Thầy cô hãy đề xuất một số biện pháp phát huy vai trò của các lực lượng trong công tác phối hợp giáo dục đạo đức, lối sống từ những vấn đề thực tế tại nhà trường đang công tác?

Thầy cô hãy đề xuất một số biện pháp phát huy vai trò của các lực lượng trong công tác phối hợp giáo dục đạo đức, lối sống từ những vấn đề thực tế tại nhà trường đang công tác? Công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển đạo đức, lối sống, nhân cách của các em. Hoạt động này là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục, gia đình và xã hội.

Một số biện pháp phát huy vai trò của các lực lượng trong công tác phối hợp giáo dục đạo đức, lối sống học sinh
Một số biện pháp phát huy vai trò của các lực lượng trong công tác phối hợp giáo dục đạo đức, lối sống học sinh

1. Thực trạng trong giáo dục đạo đức, lối sống tại nhà trường đang công tác

1.1 Thuận lợi

- GVCN nhận được sự chỉ đạo, quan tâm của chi bộ Đảng, Ban Giám Hiệu, cùng sự giúp đỡ của tất cả các ban ngành.

- Đội ngũ các thầy cô giáo bộ môn nhiệt tình, yêu nghề , trách nhiệm cao và chuyên môn vững vàng.

- Hầu hêt các phụ huynh đều rất quan tâm đến việc học của con em mình.

Bên cạnh đó, tôi nhận thấy còn một số khó khăn sau:

1.2 Khó khăn

- Thực tế đáng báo động là, lối sống đạo đức của một bộ phận HS đang đi xuống ,đạo hiếu, truyền thống “Tôn sư trọng đạo” dường như bị xem nhẹ.

- Hơn nữa, Phường .......... là làng nghề, một số cha mẹ mải buôn bán, làm ăn chưa thực sự quan tâm đến giáo dục con em.

- Một số học sinh chưa ý thức được học tập còn ham chơi.

Tôi nhận thấy công tác chủ nhiệm vẫn là một ẩn số, là bài toán khó. Bởi vậy tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp:

2. Thầy cô hãy đề xuất một số biện pháp phát huy vai trò của các lực lượng trong công tác phối hợp giáo dục đạo đức, lối sống từ những vấn đề thực tế tại nhà trường đang công tác?

 Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh
Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh

Phối kết hợp với các lực lượng giáo dục khác:

2.1 Biện pháp phối hợp với gia đình học sinh

- GVCN cần thiết lập và duy trì mối liên hệ cùng gia đình HS qua nhiều kênh thông tin khác nhau ( Lập nhóm Zalo, qua tin nhắn, điện thoại, gặp gỡ trực tiếp).

- Tổ chức buổi gặp gỡ trực tiếp định kỳ: Đề xuất tổ chức buổi gặp gỡ giữa gia đình học sinh và giáo viên chủ nhiệm, để cùng thảo luận về các vấn đề đạo đức và lối sống của học sinh, cũng như đưa ra các giải pháp phù hợp.

- Tôi có kế hoạch thông báo cho gia đình học sinh biết kết quả học tập, rèn luyện đạo đức, lao động, từng tuần, từng tháng, cuối HKI và cuối HKII cũng như cả năm.

- Không chỉ liên hệ qua thư mời, điện thoại mà tôi còn đến thăm và trao đổi với gia đình học sinh, nhất là gia đình các em học sinh đặc biệt.

- Theo tôi đây là hình thức giáo dục có hiệu quả cao. Bởi lẽ qua việc đến thăm gia đình học sinh, sẽ tạo được thiện cảm giữa phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm, giúp học sinh phải tự ý thức để xứng đáng với sự quan tâm dạy dỗ của thầy cô.

  • Ví dụ: Em ............... là một học sinh hay trốn học, bỏ tiết, thường xuyên chơi game. Trong lớp hay đùa giỡn, gây mất trật tự, vi phạm nội quy …. Những vi phạm của em làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến điểm thi đua của lớp. Tôi đã thường xuyên gặp gỡ, trao đổi và thông báo cho gia đình. Từ một học sinh lười biếng ham chơi , đến cuối kì I, em tiến bộ hẳn, đã đi học đều đặn và có định hướng học tập đúng dắn.

2.2 Phối hợp với Ban Giám Hiệu nhà trường

- Mỗi tháng BGH tổ chức họp hội đồng sư phậm một lần đề ra kế hoạch của cả trường cũng như ở các khối lớp. Những khó khăn thắc mắc tôi đều xin ý kiến chỉ đạo hoặc nhận sự giúp đỡ từ phía BGH.

2.3 Phối hợp với các Giáo viên bộ môn

- Trao đổi với giáo viên bộ môn về tình hình học tập cũng như nề nếp của lớp, của từng học sinh, để kịp thời giáo dục.

Ví dụ: Tôi xin dự giờ tiết Toán cô ............, Hỏi thăm cô ............ - dạy môn Anh văn,... để nắm bắt kịp thời lực học và có kế hoạch giúp đỡ các em.

- Đối với lớp, tôi đề nghị các em mạnh dạn đóng góp ý kiến về những trở ngại trong các môn học. Khuyên các em không nên tự ti giấu dốt, có vấn đề gì chưa rõ, cứ nhờ giáo viên giúp đỡ.

- Tôi thường xuyên kiểm tra sổ đầu bài của lớp rồi trao đổi cùng giáo viên bộ môn về những nhận xét các tiết học và đề nghị giáo viên bộ môn ghi thật cụ thể đúng người đúng tội để tránh tình trạng chung chung không biết xử lí em nào.

Ví dụ: Em ................ là một học sinh khá của lớp nhưng em chỉ chú trọng học các môn tự nhiên như: Toán, Lí.... Còn các môn học khác thì em rất lười. Biết được điều đó, tôi đã trao đổi phối hợp với các thầy cô bộ môn và đã ngăn chặn được những tư tưởng tiêu cực học lệch của em.

2.4 Phối hợp với Đội TNTP HCM

- Ngoài việc học tập kiến thức văn hóa thì việc các em tham gia các hoạt động của Đội là điều rất cần thiết. Thông qua những hoạt động này, các em sẽ được rèn luyện thêm nhiều phẩm chất của người học sinh cần có như là: tình đoàn kêt, lòng nhân ái, tinh thần cầu tiến,… Nhưng cũng phải cân bằng với việc học.

Ví dụ: Em Nguyễn Văn A à một học sinh khá của lớp, một cán bộ Đội tích cực xuất sắc. Em tham gia hầu hết các hoạt động, phong trào của nhà trường:, thể thao, văn nghệ,... Nhưng vì quá ham hoạt động nên sức học của em giảm rõ rệt. Qua tìm hiểu tôi được biết em mất quá nhiều thời gian vào các buổi tập. Tôi đã trao đổi với thầy phụ trách, và yêu cầu em lập thời gian tập rõ ràng, khoa học.

Mời các bạn tham khảo các tài liệu học tập module khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
3 6.145
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm