Biên bản họp tổ chuyên môn nhận xét và lựa chọn SGK lớp 5 Kết nối tri thức (Đủ 11môn)
Biên bản nhận xét và lựa chọn SGK lớp 5 Kết nối tri thức
- 1. Biên bản nhận xét sách giáo khoa Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
- 2. Biên bản nhận xét sách giáo khoa Đạo đức 5 Kết nối tri thức
- 3. Biên bản nhận xét sách giáo khoa Toán 5 Kết nối tri thức
- 4. Biên bản nhận xét sách giáo khoa Khoa học 5 Kết nối tri thức
- 5. Biên bản nhận xét sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 5 Kết nối tri thức
- 6. Biên bản nhận xét sách giáo khoa Công nghệ 5 Kết nối tri thức
- 7. Biên bản nhận xét sách giáo khoa Lịch sử - Địa lí 5 Kết nối tri thức
- 8. Biên bản nhận xét sách giáo khoa Giáo dục thể chất 5 Kết nối tri thức
- 9. Biên bản nhận xét sách giáo khoa Mĩ thuật 5 Kết nối tri thức
- 10. Biên bản nhận xét sách giáo khoa Âm nhạc 5 Kết nối tri thức
- 11. Biên bản nhận xét sách giáo khoa Tin học 5 Kết nối tri thức
Biên bản nhận xét sách giáo khoa lớp 5 Kết nối tri thức năm 2024-2025 được HoaTieu.vn chia sẻ sau đây là Biên bản họp tổ chuyên môn nhận xét và lựa chọn SGK lớp 5 Kết nối tri thức theo Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT tất cả các môn học: Toán, Tiếng Việt, Tin học, Lịch sử - Địa lí, Khoa học, HĐTN,... Sau đây là nội dung chi tiết, mời thầy cô tải miễn phí Biên bản nhận xét SGK lớp 5 Kết nối tri thức tại bài viết này.
Dựa trên các tiêu chí đánh giá và minh chứng đáp ứng của Biên bản nhận xét SGK lớp 5 Kết nối tri thức, thầy cô giáo viên trong tổ chuyên môn tiến hành bỏ phiếu để lựa chọn bộ SGK phù hợp sử dụng cho năm học 2024-2025.
1. Biên bản nhận xét sách giáo khoa Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
TRƯỜNG TIỂU HỌC …… TỔ …. | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN
NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 5 THEO THÔNG TƯ 27/2023/TT-BGDĐT
NĂM HỌC 2024 - 2025
* Thời gian: ... giờ ngày ... tháng ….. năm 2024
* Địa điểm: Phòng giáo viên – Trường Tiểu học ...........................................
Thành phần tham dự:
1. Chủ trì:..................................... Chức vụ: ...................................
2. Thư kí: .................................... Chức vụ: ...................................
3. Các thành phần khác: ........................................................
* Nội dung:
1. Chủ toạ cuộc họp –.............................................................– phổ biến
- Các căn cứ để lựa chọn SGK:
Thông tư số 27/2023/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông;
Quyết định số …../QĐ-BGDĐT ngày……. tháng 01 năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 5 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông;
Kế hoạch lựa chọn sách giáo khoa năm học 2024 – 2025 số .........../KH-SGDĐT ngày ................. của Sở Giáo dục và Đào tạo;
Công văn số …./SGDĐT-………của Sở Giáo dục và Đào tạo ………………. về hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa lớp 5 theo Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT.
2. Nội dung thảo luận
Căn cứ theo danh mục SGK do Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và tiêu chí lựa chọn sách, tổ chuyên môn nhận xét nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt 5 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, như sau:
Tiêu chí | Minh chứng đáp ứng của sách giáo khoa Tiếng Việt 5 – Kết nối tri thức với cuộc sống |
1. Tiêu chí 1: Phù hợp với việc học của học sinh | |
1.1. Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, tạo được sự hứng thú với HS. Kênh chữ chọn lọc, kênh hình gần gũi, có sự cân đối, hài hoà giữa kênh hình và kênh chữ, có tính thẩm mĩ cao. | Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5, Kết nối tri thức với cuộc sống, phát huy tốt vai trò của kênh hình, kênh chữ: – Tranh ảnh được đầu tư công phu, có tính thẩm mĩ cao, đặc biệt là có nhiều tranh tràn trang, gây hứng thú cho HS và hỗ trợ hiệu quả hoạt động luyện tập, – Sách thiết kế hệ thống câu hỏi đa dạng, bên cạnh câu hỏi tự luận có câu hỏi trắc nghiệm với nhiều hình thức: trắc nghiệm 3 hoặc 4 lựa chọn, trắc nghiệm ghép nối cặp đôi,... Đặc biệt, các phương án lựa chọn cho nhiều câu hỏi trắc nghiệm được thiết kế bằng hình ảnh sinh động, gắn với nội dung bài đọc, gây hứng thú cho HS khi tìm hiểu bài đọc. – Các hoạt động khởi động, luyện tập, vận dụng được thiết kế sinh động, kết nối với văn bản đọc, kết hợp hài hòa với kênh hình giúp HS phát triển tốt các năng lực và phẩm chất theo yêu cầu của chương trình. – Hệ thống logo đánh dấu các hoạt động rất khoa học và có tính thẩm mĩ, vừa thu hút sự chú ý vừa truyền cảm hứng sáng tạo cho HS. |
1.2. Nội dung mỗi bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa được thể hiện sinh động, thúc đẩy HS học tập tích cực, rèn kĩ năng hợp tác, kích thích HS tư duy sáng tạo, độc lập. | – Các bài học được thiết kế theo cách tạo cơ hội cho HS tăng cường tham gia những hoạt động giao tiếp tự nhiên. Một số kiến thức sơ giản về tiếng Việt và văn học thuộc chương trình môn Tiếng Việt lớp 5 được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. – Hệ thống ngữ liệu tươi mới, đặc sắc, được lựa chọn kĩ, phù hợp với khả năng tiếp nhận của HS, giúp các em có hứng thú tham gia tích cực vào các hoạt động thực hành giao tiếp, bồi dưỡng cho các em những phẩm chất tốt đẹp với các biểu hiện cụ thể như: yêu quý cuộc sống, tôn trọng sự khác biệt, có hứng thú khám phá, trải nghiệm, sáng tạo, ước mơ; có lòng yêu thương con người, tình yêu quê hương đất nước; bước đầu có ý thức quan tâm, tìm hiểu, chia sẻ các giá trị văn hóa của thế giới;… ̶ Hệ thống chủ điểm được sắp xếp hợp lí: + Tập một có 4 chủ điểm: Thế giới tuổi thơ (4 tuần), Thiên nhiên kì thú (4 tuần), Trên con đường học tập (4 tuần), Nghệ thuật muôn màu (4 tuần). + Tập hai có 4 chủ điểm: Vẻ đẹp cuộc sống (4 tuần), Hương sắc trăm miền (4 tuần), Tiếp bước cha ông (4 tuần), Thế giới của chúng ta (3 tuần). ̶ Cấu trúc bài học mỗi tuần được phát triển từ Tiếng Việt 4: Bài thứ nhất học trong 3 tiết: + Tiết 1: Đọc. + Tiết 2: Luyện từ và câu. + Tiết 3: Viết đoạn, bài. Bài thứ hai học trong 4 tiết: + Tiết 1 và 2: Đọc và luyện tập theo văn bản đọc. + Tiết 3: Viết đoạn, bài. + Tiết 4: Nói và nghe hoặc Đọc mở rộng. Các hoạt động đều được phân bổ 1 tiết trừ hoạt động Đọc ở bài 4 tiết có thời gian là 2 tiết vì có thêm Luyện tập theo VB đọc. Nhờ đó, GV rất thuận lợi trong việc lập kế hoạch dạy học và triển khai kế hoạch trên thực tế.
|
