Những việc cần làm của tổ trưởng chuyên môn trường THCS năm học 2022-2023
Nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn trường THCS năm học 2022-2023 đóng một vai trò hết sức quan trọng trong trường học, quyết định đến hoạt động công tác cụ thể của tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn có tốt thì chất lượng dạy học chuyên môn, mũi nhọn của nhà trường mới được nâng cao. Bài viết dưới đây, HoaTieu.vn xin giới thiệu đến bạn đọc Nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn trường THCS theo quy định pháp luật hiện hành.
Tài liệu này bao gồm quy định chức năng, nhiệm vụ, vai trò của TTCM, yêu cầu về năng lực, phẩm chất, tiêu chí đánh giá, quyền hạn và hoạt động của TTCM trong năm học mới 2022-2023. Mời các bạn cùng tham khảo.
Những việc cần làm của tổ trưởng chuyên môn trường THCS
- 1. Những vấn đề chung về quản lý Tổ chuyên môn trong trường Trung học
- 2. Các vấn đề trong hệ thống giáo dục quốc dân mà TTCM cần biết để chỉ đạo và quản lý
- 3. Chức năng, nhiệm vụ, vai trò của Tổ chuyên môn trong nhà trường THCS
- 4. TTCM và quản lý tổ chuyên môn
- 5. Tăng cường các mối quan hệ trong hoạt động quản lý của TTCM nhà trường
Ở trường Trung học, TCM đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc chuẩn bị điều kiện thực hiện các hoạt động dạy và học trong nhà trường. Người TTCM được ví như "cánh tay nối dài của Lãnh đạo nhà trường", trực tiếp điều hành các công việc cụ thể trong hoạt động dạy và học. Công tác TTCM là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn, góp phần quan trọng đến chất lượng giáo dục của nhà trường.
1. Những vấn đề chung về quản lý Tổ chuyên môn trong trường Trung học
Để điều hành hoạt động của TCM hiệu quả, Tổ trường tổ chuyên môn cần cả lãnh đạo và quản lý.
* Lãnh đạo thể hiện qua các hoạt động xác định tầm nhìn, sứ mạng, hệ giá trị, định hướng hoạt động của tổ để tập hợp các tổ viên cùng hướng vể một mục tiêu chung, tạo ra sự thay đổi cần thiết trong tổ để thích ứng và phát triển.
* Quản lý thể hiện qua các hoạt động thực hiện các chức năng để đảm bảo sự ổn định, nhất quán trong các hoạt động của tổ theo chương trình, kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu đã định.
Nói đến nét đẹp văn hóa thì "Lãnh đạo là người thức dậy hôm nay, suy nghĩ tìm ra hướng đi cho ngày mai. Quản lý là sự đi thức tỉnh tâm hồn con người.".
* Các vai trò cơ bản của người quản lý và yêu cầu về phẩm chất, năng lực:
Người quản lý có 10 vai trò chia ra thành 3 nhóm chính (theo Mintberg). TTCM muốn hoàn thành nhiệm vụ quản lý tổ theo quy định cần làm tốt tất cả các vai trò này:
- Vai trò quan hệ con người: người đại diện, người lãnh đạo, người liên lạc.
- Vai trò thông tin: người giám sát, người truyền tin, người phát ngôn.
- Vai trò quyết định: người ra quyết định, người điều hành, người đảm bảo nguồn lực, người đàm phán.
Về phẩm chất:
- Tận tâm với nghề nghiệp và công việc được giao.
- Sống có đạo đức, văn hóa, tuân thủ pháp luật và các chuẩn mực đạo đức xã hội.
- Có bản lĩnh, tự chủ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Về năng lực:
- Năng lực chuyên môn kỹ thuật. (Hiểu biết về nội dung chuyên môn và phương pháp tác nghiệp có liên quan, có khả năng hướng dẫn và kiểm tra người khác thực hiện.)
- Năng lực quan hệ con người. (Tập hợp, định hướng dẫn dắt người khác thông qua giao tiếp, ứng xử, thiết lập và phát triển các mối quan hệ người- người, giải quyết xung đột, động viên, khích lệ, tạo động lực...)
