Giáo án Giáo dục địa phương 7 Hà Nội 2024
Kế hoạch bài dạy Giáo dục địa phương lớp 7 Hà Nội
Giáo án Giáo dục địa phương 7 Hà Nội - Giáo dục địa phương là nội dung bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Ở cấp THCS và cấp THPT, nội dung Giáo dục địa phương có thời lượng 35 tiết/năm học. Sau đây là chi tiết mẫu kế hoạch bài dạy Giáo dục địa phương lớp 7 của TP Hà Nội, mời các thầy cô tham khảo và tải về sử dụng.
Để tải giáo án Giáo dục địa phương 7 Hà Nội, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.
Giáo án Giáo dục địa phương lớp 7 file word
CHỦ ĐỀ 1: LỊCH SỬ HÀ NỘI TỪ THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XV
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Biết: khái quát về địa lý của Thăng Long trong buổi đầu khi trở thành kinh đô của Đại Việt.
- Hiểu thêm về quy hoạch Thăng Long. Tên gọi Thăng Long qua các thời kì.
- Hiểu biết thêm về tình hình kinh tế, quân sự, văn hoá Thăng Long thời Lý, Trần, Hồ
2. Kĩ năng
- Bồi dưỡng kĩ năng quan sát, nhận xét về một sự kiện lịch sử.
- Đánh giá nhân vật sự kiện lịch sử.
- Bước đầu biết quan sát, tìm hiểu trên lược đồ
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu mến, tự hào về Thăng Long Hà Nội.
- Trân trọng, biết ơn các thế hệ cha ông - những người có công đóng góp mồ hôi xương máu, công sức và của cải làm nên trang sử vẻ vang của Hà Nội.
- Có ý thức bảo vệ các di tích lịch sử của Hà Nội.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực học sinh
- Năng lực tự học
- Năng lực thực hành bộ môn: quan sát, trình bày trên sơ đồ, lược đồ
B.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. GV: - Sơ đồ Thăng Long thế kỉ X đến XV
- Máy chiếu: chiếu các tranh ảnh về Long thành, các tư lịêu về Thành Hà Nội.
2. HS: Tìm hiểu về Thăng Long thời Lý , Trần, Hồ (Ảnh tư liệu về các công trình văn hóa, đặc biệt là Văn Miếu – Quốc Tử Giám)
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (3’) Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh:
3. Bài mới: (35’)
3.1. Hoạt động khởi động:
- Mục tiêu: Đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài mới.
- Tổ chức hoạt động:
Gv cho HS quan sát các tranh ảnh về Văn Miếu – Quốc Tử Giám, chùa Một cột…
Nhìn vào hình em hãy cho hình ảnh trên thuộc thành phố nào của nước ta? ( Hà Nội)
GV dẫn dắt HS đi vào bài học: Hà Nội thân yêu của chúng ta đã hơn một nghìn năm tuổi. Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội đã trở thành những tên gọi đầy tự hào trong trái tim của mọi người dân Việt Nam nói chung. Và với chúng ta – Những người được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này – Hà Nội càng trở lên thiêng liêng và gần gũi. Hôm nay, cô trò chúng ta cùng ngược dòng lịch sử về với Hà Nội xưa, Hà Nội buổi đầu với tên gọi Thăng Long.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
Mục 1. Nhà Lý định đô Thăng Long
- Mục tiêu: HS nắm được nguyên nhân, thời gian, ý nghĩa việc dời đô ra Thăng Long.