1.3. Nội dung các bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa có những hoạt động học tập thiết thực, được thiết kế theo hướng mở để phát huy năng lực người đọc. | Hoạt động đọc bao gồm khởi động, đọc thành tiếng và đọc hiểu. Câu hỏi đọc hiểu được thiết kế đa dạng, theo các mức độ yêu cầu khác nhau về đọc hiểu nêu trong Chương trình Tiếng Việt lớp 5. Hệ thống câu hỏi đọc hiểu cho mỗi VB thường gồm có 3 nhóm: nhận biết; suy luận, phân tích; đánh giá, vận dụng. Đối với VB đọc là thơ, đôi khi có yêu cầu học thuộc lòng một số khổ thơ. Hoạt động viết đáp ứng đầy đủ yêu cầu của chương trình viết đoạn văn và bài văn. Quy trình viết được hướng dẫn rất cụ thể, chặt chẽ và sắp xếp hợp lí trong các bài học để tạo sự kết nối, tác động qua lại giữa các mạch đọc – viết – nói và nghe. Trước khi thực hành viết, HS được tìm hiểu để nhận biết đặc điểm của kiểu bài và cách viết bài thuộc kiểu đó. Tương tự Tiếng Việt 4, trong Tiếng Việt 5, các kĩ năng liên quan đến chính tả được rèn luyện theo cách lồng ghép vào những nội dung khác của bài học, đặc biệt là ở phần viết bài. Hoạt động nói và nghe được thực hành theo 2 hình thức: 1) giới thiệu (di tích, địa điểm tham quan, địa chỉ vui chơi,…); 2) thảo luận về một vấn đề có các ý kiến khác biệt. Dù là giới thiệu hay thảo luận thì nội dung cũng có sự kết nối chặt chẽ với chủ điểm của bài học, đặc biệt là với nội dung của phần Đọc mở rộng ở trước đó, tạo điều kiện thuận lợi cho HS vận dụng những gì đã đọc vào thực hành nói và nghe. Phần Đọc mở rộng được sắp xếp vào vị trí phân bố luân phiên với Nói và nghe, như vậy cứ 4 tuần có một tiết Đọc mở rộng, tương tự với Tiếng Việt 4. |
1.4. Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học hướng đến việc hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất, khả năng tự học, giúp HS vận dụng sáng tạo trong cuộc sống. | ̶ Hoạt động Khởi động được thiết kế phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, khơi gợi được kinh nghiệm xã hội và kinh nghiệm ngôn ngữ của HS liên quan tới văn bản đọc một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. – Hoạt động luyện từ và câu được triển khai có tính hệ thống, khoa học, kết nối chặt chẽ với các bài học trong tuần và phù hợp với HS lớp 5; phục vụ trực tiếp và hiệu quả cho hoạt động viết bài. Ở lớp 5, kiến thức tiếng Việt có nhiều nội dung nâng cao đáng kể so với lớp 4, nhất là về ngữ pháp và liên kết đoạn văn; cụ thể: về từ loại, HS được học đại từ, kết từ; về câu, có câu đơn và câu ghép; về đoạn văn, có liên kết giữa các câu trong đoạn văn, một số biện pháp liên kết câu và các từ ngữ liên kết. Tuy vậy, Tiếng Việt 5 chủ trương dạy những kiến thức này ở mức đơn giản nhất và chú trọng đến việc giúp HS vận dụng để thực hành tiếng Việt. Một số kiến thức tiếng Việt khác như nghĩa của thành ngữ; từ đồng nghĩa, từ đa nghĩa; cách dùng từ điển để tra cứu nghĩa của từ, cách dùng từ; dấu câu (dấu gạch ngang, dấu gạch nối); biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ;... cũng được đưa vào bài học theo nguyên tắc chú trọng đến tính ứng dụng và thực hành. Mỗi tuần, có 1 tiết Luyện từ và câu, ngoài ra còn có 0,5 tiết luyện tập theo văn bản đọc hướng vào luyện tập, củng cố kiến thức về từ và câu, đặc biệt là giúp HS mở rộng vốn từ phù hợp chủ điểm. |
2. Tiêu chí 2: Thuận tiện, hiệu quả đối với GV | |
2.1. Cách thiết kế bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa giúp GV dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực. | ̶ Cách thiết kế bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa giúp GV dễ dạy. SGK Tiếng Việt 5, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống tạo điều kiện để GV tổ chức dạy học và phát triển các kĩ năng ngôn ngữ cho HS trên cùng một ngữ liệu nguồn: từ bài đọc, các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe được rèn luyện và phát triển; các văn bản thuộc những thể loại khác nhau được liên kết trong cùng một chủ điểm. ̶ Cách thiết kế bài học/ chủ đề trong sách giáo khoa giúp GV dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực: Sách vừa có nhiều điểm mới vừa có tính mở, trao quyền chủ động cho GV trong quá trình tổ chức dạy học cũng như tạo cơ hội cho HS tham gia các hoạt động; GV có thể tuỳ chọn hình thức tổ chức theo cá nhân, cặp đôi, nhóm hay cả lớp hoặc kết hợp nhiều hình thức tổ chức trong cùng một hoạt động. |
