Những việc cần làm của tổ trưởng chuyên môn ở trường tiểu học 2024

Những việc cần làm của tổ trưởng chuyên môn ở trường tiểu học. Vai trò của tổ chuyên môn trong trường tiểu học chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu của một trường tiểu học. Vậy tổ trưởng tổ chuyên môn ở trường tiểu học phải làm những nhiệm vụ gì trong năm học mới 2022-2023. Bài viết dưới đây của HoaTieu.vn sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về nhiệm vụ, chức năng, vai trò của tổ trưởng tổ chuyên môn năm học 2022-2023; định hướng công việc cần làm, công việc cụ thể, phẩm chất người tổ trưởng cần có, quyền hạn và các hoạt động quản lý của tổ trưởng tổ chuyên môn. Mời các bạn cùng tham khảo.

Hoạt động chuyên môn trong trường tiểu học chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, trong đó tổ chuyên môn là một tổ chức đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn. Muốn chất lượng dạy học chuyên môn của nhà trường phát triển, người tổ trưởng chuyên môn phải luôn phát huy vai trò là đầu tàu của mình, kết hợp chặt chẽ với sự quản lý của ban giám hiệu, đầu tư phát triển có chiều sâu các buổi họp tổ, năng động, nhiệt tình với nghề. Vậy, những việc trọng tâm cần thực hiện của tổ chuyên môn bắt đầu từ đâu? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây cùng HoaTieu.vn.

Vai trò của tổ chuyên môn trong trường tiểu học

1. Tổ chuyên môn là gì?

Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành trong trong bộ máy tổ chức, quản lý của trường THCS, THPT. Trong trường, các tổ, nhóm chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường nhằm thực hiện chiến lược phát triển của nhà trường, chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục và các hoạt động khác hướng tới mục tiêu giáo dục.

Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục. Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên. Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 7 thành viên trở lên thì có một tổ phó.

2. Nhiệm vụ, chức năng của tổ trưởng chuyên môn

2.1. Nhiệm vụ của tổ trưởng tổ chuyên môn

- Chịu trách nhiệm tổ chức về quá trình giảng dạy, hoàn thành chương trình dạy học, chất lượng giảng dạy và lượng kiến thức của trong khối lớp.

- Thực hiện việc kiểm tra công tác giảng dạy, giáo dục của tổ khối, kiểm tra sự tiến bộ và hạnh kiểm của học sinh.

- Kết hợp với hiệu phó CM tiến hành việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ.

- Điều chỉnh chế độ học tập của học sinh từng khối trong tổ mình cho phù hợp với thực tế địa phương.

- Tổ chức đề ra phương pháp, nắm tình hình giảng dạy, giáo dục trong tổ.

Chức năng của tổ trưởng chuyên môn:

- Lập kế hoạch giảng dạy linh hoạt để giáo dục học sinh và cùng giáo viên chủ nhiệm tổ chức kiểm tra công tác học tập của học sinh.

- Tổ chức việc sử dụng và bảo quản trang thiết bị dạy hoc.

2.2. Chức năng của tổ trưởng chuyên môn

- Lập kế hoạch giảng dạy linh hoạt để giáo dục học sinh và cùng giáo viên chủ nhiệm tổ chức kiểm tra công tác học tập của học sinh.

- Tổ chức việc sử dụng và bảo quản trang thiết bị dạy học.

- Tổ chức phụ đạo học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi, năng khiếu.

- Tổ chức, chỉ đạo việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên trong tổ.

- Tổ chức nghiên cứu và áp dụng phương pháp giảng dạy theo hướng đổi mới.

- Hướng dẫn giáo viên về thực hiện các hướng dẫn của chuyên môn.

- Tập huấn công tác giảng dạy, giáo dục như: Sử dụng đồ dùng - thiết bị dạy học, chế độ chấm và cho điểm, đánh giá, xếp loại HS....

- Kiểm tra nội bộ tổ về chất lượng giảng dạy, giáo dục.