- Thời gian: 8 phút
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung cần đạt |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: ? Em cho biết trước khi dời đô về Đại La thì kinh đô của Đại Việt ở đâu? (Hoa Lư) Cho HS xem tranh ảnh về Hoa Lư - Ninh Bình và quan sát lược đồ Đại Việt thời Lý – Trần ? Tại sao Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La? Lý Công Uẩn dời đô về Đại La khi nào? ? Đóng đô ở vị trí như vậy có thuận lợi gì để phát triển kinh đô? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. GV gợi ý bằng cách cho HS xem lược đồ vị trí Hoa Lư và Đại La. Đại La có vị trí như thế nào? (Đại La nằm ở vị trí trung tâm đất nước, địa thế cao, rộng, bằng phẳng, thoáng…) Gv cho HS nhìn lược đồ Thăng Long thời Lý – Trần chỉ vị trí thành Đại La với dòng chảy của 3 con sông: Nhị Hà, Tô Lịch, Kim Ngưu ðThuận lợi cho giao thông. Có sông Hồng, núi Tản tạo thế núi sông sau trước Phòng thủ… Theo em vì sao Lý Công Uẩn đổi tên Đại la thành Thăng Long? (Tương truyền, khi rời đô Hoa Lư tiến về Đại La, từ xa Lý Thái Tổ nhìn về phía kinh đô tương lai, chợt thấy một đám mây nơi chân thành hình dáng một con rồng vàng bay lên. Vua hết sức vui mừng, cho là điềm lành, liền đặt kinh đô mới là Thăng Long (rồng bay lên). Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - HS lần lượt trả lời các câu hỏi Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Em có đánh giá gì về việc địa thế của Thăng Long và việc dời đô của Lý Công Uẩn? (Địa thế: cao, rộng, thoáng… Việc dời đô là hoàn toàn đúng đắn) GV kết luận: Như vậy, nhà Lý dời đô về Đại La là một quyết định sáng suốt – Là một mốc son lịch sử cho Hà Nội của chúng ta nói riêng và cả nước nói chung. Từ một làng nhỏ ven sông Tô Lịch, trải qua thời gian đến thế kỉ XI trở thành kinh đô của nước Việt – trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn nhất của cả nước. | 1. Nhà Lý định đô Thăng Long: - Năm 1010 Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La. - Đại La đổi thành Thăng Long. Từ đây Thăng Long trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá lớn nhất của cả nước. |
..................
Mời các bạn tham khảo các bài khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.
Tham khảo thêm
Giáo án lớp 7 sách Cánh Diều tất cả các môn file word
Giáo án môn Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo cả năm file doc
Giáo án Tiếng Anh 7 Global Success cả năm
(Cả năm) Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo file word 2024
Giáo án môn Toán lớp 7 Cánh Diều cả năm
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7 Chân trời sáng tạo cả năm (bản 1)
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tải Giáo án Giáo dục địa phương 7 Hà Nội pdf
25/08/2022 2:02:02 CH
Gợi ý cho bạn
-
Trọn bộ giáo án PowerPoint Tin 10 Cánh Diều
-
Top 10 Tả một cây có bóng mát hay nhất 2024 Lớp 4
-
Tóm tắt các đặc điểm của thể loại tản văn tùy bút
-
Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 1 lớp 7 Cánh Diều
-
Top 7 Viết đoạn văn kể lại một việc làm góp phần bảo vệ môi trường
-
Top 14 Viết một đoạn văn giới thiệu về tổ của em hay
-
Thông tin trong sơ đồ tư duy thường được tổ chức thành
-
Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích hay nhất CTST
-
Bình đang điều khiển xe đạp trên đường một chiều, đến gần đoạn đường giao nhau với ngã tư
-
(Siêu hay) Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu với du khách một vài nét đẹp của chợ quê
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Học tập
Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
Tóm tắt bài Người đàn ông cô độc giữa rừng
Ý nghĩa nhan đề bài thơ Đồng dao mùa xuân
Top 5 Viết 3 - 5 câu kể việc em và các bạn chăm sóc cây siêu hay
Kể một câu chuyện em đã được nghe, được đọc ca ngợi cái đẹp cái hay
(Chuẩn nhất) 7 cách tra cứu điểm thi THPT Quốc gia 2024 toàn quốc