2.2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, giúp GV có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn. | Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 – bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn theo các quan điểm cơ bản sau: - Quan điểm giao tiếp thể hiện: + Tập trung phát triển năng lực giao tiếp tiếng Việt cho HS. + Tổ chức các hoạt động đọc, viết, nói và nghe có mục đích giao tiếp cụ thể. + Dạy học kĩ năng ngôn ngữ gắn liền với ngữ cảnh thực tế. + Chú trọng khai thác kinh nghiệm ngôn ngữ, kinh nghiệm xã hội của HS. + Ưu tiên dạy học ý nghĩa, chức năng của ngôn từ hơn hình thức, cấu trúc ngôn ngữ. - Quan điểm tích hợp thể hiện: + Tích hợp dạy học 4 kĩ năng: đọc, viết, nói và nghe. + Tích hợp dạy học ngôn ngữ và văn học. + Tích hợp dạy học các giá trị văn hoá, giáo dục và phát triển nhân cách. + Tích hợp phát triển ngôn ngữ và phát triển tư duy. + Tích hợp dạy học tiếng Việt với các môn học và hoạt động giáo dục khác. |
2.3. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho GV trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của HS. | – Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hoá. Nhiều bài tập HS có thể hoàn thành theo khả năng của các em. – Bên cạnh đó, sách còn tạo điều kiện thuận lợi cho GV lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của HS khi xây dựng nội dung các tuần ôn tập nhằm hỗ trợ cho tổ/ nhóm chuyên môn xây dựng đề kiểm tra, đánh giá: + Tuần Ôn tập giữa học kì được thiết kế theo từng tiết: Ÿ Từ tiết 1 – 5 ôn đọc văn bản, luyện từ và câu, viết đoạn. Ÿ Tiết 6 – 7: Đề tham khảo để đánh giá giữa kì, gồm có phần Đọc (đọc thành tiếng và đọc hiểu) và phần Viết (viết đoạn, viết bài). Hình thức ôn tập được thiết kế sinh động, HS được ôn tập thông qua các câu hỏi, bài tập vừa sức, giúp việc ôn tập trở nên nhẹ nhàng hơn. + Tuần Ôn tập cuối học kì cũng được thiết kế theo từng tiết, gồm 5 tiết ôn tập và 2 tiết đánh giá cuối học kì (có đề tham khảo). Cả ôn giữa kì và ôn cuối kì, HS có cơ hội tiếp cận với các văn bản mới, thông qua đó đánh giá những kiến thức, kĩ năng mà các em được rèn luyện qua từng giai đoạn học tập. |
2.4. Cấu trúc sách giáo khoa thuận tiện cho tổ/ nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường. | ̶ Tiếng Việt 5 được thiết kế thành 2 tập: + Tập một dành cho học kì I (18 tuần) tập hai dành cho học kì II (17 tuần), mỗi tuần có 7 tiết, gồm 32 bài học, được sắp xếp theo 4 chủ điểm và học trong 16 tuần, mỗi tuần 2 bài. Ngoài ra, có 1 tuần Ôn tập giữa học kì và 1 tuần Ôn tập và đánh giá cuối học kì 1. + Tập hai có 30 bài học, được sắp xếp theo 4 chủ điểm và học trong 15 tuần, mỗi tuần 2 bài. Ngoài ra, có 1 tuần Ôn tập giữa học kì và 1 tuần Ôn tập và đánh giá cuối học kì 2. ̶ Ở cả hai tập, cuối sách có bảng thuật ngữ (Một số thuật ngữ dùng trong sách) và bảng tra cứu tên riêng nước ngoài xuất hiện trong các bài học tương ứng với tập một, hai. Cách thiết kế này nhất quán với Tiếng Việt 4 nên các thầy cô rất thuận lợi trong việc sử dụng Tiếng Việt 5 để tổ chức dạy học. |
3. Tiêu chí 3: Phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương | |
3.1. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hoá, lịch sử, địa lí của địa phương; có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của nhiều nhóm đối tượng HS và triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường. | Nội dung các bài học có kế thừa một phần Tiếng Việt 5 cũ (chương trình 2006), ngôn ngữ đảm bảo tính chuẩn mực của ngôn ngữ toàn dân. Các nội dung giáo dục về văn hoá, phong tục tập quán, lịch sử,… được sắp xếp hài hoà, có tính đến sự đa dạng của các vùng miền trên đất nước ta. Các chủ điểm được lựa chọn xoay quanh các nội dung gần gũi, thân thuộc với HS: bản thân và bạn bè, thế giới tự nhiên, con đường học tập, thế giới nghệ thuật, quê hương – đất nước, thế giới; phù hợp với nhiều nhóm đối tượng HS khác nhau. |
3.2. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; tạo cơ hội để nhà trường, tổ/ nhóm chuyên môn, GV bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương. | Sách vừa có nhiều điểm mới vừa có tính mở, trao quyền chủ động cho GV trong quá trình tổ chức, hướng dẫn HS học tập cũng như tạo cơ hội cho tham gia các hoạt động đa dạng; tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn, GV bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương. |
3.3. Sách giáo khoa có giá thành hợp lí, phù hợp với điều kiện kinh tế của cộng đồng dân cư địa phương. | Sách có giá thành phù hợp. |
4. Tiêu chí 4: Các yếu tố đi kèm với sách giáo khoa đảm bảo chất lượng dạy và học | |
4.1. Phương pháp tập huấn, hỗ trợ đội ngũ GV và cán bộ quản lí trong việc giới thiệu những điểm mới của sách giáo khoa đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, cách sử dụng sách giáo khoa hiệu quả, đảm bảo chất lượng. | Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tiến hành tập huấn hỗ trợ đội ngũ GV và cán bộ quản lí trong việc giới thiệu những điểm mới của sách giáo khoa đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, cách sử dụng sách giáo khoa hiệu quả, đảm bảo chất lượng ngay từ năm học. |
4.2. Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích. | Sách được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cung cấp đầy đủ học liệu điện tử kèm theo trên website hanhtrangso.nxbgd.vn, qua đó hỗ trợ tích cực và truyền cảm hứng sáng tạo cho việc học tập của HS và hoạt động dạy học của GV. |
4.3. Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lí. | Sách Tiếng Việt 5 – Kết nối tri thức với cuộc sống không sử dụng các đồ dùng, thiết bị dạy học không có trong danh mục thiết bị tối thiểu theo Thông tư 44/2020/TT-BGDĐT vì vậy địa phương triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm. Hệ thống tranh khởi động, tranh minh họa bài học đẹp, khổ lớn, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của HS tiểu học. |
4.4. Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ,..). | Chất lượng sách giáo khoa đảm bảo yêu cầu (không bung, sứt gáy; giấy in tốt, khổ sách đúng quy định, kênh chữ dễ đọc; kênh hình màu sắc rõ ràng, thẩm mĩ,..). Sách cùng với sách giáo khoa Tiếng Việt 5 là Vở bài tập dành cho các em HS; Sách GV; Phân phối chương trình; Ma trận kiến thức kĩ năng, Thiết kế bài dạy, hệ thống Video Clip minh họa cho các kiểu bài Đọc, Viết, Nói và nghe, Luyện từ và câu,... |
4.5. Kênh phân phối, phát hành sách giáo khoa kịp thời, đáp ứng yêu cầu. | Kênh phân phối, phát hành sách giáo khoa kịp thời, đáp ứng yêu cầu. |
3. Kết luận
- Kết quả bỏ phiếu lựa chọn …… /….. (100%)
Căn cứ vào các ý kiến trên và kết quả bỏ phiếu lựa chọn sách giáo khoa của các thành viên trong buổi họp, trường Tiểu học .........................thống nhất đề xuất lựa chọn sách giáo khoa Tiếng Việt 5 để thực hiện trong năm học 2024 – 2025 và các năm tiếp theo là:
Tên sách | Tên tác giả | Tên bộ sách | Nhà xuất bản |
Tiếng Việt 5 | Bùi Mạnh Hùng (Tổng Chủ biên), Trần Thị Hiền Lương (Chủ biên), Lê Thị Lan Anh, Đỗ Hồng Dương, Nguyễn Lê Hằng, Vũ Thị Thanh Hương, Trịnh Cẩm Lan, Vũ Thị Lan, Nguyễn Thị Kim Oanh, Trần Kim Phượng, Đặng Thị Hảo Tâm. | Kết nối tri thức với cuộc sống | Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam |
Biên bản kết thúc lúc ... giờ ... phút cùng ngày, được thông qua trước các thành viên trong buổi họp.
Chủ toạ
| Thư kí
|
2. Biên bản nhận xét sách giáo khoa Đạo đức 5 Kết nối tri thức
TRƯỜNG TH …… TỔ ….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
BIÊN BẢN HỌP TỔ CHUYÊN MÔN
NHẬN XÉT SÁCH GIÁO KHOA LỚP 5 THEO THÔNG TƯ 27/2023/TT-BGDĐT
NĂM HỌC 2024 – 2025
1. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM
Thời gian họp: Vào hồi … giờ … phút ngày … tháng … năm 2024
Địa điểm:
Tổng số thành viên: …
Số thành viên có mặt: ….
Thành viên vắng mặt: ….
2. NỘI DUNG NHẬN XÉT
TÊN SÁCH: ĐẠO ĐỨC 5 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
Tác giả: Nguyễn Thị Toan (Tổng Chủ biên) – Trần Thành Nam (Chủ biên) – Nguyễn Thị Hoàng Anh – Nguyễn Ngọc Dung.