3. Những việc cần làm của tổ trưởng chuyên môn ở trường tiểu học

I. Định hướng công việc cần làm

Định hướng công việc cần làm của tổ trưởng tổ chuyên môn
Định hướng công việc cần làm của tổ trưởng tổ chuyên môn

1. Xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn trong năm học :Ghi cụ thể chỉ tiêu, biện pháp phù hợp, khả thi (dựa vào kế hoạch hoạt động của nhà trường)

2. Thực hiện đầy đủ các loại sổ sách của nhà trường quy định.

3. Thực hiện kiểm tra chuyên đề (1 tháng/2 giáo viên) về soạn bài, việc giữ vở sạch chữ đẹp của học sinh, chấm chữa bài của giáo viên, xây dựng nề nếp lớp (Vệ sinh, trật tự kỉ luật, thái độ học tập, hành vi đạo đức của học sinh)

4. Xây dựng nề nếp dạy - học của giáo viên-học sinh trong tổ.

5. Tổ chức tốt nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn hàng tuần (vào sáng thứ bảy hàng tuần).

6. Bồi dưỡng nâng tay nghề giáo viên trong tổ.

7. Phân tích, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục của giáo viên trong tổ.

8. Đề xuất, tham mưu với Ban Giám Hiệu khen thưởng những giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy cũng như tham gia tốt các hoạt động mà nhà trường phân công. Đề nghị phê bình những giáo viên vi phạm qui chế chuyên môn hoặc chưa nhiệt tình tham gia vào các hoạt động mà nhà trường, tổ phân công.

9. Động viên các đ/c viết sáng kiến kinh nghiệm để phổ biến, áp dụng cho toàn tổ cùng nhau học tập.

II. Công việc cụ thể tuần, tháng ở tổ chuyên môn

Những công việc trên được cụ thể hóa qua các hoạt động sau:

1. Qua kiểm tra hàng tháng việc soạn, chấm chữa bài của giáo viên, người tổ trưởng phải nắm tiến độ thực hiện chương trình từ đó động viên, nhắc nhở thường xuyên anh em giáo viên: soạn, giảng, kí duyệt kịp thời, chấm bài đầy đủ, chất lượng học tập của học cũng được tăng dần.

2. người tổ trưởng phải nắm được nề nếp lớp cũng được theo dõi, kiểm tra, uốn nắn kịp thời.

3. Trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, người tổ trưởng phải nắm chuẩn bị nội dung họp cụ thể: Những nhiệm vụ trọng tâm, nội dung cần trao đổi, kế hoạch chung của các bài dạy khó, tiết khó đều được đem ra bàn bạc để thống nhất cách dạy trong tổ. Khi họp, các thành viên nhờ có nghiên cứu, chuẩn bị trước nên đã sôi nổi đóng góp cho nội dung chuyên môn, giúp buổi sinh hoạt đạt kết quả cao hơn.

4.Từ việc dự giờ, thăm lớp sát sao, người tổ trưởng phải nắm đã giúp giáo viên tự tin khi lên lớp, các giờ dạy đạt kết quả tốt hơn.

5. người tổ trưởng phải vận động các đồng chí trong tổ tham gia đăng ký đưa CNTT vào dạy học

III. Phẩm chất của người tổ trưởng

Để đạt được những kết quả đó, người tổ trưởng ở trường tiểu học cần:

- Luôn gần gũi, tạo niềm tin cũng như tin tưởng các thành viên trong tổ khi thực hiện nhiệm vụ.

- Phải làm cho tổ luôn đoàn kết, có tinh thần tương thân tương trợ lẫn nhau trong công tác cũng như trong cuộc sống như dạy thay các đồng nghiệp khi bệnh, khi đi học bồi dưỡng,... Thường xuyên tổ chức thăm hỏi, quyên góp để giúp đỡ nhau khi gia đình gặp cảnh không may...

- Phát huy được vai trò các nhóm chuyên nghiên cứu trước phân môn để kịp thời phát hiện cái khó, cái hay của từng bài dạy.

- Luôn chuẩn bị nội dung hợp tổ chu đáo. Chủ động tạo nên tình huống dự kiến tình huống trong giáo viên để các tổ viên phải nêu quan điểm của mình về vấn đề cần thảo luận.

