Giáo án Giáo dục địa phương 8 Gia Lai file word (15 bài)
Tải giáo án Giáo dục địa phương 8 Gia Lai
Giáo án Giáo dục địa phương 8 Gia Lai file word được Hoatieu chia sẻ trong bài viết này là mẫu kế hoạch bài dạy môn Giáo dục địa phương lớp 8 của tỉnh Gia Lai bao gồm 15 bài giúp các em học sinh nâng cao hiểu biết về các kiến thức văn hóa lịch sử của địa phương mình. Sau đây là nội dung chi tiết mẫu giáo án môn Giáo dục địa phương lớp 8 Gia Lai file doc, mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng.
Mẫu giáo án GDĐP 8 tỉnh Gia Lai
GIÁO ÁN LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 8
BÀI 1: LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG TIÊU BIỂU Ở TỈNH GIA LAI
(Thời lượng 3 tiết)
I. Mục tiêu chủ đề :
1. Kiến thức :
GV cần giúp HS nắm được:
- Nêu được đặc điểm một số lễ hội truyền thống tiêu biểu ở tỉnh Gia Lai
- Nêu được ý nghĩa của các lễ hội truyền thống tiêu biểu trong đời sống người dân tỉnh Gia Lai
- Học sinh nắm được tên và ý nghĩa một số lễ hội tiêu biểu ở địa phương
2. Về năng lực:
- Năng lực chung:
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác, trao đổi thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã họcứng dụng vào thực tế, tìm tòi phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trọng cuộc sống.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Khai thác và sử dụng được thông tin, hình ảnh vềmột số lễ hội truyền thống ở
Gia Laitrong bài học dưới sự hướng dẫn của GV.
+ Nêu nhận biết được một số lễ hội truyền thống ở Gia Lai
+ Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.
3. Phẩm chất :
Giáo dục tình yêu quê hương, quý trọng đồng bào. Trên cơ sở đó, giáo dục ý thức đoàn kết dân tộc, tình yêu thiên nhiên, hình thành ý thức bảo vệ di sản văn hoá của địa phương.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Giáo viên:
- Giáo án soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS.
- Các kênh hình (phóng to).
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Các video về các danh lam thắng cảnh ở Gia Lai
Phiếu học tập
Phiếu học tập
Tên lễ hội | |
Vị trí địa lí | |
Đặc điểm nổi bật | |
Các hoạt động trong lễ hội |
2. Học sinh:
- Tài liệu giáo dục địa phương.
- Sưu tranh, ảnh, tài liệu về các lễ hội ở địa phương và ở Gia Lai.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Khởi động.
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung:HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh (hoặc video)để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. Cách 1: GV cho HS quan sát và mô tả tranh, ảnh. Cách 2: GV có thể cho HS xem videọ hoặc phim tài liệu ngắn lễ bỏ mả ở Gia Lai để trả lời các câu hỏi sau: ? Lễ bỏ mả là lễ hội gì ? hs phải nắm được ý nghĩ của lễ bỏ mả. ? Lễ bỏ mả là lễ hội truyền thống của dân tộc nào ? ? Lễ bỏ mả có nghĩa là gì ? Quan niệm tâm linh của người thiểu số ? Em cho biết đôi nét về lễ bỏ mả? Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ. HS làm việc cá nhân suy nghĩ trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS xung phong trình bày các câu trả lời Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. GV kết luận, nêu bật một vài đặc điểm của lễ bỏ mả cho hs nắm Là lễ hội lớn nhất của người đồng bào thiểu số ở Gia lai, quan niệm cho rằng sau lễ bỏ mả người chết sẽ sang sinh sống ở một thế giới khác nên đây mang tính chất là lễ hội vui vẻ. Gv cho hs ghi những nét chính : 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. a. Mục tiêu: HS biết được về lễ hội cầu mưa của dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai b. Nội dung: HS nêu được: lễ cầu mưa diễn ra ở đâu? c. Sản phẩm:Hoàn thành phiếu bài tập. d. Tổ chức thực hiện:
? Lễ hội cầu mưa được tổ chức làm gì ? HS phải nêu bật được mục đích, ý nghĩa của lễ cầu mưa ? ? Lễ cầu mưa được tổ chức ở đâu ? Mùa nào trong năm ? HS : Tổ chức ở các làng đồng bào dân tộc người thiểu số như Bahnar, Jrai.Vào mùa trồng tỉa ( khoảng tháng 4 dl hằng năm ), ở nhà sàn để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt ? Ngày nay lễ hội cầu mưa có còn không ? Ngày nay lễ hội chỉ còn ở làng Plơi Rbai, xã iapiar huyện Phú Thiện ? Em hãy cho biết đôi nét về lễ hội này ? GVKL : Đây là lễ hội được tổ chức vào mùa trồng tỉa, tai nhà sàn, lễ vật gồm rượu ghè, nến, gạo, thịt Đây là một tín ngưỡng dân gian, phản ánh nguyện vọng của những người làm nông nghiệp xưa, gày nay đã bị mai một chỉ còn lại ở Phú Thiện Hoạt động 3 : Cho học sinh tìm hiểu về lễ hội cầu Huê Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. Cách 1: GV cho HS quan sát và mô tả tranh, ảnh. Cách 2: GV có thể cho HS xem videọ hoặc phim tài liệu ngắn về lễ cầu Huê Gv giải thích : Huê tức là ( hoa) lợi, năng suất hoa màu ? Lễ hội này được tổ chức ở đâu ? Tổ chức hàng năm tại đình An Lũy ( an khê ) vào dịp cúng Qúy Xuân ngày 9 và 10 tháng 2 âm lịch ? Em hãy nói qua vài nét chính về lễ hội này mà em biết ? Có 2 phần : Lễ và hội Phần lễ : Diễn ra trang trọng , tỏ lòng tưởng nhớ và ghi nhớ công ơn của nhà Tây Sơn, và cầu cho mùa màng tốt tươi Phần hội : Có nhiều hoạt động sôi nổi, thể hiện tình đoàn kết Kinh – Thượng ? Nét độc đáo của lễ hội này là gì? - Chính là phiên chợ Kinh – Thượng ? Phiên chợ này có gì đặc biệt ? Là nơi giao lưu buôn bán của người Kinh và người Thượng của địa phương, họ sẽ mang những sản vật địa phương ra trao đổi,mua bán. GVKL : Phiên chợ này một năm chỉ có một lần, nên gọi là chợ phiên ? Vậy ý nghĩa của lễ hội này ? Tưởng nhớ công ơn của anh em nhàTây Sơn và cầu cho mùa màng tươi tốt GVKL: Lễ hội cầu Huê, được tổ chức vào mùng 9,10 tháng 2 âm lịch hàng năm, tại vùng An khê – Gia lai, nhằm ghi nhớ công ơn của 3 anh em Tây Sơn,và cầu cho mùa màng tươi tốt, ngoài ra còn có phiên chợ giao lưu giữa người Kinh và người Thượng Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ. HS làm việc cá nhân suy nghĩ trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS xung phong trình bày các câu trả lời Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. - GV đánh giá kết quả hoạt động của HS. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. | 1. Lễ bỏ mả ( brong,bru, pơthi,hua lui )của người BAHNAR và Jrai : Theo quan niệm của người đồng bào dân tộc tiểu số Bahnar,Jrai.Sau khi chết, linh hồn vẫn quanh quẩn ở nhân gian cho đến khi làm lễ bỏ mả Lễ bỏ mả diễn ra trong vòng một năm sau khi có người mất Lễ bỏ mả là lễ lớn nhất, dài ngày và đông vui nhất trong nghi lễ vòng đời của người Bahnar, Jrai Mang tính chất là một lễ hội vui, vì sau lễ này , người chết được tái sinh ở một thế giới khác 2.Lễ cầu mưa của Pơ Tao Apui ( vua lửa ) Được tổ chức vào đầu mùa trồng tỉa hằng năm, hoặc vùng nào bị hạn hán Được thực hiện ở nhà sàn, tại cửa hông,phía mặt trời mọc trong ngôi nhà của ông ta. Lễ vật gồm 1 ghè rượu, 1 cây nến làm từ sáp ong, 1 tô gạo,thịt cắt nhỏ.Bên phía mặt trời lặn của nhà sàn có 4 người đánh chiêng,trống Đây là một tín ngưỡng dân gian,nét truyền thống văn hóa của người đồng bào thiểu số ở Gia lai, phản ánh nguyện vọng của những người dân làm nông nghiệp xưa, ngày nay lễ hội này còn được duy trì ở làng PlơiR’bai, xã Iapiar, huyện Phú Thiện Năm 2015 lễ hội này được công nhận là lễ hội văn hóa phi vật thể 3.LỄ HỘI CẦU HUÊ Lễ hội cầu Huê, có thể hiểu là lễ hội cầu hoa mùa, hoa lợi. Lễ hội này được tổ chức mỗi năm một lần ở Đình An Lũy – Huyện An khê ngày nay Đây là lễ hôi tổ chức gồm + Phần lễ : Trang nghiêm,thể hiện lòng biết ơn với ba anh em nhà Tây Sơn + Phần hội : Gồm nhiều hoạt động sôi nổi, thể hiện tình đoàn kết Kinh – Thượng như hát cầu Huê ( hát bội ), cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an,biểu diễn võ cổ truyền, cồng chiêng... Nét độc đáo chính là phiên chợ Kinh – Thượng,thể hiện mối đoàn kết gắn bó giữa ngươi Kinh và Thượng, phiên chợ này được tổ chức một năm một lần trongđó người ta sẽ trao đổi,mua bán các sản vật mình có của người Kinh và Thượng |
3. Hoạt động 3: Luyện tập.
a. Mục tiêu:Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức các lễ hội truyền thống tiêu biểu ở tỉnh Gia Lai
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc nhómđể hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô.
c. Sản phẩm:Hoàn thành phiếu bài tập.
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ.
BT1:Giới thiệu về lễ hộ itruyền thống tiêu biểu của địa phương em
Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên :
Tổ chức trong các lễ hội vui, trong lễ hội, các nghệ nhân sẽ đánh cồng, chiêng, và mọi người sẽ múa theo tiếng cồng,tiếng chiêng
Tiếng cồng chiêng nói lên nỗi lòng của con người với các đấng thần linh,nên các bài nhạc cũng khác nhau, đa dạng và phong phú
Mỗi loại dùi đánh cồng, chiêng sẽ đem lại âm thanh khác nhau
Trong lúc đánh cồng, chêng hai tay phải kết hợp nhuần nhuyễn, để tạo nên giai điệu hoàn chỉnh
Cảm nhận của em về lễ hội đó : Lễ hội rất tươi vui, tiếng cồng chiêng như thúc giục, gieo hò, làm em rất thích thú
BT2 :Những việc nên làm trong các lễ hội :
Mọi người cùng nhau trò chuyện, vui múa, gắn chặt tình đoàn kết
Không nên uống quá nhiều rượu và không tổ chức đến quá khuya
BT3 : Viết đoạn văn ngắn : HS tự viết và cô giáo đọc mẫu 2,3 bài
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
HS hoàn thành các câu hỏi trên
Bước 3:Báo cáo kết quả hoạt động.
Bước 4: Đánh giá kết quả học tập.
4. Hoạt động 4: Vận dụng.
a. Mục tiêu:Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.
b. Nội dung:GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập
c. Sản phẩm:Bài tập nhóm.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ.
GV có thể tổ chức cho HS làm bài tập nhóm.
Câu 1: Em nên làm gì và làm như thế nào để giữ gìn vẻ đẹp truyền thống tiêu biểu các lễ hội ở Gia Lai
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
HS hoạt động nhóm trả lời câu hỏi
Bước 3:Báo cáo kết quả hoạt động.
Bước 4: Đánh giá kết quả học tập.
*Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- HS về nhà học bài cũ
- Chuẩn bị bài mới:
..........................
Mời các bạn sử dụng file tải về để xem trọn bộ giáo án Giáo dục địa phương 8 Gia Lai.
Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.
Tham khảo thêm
Giáo án dạy thêm Toán 8 Kết nối tri thức tuần (2-35)
Giáo án Âm nhạc 8 Chân trời sáng tạo cả năm file word
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 8 tỉnh Thanh Hóa
Giáo án dạy thêm Toán 8 sách Chân trời sáng tạo file doc, pdf
Tải phụ lục 1, 2, 3 Tin học 8 Cánh Diều file word
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 Cánh Diều (chủ đề 1-8)
Giáo án Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo cả năm
Trọn bộ giáo án Mĩ thuật 8 Kết nối tri thức với cuộc sống cả năm
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Giáo án Giáo dục địa phương 8 Gia Lai file word (15 bài)
07/09/2023 3:53:00 CHGợi ý cho bạn
-
PowerPoint Toán 8 bài 8: Tổng và hiệu hai lập phương
-
Giáo án điện tử Vật lí 8 Kết nối tri thức cả năm
-
PowerPoint Lịch sử 8: Ôn tập cuối học kì 1
-
Giáo án điện tử Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức trọn bộ
-
Giáo án điện tử Hóa học 8 Kết nối tri thức cả năm
-
PowerPoint Toán 8 bài 5: Phép chia đa thức cho đơn thức
-
Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều 2024 cả năm
-
Giáo án Âm nhạc 8 Cánh Diều 7 chủ đề
-
PowerPoint Toán 8 bài 14: Hình thoi và hình vuông
-
Giáo án PowerPoint Tin học 8 Kết nối tri thức cả năm
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo án lớp 8
Giáo án STEM Khoa học tự nhiên 8 file word (6 chủ đề)
Mẫu giáo án môn Lịch sử THCS theo công văn 5512
Giáo án điện tử Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo
PowerPoint Toán 8 bài tập cuối chương I
Bộ giáo án điện tử Văn 8 Kết nối tri thức cả năm 2024
PowerPoint Toán 8 bài 32: Mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm với xác suất và ứng dụng