Tiêu chí (Theo TT 27/2023/TT-BGDĐT) và các chỉ báo cụ thể của tiêu chí | Minh chứng đáp ứng của SGK ĐẠO ĐỨC 5 – Kết nối tri thức với cuộc sống |
1. Tiêu chí 1: Phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương. | |
1.1. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm về văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc dân tộc, ngôn ngữ, tính chất vùng miền,... trên địa bàn. | SGK ĐẠO ĐỨC 5 – Kết nối tri thức với cuộc sống – được biên soạn theo 8 chủ đề/bài học, bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình môn Đạo đức cấp Tiểu học. Nội dung các bài học đều sử dụng các tình huống gần gũi với đời sống của HS ở các vùng miền trong cả nước. Ví dụ: Ở bài 1, HS được tìm hiểu về đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước trên mọi miền Tổ quốc; những việc cần làm cụ thể, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS lớp 5 để thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước, thông điệp “Uống nước nhớ nguồn” thể hiện truyền thống biết ơn của dân tộc Việt Nam. Ở bài 2, HS nhận diện được một số biểu hiện tôn trọng sự khác biệt (về đặc điểm cá nhân; giới tính, hoàn cảnh, dân tộc,…) của người khác; Thể hiện được bằng lời nói, hành động, thái độ tôn trọng sự khác biệt của người khác,... |
1.2. Nội dung sách phù hợp với đặc điểm các ngành kinh tế của các địa phương trên địa bàn tỉnh (du lịch, cửa khẩu, khoáng sản, nông lâm nghiệp,...). | SGK ĐẠO ĐỨC 5 – Kết nối tri thức với cuộc sống – xây dựng được nhiều hoạt động cho HS cơ hội trải nghiệm, tương tác với bạn bè, cộng đồng,… để HS thấy được đóng góp của những người có công với quê hương, đất nước trong lĩnh vực kinh tế, từ đó, các em biết thể hiện lòng biết ơn những người có công với quê hương, đất nước qua việc tích cực, tự giác học tập tham gia một số hoạt động kinh tế – xã hội phù hợp với bản thân ở gia đình, nhà trường và nơi cư trú (Bài 1); HS biết bảo vệ môi trường sống ở địa phương (Bài 5); biết sử dụng tiền hợp lí qua việc tiết kiệm, mua sắm phù hợp với hoàn cảnh,… (Bài 8) |
1.3. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện cho các trường, các địa phương bổ sung thông tin và nội dung phù hợp, gắn với đặc thù của địa phương. | Trong SGK ĐẠO ĐỨC 5 – Kết nối tri thức với cuộc sống, chuỗi hoạt động trong mỗi bài học đều mang tính chất mở, tạo điều kiện cho GV bổ sung thông tin và nội dung phù hợp, gắn với đặc thù của địa phương. Ví dụ: – Câu lệnh trong các bài học đều có tính mở, giúp GV căn cứ vào đặc điểm của địa phương mà tổ chức hoạt động phù hợp cho HS: “Kể thêm những việc làm khác thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước” (Bài 1); “Kể thêm các biểu hiện tôn trọng sự khác biệt của người khác mà em biết” (Bài 2); “Kể thêm những khó khăn khác trong học tập và cuộc sống mà em biết” (Bài 3),... – Các bài tập xử lí tình huống mang tính mở, giúp HS có thể linh hoạt, sáng tạo đưa ra cách xử lí khác nhau, tuỳ thuộc hoàn cảnh cụ thể (Dạng bài tập xử lí tình huống trong các bài). |
1.4. Giá sách giáo khoa phù hợp với điều kiện kinh tế và thu nhập của người dân; sách có thể sử dụng lâu dài. | SGK ĐẠO ĐỨC 5 – Kết nối tri thức với cuộc sống có giá bán phù hợp với mức sống của người dân địa phương. Sách không có chỗ cho học sinh viết, vẽ vào nên có thể sử dụng lâu dài; ngay ở trang 2 của sách có dòng nhắc nhở HS bảo quản, giữ gìn sách để dành tặng cho HS lớp sau. |
2. Tiêu chí 2: Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông. | |
2.1. Phù hợp với năng lực, trình độ cán bộ quản lí, giáo viên; phù hợp với các hoạt động đổi mới giáo dục có hiệu quả đã triển khai ở địa phương: | |
2.1.1. Nội dung mỗi bài học trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn các hình thức tổ chức hoạt động học tập cho học sinh. | Tất cả các hoạt động trong SGK ĐẠO ĐỨC 5 – Kết nối tri thức với cuộc sống đều có tính chất mở, giúp GV có thể vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp, phương tiện, kĩ thuật dạy học; HS có thể linh hoạt, sáng tạo trong các hoạt động học tập. Ví dụ: hát, kể chuyện, chơi trò chơi, thảo luận nhóm, sắm vai xử lí tình huống,… |
2.1.2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức liên môn giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết bài học với thực tiễn cuộc sống. | Các chủ đề/bài học trong SGK ĐẠO ĐỨC 5 – Kết nối tri thức với cuộc sống đều có các nội dung và hoạt động mang tính tích hợp kiến thức liên môn, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết bài học với thực tiễn cuộc sống. Ví dụ: – Nội dung chủ đề Biết ơn những người có công với quê hương, đất nước; Tôn trọng sự khác biệt của người khác, Bảo vệ cái đúng, cái tốt có sự tích hợp với Hoạt động xây dựng cộng đồng; Chủ đề Vượt qua khó khăn, Lập kế hoạch cá nhân; Phòng, tránh xâm hại, Sử dụng tiền hợp lí tích hợp với Hoạt động rèn luyện bản thân, Chủ đề Bảo vệ môi trường sống tích hợp với Hoạt động tìm hiểu và bảo vệ môi trường trong chương trình Hoạt động trải nghiệm lớp 5. – Hoạt động khởi động bằng bài hát, phù hợp với lứa tuổi HS và ca từ liên quan đến nội dung bài học, thể hiện sự tích hợp với bộ môn Âm nhạc (Bài 1, Bài 5, Bài 7). Hoạt động khám phá, luyện tập bài 1 tích hợp với kiến thức môn Lịch sử – Địa lí 5, bài 5 tích hợp với kiến thức môn Khoa học 5,... |
2.1.3. Nội dung sách giáo khoa giúp GV có thể đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực của HS. | Tất cả các bài của SGK ĐẠO ĐỨC 5 – Kết nối tri thức với cuộc sống đều có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, gắn với các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực của HS được quy định trong Chương trình môn Giáo dục công dân 2018. Các hoạt động có yêu cầu rõ ràng, tường minh về kết quả cần đạt của hoạt động, GV có thể sử dụng chính hoạt động để đánh giá HS. |
2.1.4. Nội dung sách giáo khoa giúp nhà trường và giáo viên tự chủ, sáng tạo trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục. | Các chủ đề/bài học trong SGK ĐẠO ĐỨC 5 – Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn theo hướng mở, linh hoạt. Tuỳ theo đặc điểm của nhà trường và địa phương, tuỳ theo khả năng nhận thức của HS, GV có thể chủ động, sáng tạo trong việc thay đổi trình tự dạy học các chủ đề/bài học, điều chỉnh số tiết trong từng chủ đề/bài học cũng như việc tổ chức các hoạt động trong từng bài học mà không ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch giáo dục. Ví dụ: Hoạt động Khởi động, bài 1, 5, 7, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh hát (nếu các em thuộc bài hát) hoặc nghe, xem video về bài hát. |
2.2. Phù hợp với năng lực và tâm lí lứa tuổi học sinh | |
2.2.1. Mức độ tiếp cận kiến thức hợp lí, vừa phù hợp với sức học của đại đa số học sinh ở các vùng miền, vừa tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng lực riêng; đảm bảo sự thân thiện, gần gũi với mọi học sinh. | SGK ĐẠO ĐỨC 5 – Kết nối tri thức với cuộc sống có lượng kiến thức hợp lí, phù hợp với sức học của HS ở các vùng miền, đồng thời tạo điều kiện cho HS khá, giỏi phát huy năng lực riêng của mình. Các hình ảnh, từ ngữ sử dụng trong sách thân thiện, gần gũi với mọi HS. |
2.2.2. Sách giáo khoa có chỉ dẫn rõ ràng, giúp học sinh xác định được mục tiêu học tập, tương tác, hình thành các năng lực của học sinh. | SGK ĐẠO ĐỨC 5 – Kết nối tri thức với cuộc sống có chỉ dẫn rõ ràng về: – Mục tiêu (yêu cầu cần đạt). – Tên hoạt động. – Câu hỏi/chỉ dẫn thực hiện hoạt động. – Kết quả đạt được sau hoạt động. Các bài học đều chú trọng tính trải nghiệm thực tế, từng bước hình thành năng lực tư duy phản biện của HS. Các tình huống trong sách đều có bối cảnh rõ ràng, gắn với thực tế cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi cho HS nhận diện, đánh giá và điều chỉnh hành vi. Ví dụ: – Bài 1, 2, 3, 4, 5: Đều sử dụng các tình huống gắn với thực tiễn cuộc sống, giúp HS nhận diện và thực hiện được các chuẩn mực hành vi đạo đức trong bài học. – Bài 6, 7: Hướng dẫn cụ thể các cách để Lập kế hoạch cá nhân; Phòng, tránh xâm hại. – Bài 8: Các trường hợp, tình huống gần gũi, thiết thực, gắn với trải nghiệm của HS, giúp các em khám phá và rèn luyện kĩ năng sử dụng tiền hợp lí. |
2.2.3. Sách giáo khoa, học liệu điện tử hỗ trợ tối đa cho học sinh học tích cực, hiệu quả. | SGK ĐẠO ĐỨC 5 – Kết nối tri thức với cuộc sống được hỗ trợ tối đa về học liệu điện tử qua hệ tài nguyên trực tuyến gồm các trang web: taphuan.nxbgd.vn hanhtrangso.nxbgd.vn |
