Giáo án Giáo dục địa phương 7 Thái Nguyên file word

Tải giáo án Giáo dục địa phương 7 Thái Nguyên

Giáo án Giáo dục địa phương 7 Thái Nguyên file word được Hoatieu chia sẻ trong bài viết này là mẫu kế hoạch bài dạy môn Giáo dục địa phương lớp 7 của tỉnh Thái Nguyên giúp các em học sinh nâng cao hiểu biết về các kiến thức văn hóa lịch sử của địa phương mình. Sau đây là nội dung chi tiết mẫu giáo án môn Giáo dục địa phương lớp 7 Thái Nguyên file doc, mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng.

Lưu ý: Mẫu giáo án Giáo dục địa phương 7 Thái Nguyên file word của Hoatieu mới có các bài học thuộc chủ đề 1, 5, 6 ,9 cùng với mẫu phụ lục 1, 3 GDĐP 7 Thái Nguyên. Các nội dung tiếp theo sẽ được Hoatieu cập nhật trong thời gian sớm nhất.

Mẫu giáo án GDĐP 7 Thái Nguyên

Chủ đề 1: THÁI NGUYÊN TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI

Tiết 1: Lịch sử hành chính tỉnh Thái Nguyên từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

I. Mục tiêu

Yêu cầu cần đạt:

Xác định được tên gọi hành chính và địa giới hành chính của Thái Nguyên thời Lý, Trần, Hồ.

1. Về kiến thức: Tên gọi hành chính và địa giới hành chính của Thái Nguyên thời Lý, Trần, Hồ.

2. Về năng lực: Xác định được tên gọi hành chính và địa giới hành chính của Thái Nguyên thời Lý, Trần, Hồ.

3. Về phẩm chất: Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nghiêm túc tìm hiểu và trả lời các câu hỏi của GV; Thể hiện được lòng tự hào đối với quê hương Thái Nguyên.

II. Thiết bị dạy học và học liệu: SGK Giáo dục địa phương 7; Video về vùng đất Thái Nguyên; Lược đồ Đại Việt thế kỉ XI; Lược đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên; Tivi, máy tính…..

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a) Mục tiêu: HS bước đầu xác định được vị trí Thái Nguyên hiện nay và có hứng thú tìm hiểu vị trí địa lí Thái Nguyên thế kỉ X đến thế kỉ XVI

b) Tổ chức thực hiện

Bước 1

GV cho HS quan sát bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên và giao nhiệm vụ như sau:

Nội dung: HS quan sát lược đồ và nêu những hiểu biết của em về vị trí địa lí, diện tích và dân số Thái Nguyên? (Câu hỏi này đã được giáo viên giao về nhà chuẩn bị trước)

Bước 2

HS thực hiện nhiệm vụ và ghi câu trả lời vào vở/giấy nháp. GV quan sát, điều hành.

Sản phẩm: Kết quả của HS được ghi vào vở:

- Thái Nguyên là tỉnh tiếp giáp với Hà Nội, nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội và được xác định là một trong những trung tâm vùng của các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ, diện tích tự nhiên 3.562,82 km².

- Tỉnh Thái Nguyên, là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội.

- Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính gồm: 3 Thành phố: TP. Thái Nguyên; TP. Sông Công, TP. Phổ Yên và 6 huyện: Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương; có 178 xã, phường, thị trấn.

Thái Nguyên có gần 1,3 triệu người với nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 08 dân tộc chiếm số đông (Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Mông, Sán Chay, Dao, Hoa), đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh.

Bước 3

GV quan sát và chọn 1-2 HS trình bày kết quả tại chỗ; yêu cầu 1-2 HS khác bổ sung. GV tiếp tục hỏi: Vậy vị trí địa lí, phạm vi vùng đất Thái Nguyên ở thế kỉ X-XVI như thế nào? GV tổ chức cho HS thảo luận, trả lời các câu hỏi.

Bước 4

GV kết luận như mục Sản phẩm và mở rộng thêm: Thái Nguyên có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng, là cửa ngõ lên vùng Việt Bắc và ở mọi thời đại có vị trí phên dậu cho trái tim nước Việt. Vậy cụ thể vị trí địa lí Thái Nguyên từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI như thế nào?. Bài học hôm nay sẽ góp phần làm rõ.

2. Hoạt động 2: Lịch sử hành chính tỉnh Thái Nguyên từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

a) Mục tiêu: Xác định được tên gọi hành chính và địa giới hành chính của Thái Nguyên thời Lý, Trần, Hồ.

b) Tổ chức thực hiện

...........................

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
3 2.835
0 Bình luận
Sắp xếp theo