- Năng lực tư duy chiến lược. (Dự báo, xác định tầm nhìn, hoạch định chiến lược, sáng tạo và đổi mới.)
* Các chức năng quản lý cơ bản:
- Chức năng kế hoạch: là quá trình xác định mục tiêu và lựa chọn các biện pháp tốt nhất để đạt các mục tiêu đó.
- Chức năng tổ chức: là quá trình tiếp nhận, phân phối, sắp xếp các nguồn lực tạo ra một cơ cấu tổ chức thích hợp đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu đề ra để tổ chức phát triển.
- Chức năng chỉ đạo: là quá trình tác động, ảnh hưởng tới hành vi cấp dưới thông qua các hoạt động hướng dẫn, đôn đốc, động viên những người dưới quyền làm việc với hiệu quả cao nhằm đạt mục tiêu đề ra.
- Chức năng kiểm tra: là quá trình xem xét thực tiễn, đánh giá thực trạng, khuyến khích những cái tốt, phát hiện những sai phạm, điều chỉnh nhằm đạt mục tiêu đặt ra và góp phần đưa toàn bộ hệ thống được quản lý lên một trình độ cao hơn.
* Phương pháp quản lý:
- PP Hành chính: Tác động dựa trên mối quan hệ thứ bậc trong tổ chức, thông qua mệnh lệnh, chỉ thị, quyết định...có tính chất bắt buộc mọi người thực hiện.
- PP Tâm lý - xã hội: Tác động vào tư tưởng, tình cảm của con người trong tổ chức để họ tự giác, tích cực thực hiện nhiệm vụ. (GD, thuyết phục, động viên, gây áp lực tâm lý...)
- PP Kinh tế: Tác động thông qua lợi ích vật chất, tạo động lực cho con người làm việc hướng đến mục tiêu. (Chế độ lương, thưởng)
2. Các vấn đề trong hệ thống giáo dục quốc dân mà TTCM cần biết để chỉ đạo và quản lý
* TTCM cần nắm vững hệ thống chương trình GDPT gồm các vấn đề:
- Mục tiêu giáo dục;
- Phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục;
- Chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ của từng môn học, cấp học;
- Phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục;
- Đánh giá kết quả giáo dục từng môn học ở mỗi lớp học, cấp học.
* TTCM cần nắm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong nhà trường và mô hình hoạt động.
3. Chức năng, nhiệm vụ, vai trò của Tổ chuyên môn trong nhà trường THCS
Thế nào là TCM? – Các loại TCM trong nhà trường hiện nay?
3.1. Thế nào là TCM?
Theo Điều lệ Trường Trung học có thể hiểu:
- TCM là một bộ phận của nhà trường, gồm một nhóm GV (từ 3 người trở lên) cùng giảng dạy về một môn học hay một nhóm môn học hay một nhóm viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho học sinh của trường trung học được tổ chức lại để cùng nhau thực hiện các nhiệm vụ theo qui định tại khoản 2 điều 16 của Điều lệ nhà trường.
- Mỗi TCM có tổ trưởng và từ 1 đến 2 tổ phó do HT bổ nhiệm vào đầu năm học.
- Trong trường trung học có 2 loại TCM phổ biến: Tổ đơn môn (tổ Toán, tổ Văn...) và tổ liên môn (tổ KHTN, tổ KHXH, tổ Hóa – Sinh...). Đối với tổ liên môn, trong sinh hoạt chuyên môn đôi khi lại được tách thành các nhóm chuyên môn để sinh hoạt theo điều kiện thực tế và yêu cầu triển khai nhiệm vụ.
3.2. Vị trí, vai trò của TCM
- TCM là một bộ phận cấu thành của trường THPT và THCS. Các tổ, nhóm chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ chức đoàn thể trong thực hiện các nhiệm vụ của tổ và các nhiệm vụ khác của chiến lược phát triển nhà trường để đưa nhà trường đạt được các mục tiêu đề ra.
- TCM là nơi trực tiếp triển khai mặt hoạt động của nhà trường, trong đó trọng tâm là hoạt động giáo dục và dạy học.
- TCM là đầu mối quản lý mà HT nhất thiết phải tập trung dựa vào đó để quản lý nhà trường trên nhiều phương diện, nhưng cơ bản nhất là hoạt động giáo dục, dạy học và các hoạt động sư phạm của GV.
- Đặc biệt, TCM là nơi tập hợp, đoàn kết, tìm hiểu nắm vững tâm tư, tình cảm và những khó khăn trong đời sống của các GV trong tổ, kịp thời động viên, giúp đỡ GV trong tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ của người GV trong trường trung học.
3.3. Nhiệm vụ của TCM
Theo Khoản 2 Điều 14 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học Ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ ngày 1/11/2020) quy định tổ chuyên môn có những nhiệm vụ, cụ thể như sau:
- Chủ động xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục thuộc chuyên môn phụ trách theo tuần, tháng, học kỳ, năm học; phối hợp với các tổ chuyên môn khác xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường.
- Đề xuất lựa chọn sách giáo khoa, xuất bản phẩm tham khảo để sử dụng trong nhà trường theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn theo kế hoạch giáo dục của nhà trường đã được hội đồng trường phê duyệt.
- Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo kế hoạch của tổ chuyên môn và của nhà trường.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.
3.4. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động của TCM 2024
*Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động của TCM cần lưu ý:
Theo Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS.TCM của nhà trường được đánh giá hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định, nếu:
a) Có cơ cấu tổ chức theo quy định;
b) Có kế hoạch hoạt động của tổ theo tuần, tháng, học kỳ, năm học và sinh hoạt tổ theo quy định;
c) Thực hiện các nhiệm vụ của tổ theo quy định.
4. TTCM và quản lý tổ chuyên môn
Tổ trưởng chuyên môn: là người đứng đầu TCM, do hiệu trưởng bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về phân phối nguồn lực của tổ, hướng dẫn, điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ của TCM theo qui định, góp phần đưa nhà trường đạt đến các mục tiêu đã đề ra theo kế hoạch.
4.1. Vị trí, vai trò của TTCM
-TTCM do Hiệu trưởng bổ nhiệm vào đầu mỗi năm học. Nhiệm kỳ của TTCM là 1 năm, hết một năm học có thể bổ nhiệm lại hoặc bổ nhiệm mới tùy theo điều kiện và yêu cầu của từng trường.
- TTCM là người chịu trách nhiệm cao nhất về chất lượng giảng dạy và lao động sư phạm của GV trong phạm vi các môn học của TCM được phân công đảm trách.
- TTCM là một CBQL, được hưởng phụ cấp chức vụ theo các văn bản qui định hiện hành.
4.2. Tiêu chuẩn TTCM
Tổ trưởng CM phải là người có khả năng xây dựng kế hoạch; điều hành tổ chức, hoạt động của tổ theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ GD&ĐT và kế hoạch năm học của nhà trường; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho GV trong tổ; đánh giá, xếp loại và đề xuất khen thưởng, kỉ luật GV thuộc tổ mình quản lý.
-Về phẩm chất: Có phẩm chất đạo đức tốt. Có uy tín với đồng nghiệp và HS. Vững vàng về tư tưởng chính trị. Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao. Sống trung thực, lành mạnh là tấm gương sáng cho cho HS và đồng nghiệp. Đoàn kết và hợp tác với đồng nghiệp. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Công bằng, trung thực và có sức khỏe tốt.
- Về năng lực: Đạt trình độ chuẩn về chuyên môn, giảng dạy đạt từ khá trở lên. Có năng lực lãnh đạo, quản lý. Có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Có khả năng tập hợp GV trong tổ, biết lắng nghe, tạo sự đoàn kết trong tổ, gương mẫu, công bằng, kiên trì, khéo léo trong giao tiếp, ứng xử.Có năng lực tố chức các hoạt động chuyên môn. Có năng lực kiểm tra, đánh giá chuyên môn. Có năng lực tư vấn chuyên môn cho lãnh đạo trường.
- Các Tiêu chí khác:
Tổ trưởng CM là một GV nên phải đảm bảo các qui định về tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức của nhà giáo qui định trong chuẩn nghề nghiệp GV ( Ban hành theo Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT);
Tổ trưởng CM có nhiệm vụ, quyền lợi, trách nhiệm qui định tại điều 30, 31, 32 và 33 của Điều lệ trường trung học.
Luôn quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh vào dạy học- giáo dục- quản lý tổ chuyên môn.
4.3. Nhiệm vụ TTCM
+ Quản lý giảng dạy của GV: Kế hoạch cá nhân GV, Báo giảng, Giáo án, Thực hiện PPCT- Chuẩn KTKN, KH dạy Tự chọn, đề tài SKKN, sử dụng ĐDDH, Đề KT thường xuyên – Định kỳ, Điểm kiểm tra, Đề cương ôn tập, Ứng dụng CNTT, Dự giờ -Thao giảng - Hội giảng của GV, Thực hiện việc đổi mới dạy học…
+ Quản lý học tập của HS: Chất lượng kiểm tra Định kỳ-Học kỳ, Chất lượng GD học kỳ, cả năm bộ môn, HS giỏi - HS yếu, kém…
+ Quản lý cơ sở vật chất TCM: Đồ dùng dạy học, Phương tiện dạy học...
+ Quản lý hồ sơ của TCM: Sổ ghi kế hoạch hoạt động chuyên môn và nội dung các cuộc họp chuyên môn, lý lịch trích ngang GV, đề tài SKKN-UDKHSP, Chất lượng giảng dạy học kỳ, cả năm của TCM, Phiếu dự giờ, Bằng khen – Giấy khen, Công văn - Thông tư…
+ Các hoạt động khác do HT giao: Kiểm tra chéo hồ sơ, Thanh tra chuyên môn, Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV, Tổ chức chuyên đề nâng cao chất lượng dạy học …
4.4. Quyền hạn TTCM
- Quyền quản lý, điều hành các hoạt động của tổ.
- Quyền quyết định các nội dung sinh hoạt tổ trên cơ sở các kế hoạch.
- Quyền theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở, động viên và kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ.
- Quyền được tham dự các cuộc họp, hội nghị chuyên môn.
- Quyền được ưu tiên bồi dưỡng về chuyên môn.
- Quyền được hưởng các chế độ chính sách theo qui định.
- Quyền tư vấn, đề xuất với Hiệu trưởng những vấn đề về chuyên môn.
- Quyền tham gia vào hội đồng thi đua khen thưởng của nhà trường, là một trong những thành viên chính thức của hội đồng.
4.5. Các hoạt động quản lý của TTCM
Kế hoạch
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác của tổ hàng năm.
- Hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch cá nhân.
Tổ chức
- Phân công giáo viên.
- Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
- Đánh giá xếp loại GV.
- Đề nghị khen thưởng, kỉ luật.
- Đề nghị bổ nhiệm tổ phó.
- Thiết lập các mối quan hệ quản lý và cơ chế hoạt động trong tổ.
- Tổ chức lao động khoa học.
Chỉ đạo
- Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ.
- Đôn đốc, động viên tạo động lực.
- Giám sát, uốn nắn.
- Thúc đẩy hoạt động.
Kiểm tra
Kiểm tra đánh giá- Phát huy thành tích- Sửa chữa lệch lạc- Xử lý sai phạm.
4.6. Nguyên tắc quản lý TCM
- Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.
- Tập trung dân chủ.
- Tính khoa học, cụ thể và thiết thực, tính kế hoạch.
- Coi trọng công tác GD, thuyết phục kết hợp động viên khuyến khích về mặt tinh thần.
4.7. Nội dung quản lý TCM trong trường học
TTCM phải học tập, nghiên cứu Tài liệu Tập huấn TTCM trong trường THCS, THPT của Bộ GDĐT đã ban hành theo Kế hoạch số 242/KH-BGDĐT ngày 19/5/2011 với các nội dung:
- Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh vào dạy học – giáo dục – quản lý nhà trường và các chuyên đề:
Chuyên đề 1: Những vấn đề chung về quản lý TCM trong trường trung học.
Chuyên đề 2: Xây dưng kế hoạch của TCM.
Chuyên đề 3: TTCM với công tác quản lý dạy và học trong nhà trường.
Chuyên đề 4: TTCM với công tác quản lý phát triển chuyên môn, nghiệp vụ cho GV trường Trung học.
5. Tăng cường các mối quan hệ trong hoạt động quản lý của TTCM nhà trường
1/ Quan hệ giữa TTCM với Hội đồng trường.( Các định hướng phát triển chung)
2/ Quan hệ giữa TTCM với HT,HP.( Tham mưu: nội dung, biện pháp QL, chỉ đạo.)
3/ Quan hệ của TTCM với các TTCM khác. ( Kinh nghiệm quản lý Tổ)
4/ Quan hệ của TTCM với GVCN. (Quản lý giáo dục HS)
5/ Quan hệ của TTCM với TTCĐ. ( Thăm hỏi, giúp đỡ)
6/ Quan hệ của TTCM với BT Đoàn, TPT Đội.(Phong trào thi đua Đội, Văn hóa XH, TDTT, phong trào xung kích, sáng tạo, tham vấn học đường…)
Tóm lai, TCM trong trường trung học có vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ rất quan trọng đối với chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy và học. Để thực hiện thành công các vấn đề trên phải thông qua hoạt động thực tiễn của người tổ trưởng và các thành viên trong tổ chuyên môn. Do vậy, người tổ trưởng cần phải nhận thức sâu sắc, đúng đắn, có tinh thần trách nhiệm cao, có đầy đủ năng lực và phẩm chất và biết quản lý tổ một cách khoa học và nghệ thuật.
Trên đây là nội dung về Nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn trường THCS mới nhất theo quy định hiện hành. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp cho thầy cô nắm rõ về nhiệm vụ, quyền hạn, yêu cầu về phẩm chất, năng lực của TTCM, nhất là với những thầy cô có phương hướng phấn đấu đến vị trí TTCM sẽ phải lưu ý đến trách nhiệm to lớn mà mình sẽ phải gánh vác trong tương lai.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Dành cho giáo viên của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
(Mới nhất) Lịch nghỉ tết 2025 của học sinh, giáo viên toàn quốc
Công văn 4669/BGDĐT-GDTrH về đánh giá học sinh THCS theo mô hình trường học mới
Cách tính lương giáo viên THCS 2024
Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ban hành quy chế xếp loại học sinh THCS và THPT
Giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ không cần sáng kiến kinh nghiệm
- Chia sẻ:Phùng Thị Kim Dung
- Ngày:
- DemonsThích · Phản hồi · 0 · 01/07/22
- Cự GiảiThích · Phản hồi · 0 · 01/07/22
- Hoa TrịnhThích · Phản hồi · 0 · 01/07/22
Gợi ý cho bạn
-
Thư tri ân thầy cô ngắn gọn
-
Gợi ý học tập môn Toán mô đun 2
-
Hướng dẫn học tập Mô đun 3 đầy đủ
-
Tài liệu tích hợp GD lí tưởng cách mạng, đạo đức lối sống trong Hoạt động trải nghiệm
-
Bộ 25 Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 6 (3 bộ sách mới) năm 2023-2024
-
Gợi ý học tập môn Tin học mô đun 3 THCS
-
Tính mở của chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã gây ra khó khăn/lúng túng gì cho tổ bộ môn trong xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn?
-
Góp ý sách giáo khoa lớp 8 môn Giáo dục công dân 2023 - 2024 đủ 3 bộ sách
-
Kế hoạch họp phụ huynh đầu năm học 2024
-
Phụ lục 1, 3 Sinh học 10 Kết nối tri thức
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Dành cho giáo viên
Đáp án trắc nghiệm tập huấn Ngữ văn 11 Cánh Diều
Phiếu góp ý sách giáo khoa mới lớp 9 môn Ngữ văn (3 bộ sách mới)
Gợi ý đáp án môn Lịch sử mô đun 3
(Chính xác) Đáp án trắc nghiệm tập huấn Địa lí 12 Kết nối tri thức
Phụ lục 1, 3 Mĩ thuật 8 Chân trời sáng tạo
Bài phát biểu lễ khai giảng 2024 của giáo viên mới