2.3. Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất (phòng học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập...) của địa phương. | SGK ĐẠO ĐỨC 5 – Kết nối tri thức với cuộc sống có cách thể hiện nội dung phong phú, gần gũi với HS, nhiều hình ảnh sinh động, ngôn ngữ chọn lọc, dễ hiểu, các hoạt động được xây dựng với cách tổ chức đơn giản, linh hoạt nên phù hợp điều kiện cơ sở vật chất của địa phương. |
2.4. Phù hợp với thiết bị dạy học: sách giáo khoa có thể triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học (theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học tự làm. | SGK ĐẠO ĐỨC 5 – Kết nối tri thức với cuộc sống phù hợp với thiết bị dạy học, có thể triển khai tốt với hệ thống thiết bị dạy học nằm trong danh mục thiết bị dạy học tối thiểu theo Thông tư 37/2021/TT-BGDĐT và những thiết bị dạy học hiện có, thiết bị dạy học do GV và HS sáng tạo tuỳ theo điều kiện của địa phương và nhà trường. |
3. KẾT LUẬN:
– Kết quả bỏ phiếu lựa chọn …… /….. (100%)
– Sau khi rà soát theo các tiêu chí của Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT và bỏ phiếu, tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn sách giáo khoa ĐẠO ĐỨC 5 – Kết nối tri thức với cuộc sống do nhóm tác giả: Nguyễn Thị Toan (Tổng chủ biên), Trần Thành Nam (Chủ biên) để thực hiện trong năm học 2024 – 2025 và các năm học tiếp theo.
3. Biên bản nhận xét sách giáo khoa Toán 5 Kết nối tri thức
Xem chi tiết tại file tải về.
4. Biên bản nhận xét sách giáo khoa Khoa học 5 Kết nối tri thức
Xem chi tiết tại file tải về.
5. Biên bản nhận xét sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm 5 Kết nối tri thức
Xem chi tiết tại file tải về.
6. Biên bản nhận xét sách giáo khoa Công nghệ 5 Kết nối tri thức
Xem chi tiết tại file tải về.
7. Biên bản nhận xét sách giáo khoa Lịch sử - Địa lí 5 Kết nối tri thức
Xem chi tiết tại file tải về.
8. Biên bản nhận xét sách giáo khoa Giáo dục thể chất 5 Kết nối tri thức
Xem chi tiết tại file tải về.
9. Biên bản nhận xét sách giáo khoa Mĩ thuật 5 Kết nối tri thức
Xem chi tiết tại file tải về.
10. Biên bản nhận xét sách giáo khoa Âm nhạc 5 Kết nối tri thức
Xem chi tiết tại file tải về.
11. Biên bản nhận xét sách giáo khoa Tin học 5 Kết nối tri thức
Xem chi tiết tại file tải về.
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan khác tại mục Biểu mẫu: Giáo dục - Đào tạo nhé.
Tham khảo thêm
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 5 môn Toán (5 bộ sách mới)
Mẫu góp ý Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 01/2017/TT-BGDĐT (Tham khảo)
(Mới 2024) Mẫu nhận xét môn Hoạt động trải nghiệm lớp 4 theo thông tư 27
Báo cáo tổng kết công tác thực tập sư phạm năm học 2023-2024
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 5 môn Hoạt động trải nghiệm 2023 - 2024
Phiếu báo kết quả học tập học sinh về gia đình phụ huynh
Phiếu chấm trắc nghiệm trọn bộ
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 5 môn Đạo đức Chân trời sáng tạo
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Phiếu đánh giá tiết dạy cấp tiểu học - Mẫu phiếu dự giờ cấp tiểu học 2024
-
Mẫu phiếu khảo sát về việc thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục 2024
-
Kế hoạch đón đoàn thực tập sư phạm năm học 2023-2024
-
8 Mẫu bản cam kết về học tập của học sinh mới nhất 2024
-
Mẫu sổ dự giờ của giáo viên 2024
-
Mẫu sổ chấm cờ đỏ 2024 mới nhất
-
Mẫu đơn xin làm lại sổ Đoàn 2024
-
Mẫu giấy thi tự luận A3 năm 2024 đầy đủ nhất
-
2 Đơn xin phép vắng thi kết thúc học phần 2024
-
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 5 môn Mĩ thuật (3 bộ sách mới)
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Giáo dục - Đào tạo
Đơn đề nghị thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển 2024
Mẫu quyết định thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Lịch báo giảng lớp 2 theo chương trình giảm tải năm 2020 - Tuần 25
Mẫu đánh giá, rà soát sách giáo khoa lớp 3 Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module MN16
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH29
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến