65+ Câu đố IQ cho trẻ em mầm non
Câu đố IQ cho trẻ em mầm non từ 3 – 5 tuổi - Đố vui là hoạt động vừa học vừa chơi được các nhà trường mầm non sử dụng thường xuyên, không chỉ giúp các bé giải trí, mà còn rèn luyện kỹ năng tư duy cho trẻ. Đặc biệt là trẻ từ 3 đến 5 tuổi, đang ở trong giai đoạn phát triển trí tuệ và tư duy sáng tạo. Thường xuyên làm quen với các câu đố IQ sẽ kích thích sự nhạy bén, khả năng tính toán, nâng cao khả năng tư duy logic cho trẻ. Dưới đây là các dạng câu đố IQ kích thích trí tuệ cho trẻ từ 3-5 tuổi gồm các câu đố số học, các câu đố thơ vần, câu đố IQ tiếng anh đơn giản... được Hoatieu.vn tổng hợp và chia sẻ đến các bạn.
Câu đố vui phát triển trí não cho trẻ 3-5 tuổi
Chỉ số IQ (thuật ngữ tiếng Anh Intelligence Quotient) là chỉ số thông minh, giúp đánh giá khả năng nhận thức, giải quyết vấn đề ở con người. Chỉ số IQ có thể được cải thiện bằng nhiều cách khác nhau, trong đó các bạn có thể rèn luyện cho con ngay từ khi còn nhỏ, giai đoạn phát triển trí não cách giải những câu đố vui, tư duy trí tuệ. Mời các bạn tham khảo các câu đố IQ cho trẻ em từ 3-5 tuổi giúp rèn luyện trí thông minh dưới đây nhé:
1. Câu đố IQ về số học cho trẻ 3-5 tuổi
1/ Một quả táo và một quả cam nằm trên một bàn, có tất cả bao nhiêu quả?
Đáp: 2 quả
2/ Một ngày có bao nhiêu giờ?
Đáp: 24h
3/ Một tuần có bao nhiêu ngày?
Đáp: 7 ngày
4/ Một cái xe ô tô có bao nhiêu bánh?
Đáp: 4 bánh
5/ Đếm từ 1 đến 10.
Đáp: 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10
6/ Một cái bàn có bao nhiêu chân?
Đáp: 4 chân
7/ Hình tam giác có mấy cạnh?
Đáp: 3 cạnh
8/ Một con gà đẻ 2 quả trứng, bạn có bao nhiêu quả trứng nếu có 2 con gà?
Đáp: 4 quả
9/ Một cây có 10 cánh hoa, bạn lấy đi 3 cánh hoa thì còn lại bao nhiêu?
Đáp: 7 cánh hoa
10/ Bạn có 30 quả táo và bạn cho đi 20 quả. Bạn còn lại bao nhiêu quả táo?
Đáp: 10 quả
2. Câu đố vui về sự vật cho trẻ mầm non
Câu 1:
Cây gì không lá, không hoa
Sáng đêm sinh nhật cả nhà vây quanh?
Đáp án: Cây nến
Câu 2:
Quả gì không phải để ăn
Mà dùng để đá, để lăn để chuyền?
Đáp án: Quả bóng
Câu 3:
Có chân mà chẳng biết đi
Có mặt phẳng lì cho bé ngồi lên. Là cái gì?
Đáp án: Cái ghế
Câu 4:
Con gì không thích ăn cơm
Mà lại ăn lửa, ăn nước, ăn than
Đáp án: Con tàu
Câu 5:
Chẳng là voi, lại có vòi.
Khi nóng, lúc lạnh, em đều hoan nghênh. Đố là cái gì?
Đáp án: Ấm nước
Câu 6:
Thợ gì chẳng ở trên bờ.
Sông sâu không ngại, biển khơi không sờn?
Đáp án: Thợ lặn
Câu 7:
Tuổi thơ tôi nhọn như sừng.
Lớn lên cởi áo lưng chừng quăng đi.
Thân cao vun vút lạ kỳ.
Xanh màu ngọc biếc, mắt thì gớm ghê. Là gì?
Đáp án: Cây tre
Câu 8:
Cái gì chứa nhiều nước nhất mà không ướt tí ti nào?
Đáp án: Bản đồ
Câu 9:
Mứt, kẹo, dưa, hành, câu đối đỏ.
Mai vàng, đào thắm, thiếu mỗi em?
Đố là thiếu cái gì?
Đáp án: Bánh chưng
Câu 10:
Có chân mà lại nằm ì.
Để cho người đứng, người ngồi lên trên?
Đố là cái gì?
Đáp án: Cái ghế
Câu 11:
Lá vàng đổ khắp sân nhà.
Cây cành trơ trụi, đố là mùa gì?
Đáp án: Mùa thu
Câu 12:
Xanh xanh, đỏ đỏ, vàng vàng.
Bắc cầu thiên lý, nằm ngang một mình? Đố là gì?
Đáp án: Cầu vồng
Câu 13:
Em về cây cối xanh tươi.
Mai vàng khoe sắc, đào phai thắm hồng?
Đố là mùa nào?
Đáp án: Mùa xuân
Câu 14:
Chẳng phải là chim
Mà bay trên trời
Chở được nhiều người
Đi khắp mọi nơi?
Đáp án: Máy bay.
Câu 15: Vừa mềm, vừa bé bỏng thôi – Mà làm sạch vết mực rơi mới tài. Là cái gì ?
Đáp án: Cục tẩy
Câu 16: Cái gì thường vẫn để đo – Giúp anh học trò kẻ vẽ thường xuyên.
Đáp án: Cái thước kẻ
Câu 17: Biết tôi vừa trắng, vừa tròn – Viết bao nhiêu chữ tôi mòm bấy nhiêu. Là cái gì?
Đáp án: Viên phấn
Câu 18: Suốt ngày nằm ngủ một nơi – Đến lúc tối trời, ra ôm đầu chủ. Là cái gì?
Đáp án: Cái gối
Câu 19: Cái gì hai lưỡi không răng – Mà nhai giấy vải băng băng lạ kì. Là cái gì?
Đáp án: Cái kéo
Câu 20: Không vé cũng được đi xe – Thấy người đi trước, miệng toe toe gào. Là cái gì?
Đáp án: Cái còi ô tô
Câu 21: Chẳng phải ảnh, chẳng phải tranh – Mà ai xem cũng thấy mình ở trong. Là cái gì?
Đáp án: Cái gương
3. Câu đố vui về các loại hoa quả cho trẻ mầm non
Câu 1:
Da cóc mà bọc trứng gà
Bổ ra thơm phức cả nhà muốn ăn. Là quả gì?
Đáp án: Quả mít
Câu 2:
Hoa gì tên để thổi cơm.
Không sinh từ lúa mà đơm đỏ cành?
Đáp án: Hoa gạo
Câu 3:
Quả gì ôm lấy nỗi niềm.
Lòng riêng một mối, ai phiền hơn ai?
Đáp án: Quả sầu riêng
Câu 4:
Không phải gừng.
Mà rất cay, Bằng ngón tay.
Mặc áo đỏ? Đố là quả gì?
Đáp án: Quả ớt
Câu 5:
Hoa gì mọc chốn bùn nhơ.
Mà sao vẫn chẳng bao giờ hôi tanh?
Đáp án: Hoa sen
Câu 6:
Từ trong làn nước xanh trong.
Vươn lên sưởi ánh nắng hồng sáng tươi.
Nở hoa làm đẹp cho đời.
Nghe tên quân giặc rụng rời khiếp kinh?
Đố bạn là cây gì?
Đáp án: Cây hoa súng
Câu 7:
Cây gì lá nhỏ
Quả nó xinh xinh
Vàng tươi trĩu quả
Bày trong ngày Tết.
Đáp án: Cây quất.
Câu 8: Hoa gì xuân đến nhắc tên. Chiều ba mươi Tết đem trưng trong nhà.
Đáp án: Hoa đào, hoa mai.
Câu 9:
Cây gì nhỏ nhỏ
Hạt nó nuôi người
Chín vàng nơi nơi
Dân làng đi hái
Đáp án: Cây lúa
4. Câu đố vui về con vật cho trẻ mầm non
Câu 1:
Con gì đuôi ngắn tai dài
Mắt hồng lông mượt
Có tài chạy nhanh
Là con gì?
Đáp án: Con thỏ
Câu 2:
Thường nằm đầu hè
Giữ cho nhà chủ
Người lạ nó sủa
Người quen nó mừng
Là con gì?
Đáp án: Con chó
Câu 3:
Con gì kêu “Vít! Vít! “
Theo mẹ ra bờ ao
Chẳng khác mẹ tí nào
Cũng lạch bà, lạch bạch
Là con gì?
Đáp án: Con vịt con
Câu 4:
Con gì ăn cỏ
Đầu có 2 sừng
Lỗ mũi buộc thừng
Kéo cày rất giỏi
Đáp án: Con trâu
Câu 5:
Con gì chân ngắn
Mà lại có màng
Mỏ bẹt màu vàng
Hay kêu cạp cạp?
Đáp án: Con vịt
Câu 6:
Con gì mào đỏ
Gáy ò ó o…
Từ sáng tinh mơ
Gọi người thức giấc?
Đáp án: Con gà trống
Câu 7:
Con gì quang quác
Cục tác cục te
Đẻ trứng tròn xoe
Gọi người đến lấy.
Đáp án: Con gà mái
Câu 8:
Cái mỏ xinh xinh
Hai chân tí xíu
Lông vàng mát dịu
“”Chiếp! Chiếp!” suốt ngày
Đáp án: Con gà con
Câu 9:
Chỉ ăn cỏ non
Uống nguồn nước sạch
Mà tôi tặng bạn
Rất nhiều sữa tươi
Đáp án: Con bò
Câu 10:
Con gì hai mắt trong veo
Thích nằm sưởi nắng, thích trèo cây cau
Đáp án: Con mèo
Câu 11:
Tôi vốn rất hiền lành
Thường ăn lá, rau thôi
Bộ lông tôi dày, xốp
Làm thành len tặng người
Đáp án: Con cừu
Câu 12:
Con gì ăn no
Bụng to mắt híp
Mồm kêu ụt ịt
Nằm thở phì phò
Đáp án: Con heo
Câu 13:
Con gì bốn vó
Ngực nở bụng thon
Rung rinh chiếc bờm
Phi nhanh như gió?
Đáp án: Con ngựa
Câu 14:
Con gì kêu “be be”
Đầu có đôi sừng nhỏ
Thích ăn nhiều lá, cỏ
Mang sữa ngọt cho người
Đáp án: Con dê
Câu 15:
Thân em nửa chuột nửa chim
Ngày treo chân ngủ, tối tìm mồi bay
Trời cho tai mắt giỏi thay
Tối đen tối mịt cứ bay vù vù?
Là con gì?
Đáp án: Con dơi
Câu 16:
Lẹ lanh nhảy phóc lộn nhào.
Xưng danh vô địch, bơi ao lặn đầm? Là con gì?
Đáp án: Con nhái
Câu 17:
Mùa xuân thì chẳng thấy đâu.
Mùa hè lại đến làm sầu người ta? Đố là gì?
Đáp án: Con ve sầu
Câu 18: Chuột nào đi bằng 2 chân?
Đáp án: Chuột Mickey.
5. Câu đố IQ tư duy tình huống
Câu 1: Có nên ra ngoài chơi khi chưa làm xong bài tập không?
Đáp án: Không nên.
Câu 2: Nếu chỉ có 1 quả táo thì làm sao để chia cho 3 người?
Đáp án: Nhờ người lớn bổ quả táo ra làm 3 phần
Câu 3: Vật gì giúp con nổi lên khi đi bơi?
Đáp án: Phao bơi
Câu 4: Chúng ta cần gì để vẽ tranh?
Đáp án: Bút và giấy
Câu 5: Trên bàn có 1 đĩa cam, bé muốn ăn thì bé cần làm gì?
Đáp án: Hỏi người lớn, được cho phép thì mới ăn
6. Các câu đố vui cho trẻ mầm non về bộ phận cơ thể con người
Câu 1: Nhô cao giữa mặt một mình – Hít thở thật giỏi lại tinh ngửi mùi. Là gì?
Đáp án: Cái mũi
Câu 2: Cái gì một cặp song sinh – Long lanh, sáng tỏ để nhìn xung quanh?
