẻ khuyết tật hòa nhập.

Kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập năm học 2023-2024 là mẫu bản kế hoạch được lập ra để lên kế hoạch về việc giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập trong năm học mới Mẫu nêu rõ tình hình giáo dục trẻ hiện tại, kế hoạch giáo dục trẻ trong năm học mới...

Kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập năm học mới
Kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập năm học mới

2. Mục tiêu của Kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập

Trẻ khuyết tật cần được hiểu và đáp ứng tính đa dạng trong học tập nhằm đảm bảo việc học hiệu quả và sát với nhu cầu và khả năng của trẻ. Trẻ khuyết tật cần được:

- Tạo điều kiện để học tập, sinh hoạt, vui chơi trong cùng một mái trường với các bạn cùng trang lứa.

- Hưởng GD bình đẳng, phù hợp với khả năng và nhu cầu.

- Không bị phân biệt đối xử; giúp trẻ tự tin hơn, học được thêm những kỹ năng mới.

- Tham gia mọi hoạt động trong nhà trường và cộng đồng.

- Hướng tới xây dựng xã hội bình đẳng.

Mục tiêu giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật thường được xây dựng theo mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Khi xây dựng mục tiêu giáo dục cho trẻ, cần căn cứ vào:

- Bản thân trẻ khuyết tật: kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm sống đã có của trẻ, những gì trẻ cần đáp ứng và tương lai phát triển của trẻ ra sao?

- Mục tiêu, nội dung, chương trình khối học, năm học, học kì và của từng môn học, bao gồm các kiến thức, kĩ năng và hành vi cần đạt được sau một năm học, một học kì hay một tháng…

- Điều kiện, phương tiện của địa phương, nhà trường, lớp học và gia đình trẻ.

- Đặc điểm tình hình cụ thể tại địa phương: đặc điểm đặc thù về địa lí, văn hóa - xã hội, phong tục tập quán…

Mục tiêu giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật bao gồm các mục tiêu về kiến thức văn hóa, các kĩ năng xã hội. Đối với việc xây dựng mục tiêu thì mức độ nắm bắt kiến thức kĩ năng của trẻ trong bản kế hoạch càng chi tiết, càng cụ thể bao nhiêu thì càng tốt.

Mục tiêu giáo dục cho trẻ có thể được xây dựng theo kiểu mục tiêu giáo dục của năm học và mục tiêu giáo dục của từng học kì, từng tháng, từng tuần, và được thể hiện bằng kế hoạch bài học trong từng ngày, từng tiết.

3. Ý nghĩa của bản kế hoạch giáo dục cá nhân đối với trẻ khuyết tật

Theo quy định pháp luật hiện hành, học sinh khuyết tật được tạo điều kiện để học tập, rèn luyện phù hợp theo nhu cầu, khả năng của mình. Vì vậy, tại các nhà trường, việc lập kế hoạch giáo dục cá nhân là một trong những việc làm cần thiết để giúp trẻ khuyết tật hòa nhập. Kế hoạch giáo dục cá nhân là văn bản xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức và các điều kiện thực hiện theo tiến độ thời gian để tiến hành giáo dục một trẻ có khó khăn trong học tập trong môi trường giáo dục hòa nhập.

Dựa theo chương trình giáo dục phổ thông do Bộ GD&ĐT ban hành, căn cứ vào khả năng nhận thức và nhu cầu của học sinh sau khi được đánh giá, giáo viên sẽ phối hợp với cha mẹ xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân để giúp học sinh khuyết tật học tập trong từng giai đoạn của năm học.

Như vậy, việc lập kế hoạch giáo dục cá nhân đối với trẻ khuyết tật có ý nghĩa quan trọng :

  • Là cơ sở để tiến hành giáo dục trẻ có mục đích, có kế hoạch, tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp với từng trẻ.
  • Kiểm soát, điều chỉnh hoạt động giáo dục của giáo viên, hướng tới mục tiêu cần phải đạt.
  • Là cơ sở để huy động sự tham gia của cộng đồng trong quá trình hỗ trợ trẻ và nhà trường.
  • Là cơ sở để đánh giá hiệu quả giáo dục.
  • Giúp ban lãnh đạo nhà trường quản lí, chỉ đạo các hoạt động giáo dục trẻ có khó khăn trong học tập.

Nội dung cơ bản của kế hoạch giáo dục cá nhân trẻ khuyết tật:

  • Thông tin về học sinh (điểm mạnh, khả năng, nhu cầu)
  • Mục tiêu giáo dục: Bao gồm mục tiêu giáo dục năm học, học kỳ, tháng.
  • Kế hoạch chi tiết, gồm các yếu tố: Nội dung hoạt động; Cách tiến hành; các phương tiện; thời gian thực hiện; người thực hiện; kết quả cần đạt.

4. Hồ sơ quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trường tiểu học

SƠ YẾU LÍ LỊCH HỌC SINH

- Họ và tên học sinh:...........................................Nam (nữ):..........................

- Ngày, tháng, năm sinh:...............................................................................

- Học sinh lớp:...............................................................................................

- Họ và tên giáo viên chủ nhiệm lớp:............................................................

- Địa chỉ:.......................................................................................................

- Số điện thoại cần thiết của giáo viên để liên hệ:........................................

- Họ và tên bố:..............................................................................................

- Nghề nghiệp:..............................................................................................

- Họ và tên mẹ:.............................................................................................

- Nghề nghiệp:..............................................................................................

- Địa chỉ gia đình:.........................................................................................

- Số điện thoại (nếu có):...............................................................................

................., ngày... tháng... năm 20...

Xác nhận của cơ quan y tế

(Kí ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Bố (hoặc mẹ) học sinh

(Kí ghi rõ họ tên)

Hiệu trưởng

(Kí ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 TÓM TẮT ĐẶC ĐIỂM KHẢ NĂNG VÀ NHU CẦU CỦA TRẺ

Nội dung tìm hiểuKhả năng của trẻ

Nhu cầu cần đáp ứng

1. Thể chất
- Sự phát triển về các giác quanNghe, nói, nhìn, cảm giácTăng cường giao tiếp
- Lao động đơn giảnTự phục vụ được sinh hoạt của bản thân.Tự làm vệ sinh cá nhân cho mình như: tự rửa tay, rửa mặt, chải đầu.
2. Khả năng ngôn ngữ giao tiếp
- Hình thức giao tiếpBằng lời nóiTăng cường giao tiếp.
- Vốn từThể hiện được như trẻ bình thườngTăng cường giao tiếp cung cấp vốn từ ngữ cho học sinh.
- Phát âmRõ ràngLuyện đọc nhiều hơn.
- Khả năng nóiBình thường, nói được đủ câu.Luyện đọc nhiều hơn.
- Khả năng đọcKém: Đọc chưa lưu loátTăng cường cho HS luyện đọc.
................................................

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA HỌC SINH

1. Đặc điểm chính của trẻ

- Dạng khó khăn (khuyết tật trí tuệ, khiếm thính, khiếm thị, khuyết tật ngôn ngữ - giao tiếp, khuyết tật vận động .....)

+ Khuyết tật trí tuệ: khả năng tiếp thu bài và ghi nhớ chưa nhanh

- Những điểm mạnh của trẻ:

+ Có khả năng giao tiếp, tự phục vụ bản thân.

- Nhu cầu của trẻ:

+ Gia đình quan tâm, chăm sóc để em hồi phục khả năng vận động.

+ Nhà trường, cộng đồng quan tâm , động viên, hỗ trợ cho em.

2. Mục tiêu năm học (và 3 tháng hè)

- Kiến thức:

+ Nắm được cách thực hiện tính nhân, chia. Làm được các dạng toán đơn giản.

+ Đọc, viết được các từ, câu văn.

+ Nhận biết được thành phần trong một phép tính, làm được một số phép tính cộng, trừ, nhân, chia đơn giản.

+ Tích cực tham gia các hoạt động học tập.

- Kĩ năng xã hội:

+ Biết chào hỏi , lễ phép, vâng lời cô giáo, bố mẹ, người lớn tuổi.

+ Biết tự phục vụ bản thân như ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, chải tóc gọn gàng…

+ Biết chấp hành nội quy của nhà trường, lớp.

+ Biết tham gia chơi cùng bạn bè những trò chơi lành mạnh.

- Kĩ năng giao tiếp:

+ Biết chào hỏi, lễ phép, vâng lời cô giáo, bố mẹ, người lớn tuổi.

+ Trả lời được các câu hỏi , nói đúng nội dung cần trao đổi.

+ Có thể tham gia hoạt động nhóm cùng các bạn.

- Hành vi ứng xử:

+ Đoàn kết với bạn bè

+ Lễ phép với thầy, cô giáo và mọi người xung quanh.

+ Thực hiện đúng quy định của trường, lớp.

- Phục hồi chức năng:

+ Kết hợp với gia đình chăm sóc sức khỏe để HS có khả năng phục hồi chức năng ghi nhớ và vận động.

...........................

Mời bạn đọc tải file Word chi tiết để tham khảo toàn bộ nội dung

5. Kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập năm học 2023-2024 trường tiểu học (2 mẫu)

Kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập năm học 2023-2024 Mẫu 1:

PHÒNG GDĐT ...........
TRƯỜNG TIỂU HỌC ..............

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:............

.............., ngày ... tháng ... năm ....

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT
Năm học 2023-2024

Căn cứ vào Điều 10 tại thông tư 32/2009/TT-BGDĐT của BGDĐT ngày 27/10/2009 về đánh giá học sinh khuyết tật;

Căn cứ Công văn 2345/BGDĐT- GDTH ngày 07/6/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp tiểu học;

Căn cứ hướng dẫn số ........., ngày ........ của Phòng Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2023-2024 của Cấp Tiểu học;

Căn cứ tình hình thực tế của địa phương xã .............., tình hình thực tế của nhà trường, phát huy những thành tích đã đạt được năm học trước; Trường tiểu học .............. xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật năm học 2023-2024 như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

1. Thuận lợi:

- Được sự quan tâm của ngành cấp trên về công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

- Mỗi năm đều được tập huấn về dạy học hòa nhập trẻ khuyết tật cho giáo viên chủ nhiệm.

- Tất cả thầy cô giáo đều có sự quan tâm đặt biệt đến đối tượng này.

- Ý thức học tập của các em có phần tiến bộ.

2. Khó khăn:

- Việc xác định năng lực còn lại của em để có cơ sở theo dõi quản lí, giáo dục chưa khoa học.

- Do chưa xác định được năng lực của em nên việc đánh giá còn lúng túng.

- Các em chưa được cha mẹ quan tâm, dìu dắt đúng mực.

3. Số lượng học sinh khuyết tật: 02

STT

Họ và tên

Lớp

Dạng Khuyết tật

Ghi chú

II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC HOÀ NHẬP:

1. Giúp trẻ khuyết tật được hưởng quyền học tập bình đẳng như những học sinh khác.

2. Tạo điều kiện và cơ hội cho trẻ khuyết tật học văn hóa, vui chơi giải trí, hòa nhập cộng đồng, phục hồi chức năng và phát triển.

III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ:

1. Nhiệm vụ:

1.1 Đối với nhà trường:

  • Huy động và tiếp nhận trẻ khuyết tật đến học;
  • Xây dựng cơ sở vật chất, tạo cơ hội và điều kiện cho trẻ khuyết tật, được tham gia các hoạt động hòa nhập với cộng đồng;
  • Xây dựng kế hoạch hoạt động, đội ngũ giáo viên, nhân viên hỗ trợ cho trẻ khuyết tật theo đơn vị lớp;
  • Phối hợp chặt chẽ với gia đình, các tổ chức xã hội và các lực lượng cộng đồng để chăm sóc, giáo dục cho trẻ khuyết tật;
  • Tạo điều kiện cho giáo viên, nhân viên tham gia học tập nâng cao chuyên môn về giáo dục cho trẻ khuyết tật;

1.2 Đối với lớp hòa nhập:

- Cần quan tâm, chia sẽ, động viên trẻ khuyết tật tham gia các hoạt động của lớp.

- Hỗ trợ trẻ khuyết tật về các hoạt động mà họ chưa thực hiện được.

1.3. Đối với tổ, khối:

  • Xây dựng, thống nhất, triển khai kế hoạch giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở khối lớp phụ trách theo sự chỉ đạo ngành cấp trên;
  • Tham gia xây dựng, giám sát và đánh giá thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân của trẻ khuyết tật, của giáo viên;
  • Sinh hoạt chuyên môn thường kỳ, tổ chức các chuyên đề giáo dục cho trẻ khuyết tật;
  • Phối hợp với các tổ chức, các cơ sở giáo dục khác trong việc giáo dục hòa nhập dành cho trẻ khuyết tật.

1.4. Đối với cá nhân giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp có trẻ khuyết tật:

Giáo viên trong giáo dục hòa nhập dành cho trẻ khuyết tật phải tôn trọng và thực hiện các quyền của trẻ khuyết tật; có phẩm chất đạo đức tốt, yêu thương trẻ khuyết tật; có năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ về giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật.

Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chương trình, kế hoạch dạy học theo yêu cầu và các quy định của trường.

Chủ động phối hợp với tổ, khối chuyên môn trong việc lập kế hoạch giáo dục cá nhân; tổ chức hoạt động giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục theo kế hoạch giáo dục cá nhân của trẻ khuyết tật.

Thường xuyên tự bồi dưỡng, đổi mới phương pháp, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật.

Tư vấn cho nhà trường và gia đình trẻ khuyết tật trong việc hỗ trợ, can thiệp, xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật.

* Giáo viên lập hồ sơ giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật của lớp gồm:

  • Kế hoạch GDHNNKT (Sổ theo dõi tiến bộ của học sinh khuyết tật);
  • Danh sách trẻ khuyết tật;
  • Bài kiểm tra;
  • Hồ sơ này sẽ được bàn giao cho giáo viên lớp trên.

1.5 Đối với trẻ khuyết tật:

Chăm lo rèn luyện, phục hồi chức năng, bảo vệ sức khỏe; thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện theo chương trình và kế hoạch của trường; tham gia các hoạt động trong và ngoài nhà trường phù hợp với khả năng của mình.

Tôn trọng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện; thực hiện nội quy nhà trường; giữ gìn và bảo vệ tài sản chung.

Báo cáo tình hình sức khỏe, khả năng học tập cho người phụ trách lớp hoặc đề xuất nhu cầu hỗ trợ đặc biệt.

2. Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân dành cho trẻ khuyết tật:

Mỗi trẻ khuyết tật đều được lập hồ sơ giáo dục cá nhân, trong đó có các thông tin về: khả năng, nhu cầu; các đặc điểm cá nhân; mục tiêu hàng năm và mục tiêu học kỳ; thời gian thực hiện; nội dung, biện pháp thực hiện; người thực hiện; kết quả đánh giá và điều chỉnh sau đánh giá đối với người học.

Kế hoạch giáo dục cá nhân dành cho trẻ khuyết tật được xây dựng trên cơ sở chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học chung và nhu cầu, khả năng của trẻ khuyết tật theo hướng dẫn của Bộ. Chú ý trong kế hoạch phải nêu được rõ khả năng học tập của trẻ ở những môn nào với mức độ ra sao để thực hiện đúng thực tế và hiệu quả. Đánh giá học sinh khuyết tật dựa trên mức độ thực tế và khả năng thực tế của các em.

3. Nội dung, phương pháp giáo dục, đánh giá kết quả GDHNNKT;

3.1. Nội dung, phương pháp giáo dục:

Căn cứ nội dung chương trình giáo dục theo quy định của Bộ GD - ĐT đối với cấp Tiểu học.

Dựa vào khả năng, nhu cầu của mỗi trẻ khuyết tật đã xác định trong sổ KHGDCN và kế hoạch giáo dục chung.

Trên cơ sở đó giáo viên điều chỉnh nội dung, chương trình các môn học và phương pháp giáo dục một cách phù hợp với từng đối tượng người học.

GV chủ nhiệm đề xuất miễn, giảm một số môn học, nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân người học không thể đáp ứng được.

3.2. Đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật:

Yêu cầu đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập dành cho trẻ khuyết tật dựa vào nội dung, hình thức học tập đã được điều chỉnh; kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân, chú trọng đến sự tiến bộ trong việc rèn luyện các kỹ năng xã hội, kỹ năng sống, khả năng hòa nhập theo từng đối tượng cụ thể.

Việc đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập dành cho trẻ khuyết tật phải căn cứ vào các hoạt động, kết quả học tập, lưu giữ bài làm, bài tập và nhận xét của giáo viên, được phân công giảng dạy hoặc phụ trách trẻ khuyết tật.

Việc đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập dành cho trẻ khuyết tật được thực hiện theo nguyên tắc động viên, khuyến khích và ghi nhận sự tiến bộ của người học.

Tổ chức thực hiện:

Trên cơ sở kế hoạch này, từng tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy trẻ khuyết tật cụ thể và triển khai cho mỗi giáo viên của tổ giảng dạy ở lớp có học sinh khuyết tật thực hiện nghiêm túc. Có báo cáo về nhà trường tình hình giáo dục trẻ khuyết tật kịp thời, để có biện pháp xử lí kịp thời./.

Nơi nhận:

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

- Nhà trường (chỉ đạo thực hiện)

- GV có HSKT (Thực hiện)

- Lưu VT.

Kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập năm học 2023-2024 Mẫu 2:

TRƯỜNG TIỂU HỌC......................

TỔ CHUYÊN MÔN KHỔI .............

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

..................., ngày ... tháng ... năm 20...

KẾ HOẠCH

GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT HÒA NHẬP LỚP 1/3

Năm học 20...-20...

Căn cứ Kế hoạch ..........KH, ngày ... tháng... năm 20... của trường TH ...................... về Kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập năm học 20...-20...;

Căn cứ nhiệm vụ Giáo dục năm học 20...-20... của nhà trường và tình hình thực tế học sinh khuyết tật trong tổ;

Căn cứ tình hình thực tế tại lớp học, giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ hòa nhập, khuyết tật năm học 20... - 20... gồm các nội dung:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

1. Thuận lợi:

Được sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trường về công tác giáo dục trẻ hòa nhập, khuyết tật.

Mỗi năm học, các cấp đều tổ chức tập huấn về dạy trẻ diện học hòa nhập, khuyết tật cho giáo viên chủ nhiệm và đội ngũ CBQL.

Giáo viên có kinh nghiệm nhất định và tinh thần trách nhiệm, sự quan tâm đặc biệt đối với những học sinh diện hòa nhập, khuyết tật.

Đa số các em đều có sự quan tâm của gia đình trong việc phối hợp với giáo viên, với nhà trường để giúp các em có cơ hội hòa nhập và tiến bộ.

Ý thức học tập, mức độ chuyển biến của một số em có phần tiến bộ.

2. Khó khăn

Khả năng nhận thức, diễn đạt những ý nghĩ, mong muốn của các em rất hạn chế, chậm về ngôn ngữ nên đòi hỏi cô giáo phải thường xuyên quan tâm chăm sóc, trò truyện, giúp đỡ các em ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động, trong khi sĩ số HS /1 lớp thì quá đông 48 em.

Thường là các em không biết đi vệ sinh đúng lúc, đúng nơi quy định, trẻ không biết rửa tay bằng xà phòng, không tự thay đồ ngủ trưa, có ý thức tự vệ sinh cá nhân kém và đặc điểm của các em là hay quên và không thành nền nếp học tập như các bạn khác ở trong lớp, ra vào tự do trong giờ học.

Có những em tăng động mạnh, không tự kiềm chế được cảm xúc bản thân, Không làm chủ được hành vi của bản thân. Đi lại chạy nhảy tự do một cách vô ý thức, không ngồi một chỗ được lâu,

không thích một cái gì đó là khóc ỉ ỉ kéo dài, thậm chí còn đánh bạn, xé tập vở, bẻ bút chì của bạn, cào cấu bạn ngồi xung quanh, đập tay xuống bàn nhiều lần. Trẻ ngủ rất ít.

Việc xác định năng lực còn lại của các em để có cơ sở theo dõi quản lí, giáo dục chưa khoa học. Do chưa xác định được năng lực cụ thể của một số em nên việc đánh giá của phụ huynh, giáo viên còn lúng túng.

Các em chưa được cha mẹ quan tâm đúng mức nên ít nhiều ảnh hưởng đến phương pháp giáo dục, rèn luyện của cô giáo ở trên lớp so với ở gia đình.

Một số phụ huynh chưa thông hiểu về việc xác nhận hồ sơ nhằm đảm bảo quyền lợi cho con em họ.

Một số học sinh mức độ tập trung thấp, tăng động mạnh nên ảnh hưởng đến hoạt động chung của lớp. Một số học sinh chưa có thói quen xa mẹ.

Giáo viên chủ nhiệm lớp không được đào tạo về chuyên biệt giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật mà chỉ được tập huấn, kiến tập về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

 3. Số lượng học sinh hòa nhập, khuyết tật: 01

STTHọ và tênLớpDạng KTBiểu hiện thực tế

Ghi chú

 II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC HOÀ NHẬP, KHUYẾT TẬT

1. Giúp trẻ hòa nhập, khuyết tật được hưởng quyền học tập bình đẳng như những học sinh khác.

2. Tạo điều kiện và cơ hội cho trẻ khuyết tật học văn hóa, vui chơi giải trí, hòa nhập môi trường tập thể, lớp học và môi trường nhà trường cộng đồng, phục hồi chức năng và phát triển phù hợp tâm sinh lý độ tuổi.

III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

3.1 Nhiệm vụ

3.1.1. Đối với lớp có học sinh hòa nhập

Cần quan tâm, chia sẻ, động viên trẻ hòa nhập, khuyết tật tham gia các hoạt động của lớp.

Hỗ trợ trẻ khuyết tật về các hoạt động mà các em khó thực hiện hoặc chưa thực hiện được.

3.1.2. Đối với cá nhân giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp có trẻ hòa nhập, khuyết tật:

Giáo viên giáo dục trẻ hòa nhập, khuyết tật phải tôn trọng và thực hiện các quyền của trẻ hòa nhập, khuyết tật; có phẩm chất đạo đức tốt, yêu thương trẻ; hiểu tâm lý trẻ, sâu sát hơn những học sinh bình thường khác, có năng lực cơ bản và những kinh nghiệm, kỹ năng vốn sống về chuyên môn, nghiệp vụ về giáo dục trẻ hòa nhập, khuyết tật...

Để xem đầy đủ, mời bạn tải file về.

6. Kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập năm học 2023-2024 trường mầm non

SỞ/PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ………………………

TRƯỜNG....................................................

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁ NHÂN HỌC SINH KHUYẾT TẬT

Họ và tên học sinh:..................................................................

Ngày tháng năm sinh:..............................................................

Khuyết tật chính của học sinh:...............................................

Họ và tên bố (mẹ) của học sinh:..............................................

Nghề nghiệp:.............................................................................

Địa chỉ gia đình: .......................................................................

Điện thoại liên hệ (nếu có):......................................................

Năm học:......................................Lớp:.............................................

GVCN:...............................................................................................

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA HỌC SINH

(rút ra từ bản tổng hợp đánh giá học sinh)

1. Điểm mạnh của học sinh:

(ghi mặt tích cực về kiến thức, kỹ năng, giao tiếp và hành vi, thái độ)

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

2. Khó khăn của học sinh:

(khó khăn về thể chất, nhận thức, kỹ năng, giao tiếp và hành vi, thái độ)

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

3. Nhu cầu của học sinh:

(nhu cầu về phát triển thể chất, nhận thức, kỹ năng, giao tiếp và hành vi, thái độ)

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Ngày........tháng.......năm 20....

Hiệu trưởng

Đại diện gia đình học sinh

GVCN

Để xem đầy đủ, mời bạn tải file về.

7. Kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập năm học 2023-2024 số 3

PHÒNG GD&ĐT ………

TRƯỜNG TIỂU HỌC ……….

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------

Số: ………..

….……….., ngày…tháng…năm…

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT HÒA NHẬP

NĂM HỌC …………

Căn cứ Công văn số …………….. ngày …….. về việc hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục Tiểu học năm học …………..;

Căn cứ Kế hoạch số ………. ngày … tháng … năm … năm học …… của Phòng GD&ĐT …..;

Căn cứ Kế hoạch số ….. ngày … tháng … năm … năm học …. của trường tiểu học ….;

Trên cơ sở điều kiện và tình hình thực tế của trường, trường tiểu học …. giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập năm học ….. như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

1. Thuận lợi:

- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Phòng GD&ĐT ….; của Đảng uỷ- HĐND- UBND; sự phối kết hợp chặt chẽ của các tổ chức ban ngành, các đoàn thể trong xã.

- Trường đạt chuẩn Quốc Gia mức độ II. Cơ sở vật chất; trang thiết bị phục vụ cho dạy học ngày một hoàn thiện;

- Đội ngũ giáo viên 100% đạt chuẩn và trên chuẩn, đoàn kết giúp đỡ nhau trong mọi lĩnh vực công tác. Các thầy cô giáo đều có sự quan tâm đặt biệt đến đối tượng học sinh khuyết tật học hòa nhập.

- Gia đình các em đều quan tâm và tạo điều kiện để trẻ có thể hoà nhập cộng đồng, các tổ chức xã hội cũng quan tâm đến việc học tập của các em, động viên, khích lệ kịp thời nên có nhiều thuận lợi cho giáo viên phụ trách lớp..

- Các em đều ngoan, không quậy phá nên không làm ảnh hưởng đến các bạn khác trong lớp.

2. Khó khăn:

-Việc xác định năng lực còn lại của em để có cơ sở theo dõi quản lí, giáo dục chưa khoa học.

- Các em còn quá nhỏ và nhận thức quá kém nên việc dạy kiến thức và rèn kĩ năng cho các em bị hạn chế.

- Giáo viên chưa chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc giáo dục học sinh khuyết tật học hòa nhập.

3. Số lượng học sinh khuyết tật:

Toàn trường có 6 em trong độ tuổi đi học bị khuyết tật đang theo học tại trường.

Trong đó:

Khối 1: 03 em; Khối 2: 02 em; Khối 4: 01 em.

STT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Con Ông, Bà

Tình trạng khuyết tật

Học lớp

1

2

3

4. Danh sách giáo viên dạy học sinh khuyết tật

STT

Họ và tên

Năm sinh

Năm vào ngành

Trình độ CM

Dạy lớp

1

2

3

II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT HÒA NHẬP:

Dạy các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự phục vụ…phù hợp với lứa tuổi, tạo điều kiện tốt nhất về tinh thần cũng như vật chất giúp các em hoà nhập cuộc sống cộng đồng.

Hướng dẫn và tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp với bạn bè, thầy cô tạo cơ hội phát triển năng lực bản thân góp phần tạo bầu không khí thân thiện trong nhà trường. Hướng dẫn học sinh biết ứng xử với những sự việc xung quanh mình, học tập, vui chơi lành mạnh, từng bước hình thành sự tự tin của trẻ trước bạn bè, tập thể và cộng đồng.

Giúp đỡ và dạy học sinh biết đọc, viết, tính toán có thể học tiếp lớp học, cấp học trên.

III. NHIỆM VỤ CHUNG

1. Đối với BGH nhà trường

Triển khai kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật tới toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường trong việc thực hiện giáo dục trẻ khuyết tật.

Tuyên truyền, vận động các tổ chức, đoàn thể, cá nhân tham gia quá trình giáo dục trẻ khuyết tật học hoà nhập.

Tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, phương tiện hỗ trợ cho những lớp có trẻ khuyết tật.

Thường xuyên tư vấn, giám sát, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giáo dục trẻ của giáo viên.

Có biện pháp khuyến khích động viên giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Tổ chức chuyên đề tạo điều kiện cho giáo viên dạy trẻ hoà nhập có cơ hội trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giáo dục trẻ khuyết tật.

2. Đối với giáo viên

Giáo viên trong giáo dục hòa nhập dành cho người khuyết tật phải tôn trọng và thực hiện các quyền của người khuyết tật; có phẩm chất đạo đức tốt, yêu thương người khuyết tật; có năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ về giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật.

Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chương trình, kế hoạch dạy học theo yêu cầu và các quy định của trường.

Chủ động phối hợp trong việc lập kế hoạch giáo dục cá nhân; tổ chức hoạt động giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục theo kế hoạch giáo dục cá nhân của người khuyết tật.

Thường xuyên tự bồi dưỡng, đổi mới phương pháp, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật.

Tư vấn cho nhà trưởng và gia đình người khuyết tật trong việc hỗ trợ, can thiệp, xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật.

IV. CHỈ TIÊU VÀ BIỆN PHÁP

1. Chỉ tiêu

- 100% HS khuyết tật hoà nhập của trường nắm được kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, sống đoàn kết, hòa nhập với bạn bè

- 100% HS KT hoà nhập của trường đọc, viết tương đối thành thạo; Đếm được các số đến hàng chục, trăm, tính toán được một số phép tính đơn giản, ...

- 100% HS KT hoà nhập biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi công cộng,...

- Các em biết giao tiếp và thể hiện được ý kiến của mình trong các tiết hoạt động tập thể.

2. Biện pháp

Nâng cao chất lượng giáo dục đối với trẻ khuyết tật theo Luật Người khuyết tật và các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục người khuyết tật theo Thông tư số 03/2018/TT-BGDĐT ngày 29/01/2018 Quy định về giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật và các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục người khuyết tật giai đoạn 2018-2020 của ngành giáo dục ban hành kèm theo Quyết định số 338/QĐ-BGDĐT ngày 30/01/2018. Nhà trường xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục người khuyết tật ngay từ đầu năm học.

Thực hiện Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC Quy địnhvề chính sách giáo dục đối với người khuyết tật. Nắm chắc số liệu trẻ em khuyết tật trong độ tuổi tiểu học, huy động tối đa số trẻ khuyết tật học hòa nhập.

Tạo mọi điều kiện thuận lợi về học tập cho học sinh khuyết tật chú trọng đến sự tiến bộ trong rèn luyện của học sinh. Giáo dục trẻ khuyết tật phải phù hợp đối tượng, chủ động điều chỉnh linh hoạt về tổ chức dạy học, chương trình, phương pháp dạy học, đánh giá, xếp loại học sinh khuyết tật

Thực hiện đúng chương trình và nội dung giáo dục, dạy hoà nhập trẻ khuyết tật cụ thể:

- Trẻ khuyết tật trong lớp học hoà nhập thực hiện chương trình GD và kế hoạch chung của lớp của trường.

- Căn cứ vào kế hoạch, chương trình chung, giáo viên dạy lớp có học sinh khuyết tật hoà nhập có thể điều chỉnh chương trình và phương pháp, đánh giá cho phù hợp với học sinh khuyết tật.

- Căn cứ vào khả năng của trẻ khuyết tật và mức độ khuyết tật, giáo viên dạy cần đưa các em tham gia vào mọi hoạt động của lớp, của trường theo nhu cầu và tiềm năng của từng em.

Tìm hiểu kĩ đặc điểm tâm, sinh lí, hoàn cảnh gia đình và điều kiện sống của trẻ từ đó tìm biện pháp giáo dục phù hợp.

Đề xuất, kiến nghị với tổ chuyên môn và nhà trường về những giải pháp giáo dục trẻ.

Kịp thời báo cáo nhà trường về tình hình của trẻ khuyết tật lớp mình phụ trách và những vấn đề liên quan đến giáo dục trẻ khuyết tật.

Thường xuyên giữ mối liên hệ với cha mẹ học sinh hoặc người đỡ đầu để thông báo kịp thời về tình hình học tập của trẻ tới gia đình đồng thời phối hợp tạo điều kiện tốt nhất để các em học tập và rèn luyện. Hướng dẫn cha mẹ học sinh cách giáo dục trẻ, đồng cảm và chia sẻ với họ bằng tình cảm trân thành, thân thiện.

Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên với trẻ khuyết tật, giữa trẻ KT với học sinh khác trong lớp, trong trường. Tạo cho trẻ có được cảm giác an toàn, được tôn trọng. Giáo dục học sinh khác trong lớp biết cách động viên, chia sẻ, hỗ trợ giúp đỡ trẻ KT bằng tình cảm bạn bè gần gũi.

Tăng cường tự học, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp về phương pháp giáo dục trẻ KT.

Trong giảng dạy và giáo dục luôn dành cho đối tượng này sự quan tâm đặc biệt. Thường xuyên theo dõi chỉ bảo tận tình coi trẻ như con em mình.

Nghiên cứu kĩ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp về công tác giáo dục trẻ KT học hoà nhập để thực hiện.

Thường xuyên hướng tới việc thực hiện mục tiêu, điều chỉnh kế hoạch và có thể đề xuất điều chỉnh mục tiêu phù hợp với sự phát triển của trẻ.

3. Cách đánh giá học sinh khuyết tật:

- Đánh giá kết quả GD trẻ khuyết tật theo đúng hướng dẫn của Thông tư 22 của Bộ GD&ĐT. Đánh giá các em dựa trên nhiều mặt: Các kỹ năng xã hội, kỹ năng sống, khả năng hoà nhập, kết quả lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng áp dụng trong cuộc sống....

- Đánh giá sự tiến bộ của học sinh theo hướng động viên khuyến khích các em vươn tới sự tiến bộ với phương châm động viên là chính.

- Đánh giá theo nhu cầu, khả năng tiếp cận với mục tiêu giáo dục cá nhân.

- Hình thức đánh giá phù hợp với từng dạng khuyết tật (Có thể vấn đáp hoặc trắc nghiệm).

IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CỤ THỂ

Thời gian

Nội dung

TT/ cá nhân thực hiện

Tồn tại/ điều chỉnh

Tháng ….

- Điều tra nắm số liệu trẻ KT.

- Huy động trẻ ra lớp.

- Biên chế trẻ vào lớp học.

- BGH + GV

- GVCN

- BGH

Tháng …

- Xây dựng kế hoạch GD trẻ KT

- Kiểm tra CSVC, các điều kiện phục vụ giảng dạy và GD trẻ.

- Lập hồ sơ theo dõi, họp phụ huynh.

- BGH

- BGH+Tổ VP

- BGH + GVCN

Tháng …

- Kiểm tra công tác giáo dục trẻ KT

- Hướng dẫn giáo viên làm hồ sơ theo dõi

- BGH

- BGH

Từ … đến …

- Theo dõi, đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh khuyết tật theo từng tháng.

- Theo dõi tình hình sức khỏe củe học sinh theo từng tháng

- BGH

- NV ytế

Tháng …

- Tổng kết đánh giá công tác giáo dục, chăm sóc trẻ khuyết tật

- HĐSP

Nơi nhận:

- BGH (b/c);

- Tổ CM (t/h);

- Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

8. Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật trí tuệ THCS

UBND HUYỆN...................

TRƯỜNG THCS....................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:.../KH-THCS................, ngày... tháng... năm.....

KẾ HOẠCH

Giáo dục học sinh khuyết tật học hòa nhập

Năm học 20...-20...

Căn cứ Thông tư số 22/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/8/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định 113/2015/NĐ-CP quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT ngày 29/01/2018 của Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định về giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật;

Căn cứ Hướng dẫn số .../PGDĐT-GDTrH của Phòng GD&ĐT.................. V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ cấp THCS năm học 20...-20...;

Căn cứ nhiệm vụ năm học và tình hình thực tế học sinh khuyết tật học hoà nhập trong nhà trường năm học 20...-20..., Trường THCS..................... xây dựng Kế hoạch Giáo dục học sinh khuyết tật học hòa nhập như sau:

I. Đặc điểm tình hình

1. Thuận lợi:

- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và Phòng GD&ĐT Quảng Xương về công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

- GV bộ môn, GVCN, Tổng phụ trách đội luôn quan tâm, giúp đỡ học sinh khuyết tật.

- Nhà trường đảm bảo đúng, đủ chế độ cho từng đối tượng học sinh theo quy định: Học sinh khuyết tật, học sinh con hộ cận nghèo, hộ nghèo.

+ Chỉ đạo giáo viên vận dụng Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh theo hướng tạo điều kiện tối đa để học sinh khuyết tật được tham gia học hoà nhập và có thể học lên sau THCS (THPT, TCCN, học nghề...);

+ Luôn tỏ thái độ và tình cảm trân trọng yêu thương với các em.

+ Luôn giữ bình tĩnh và lòng kiên trì đối với các em.

- Quản lý hồ sơ và theo dõi đầy đủ số học sinh khuyết tật theo đúng quy định.

2. Khó khăn:

- Việc xác định năng lực còn lại của em để có cơ sở theo dõi quản lí, giáo dục chưa khoa học.

- Do chưa xác định được năng lực của em nên việc đánh giá còn lúng túng.

- Các em chưa được cha mẹ quan tâm, dìu dắt đúng mực.

3. Số lượng học sinh khuyết tật: 02

STTHọ và tênLớpDạng KT

Ghi chú

1
2

II. Mục đích yêu cầu

- Giáo dục trẻ khuyết tật hoà nhập là con đường chủ yếu để thực hiện những quyền cơ bản của mọi trẻ em, đặc biệt là quyền được giáo dục. Đây cũng là cơ hội để mọi trẻ em khuyết tật được tiếp cận giáo dục bình đẳng có chất lượng. Giúp người khuyết tật được hưởng quyền học tập bình đẳng như những người học khác.

- Giáo dục hoà nhập là tập trung giải quyết cho trẻ khuyết tật được cắp sách đến trường, được học tập, hoạt động, tham gia các phong trào như mọi trẻ khác ở trong nhà trường.

- Trẻ khuyết tật hoà nhập đều có nguyện vọng nhu cầu cũng có kỹ năng học tập, có kỹ năng và chiếm lĩnh kiến thức khác với mọi trẻ trong cùng một lớp.

- Tạo điều kiện và cơ hội cho người khuyết tật học văn hóa, học nghề, phục hồi chức năng và phát triển khả năng của bản thân để hòa nhập cộng đồng.

- Huy động và tiếp nhận người khuyết tật đến học.

- Xây dựng cơ sở vật chất, tạo cơ hội và điều kiện cho trẻ khuyết tật , được tham gia các hoạt động hòa nhập với cộng đồng.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động, đội ngũ giáo viên, để giúp hỗ trợ cho trẻ khuyết tật theo học ở các lớp.

- Phối hợp chặt chẽ với gia đình, các tổ chức xã hội và các lực lượng cộng đồng để chăm sóc, giáo dục cho trẻ khuyết tật;

- Tạo điều kiện cho giáo viên, tham gia học tập nâng cao chuyên môn về giáo dục cho trẻ khuyết tật; Nhà trường có nhiệm vụ giúp học sinh khuyết tật phát triển khả năng nhận thức , khả năng giao tiếp, kỹ năng xã hội và hoà nhập cộng đồng.

III. Chỉ tiêu

- Vận động 02 em học sinh khuyết tật đi học đầy đủ, bước đầu hoà nhập với học sinh trong lớp để học tập.

- Cuối năm học có 01 học sinh lên lớp 8, 01 em học sinh lớp 9 được nhà trường làm hồ sơ gửi về HĐ tuyển sinh lớp 10 THPT....................... xem xét xét tuyển thẳng vào học lớp 10 năm học 20...-20...

IV. Biện pháp

1. Đối với nhà trường

- Thực hiện các quy định về giáo dục trẻ khuyết tật theo các văn bản tài liệu đã tập huấn. Báo các với Ban chỉ đạo về GD HN dành cho người khuyết tật cấp xã thiết lập đầy đủ bộ hồ sơ cho HS.

- Tiếp nhận học sinh khuyết tật phải có hồ sơ trẻ khuyết tật, bổ sung, quản lý và lưu giữ hồ sơ đầy đủ.

- Đầu năm nắm tình hình hoàn cảnh gia đình, thu thập các thông tin về nhận thức, về các khả năng giao tiếp.

- Phân công học sinh vào lớp, giao trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm và giáo viên giảng dạy các bộ môn khác có trách nhiệm theo dõi, giảng dạy học sinh.

- Thực hiện phân loại đánh giá khả năng của trẻ khuyết tật khi nhận vào nhà trường để cú biện pháp giảng dạy giáo dục phối hợp với đối tượng học sinh.

- Tạo điều kiện cho học sinh mượn sách giáo khoa, đồ dùng học tập, miễn giảm các khoản đóng góp trong năm học.

- Thường xuyên kiểm tra nhắc nhở việc giảng dạy giáo dục trẻ khuyết tật của giáo viên, kiểm tra kiến thức của học sinh về đọc viết, tính tình khi giao tiếp.

- Thu thập đánh giá chất lượng và xử lý thông tin về khả năng đáp ứng nhu cầu cho trẻ, xem trẻ đó thực hiện và đạt được mức độ nào, có những khả năng, những khó khăn gì, đánh giá những mặt tích cực, mặt mạnh mà trẻ đạt được trong quá trình giảng dạy, giáo dục, phản ánh những khó khăn mà trẻ gặp phải, từ đó để có biện pháp giúp đỡ trẻ phát triển.

- Xác định mọi trẻ khuyết tật có những đặc điểm riêng, có khả năng thuận lợi trong phát triển để đối chiếu xem xét về tình hình giáo dục, điều kiện sống, môi trường, cộng đồng để xây dựng mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và lập kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật theo từng giai đoạn. Nhà trường có nhiệm vụ giúp trẻ khuyết tật phát triển khả năng nhận thức, khả năng giao tiếp, khả năng xã hội và hoà nhập vào cộng đồng.

- Đưa việc thực hiện kế hoạch giáo dục cho học sinh khuyết tật là một trong những nhiệm vụ của nhà trường.

- Hỗ trợ giáo viên thực hiện theo kế hoạch đã được xây dựng. Tạo điều kiện cung cấp cơ sở vật chất, đồ dùng học tập, phương tiện hỗ trợ đầy đủ cho các lớp có HSKT học hoà nhập.

- Thường xuyên kiểm tra ,giám sát, đánh giá và đưa ra những quyết định điều chỉnh kịp thời việc thực hiện kế hoạch của giáo viên thông qua sổ ghi chép,đánh giá sự tiến bộ của học sinh.

- Có biện pháp khuyến khích, động viên giáo viên, phụ huynh và học sinh khuyết tật thực hiện kế hoạch.

- Tổ chức các chuyên đề, tạo điều kiện cho các giáo viên dạy các lớp hoà nhập có cơ hội trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn.

- Tổ chức, điều khiển các cuộc họp điều chỉnh các bản kế hoạch giáo dục cá nhân

2. Đối với giáo viên trực tiếp dạy các lớp có trẻ khuyết tật học hoà nhập

- Tiếp nhận học sinh theo sự phân công của nhà trường, điều tra nắm tình hình hoàn cảnh gia đình, nhận thức của học sinh. Chăm sóc, bảo vệ và giáo dục, phối hợp với gia đình, cộng đồng để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, có hiệu quả.

- Lập hồ sơ cá nhân trong đó có các thông tin về khả năng, nhu cầu, đặc điểm cá nhân, có các biện pháp thực hiện.

- Lập kế hoạch giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh trong từng bài, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, phương tiện dạy học.

- Xây dựng mục tiêu, kiến thức, kỹ năng, lựa chọn bổ sung kiến thức, phương tiện, ngôn ngữ linh hoạt, phối hợp với đối tượng học sinh.

- Đón tiếp học sinh ân cần, dạy cho trẻ những tính tích cực, tổ chức cho học sinh học tập và vui chơi với những học sinh trong lớp một cách thường xuyên.

- Thường xuyên đánh giá kết quả giáo dục, chú trọng đến sự tiến bộ của học sinh trong các khả năng rèn luyện, học tập và giao tiếp.

- Đánh giá giáo dục hoà nhập phải căn cứ vào hoạt động, học tập, lưu giữ bài làm, bài tập và nhận xét của giáo viên về học sinh. Các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ cần lưu giữ vào hồ sơ của học sinh.

- Thiết kế, điều chỉnh các hoạt động giáo dục vào từng môn học, từng bài học. Tạo cơ hội cho HS KT tham gia các hoạt động học tập. Thông qua sự tác động phù hợp trên lớp giúp học sinh nâng cao nhận thức và phát triển khả năng giao tiếp.