- Thường xuyên tham khảo nhiều tài liệu đã được cung cấp,để áp dụng trong giảng dạy và chỉ đạo chuyên môn đạt hiệu quả cao.

- Luôn chuẩn bị trước nội dung dự kiến họp tổ chuyên môn thông qua Ban Giám Hiệu để có bổ sung những nhiệm vụ trọng tâm.

- Ngoài các tiết dự giờ theo qui định, đã tăng cường dự giờ thêm những giáo viên có tay nghề còn yếu.

- Luôn thực hiện và chuẩn bị tốt các loại sổ sách kế hoạch tổ chuyên môn phải đề ra được chỉ tiêu, biện pháp cụ thể, phù hợp, khả thi.

- Quan tâm việc thực hiện thường xuyên các nề nếp theo qui định, chấp hành sát sao các qui chế chuyên môn.

- Trong nội dung sinh hoạt tổ, trọng tâm phải là nội dung sinh hoạt chuyên môn nghiệp vụ.

- Kiểm điểm cá nhân, đôi bạn tay nghề cần phải rút kinh nghiệm hàng tháng.

- Khi hội họp cần ghi chép đầy đủ, thảo luận nghiêm túc, trao đổi chân tình các vấn đề chuyên môn sâu sát.

- Lên lớp phải có đồ dùng dạy học để tạo được sự hứng thú trong học tập của học sinh.

IV. Quyền hạn của tổ trưởng tổ chuyên môn

Quyền quản lý, điều hành các hoạt động của tổ.

Quyền quyết định các nội dung sinh hoạt tổ trên cơ sở các kế hoạch.

Quyền theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở, động viên và kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ.

Quyền được tham dự các cuộc họp, hội nghị chuyên môn.

Quyền được ưu tiên bồi dưỡng về chuyên môn.

Quyền được hưởng các chế độ chính sách theo qui định.

Quyền tư vấn, đề xuất với Hiệu trưởng những vấn đề về chuyên môn.

Quyền tham gia vào hội đồng thi đua khen thưởng của nhà trường, là một trong những thành viên chính thức của hội đồng.

V. Các hoạt động quản lý của tổ trưởng tổ chuyên môn

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác của tổ hàng năm.

- Hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch cá nhân.

Tổ chức

- Phân công giáo viên.

- Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

- Đánh giá xếp loại GV.

- Đề nghị khen thưởng, kỉ luật.

- Đề nghị bổ nhiệm tổ phó.

- Thiết lập các mối quan hệ quản lý và cơ chế hoạt động trong tổ.

- Tổ chức lao động khoa học.

Chỉ đạo

- Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ.

- Đôn đốc, động viên tạo động lực.

- Giám sát, uốn nắn.

- Thúc đẩy hoạt động.

Ngoài những yệu cầu về phẩm chất đạo đức, người tổ trưởng chuyên môn còn phải có khả năng quản lý và năng lực chuyên môn. Để có được năng lực tổ chức quản lý tổ, người tổ trưởng phải thường xuyên nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, các tài liệu chuyên san có liên quan đến chuyên môn.

Đồng thời học tập ở các giáo viên giảng dạy lâu năm có kinh nghiệm và tranh thủ sự hỗ trợ của Ban Giám hiệu. Ngoài ra, người tổ trưởng còn phải xây dựng tổ thành một khối đoàn kết thống nhất mọi lúc mọi nơi trong công tác cũng như trong sinh hoạt thì việc khó mấy cũng vượt qua.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn bản pháp luật của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
24 67.404
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
3 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
  • Jenifer Hoang
    Jenifer Hoang

    Nhiều việc quá😃

    Thích Phản hồi 27/06/22
    • Hoa Trịnh
      Hoa Trịnh

      Một năm học bận rộn của tổ trưởng

      Thích Phản hồi 27/06/22
      • Cô bé bướng bỉnh
        Cô bé bướng bỉnh

        bổ ích

        Thích Phản hồi 27/06/22