Nguyên tắc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa như thế nào trong kiểm tra đánh giá năng lực học sinh? (cập nhật mới)

Đổi mới phương pháp dạy học cần gắn liền với đổi mới về đánh giá quá trình dạy học cũng như đổi mới việc kiểm tra và đánh giá thành tích học tập của HS. Vậy nguyên tắc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa như thế nào trong kiểm tra đánh giá năng lực học sinh?

1.  Năng lực của học sinh là gì?

Năng lực của học sinh hiểu đơn giản là khả năng của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức, bài học, khả năng tư duy, phân tích lượng kiến thức được tiếp nhận. Để đánh giá học sinh, có nhiều tiêu chí khác nhau, bao gồm:

- Kiến thức cơ bản: đây là những kiến thức và kỹ năng cơ bản mà học sinh cần phải nắm vững để có thể tiếp thu và phát triển kiến thức mới. Ví dụ như đọc, viết, tính toán, kỹ năng nghịch lý, kỹ năng giải quyết vấn đề, ...

- Tư duy sáng tạo: học sinh có khả năng tư duy sáng tạo khi họ có khả năng kết nối những kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề mới

- Kỹ năng tương tác xã hội: năng lực tương tác xã hội của học sinh bao gồm khả năng làm việc nhóm, giải quyết xung đột và giao tiếp hiệu quả

- Khả năng quản lý thời gian và tự trị: học sinh có khả năng tự quản lý thời gian và tự trị khi họ có khả năng quản lý các nhiêm vụ và trách nhiệm của mình một cách hiệu quả

- Năng lực tư duy phản biện: đây là khả năng của học sinh để phản biện, đưa ra nhận xét và suy luận từ các kiến thức đã học được

Nhằm mục đích nâng cao năng lực của học sinh, bên cạnh việc xây dựng phương pháp giảng dạy phù hợp, hữu hiệu, lấy người học làm trung tâm, thì còn cần giáo viên kiến tạo môi trường học tập tích cực, tăng cường học đi đôi với hành để học sinh có cơ hội áp dụng lý thuyết được học vào thực tiễn, đồng thời khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa để phát triển kỹ năng mềm, tính tự chủ trong học tập của học sinh.

2. Kiểm tra, đánh giá theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh là gì?

Từ khái niệm năng lực của của học sinh ở trên, chúng ta có thể hiểu, việc đánh giá kết quả học tập theo định hướng tiếp cận năng lực là chú trọng vào khả năng vận dụng sáng tạo kiến thức được học vào những tình huống ứng dụng khác nhau của học sinh. Hay nói cách khác, đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kĩ năng và thái độ trong những bối cảnh có ý nghĩa.

Đánh giá kết quả học tập của học sinh đối với các môn học và hoạt động giáo dục theo quá trình hay ở mỗi giai đoạn học tập chính là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học về kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực, đồng thời có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của học sinh.

Một trong những điểm khác biệt của kiểm tra, đánh giá theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh đó là không chỉ hướng đến điểm số, mà còn chú trọng vào quá trình tạo ra sản phẩm, chú ý đến ý tưởng sáng tạo của học sinh, việc ứng dụng kiến thức của học sinh. Do đó, để chứng minh học sinh có năng lực như thế nào, giáo viên cần tạo cơ hội cho học sinh được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn.

Mặt khác, đánh giá năng lực không hoàn toàn phải dựa vào chương trình giáo dục của từng môn học như đánh giá kiến thức, kĩ năng, bởi năng lực là tổng hóa, kết tinh kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, giá trị, chuẩn mực đạo đức,… được hình thành từ nhiều môn học, lĩnh vực học tập khác nhau, và từ sự phát triển tự nhiên về mặt xã hội của một con người.

3. Các nguyên tắc kiểm tra đánh giá năng lực học sinh

3.1. Các nguyên tắc kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh tiểu học

1. Đảm bảo tính chuẩn xác

  • Công cụ đánh giá đo lường đúng nội dung, kiến thức, kĩ năng cần đo lường
  • Điểm số thu nhận từ hoạt động đánh giá phản ánh đúng năng lực, phẩm chất của học sinh
  • Mục tiêu và phương pháp đánh giá phải tương thích với mục tiêu và phương pháp giảng dạy
  • Việc xác định và làm rõ các mục tiêu, tiêu chí đánh giá phải được đặt ở mức ưu tiên cao hơn công cụ và tiến trình đánh giá

2. Đảm bảo tính tin cậy

  • Công cụ đánh giá đo lường cho kết quả tương tự ở mỗi lần nó được sử dụng
  • Đảm bảo giáo viên được tập huấn về phương pháp chấm điểm, tiêu chí chấm để kết quả đánh giá giữa các giáo viên là tương đồng

3. Đảm bảo tính công bằng

  • Hình thức đánh giá quen thuộc với học sinh tham gia đánh giá
  • Lượng kiến thức kĩ năng cần kiểm tra phù hợp với năng lực và trình độ của học sinh, không chứa hàm ý đánh đố học sinh, giúp học sinh vận dụng phát triển kiến thức và kĩ năng đã học.
  • Giáo viên tiến hành đánh giá bài làm, sản phẩm của học sinh tuân thủ đúng qui trình, đảm bảo không thiên vị bất kì học sinh nào.

4. Đảm bảo tính chân thực

  • Hoạt động và nội dung đánh giá phản ánh thực tế học tập và sử dụng kiến thức, kỹ năng cần đánh giá của học sinh trong chương trình học.
  • Hoạt động và nội dung đánh giá gắn với thực tế đời sống xã hội

5. Đảm bảo tính thực tế và hiệu quả

  • Hoạt động đánh giá phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực của cơ sở giáo dục

6. Đảm bảo tính tác động

  • Kết quả đánh giá có tính ảnh hưởng/tác động tới thực tế giảng dạy của giáo viên, giúp giáo viên đánh giá được hiệu quả của công tác giảng dạy, đồng thời có những điều chỉnh cho phù hợp với năng lực của học
  • Hoạt động đánh giá ảnh hưởng tới thực tế học tập của học sinh, giúp học sinh nhìn nhận và đánh giá đúng năng lực trình độ củamình.
  • Hoạt động đánh giá có tác động ở phạm vi rộng hơn, giữa gia đình – nhà trường – xã hội; chịu sự ảnh hưởng của những thay đổi về mặt chính sách ở tầm vĩ mô.

Các nguyên tắc trong kiểm tra đánh giá học sinh tiểu học với mô tả về các nguyên tắc đó được thể hiện trong bảng sau:

Nguyên tắc

Mô tả

1. Tính chuẩn xác

Công cụ đánh giá đo lường đúng nội dung, kiến thức, kĩ năng cần đo lường

2. Tính tin cậy

Công cụ đánh giá đo lường cho kết quả tương tự ở mỗi lần nó được sử dụng

3. Tính công bằng

Hình thức đánh giá quen thuộc với học sinh tham gia đánh giá

4. Tính chân thực

Hoạt động và nội dung đánh giá gắn với thực tế đời sống xã hội

5. Tính thực tế

Hoạt động đánh giá phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực của cơ sở giáo dục

6. Tính tác động

Công cụ đánh giá đo lường cho kết quả tương tự ở mỗi lần nó được sử dụng

3.2. Các nguyên tắc kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh THCS

1. Đảm bảo tính khách quan:

- Tạo điều kiện để mỗi học sinh bộc lộ thực chất khả năng và trình độ của mình.

- Ngăn ngừa được tình trạng thiếu trung thực khi làm bài kiểm tra.

- Tránh đánh giá chung chung về sự tiến bộ của toàn lớp hay của một nhóm thực hành, một tổ chức thực tập. - Việc đánh giá phải sát với hoàn cảnh và điều kiện dạy học.

- Tránh những nhận định chủ quan, áp đặt thiếu căn cứ.

2. Đảm bảo tính tòan diện

Việc kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo yêu cầu đánh giá toàn diện, thể hiện: số lượng, chất lượng, kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo, thái độ của từng cá nhân.

3. Đảm bảo tính hệ thống

Việc kiểm tra, đánh giá học sinh phải đảm bảo tính hệ thống, có kế hoạch, thường xuyên. Điều này được thể hiện ở các điểm sau:

- Đánh giá trước, trong, sau khi học xong một phần, một chương môn học.

- Kết hợp kiểm tra đánh giá thường xuyên, kiểm tra đánh giá định kì, tổng kết cuối năm, cuối khố học.

- Số lần kiểm tra phải đủ mức để có thể đánh giá được chính xác.

4. Đảm bảo tính công khai

- Việc kiểm tra, đánh giá phải được tiến hành công khai.

- Kết quả kiểm tra, đánh giá phải được công bố kịp thời để mỗi học sinh có thể:

+ Tự xếp hạng trong tập thể.

+ Tập thể học sinh hiểu biết, học tập giúp đỡ, lẫn nhau.

- Kết quả kiểm tra, đánh giá phải được ghi vào hồ sơ, sổ sách.

=> Trong thực tiễn hiện nay, khi nền giáo dục đang hướng đến lấy người học làm trung tâm, tập trung phát triển năng lực của người học, tăng cường tính sáng tạo, chủ động tìm kiếm tri thức của người học thì việc áp dụng các nguyên tắc kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh có vai trò vô cùng quan trọng, hướng đến đảm bảo chất lượng giáo dục, giúp học sinh phát triển năng lực của mình hiệu quả hơn.

4. Định hướng kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng tiếp cận năng lực tập trung vào các định hướng sau:

1. Chuyển từ chủ yếu đánh giá kết quả học tập cuối môn học, khóa học (đánh giá tổng kết) nhằm mục đích xếp hạng, phân loại sang sử dụng các loại hình thức đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ sau từng chủ đề, từng chương nhằm mục đích phản hồi điều chỉnh quá trình dạy học (đánh giá quá trình);

2. Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kĩ năng sang đánh giá năng lực của người học. Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức, … sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như tư duy sáng tạo.

3. Chuyển đánh giá từ một hoạt động gần như độc lập với quá trình dạy học sang việc tích hợp đánh giá vào quá trình dạy học, xem đánh giá như là một phương pháp dạy học;

4. Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá: sử dụng các phần mềm thẩm định các đặc tính đo lường của công cụ (độ tin cậy, độ khó, độ phân biệt, độ giá trị) và sử dụng các mô hình thống kê vào xử lý phân tích, lý giải kết quả đánh giá.

Với những định hướng trên, đánh giá kết quả học tập các môn học, hoạt động giáo dục của học sinh ở mỗi lớp và sau cấp học trong bối cảnh hiện nay cần phải:

- Dựa vào cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng (theo định hướng tiếp cận năng lực) từng môn học, hoạt động giáo dục từng môn, từng lớp; yêu cầu cơ bản cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ (theo định hướng tiếp cận năng lực) của học sinh của cấp học.

- Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng.

- Kết hợp giữa hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận nhằm phát huy những ưu điểm của mỗi hình thức đánh giá này.

- Có công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng, trung thực, có khả năng phân loại, giúp giáo viên và học sinh điều chỉnh kịp thời việc dạy và học.

=> Như vậy, trong chương trình giáo dục, không hoàn toàn chỉ sử dụng một phương pháp đánh giá, mà cần phối kết hợp các phương thức kiểm tra, đánh giá khác nhau, đó là: đánh giá theo hướng tiếp cận nội dung và đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực. Đồng thời sử dụng đa dạng hình thức kiểm tra như: kiểm tra miệng, viết, làm bài tập thực hành; bài tập kết hợp trắc nghiệm và tự luận, bài tập trắc nghiệm dựa trên tình huống thực tiễn... Việc kết hợp các hình thức kiểm tra sẽ phát huy được ưu điểm của mỗi hình thức, phương thức đánh giá, hạn chế khuyết điểm.

5. Nguyên tắc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa như thế nào trong kiểm tra đánh giá năng lực học sinh mô đun 3.0

Nguyên tắc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa rất quan trọng trong kiểm tra đánh giá năng lực học sinh, có tác động tích cực đến học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.

1. Đối với học sinh.

Việc kiểm tra và đánh giá được tiến hành thường xuyên, có hệ thống sẽ giúp học sinh:

- Có hiểu biết kịp thời những thông tin “liên hệ ngược” bên trong.

- Điều chỉnh hoạt động học tập của chính mình.

+ Về mặt giáo dưỡng: Việc kiểm tra, đánh giá giúp các em học sinh thấy được:

  • Tiếp thu bài học ở mức độ nào?
  • Cần phải bổ khuyết những gì?
  • Có cơ hội nắm chắc những yêu cầu của từng phần trong chương trình học tập.

+ Về mặt phát triển: Thông qua việc kiểm tra, đánh giá, học sinh có điều kiện để tiến hành các hoạt động trí tuệ như:

  • Ghi nhớ
  • Tái hiện
  • Chính xác hóa
  • Khái quát hóa
  • Hệ thống hóa
  • Hoàn thiện những kĩ năng, kĩ xão vận dụng tri thức đã học
  • Phát triển năng lực chú ý
  • Phát triển năng lực tư duy sáng tạo.

=> Như vậy, nếu việc kiểm tra và đánh giá được tiến hành tốt nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh phát triển năng lực tư duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức đã học giải quyết những tình huống thực tế.

+ Về mặt giáo dục: Kiểm tra, đánh giá nếu được tổ chức tốt sẽ mang ý nghĩa giáo dục đáng kể.

  • Hình thành nhu cầu, thói quen tự kiểm tra, đánh giá, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập và ý chí vươn tới những kết quả học tập ngày càng cao, đề phòng và khắc phục tư tưởng sai trái như “trung bình chủ nghĩa”, tư tưởng đối phó với thi cử; nâng cao ý thức kỷ luật tự giác, không có thái độ và hành động sai trái với thi cử.
  • Củng cố được tính kiên định, lòng tự tin vào sức lực khả năng của mình, đề phòng và khắc phục được tính ỷ lại, tính tự kiêu tự mãn, chủ quan ; phát huy được tính độc lập sáng tạo, tránh được chủ nghĩa hình thức, máy móc trong kiểm tra.
  • Nâng cao ý thức tập thể, tạo được dư luận lành mạnh, đấu tranh với những tư tưởng sai trái trong kiểm tra, đánh giá, tăng cường được mối quan hệ thầy trò…

=> Như vậy chúng ta có thể khẳng định: Việc kiểm tra, đánh giá học sinh có các tác dụng đối với học sinh như sau:

  • Giúp học sinh phát hiện và điều chỉnh thực trạng hoạt động học tập.
  • Củng cố và phát triển trí tuệ cho các em.
  • Giáo dục cho học sinh một số phẩm chất đạo đức nhất định .

Đối với giáo viên

Việc kiểm tra, đánh giá học sinh sẽ giúp cho người giáo viên những “thông tin ngược ngoài” , từ đó có sự điều chỉnh hoạt động dạy cho phù hợp. Cụ thể như sau:

- Kiểm tra, đánh giá, kết hợp theo dõi thường xuyên các em tạo điều kiện cho người giáo viên: Nắm được cụ thể và tương đối chính xác trình độ năng lực của từng học sinh trong lớp do mình giảng dạy hoặc giáo dục, từ đó có những biện pháp giúp đỡ thích hợp, trước là đối với học sinh khá giỏi và học sinh yếu kém, qua đó mà năng cao chất lượng học tập chung của cả lớp.

- Kiểm tra, đánh giá được tiến hành tốt sẽ giúp giáo viên nắm được :Trình độ chung của cả lớp hoặc khối lớp; Những học sinh có tiến bộ rõ rệt hoặc sa sút đột ngột. Qua đó, động viên hoặc giúp đỡ kịp thời các em này.

- Kiểm tra, đánh giá tạo cơ hội cho thầy giáo xem xét có hiệu quả những việc làm sau:

+ Cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mà người giáo viên đang tiến hành.

+ Hoàn thiện việc dạy học của mình bằng con đường nghiên cứu khoa học giáo dục.

Đối với cán bộ quản lý giáo dục

Kiểm tra, đánh giá học sinh sẽ cung cấp cho cán bộ quản lý giáo dục các cấp những thông tin cần thiết về thực trạng dạy- học trong một đơn vị giáo dục để có những chỉ đạo kịp thời, uốn nắn những sai lệch nếu có; khuyến khích, hỗ trợ những sáng kiến hay đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.

Tóm lại, có thể khẳng định: Kiểm tra, đánh giá học sinh có ý nghĩa về nhiều mặt, trong đó quan trọng nhất vẫn là đối với chính bản thân từng em học sinh

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
8 87.457
0 Bình luận
Sắp xếp theo