- Xây dựng mối thân thiện giữa giáo viên với học sinh, Học sinh với học sinh, học sinh với cộng đồng.Tạo cho học sinh cảm giác an toàn, được tôn trọng, giúp học sinh bớt mặc cảm, tự ti. Học sinh bình thường, không khuyết tật thông cảm, chia sẻ, giúp đỡ bạn….Bằng cách giáo dục ý thức và vòng tay bạn bè.

- Thiết lập và duy trì tốt mối quan hệ với gia đình học sinh nhằm trao đổi thông tin, phối kết hợp, trực tiếp hoặc gián tiếp, hướng dẫn cho phụ huynh học sinh cách dạy, các kỹ năng giao tiếp, cách phát triển ngôn ngữ cho học sinh tại gia đình.

- Ghi nhật ký những biểu hiện tiến bộ diễn ra hàng ngày tại nhà trường đối các em là học sinh khuyết tật.

3. Đối với gia đình

- Gia đình có nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục học sinh khuyết tật. Gia đình có vai trò quan trọng trong việc quyết định đến quá trình phát triển của học sinh thông qua thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân học sinh khuyết tật.

- Chăm sóc trẻ; Hình thành và phát triển khả năng nhận thức.

- Hình thành và phát triển khả năng giao tiếp.

- Hình thành và phát triển các ký năg xã hội.

- Phải thường xuyên hỗ trợ con em mình học bài ở nhà.

- Phối hợp chặt chẽ và thường xuyên với giáo viên.

- Tạo cơ hội, động viên, khuyến khích trẻ tham gia vào các công việc gia đình.

- Cho con em mình thường xuyên được giao lưu với bạn bè hàng xóm.

- Chủ động gặp gỡ giáo viên để trao đổi, thông cảm và chia sẻ với giáo viên chủ nhiệm trực tiếp dạy con em mình.

4. Đối với cộng đồng

- Nâng cao nhận thức của các thành viên gia đình học sinh, hàng xóm và cộng đồng, các tổ chức quần chúng xã hội.

- Thường xuyên thăm hỏi, động viên và trao đổi những thông tin về sự tiến bộ của trẻ KT hòa nhập.

- Hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc trẻ khuyết tật.

- Huy động các nguồn lực trong cộng đồng để giúp đỡ, hỗ trợ gia đình cũng như hỗ trợ trẻ khuyết tật.

V. Tổ chức thực hiện

- Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục cho trẻ khuyết tật hoà nhập là trách nhiệm của nhà trường, gia đình và toàn xã hội. Nhà trường, giáo viên chủ nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và cộng đồng giáo dục trẻ khuyết tật. Giáo dục các em học sinh trong trường có lòng thương yêu giúp đỡ trẻ khuyết tật hoà nhập.

- Nhà trường tiếp nhận, bố trí học sinh, đánh giá kết quả giáo dục hoà nhập dành cho trẻ khuyết tật.

- Cập nhật hồ sơ học sinh gồm: danh sách, sổ theo dõi chăm sóc sức khoẻ, kế hoạch học tập cá nhân, bài làm, bài tập kiểm tra, giấy khai sinh.

- Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý và giáo viên tham gia tập huấn các chuyên đề ở phòng GD&ĐT. Tổ chức thao giảng dự giờ thăm lớp, triển khai các tiết chuyên đề giáo dục hoà nhập trong toàn trường và trong toàn cụm, rút kinh nghiệm sau giờ dạy.

- Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, các đoàn thể căn cứ hướng dẫn nhiệm vụ năm học của nhà trường, thực hiện dạy học giáo dục có hiệu quả nhằm giúp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

Trên đây là Kế hoạch giáo dục và quản lý trẻ khuyết tật hoà nhập trường THCS............., nhà trường yêu cầu các tổ chuyên môn, các giáo viên nghiên cứu thực hiện./.

Nơi nhận:

- PGD&ĐT (để b/c);

- BGH, TPTĐ, TTCM, GV (để t/h);

- Lưu Vt.

HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

9. Kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật cụ thể theo học kỳ (2 mẫu)

Kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật theo kì học - Mẫu 1

 Kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật

Để xem đầy đủ, mời bạn tải file về.

Kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật học kỳ 2 - Mẫu 2

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁ NHÂN CHO TRẺ KHUYẾT TẬT

THÔNG TIN VỀ TRẺ

Họ và tên trẻ : …………………....................... Giới tính:........................

Ngày sinh: …. tháng …. năm ….. Tuổi: …. tuổi

Họ và tên bố: ……............................................… Nghề nghiệp:.............................

Họ và tên mẹ: ……............................................... Nghề nghiệp:............................

Địa chỉ gia đình: ……………...................................................................................

Số điện thoại liên lạc: ………………………............................................................

Giáo viên lập KHGDCN: …………………………....................................................

2. Dạng khuyết tật của trẻ:

- Khuyết tật vận động, thần kinh, trí tuệ, khác ( Mức độ khuyết tật nặng )

3. Đặc điểm chính của trẻ (điểm mạnh/khả năng và nhu cầu/khó khăn/điểm hạn chế hiện tại của trẻ)

a. Điểm mạnh:

- Chăm chỉ đi học , thích vui chơi với bạn bè.

- Thích khen, thích khuyến khích.

- Có khả năng tập trung chú ý trong giờ học một vài môn em thích.

- Nhớ lâu tên một số môn em thích.

b. Khó khăn:

- Khả năng tập trung không bền.

- Khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức.

- Khả năng ghi nhớ hạn chế.

- Ít hiểu tiếng phổ thông, ngại gần thầy cô và bạn bè.

- Khó khăn về vận động.

- Khó khăn trong việc tương tác với người lạ.

Bảng tóm tắt kết quả tìm hiểu khả năng, nhu cầu của học sinh:...

Để xem đầy đủ, mời bạn tải file về.

10. Kế hoạch giáo dục học sinh khuyết tật cấp THPT

Kế hoạch giáo dục học sinh khuyết tật cấp THPT

Để xem đầy đủ, mời bạn tải file về.

Trên đây Hoatieu.vn đã gửi tới các bạn Kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập năm học 2023 - 2024 dành cho các nhà trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
10 152.158
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    Trải nghiệm Hoatieu.vn không quảng cáotải toàn bộ tài liệu trên Hoatieu.vn với tốc độ cao. Tìm hiểu thêm
    Hoặc không cần đăng nhập và tải nhanh tài liệu Kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật hòa nhập năm học 2023-2024 (9 mẫu)