Đáp án: Đôi mắt
Câu 3: Lắng nghe tiếng mẹ, tiếng cô – Âm thanh, tiếng động nhỏ, to quanh mình. Là gì?
Đáp án: Cái tai
Câu 4: Cái gì giúp bé bước nhanh – Đến trường gặp bạn học hành bè ơi.
Đáp án: Bàn chân
Như vậy, có thể thấy, các câu đố đều chứa đựng những kiến thức về cuộc sống xung quanh. Trẻ biết càng nhiều thì sẽ càng giải đúng được các câu đố. Giáo viên và cha mẹ có thể sử dụng tranh minh họa, đồ vật mô phỏng hoặc đồ vật thật, vừa giúp các bé học từ vựng mới, vừa có thể dạy thêm các bé về đặc điểm nhận dạng, màu sắc, cách sử dụng đồ vật hoặc đặc tính của con vật... Từ đó, giúp các bé tích lũy thêm nhiều kiến thức mới.
Mời các bạn đón xem các bài viết hữu ích khác tại mục Tài liệu: Dành cho giáo viên của Hoatieu.vn nhé.
- Chia sẻ:
Thanh Vân
- Ngày:
Tham khảo thêm
Lời dẫn chương trình văn nghệ 20-11 hay nhất 2025
Bảng lương giáo viên mầm non mới nhất năm 2025
Kịch bản lễ hội mừng xuân ở trường mầm non 2025
Giáo án tìm hiểu về ngày Tết nguyên đán
Tổng hợp những câu đố về ngày Tết hay và ý nghĩa
Lời dẫn chương trình 20-11 2025 hay nhất (6 mẫu)
Lời dẫn chương trình mừng xuân mầm non
Thơ chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
-
Phiếu nhận xét, đánh giá SGK lớp 9 môn Lịch sử và Địa lí 2024
-
Bảng lương theo trình độ đào tạo của giáo viên năm 2025
-
Phiếu đánh giá lựa chọn sách giáo khoa mới lớp 5 môn Giáo dục thể chất năm 2024-2025
-
Nguyên tắc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa như thế nào trong kiểm tra đánh giá năng lực học sinh? (cập nhật mới)
-
Phiếu góp ý bản mẫu sách giáo khoa lớp 9 môn Mĩ thuật (3 bộ sách)
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có thể bạn quan tâm
-
Báo cáo tình hình thực hiện Chương trình GDPT 2018 (cập nhật mới nhất 2025)
-
Báo cáo tổng kết đánh giá triển khai chương trình sách giáo khoa phổ thông 2018
-
Mẫu nhận xét lớp 1 theo Thông tư 27 năm 2025
-
Thầy cô hãy nêu giải pháp xây dựng trường học an toàn phòng chống thiên tai
-
Mẫu nhận xét lớp 2 theo Thông tư 27 năm 2025
-
Ưu nhược điểm của bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống lớp 4 2025
-
Top 65 Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 1 năm học 2023-2024 (5 bộ sách mới)
-
Thầy cô đánh giá như thế nào về tần suất và hiệu quả phối hợp của các lực lượng trong thực hiện các chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống ở trường tiểu học mà thầy (cô) đang công tác?
-
Kế hoạch công tác chủ nhiệm năm học 2024-2025
-
Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện chương trình GDPT 2018
-
Xây dựng 2 tình huống trong mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh tiểu học, giữa giáo viên với cha mẹ học sinh
-
Hoạt động phối hợp để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Tiểu học cần sự tham gia của các lực lượng nào?

Bài viết hay Dành cho giáo viên
Báo cáo tổng kết đánh giá triển khai chương trình sách giáo khoa phổ thông 2018
Kịch bản chương trình sinh hoạt liên đội dưới cờ
Hướng dẫn xây dựng ma trận và bản đặc tả đề kiểm tra Ngữ văn THPT
Thầy cô hãy chia sẻ một số học liệu số thầy cô đã sử dụng?
Cách giới thiệu vào bài mới hay nhất dành cho giáo viên tiểu học
File hình ảnh SGK Tiếng Việt bộ Kết nối tri thức với cuộc sống (Tập 1)